Luận văn Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống sốt rét tại tỉnh Quảng Ngại năm 2010

Bệnh sốt rét là một bệnh xã hội phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng rất lớn ñến sức khỏe con người, ñặc biệt ở các nước vùng nhiệt ñới [23],[38], [43],[61]. Tuy trải qua những giai ñoạn với những chiến lược chống sốt rét khác nhau nhưng cho ñến nay sốt rét vẫn là một bệnh gây ảnh hưởng lớn ñến tính mạng con người và thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội [24],[38],[54]. Theo báo cáo của TCYTTG WHO-2008, hiện nay trên thếgiới có khoảng 247 triệu ca mắc bệnh sốt rét trong số 3,3 tỷ ngườisống trong vùng nguy cơ mắc bệnh 2006, nguyên nhân của 1 triệu người chết, phầnlớn là trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2008 có 109 nước có sốt rét lưu hành, 45 nước thuộc khu vực Châu PhiWHO [66]. Tại Việt Nam, nhờ các biện pháp phòng chống sốt rétñược thực hiện có hiệu quả nên tình hình sốt rét có xu hướng ổn ñịnh,số mắc và chết do sốt rét giảm dần từ năm 2000 ñến nay. Thống kê số liệu cho thấy, năm 2009 số mắc sốt rét cả nước là 60.867 trường hợp so với 60.426 ca năm 2008, tăng 0,73%; số chết năm 2009 là 26 ca so với 25 ca năm 2008 (+1 ca). Tuy nhiên miền Trung-Tây Nguyên vẫn là khu vực bệnh sốt rét lưu hành cao nhất nước. Khu vực nay gồm 15 tỉnh, trong ñó có 11 tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình ñến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Dak Nông) cần có các biện pháp phát hiện cũng như quản lý ca bệnh thích hợp khi tình hình bệnh có xu hướng giảm nhằm khống chế khả năng sốt rét quay trở lại [48],[49],[50].

pdf81 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống sốt rét tại tỉnh Quảng Ngại năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -----  ----- LÊ QUANG HẢI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM KÍNH HIỂN VI PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC BUÔN MA THUỘT- NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -----  ----- LÊ QUANG HẢI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC ĐIỂM KÍNH HIỂN VI PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2010 Chuyên ngành: Ký sinh trùng-Côn trùng Mã số: 60 72 65 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN HOÀNG BUÔN MÊ THUỘT- NĂM 2011 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................... 3 1.1. Các nghiên cứu về điểm phát hiện bệnh sốt rét trên thế giới................. 3 1.2. Các nghiên cứu về mô hình điểm kính hiển vi ở Việt Nam.................. 5 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 16 2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 16 2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 17 2.4. Thời gian nghiên cứu............................................................................22 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................. 23 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động của các điểm KHV tại tuyến xã.........23 3.2. Tỷ lệ sai sót về kỹ thuật phát hiện KSTSR và một số yếu tố ..............38 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN....................................................................45 4.1. Thực trạng hoạt động của các điểm kính hiển vi ............................... 