Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc Tp. Cần Thơ hiện nay

Mục tiêu chung của GD – ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để đáp ứng yêu cầu biến đổi to lớn không ngừng xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá và XH. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, với vai trò là người đào tạo con người mới, đào tạo nhân lực cho đất nước, lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển Văn hoá – Giáo dục thì vai trò của người GV càng thêm quan trọng. Bậc THPT, là bậc học cuối của GD phổ thông. Với chức năng giảng dạy và GD HS, GV được xem là nhân tố quyết định chất lượng GD. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện triển khai giảng dạy theo chương trình dạy học mới, đòi hỏi GV phải có đủ trình độ NVSP đáp ứng yêu cầu mới

pdf105 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc Tp. Cần Thơ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Lam Thuần THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN THUỘC TP. CẦN THƠ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Lam Thuần THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN THUỘC TP. CẦN THƠ HIỆN NAY Chuyeân ngaønh : Quaûn lyù giaùo duïc Maõ soá : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu chung của GD – ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để đáp ứng yêu cầu biến đổi to lớn không ngừng xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá và XH. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, với vai trò là người đào tạo con người mới, đào tạo nhân lực cho đất nước, lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển Văn hoá – Giáo dục thì vai trò của người GV càng thêm quan trọng. Bậc THPT, là bậc học cuối của GD phổ thông. Với chức năng giảng dạy và GD HS, GV được xem là nhân tố quyết định chất lượng GD. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện triển khai giảng dạy theo chương trình dạy học mới, đòi hỏi GV phải có đủ trình độ NVSP đáp ứng yêu cầu mới. Trong kế hoạch thực hiện chỉ thị 40-CT/TW vào ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương và trong đề án thực hiện Nghị quyết số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ của ngành GD đã xác định mục tiêu chung “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Lâu nay ĐBSCL bị xem là "vùng trũng" về chất lượng GD. Ngoài những nguyên nhân khách quan về điều kiện đi lại, trường lớp khó khăn, một nguyên nhân chủ quan cũng được nhiều nhà quản lý nhắc tới: chất lượng GV chưa cao. Trong cuộc họp giao ban cuộc vận động “hai không”, ký kết giao ước thi đua ngành GD 13 tỉnh, thành ĐBSCL Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân thẳng thắn: “Số lượng và cơ cấu đội ngũ GV còn nhiều bất cập, chất lượng yếu kém, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa. Trong đó, yếu kém lớn nhất của đội ngũ này là phương pháp giảng dạy chưa đảm bảo yêu cầu học đi đôi với hành, chưa phát huy tính chủ động và khuyến khích sự sáng tạo của HS”. Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm Kinh tế - Văn hoá của ĐBSCL, theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2010 trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương và đến năm 2020 cơ bản trở thành thành phố công nghiệp. Hiện tại, TP. Cần Thơ còn một vài huyện vùng ven, sâu đang còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển chất lượng GD. Nổi bậc trong đó là khó khăn về nâng cao trình độ NVSP cho GV. Yêu cầu cải thiện vấn đề này không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD Cần Thơ mà còn là nhu cầu của từng GV để làm tốt nhiệm vụ. Vì vậy, quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động trên đang là yêu cầu bức xúc của thực tiễn địa phương. Công tác quản lý vấn đề trên của Hiệu trưởng trường THPT lâu nay đã được quan tâm nghiên cứu. Tuy vậy, việc nghiên cứu chỉ ở mức độ ít, còn mới mẻ so với địa bàn vùng huyện ở Cần Thơ. Mặt khác, XH luôn có những yêu cầu mới đối với GD nói chung và GV nói riêng nên việc nghiên cứu này vẫn còn tính thời sự. Từ những lý do nêu trên, đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay, đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trên. 3. Khách thể - đối tượng - Đối tượng: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay. - Khách thể: Công tác quản lý của Hiệu Trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở các huyện thuộc TP. Cần Thơ trong những năm vừa qua bước đầu đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: còn mang tính hình thức chưa đi sâu vào chất lượng, GV chưa chủ động được về thời gian, chế độ và điều kiện bồi dưỡng chưa phù hợpMuốn công tác này đạt hiệu quả cao cần có những thay đổi được định hướng từ nghiên cứu thực tiễn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện thuộc TP. Cần Thơ hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp toán thống kê Dùng để xử lý các kết quả nghiên cứu thu thập từ các phương pháp trên. 7. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV của Hiệu trưởng các trường THPT ở 02 huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt của TP. Cần Thơ hiện nay, cụ thể là: Trường THPT Thạnh An, Trường THPT Bán công Thạnh An, Trường THPT Thốt Nốt, Trường THPT Bán công Thốt Nốt và Trường THPT Trung An. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Một số tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV THPT trong nước 1.1.1.1. Sơ lược hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV trong nước Từ năm 1993, Bộ GD - ĐT tổ chức các chương trình BDTX theo chu kỳ 3 năm cho GV THPT. Bộ GD - ĐT đã tổ chức được 3 chu kỳ, bắt đầu là chu kỳ BDTX 1993 - 1996; chu kỳ BDTX 1997 - 2000 và chu kỳ BDTX 2001- 2004. Tháng 5/2006 Bộ GD - ĐT đã sớm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV dạy lớp 10 theo CT – SGK mới theo quy trình 2 cấp: Bộ GD-ĐT giao cho các trường (khoa) ĐHSP trực tiếp bồi dưỡng GV cốt cán các môn học của các địa phương và các Sở GD - ĐT sử dụng đội ngũ GV cốt cán các môn học tổ chức bồi dưỡng cho tất cả GV thực hiện CT – SGK mới. Về nội dung bồi dưỡng GV, ngoài việc nắm vững CT – SGK, còn chú ý bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học, phương pháp dạy các bài học có thí nghiệm, thực hành. Tuy nhiên, trong đánh giá tình hình thực hiện phân ban THPT trong năm đầu triển khai đại trà của Viện Chiến lược và Chương trình GD khi nhận định về các điều kiện thực hiện dạy học phân hóa, phần chất lượng bồi dưỡng GV có nêu: “còn một số bất cập trong công tác bồi dưỡng GV như nội dung tập huấn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của GV; phân phối chưa hợp lý giữa thời gian bồi dưỡng kiến thức chuyên môn với thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; một số GV cốt cán đi tập huấn về nhìn chung chưa đủ năng lực để giải đáp đầy đủ các khúc mắc cho đồng nghiệp”[6,tr 34]. Ngày 8-10-2007, tại Kiên Giang, các Đại biểu GD của các tỉnh, thành ĐBSCL đã tập trung thảo luận nhiều biện pháp triển khai sâu rộng cuộc vận động “hai không”do Bộ GD- ĐT phát động. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng chất đội ngũ GV được xem là khâu đột pháTrước tình hình này, các địa phương đã tìm lối đi cho riêng mình: Tỉnh Tiền Giang thực hiện chuẩn hóa GV theo lộ trình: năm nay, sở yêu cầu GV bậc THPT ở Tiền Giang phải có chứng chỉ A tin học. Năm sau, tỉnh sẽ tiếp tục yêu cầu bằng B ngoại ngữ, bên cạnh các giải pháp chuẩn hóa toàn diện GV. Cần thơ, Cà Mau, Đồng Tháp khẩn trương bồi dưỡng giáo viên theo hướng ưu tiên đào tạo vượt chuẩn, đào tạo GV sau đại học dù việc học gặp không ít khó khăn. Bến Tre đang xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học cho cán bộ, GV. Củng cố toàn diện các trường THPT, nâng chất đội ngũ GV gắn với cải cách GD theo hướng hiện đại. An Giang đào tạo theo hướng: GV phải có bản lĩnh tu dưỡng để tự “chấn chỉnh” bản thân [11]. 