45 4.2. Tỷ lệ sai sót về kỹ thuật phát hiện KSTSR và một số yếu tố.............. 53 KẾT LUẬN............................................................................................... 59 KIẾN NGHỊ..............................................................................................62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BNSR : Bệnh nhân sốt rét CI95% : Confidence Interval 95% ( Khoảng tin cậy 95%) CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu DDT : Dichloro-diphenyl-trichlorethane ĐKHV : Điểm kính hiển vi KAP : Knowlegde-Attitude-Practice(Kiến thức, thái độ và thực hành) KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét KST-CT : Ký sinh trùng - côn trùng MT-TN : Miền Trung-Tây Nguyên OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh) P.f : Plasmodium falciparum P.v : Plasmodium vivax PCSR : Phòng chống sốt rét PH : Phối hợp (P.f +P.v) PKKV : Phòng khám khu vực SRAT : Sốt rét ác tính TDSR : Tiêu diệt sốt rét TTSR : Thanh toán sốt rét WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XNV : Xét nghiệm viên YTTB : Y tế thôn bản An : Anopheles SR : Sốt rét SRLH : Sốt rét lưu hành TTGDSK : Truyền thông sức khỏe MDP : Malaria Detection Post (Điểm phát hiện sốt rét) IPFC : Information Post For Fever Cases(Điểm thông tin tin các ca SR PCD : Passive case Delection ( Phát hiện thụ động ) LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho phép tôi được đi học lớp thạc sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và Côn trùng này. - TS. Hồ Văn Hoàng đã dành thời gian quý báu hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. - Quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình đào tạo. - Tập thể Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Quảng Ngãi tham gia thực hiện và góp ý xây dựng cho khóa luận. - Trung tâm Y tế các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi cùng các cộng tác viên địa phương đã tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu tại thực địa. Tác giả Lê Quang Hải ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét là một bệnh xã hội phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt ở các nước vùng nhiệt đới [23],[38], [43],[61]. Tuy trải qua những giai đoạn với những chiến lược chống sốt rét khác nhau nhưng cho đến nay sốt rét vẫn là một bệnh gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội [24],[38],[54]. Theo báo cáo của TCYTTG WHO-2008, hiện nay trên thế giới có khoảng 247 triệu ca mắc bệnh sốt rét trong số 3,3 tỷ người sống trong vùng nguy cơ mắc bệnh 2006, nguyên nhân của 1 triệu người chết, phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2008 có 109 nước có sốt rét lưu hành, 45 nước thuộc khu vực Châu Phi- WHO [66]. Tại Việt Nam, nhờ các biện pháp phòng chống sốt rét được thực hiện có hiệu quả nên tình hình sốt rét có xu hướng ổn định, số mắc và chết do sốt rét giảm dần từ năm 2000 đến nay. Thống kê số liệu cho thấy, năm 2009 số mắc sốt rét cả nước là 60.867 trường hợp so với 60.426 ca năm 2008, tăng 0,73%; số chết năm 2009 là 26 ca so với 25 ca năm 2008 (+1 ca). Tuy nhiên miền Trung-Tây Nguyên vẫn là khu vực bệnh sốt rét lưu hành cao nhất nước. Khu vực nay gồm 15 tỉnh, trong đó có 11 tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Dak Nông) cần có các biện pháp phát hiện cũng như quản lý ca bệnh thích hợp khi tình hình bệnh có xu hướng giảm nhằm khống chế khả năng sốt rét quay trở lại [48],[49],[50]. Mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét Việt Nam là giảm chết, giảm mắc và khống chế dịch sốt rét. Một trong 4 yếu tố kỹ thuật cần thiết phải được cung cấp để đạt các mục tiêu này là chẩn đoán và điều trị sớm cho tất cả bệnh nhân sốt rét, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở xã của các vùng sốt rét lưu 2 hành. Đây là một trong những yếu tố quan trọng được WHO và các Hội nghị quốc tế gần đây đưa lên hàng đầu cần thiết phải thực hiện đầy đủ để khống chế sốt rét [2],[6],[38],[61]. Vì vậy để đạt được các mục tiêu của chương trình ngoài việc áp dụng các biện pháp quy ước nói chung, cung cấp hệ thống phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm là rất quan trọng. Một trong những giải pháp được đặt ra là thiết lập các điểm kính hiển vi ngay tại tuyến xã để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sốt rét đồng thời góp phần vào củng cố mạng lưới y tế cơ sở là một nhu cầu cấp thiết để thực hiện và bảo vệ thành quả của chương trình phòng chống sốt rét [13],[14],[15],[16].Việc xây dựng các điểm kính hiển vi tuyến xã đã được thực hiện từ nhiều năm nhằm hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh chính xác [3],[25],[41],[43],[44]. Phát hiện ký sinh trùng sốt rét bằng phương pháp soi lam đã được nhuộm giêm sa là tiêu chuẩn tốt nhất để xác định bệnh nhưng vẫn có một tỷ lệ sai sót do nhiều yếu tố [15],[30],[62],[63]. Trong giai đoạn hiện nay tỷ lệ mắc bệnh sốt rét có xu hướng giảm, việc xác định các ca bệnh có ký sinh trùng sốt rét (+) là rất quan trọng để khống chế kịp thời nguy cơ bùng phát trở lại. Vì vậy đề tài “ Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống sốt rét tại Tỉnh Quảng Ngãi năm 2010" là cần thiết nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng hoạt động của các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống sốt rét tại tuyến xã. 2. Xác định tỷ lệ soi sai sót và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sai sót của XNV tại điểm kính hiển vi tuyến xã trong kỹ thuật phát hiện KSTSR của tỉnh Quảng Ngãi năm 2010. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sốt rét ở Việt Nam trong những năm gần đây: Nằm trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn trong chương trình chống SR. Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện địa lý, tự nhiên và xã hội thuận lợi cho bệnh SR phát triển. Theo báo cáo đánh giá 1995 của Viện sốt rét Hà Nội có khoảng 45% dân số Việt Nam đang sống trong các vùng có SR lưu hành [7]. Chương trình TTSR từ 1976-1980 diễn ra thuận lợi, chúng ta đã hoàn thành điều tra SR ở các tỉnh phía Nam, phân vùng SR làm cơ sở cho TTSR. Theo số liệu thống kê, 1980 cả nước có 508.600 BNSR giảm 16,83% so với 1976, tử vong (TV) 1.183 ca, giảm 24,87% so với 1976, dịch SR chỉ còn 21 vụ giảm 67 vụ so với 1976 (88 vụ). Tuy nhiên tử vong và số vụ dịch vẫn còn cao, những khó khăn về kỹ thuật như P.falciparum kháng thuốc, An.dirus và An.minimus trú ẩn ngoài nhà, y tế cơ sở còn gặp khó khăn, di biến động tiếp tục xảy ra [24],[26]. Đó là những khó khăn mà chương trình TTSR đã gặp phải trong giai đoạn 1981- 1990. Vì vậy trong giai đoạn này chương trình TTSR đã có một số điều chỉnh thích ứng với tình hình mới như sau: - Điều chỉnh phân vùng theo nguyên tắc dịch tễ và thực hành, chọn biện pháp thích hợp cho từng vùng phù hợp với chiến lược PCSR của Đại hội đồng y tế thế giới 1979. - Thu hẹp diện phun DDT toàn diện những vùng có An.dirus và An.minimus trú ẩn ngoài nhà. 4 - Điều trị SR kết hợp theo dõi P.falciparum kháng thuốc đặc biệt ở các tỉnh phía Nam và kiến nghị về cũng cố y tế cơ sở nhất là khi TTSR được xem là 1 nội dung của chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Trong những năm 1980-1990 số BNSR tăng dần, năm 1990 số BNSR tăng 33,48%, tử vong tăng 15,2% so với 1981, có 85 vụ dịch SR so với 47 vụ 1981 [26],[55],[56]. Do tình hình SR diễn biến phức tạp, Hội nghị SR toàn quốc 2/1991 đã nhận định tính chất