1.1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV Từ năm 1975 đề tài này chưa được quan tâm nghiên cứu có hệ thống. Rãi rác có một vài nghiên cứu khoa học và một số bài viết liên quan đến công tác bồi dưỡng GV: Năm 1996, đề tài khoa học cấp Nhà nước “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” có đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực, trong đó có bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ GV. Năm 1997, tác giả Nguyễn Trí, Vụ GV - Bộ GD - ĐT có đề cập đến vấn đề tự học trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Năm 1999, Phạm Quang Huân có bài viết: “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV trường phổ thông” Tạp chí Phát triển Giáo dục số 1. Năm 2001, Nguyễn Thị Tươi, trường ĐHSP Qui Nhơn với bài viết “Về công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT”. Năm 2002, trong Tạp Chí GD, tháng 11/2002, Trần Bá Hoành đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng GV trong bài “Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa” Trong những năm gần đây thì có thể kể đến: Đề tài Khoa học Công nghệ do Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng GV (Viện Khoa học GD Việt Nam) thực hiện trong ba năm đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ GV, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, từ đó nêu những vấn đề xây dựng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu giai đoạn đổi mới hiện nay theo hướng: Cần đa dạng hoá việc bồi dưỡng GV, coi trọng nhu cầu và hứng thú của người học, kết hợp chặt chẽ với yêu cầu đổi mới GD; coi việc bồi dưỡng GV là trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và chất lượng GD. Để thực hiện được điều này, cần có những chế độ và chính sách hợp lý đối với GV, có đầy đủ kinh phí. Tổ chức tốt công tác thanh tra chuyên môn GD và công tác quản lý GD, trước hết là ban hành chính sách đối với GV, xem xét lại thang lương ngành GD, chính sách thu hút GV công tác ở vùng có khó khăn, tăng kinh phí bồi dưỡng GV... “Phát triển chuyên môn - nghiệp vụ cho giảng viên đại học trong thời đại thông tin” của tác giả Lưu Xuân Mới, Học viện Quản lý GD trong Tạp chí Khoa học GD, số 23 tháng 8/2007 đã đề cập đến việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho người GV thời hiện đại như là tất yếu khách quan và là chìa khóa then chốt để cải tiến chất lượng dạy đại học và có xác định đến một số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của GV [32, tr. 41- 44]. Bùi Thị Loan trong bài viết “Về công tác bồi dưỡng GV THPT hiện nay” ở tạp chí GD số 176 đã đề cập đến thực trạng chất lượng và điều kiện của công tác đào tạo bồi dưỡng GV hiện nay, có đề xuất các giải pháp là cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT về năng lực đánh giá, phân loại GV, trong đó chú ý nhiều đến các kỹ năng phân loại năng lực GV, kỹ năng tác động đến GV, kỹ năng huy động các nguồn lực từ phía GV. Cần bồi dưỡng cho Hiệu trưởng năng lực thiết kế nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng GV, huấn luyện cho GV năng lực nhận biết, hiểu đối tượng GD và kỹ năng cơ bản trong sử dụng công CNTT trong quản lý chuyên môn [29, tr. 15-16]. Trong chuyên đề báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 của chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD giai đoạn 2005 – 2010” của Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ vào tháng 02/ 2008. Trong phần giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL GD, có đề xuất: việc xây dựng quy hoạch, hoàn thiện mạng lưới, xác định rõ quy mô, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo cần gắn với hoạt động bồi dưỡng GV ở các cấp học, bậc học [12, tr. 35]. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý GD của Võ Hoàng Chương với đề tài: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn NVSP GV THCS huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” đã đề xuất các giải pháp: công tác bồi dưỡng GV cần tiến hành một cách có hệ thống, bắt đầu từ đội ngũ GV hiện có và bằng chính đội ngũ này làm cho nó tự thân vận động theo mục tiêu đã định với sự hỗ trợ bằng một hệ thống biện pháp đồng bộ từ việc triển khai có hiệu quả chương trình BDTX, chỉ đạo hiệu quả việc thực hiện đổi mới phương pháp, tự bồi dưỡng, tổng kết đưa vào ứng dụng thực tiễn các sáng kiến kinh nghiệm. Gắn việc bồi dưỡng với phong trào thi GV giỏi các cấp. Đẩy mạnh công tác thanh tra GV. Chứng nhận lại trình độ nghề nghiệp và nâng chuẩn GV. Có kế hoạch cụ thể sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ việc dạy. Đồng thời với những biện pháp trên là sự đổi mới thực sự công tác quản lý về chế độ, chính sách đãi ngộ GV trong tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng [18]. Dự án phát triển GV THPT và TCCN đã tiến hành đề tài “Một số kết quả về khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp và đánh giá GV THPT”có nhận định: nhìn chung phần lớn GV chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của người GV. Chỉ có 5,6% GV nhận thức được 4 nhiệm vụ là dạy học, GD HS, giữ gìn phẩm chất nhà giáo và phát triển chuyên môn nhưng không nêu được nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường và các chức năng XH khác. Còn đến 1/4 GV chỉ nắm được chương trình khối mình đang dạy. Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT rất hạn chế, có đến 1/5 không biết và đa phần GV chỉ có một ý kiến về từng đặc điểm riêng lẻ. Điều này sẽ là rào cản khi GV xử lý các tình huống dạy học và GD HS. Về nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ thì hầu hết GV đều đánh giá cao về các kỹ năng rút ra được qua dự giờ, các tri thức cần thiết từ đọc sách, tài liệu. Các kỹ năng cần hoàn thiện cho GV chiếm tỉ lệ cao nhất bao gồm 2 nhóm kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch tự bồi dưỡng, kỹ năng dạy học hướng vào người học, kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động học của HS, kỹ năng hình thành năng lực tự đánh giá cho HS. Đối với các GVCN là kỹ năng GD HS cá biệt, kỹ năng nghiên cứu tìm hiểu HS, tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và kỹ năng vận dụng đặc điểm tâm sinh lý HS vào tổ chức hoạt động. Kế đến là các kỹ năng phối hợp các lực lượng khác trong GD HS và sau cùng là các kỹ năng tự bồi dưỡng. Hình thức GV bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phổ biến nhất là tự học qua sách; trao đổi với đồng nghiệp; dự giờ[8, tr. 56-59]. 1.1.2. Một số tài liệu về quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho GV ở nước ngoài  Thái lan Từ bồi dưỡng tập trung chuyển sang đào tạo – bồi dưỡng dựa vào nhà trường. Trước đây, chương trình đào tạo để phát triển nghề nghiệp GV đương nhiệm thường được tổ chức tập trung ở một thành phố. Các chương trình này thường có chi phí cao, thời gian tập huấn ngắn, không được đánh giá, kiểm tra liên tục và GV phải nghỉ dạy để tham gia. Để giải quyết những vấn đề trên, Bộ GD Thái Lan đã đưa ra một chương trình mới, có hiệu quả và thích hợp để đào tạo và bồi dưỡng GV đương nhiệm, được tiến hành ngay tại các cơ sở GD, gọi là đào tạo dựa vào nhà trường (school – based training). Theo chương trình này, 4 dự án thí điểm đã được tiến hành, đó là: Dự án GV Quốc gia; Dự án GV chủ chốt; Dự án nghiên cứu và triển khai các mẫu hình đào tạo dựa vào nhà trường và Dự án hỗ trợ đào tạo dựa vào nhà trường. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mô hình đào tạo này rất hiệu quả đối với GV nói riêng cũng như đối với ngành sư phạm nói chung, nó góp phần tạo nên những thành công cho công cuộc cải cách học tập ở Thái Lan. - Dự án GV chủ chốt : Nhằm chọn lựa những GV có thể áp dụng thành công quan điểm lấy người học làm trung tâm làm GV chủ chốt. Mỗi GV được trợ cấp 25.000 bạt để xây dựng những mạng lưới (10 GV/ mạng lưới) trong 4 tháng để áp dụng các phương pháp theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. - Dự án GV Quốc gia (national teachers): Nhằm chọn lựa được những GV có thể tiến hành nghiên cứu và triển khai quá trình đổi mới dạy – học. Mỗi người được cấp 220.000 bạt người/năm để nghiên cứu, triển khai và đào tạo khoảng 50 GV khác trong 3 năm. Kết quả của 2 dự án cho thấy GV đã thay đổi được cách dạy, từ phương pháp áp đặt chuyển sang phương pháp tích cực. Các GV chủ chốt và GV Quốc gia đã đào tạo lại cho GV ở trường mình đáp ứng được những yêu cầu trong công tác dạy học hằng ngày. Phương pháp đào tạo này tương tự phương pháp đào tạo GV đương nhiệm ở các nước như Nhật Bản, Australia, New Zealand. - Dự án nghiên cứu và triển khai các mẫu hình đào tạo dựa vào nhà trường: Văn phòng Hội đồng GD chọn 10 hội đồng nhà trường và cấp kinh phí để họ tiến hành triển khai theo mô hình đào tạo dựa vào nhà trường. Kết quả cho thấy 10 mô hình đều thành công, các GV rất tích cực và HS thì rất thích thú. Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm được chi phí so với cách đào tạo tập trung. - Dự án hỗ trợ đào tạo dựa vào nhà trường: nhằm phát triển GV đương nhiệm và thúc đẩy quá trình cải cách dạy học được tiến hành vào năm 2003 – 2004 với mục tiêu là lựa chọn 274 GV, mỗi GV này được cấp 25.000 bạt để đào tạo các GV khác trong trường mình hoặc trường lân cận. Để thành công Hiệu trưởng cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các GV này và coi họ là những người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học.  Hàn Quốc Ở Hàn Quốc việc bồi dưỡng GV đương nhiệm nhằm trang bị cho GV lý luận và phương pháp luận về GD để nâng cao khả năng, hiệu quả giảng dạy trong lớp học. Các chương trình bồi dưỡng được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV, cán bộ thư viện, GV điều dưỡngBồi dưỡng GV thường có 2 loại: bồi dưỡng lấy chứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Mỗi chương trình bồi dưỡng thường kéo dài 30 ngày (180 giờ) hoặc lâu hơn. Chương trình được phân loại phù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng về soạn thảo chương trình giảng dạy; đào tạo số hóa thông tin, dữ liệu; bồi dưỡng chung; bồi dưỡng NVSPNhững người thiết kế chương trình này sẽ quyết định nội dung và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV thường chú ý đến kiến thức cập nhật, kiến thức mới cũng như phương pháp giảng dạy của thời đại toàn cầu hóa. Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho GV được tiến hành một cách đều đặn thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau, GV có thể lựa chọn các trường mà mình đến học, lựa chọn khóa đào tạo phù hợp với thời gian biểu của mình. Ngoài ra, họ còn có thể theo học các khóa đào tạo từ xa hoặc các khóa học đặc biệt do các viện khoa học tổ chức. Các chứng chỉ được cấp sau các khóa đào tạo đều được sử dụng để xem xét trong quá trình thăng chức, lên lương, cũng như tiền thưởng [21, tr. 60-61].  Pháp Trong tài liệu “Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng giáo viên trung học ở một số nước”, tạp chí TTKHGD số 76 tác giả Trần Bá Hoành có nêu 49 nguyên tắc mới cho GD của Bộ GD quốc gia Pháp có đề cập vấn đề công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên GV: Mỗi GV được hưởng ít nhất 35 giờ cho công tác đào tạo tiếp tục hàng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờ lên lớp. Tăng cường làm việc theo nhóm GV để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Thời gian làm việc của GV đảm bảo chuyển từ 18 xuống 15 giờ và đối với các thạc sĩ giảm từ 15 xuống còn 14 giờ. Nhưng họ phải đảm bảo 4 giờ có mặt và hoạt động sư phạm trong nhà trường (đố
Luận văn liên quan