nghiêm trọng của SR và đã thông qua chiến lược PCSR hòa nhập vào chiến lược PCSR toàn cầu với các mục tiêu : giảm chết, giảm mắc, giảm dịch SR [24],[26],[40]. Từ 1991 đến nay nhờ triển khai các hoạt động PCSR có hiệu quả nên số mắc và TV giảm đi rất nhiều. Theo số liệu thống kê sau thời kỳ bùng nổ sốt rét (1991-1992) đến nay, tình hình sốt rét ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. So sánh với năm 2006 đến năm 2010, số chết do sốt rét cả nước chỉ còn 21 trường hợp giảm 48,78%, số mắc sốt rét giảm trên 40% so với năm 2006, dịch sốt cơ bản được khống chế, bệnh sốt rét đang từng bước được đẩy lùi. Kết quả phòng chống sốt rét toàn quốc năm 2010 cả nước có 21 ca tử vong do sốt rét so với 27 ca cùng kỳ năm 2009. Số bệnh nhân sốt rét là 54.297 ca (giảm 40,75% so với năm 2009). Tỷ lệ mắc sốt rét là 0.62/1.000 dân số chung . Tuy nhiên, các thành quả nêu trên chưa thực sự có tính bền vững do mạng lưới y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở chưa kiểm soát được bệnh nhân và người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét, hoặc vào vùng sốt rét. 45% số tỉnh có nguy cơ sốt rét cao hiện nay tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam Bộ, khu IV cũ và một số tỉnh miền núi phía Bắc; 55% số tỉnh còn lại có các chỉ số sốt rét giảm tương đối vững chắc và không có chỉ số lan truyền. Từ những dẫn liệu nêu trên có thể thấy thực trạng sốt rét ở nước ta hình thành hai thái cực vùng sốt rét có nguy cơ cao, sự giảm sốt rét thiếu tính bền vững, còn lan truyền sốt rét tại chỗ và nguy cơ xảy 5 dịch cao; vùng sốt rét giảm bền vững nhiều năm, không còn lan truyền sốt rét tại chỗ và chỉ có sốt rét ngoại lai. Với tình hình trên ngoài các biện pháp phát hiện, chẩn đoán và điều trị được xem là quan trọng để giảm tử vong thì PCSR được xem là 1 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của y tế cơ sở [8],[10],[12]. Vì vậy xây dựng, củng cố y tế cơ sở, huấn luyện cho y tế cơ sở về SR được xem là một nhiệm vụ rất quan trọng để giữ vững kết quả đạt được của chương trình. 1.2. Tình hình SR và những khó khăn của khu vực MT-TN: Miền Trung-Tây Nguyên là nơi có SR lưu hành cao và nhiều khó khăn trong công tác PCSR so với các khu vực khác trong cả nước [26],[48]. - KSTSR ở đây chủ yếu là P.falciparum, chiếm > 80% trong cơ cấu KSTSR. P.falciparum là loài KSTSR gây hiện tượng kháng đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ kháng cao đặc biệt với chloroquine. P.falciparum cũng là loài gây sốt rét ác tính (SRAT) và tử vong đồng thời chiếm tỉ lệ cao nhất trong các vụ dịch [19],[24],[40],[55],[56]. - Về muỗi truyền bệnh SR: ở khu vực này có 45 loài trên tổng số 59 loài thấy ở Việt Nam, trong đó An.minimus và An.dirus có vai trò truyền bệnh ở vùng rừng rậm, An.subpictus và An.sundaicus có vai trò truyền bệnh ở vùng ven biển [58]. - 4/5 diện tích là rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, màng lưới y tế còn thiếu về số lượng cả chất lượng hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện và giữ vững thành quả của chương trình PCSR [5],[48]. Những khó khăn bắt đầu nổi lên từ 1981: màng lưới y tế cơ sở chưa được củng cố vững chắc, KSTSR kháng thuốc lan rộng, kinh phí giảm sút...làm tình hình SR trở nên xấu đi [19],[57],[40],[48]. Sốt rét bắt đầu gia tăng từ 1981 cho đến đỉnh cao là 1992. Theo số liệu thống kê của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, 6 năm 1992 số BNSR tăng 279,30%, tỷ lệ KSTSR tăng 528,40%, tử vong tăng 212,85% so với 1980 [48]. Nhờ các nỗ lực của ngành y tế và sự đầu từ thích đáng nên những năm sau đó, số mắc và chết do bệnh sốt rét giảm dần. So sánh các chỉ số sốt rét từ 2006- 2010 cho thấy, năm 2010 BNSR giảm 44,46%, SRAT giảm 43,23%, TVSR giảm 68%, %KSTSR giảm 25,97%. Không có dịch sốt rét trong giai đoạn 2006-2010. So sánh với mục tiêu đề ra, số TVSR đạt mục tiêu, còn BNSR chỉ giảm 44,46% so với năm 2006 (mục tiêu đề ra giảm 50%) Với tình hình này, chương trình PCSR ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên ngoài việc áp dụng các biện pháp tích cực và có hiệu quả hơn như sử dụng các loại thuốc chống kháng (mefloquine, Fansidar, artemisinine...), các hóa chất diệt côn trùng có hiệu quả cao (Icon, permethrine...); đồng thời đã tích cực triển khai và xây dựng các điểm kính hiển vi để nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế tế cơ sở phục vụ cho chương trình PCSR [13],[22],[30],[32],[47]. Đây chính là vấn đề mà luận văn quan tâm và đề cập đến, củng cố các điểm kính hiển vi đảm bảo cho việc cung cấp các yếu tố kỹ thuật giúp cho chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, cũng cố màng lưới y tế cơ sở giữ vững thành quả và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân phù hợp với tình hình và khuyến cáo của WHO [5],[8][39],[61]. 1.3. Các nghiên cứu về điểm phát hiện bệnh sốt rét trên thế giới. Khác với nhiều bệnh khác, sốt rét là một bệnh có các dấu hiệu lâm sàng đơn giản nhưng chẩn đoán bệnh SR lại phức tạp và đôi khi khó hoặc rất khó chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác. Để chẩn đoán bệnh SR người ta thường dựa vào 3 yếu tố: Dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm.Trong đó xét nghiệm máu ngoại vi tìm KSTSR là yếu tố quyết định [1],[2],[41]. Việc ứng dụng kỹ thuật này trong chương trình chống bệnh sốt rét đã được đề xuất bởi các chuyên gia của WHO, 7 được thực hiện từ những năm đầu của chương trình TDSR và đã có một số mô hình ứng dụng một số giai đoạn của kỹ thuật này trong hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam [3],[14],[17]. Một số nước như Mỹ, Mexico, Guatemala đã thiết lập những điểm phát hiện sốt rét theo đề nghị của WHO. Thuật ngữ điểm phát hiện sốt rét (Malaria Detection Post-MDP) đã xuất hiện từ giai đoạn đầu của chương trình TDSR [49]. Tuy nhiên nhiệm vụ của các MDP này chỉ phát hiện thụ động các ca nghi ngờ, lấy lam máu và gửi đến các phòng xét nghiệm cách xa cộng đồng dân cư. Sau khi có kết quả, các phòng xét nghiệm sẽ gửi trở lại kết quả cho các MDP này. Phương tiện gửi đi và trả lời kết quả, kể cả lam máu chủ yếu qua đường bưu điện. Việc thiết lập các MDP phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội. Ở các nước phát triển, các MDP này chủ yếu dựa vào các cơ sở y tế nhà nước và có sự phối hợp với các cơ sở tư nhân ( bệnh viện tư, phòng khám tư, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, giáo viên, cán bộ truyền thông y tế...). Ở Mexico, các điểm MDP được thiết lập và hợp tác với các cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y tế tư nhân, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ, kỹ thuật viên của các phòng xét nghiệm, giáo viên hoặc các nhân viên khác ở trường học, nhân viên truyền thông giáo dục sức khoẻ... Trong chương trình TDSR ở Mỹ, MDP được gọi là điểm thông tin về các ca sốt (Information Post for Fever Cases-IPFC). Những điểm này được triển khai kết hợp với các trung tâm y tế ở nông thôn, phòng khám bệnh hoặc với người tình nguyện [49]. Nhiệm vụ của các điểm này là phát hiện các ca sốt ( kể cả các ca nghi ngờ) chủ yếu là phát hiện bệnh thụ động (Passive Case Detection-PCD), lấy lam máu và gởi đến các phòng xét nghiệm qua đường bưu điện. Sau khi có kết quả, nhân viên y tế ở các điểm này sẽ quyết định điều trị cho bệnh nhân. 8 Năm 1960, ở Guatemala và Mexico đã có một số đánh giá về MDP, có đến 20-40% địa phương trong vùng SR được thiết lập MDP, mỗi điểm MDP sẽ phụ trách cho 600-700 người. Ở Ceylan, người ta cũng triển khai nghiên cứu hiệu quả của các MDP ở một huyện có số dân là 70.000 ngàn người. Trong huyện này có 157 làng nhưng chỉ có 15 điểm MDP và mỗi MDP phụ trách cho 4.500 người. Tại Ceylan, các điểm MDP được thiết lập dựa vào các bệnh viện nông thôn và các phòng khám. Kết quả đánh giá đã cho thấy hiệu quả hoạt động không chỉ phụ thuộc vào độ bao phủ của các điểm này mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác như kiến thức, thái độ và khả năng thu hút cộng đồng đến khám bệnh [49]. Ở Châu Á, một số nước cũng đã xây dựng những điểm phát hiện bệnh tương tự như MDP để phục vụ chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng chống sốt rét. Tại Malaysia những điểm này gọi là điểm chăm sóc sức khoẻ trong nghiên cứu phòng chống sốt rét ở bang Kelatan. Nhân viên ở các điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu này hoạt động theo phương thức tình nguyện và được cộng đồng chọn lựa. Nhiệm vụ của các điểm này là giúp nhân viên y tế lấy lam máu cho những ca sốt, tuyên truyền và giáo dục cho cộng đồng về phòng chống sốt rét. Một nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá hoạt động của các điểm này ở bang Kelatan trong 2 năm 1988-1989. Nghiên cứu này đã rút ra nhận xét là nhờ có hoạt động của các điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu nên số lam máu lấy được tăng lên, tỷ lệ lam dương tính tăng từ 6,10% lên 11,80%, số người được theo dõi điều trị tiệt căn tăng 50%. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng đưa ra đề nghị rằng trong khi tiếp tục phát triển các điểm này, cần thiết phải có những đánh giá định kỳ dù sốt rét có giảm ở một số nơi [22]. Ngoài ra cần thiết phải mở rộng nghiên cứu thêm về những vấn đề sau: mô hình, mức độ và vai trò của nhân viên y tế tình nguyện và các điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu; so sánh hiệu suất các điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu/nhân viên y tế tình nguyện liên quan đến công tác giám sát, huấn luyện, phát hiện bệnh thụ động (PCD)... 9 Như vậy các MDP hoặc các điểm chăm sóc sức khoẻ ban đầu này chỉ phát hiện và lấy lam máu gửi đi chứ không có kính hiển vi để trực tiếp xét nghiệm, hơn nữa các điểm này chỉ thực hiện phát hiện bệnh thụ động, vì vậy đây chưa phải là mô hình điểm kính hiển vi phục vụ trực tiếp cho cộng đồng và y tế cơ sở. Ở Thái Lan người ta xây dựng các phòng khám sốt rét (Malaria clinics) tách rời các cơ sở y tế có nhiệm vụ lấy lam máu xét nghiệm thụ động và chỉ cho các loại thuốc dưới dạng uống. Tuy nhiên rất ít các báo cáo đánh giá về hoạt động của các phòng khám sốt rét này [13]. 1.4. Các nghiên cứu về mô hình điểm kính hiển vi ở Việt Nam: Thuật ngữ điểm kính hiển vi (ĐKHV) xuất hiện ở Việt Nam hoàn toàn khác hẳn với điểm phát hiện SR và các phòng khám sốt rét. Điểm kính hiển vi ở Việt Nam được lồng ghép vào các trạm y tế xã hoặc phòng khám khu vực (PKKV), đồng thời được trang bị kính hiển vi trực tiếp xét nghiệm các lam máu phục vụ chương trình PCSR cho cộng đồng trong vùng phụ trách. Nhiệm vụ của các điểm kính này là tham gia xét nghiệm để phục vụ cho chẩn đoán sớm tại y tế cơ sở, quản lý bệnh nhân và tham gia vào công tác chống dịch cũng như gi
Luận văn liên quan