Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đất nước Việt Nam đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc về mọi mặt của nền kinh tế - xã hội. Để đáp ứng với những thay đổi từng ngày từng giờ đó, vấn đề đặt ra cho giáo dục là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người theo hướng đào tạo nguồn nhân lực năng động sáng tạo, nhằm tạo ra năng lực nội sinh cho mỗi con người, đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [39]. Có như vậy thì mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, một nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

pdf143 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 350349 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH ------------------------------ Voõ Thanh Minh THÖÏC TRAÏNG QUAÛN LYÙ HOAÏT ÑOÄNG GIAÛNG DAÏY CUÛA HIEÄU TRÖÔÛNG CAÙC TRÖÔØNG TRUNG HOÏC PHOÅ THOÂNG HUYEÄN XUYEÂN MOÄC, TÆNH BAØ RÒA – VUÕNG TAØU Chuyeân ngaønh: Quaûn lyù giaùo duïc Maõ soá: 60 14 05 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS. NGOÂ ÑÌNH QUA TP. Hoà Chí Minh - 2007 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các Thầy Cô giáo, của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy Cô giáo trong hội đồng khoa học, khoa Tâm lý-Giáo dục trường Đại học sư phạm TP.HCM. Đặc biệt xin chân thành cám ơn Thầy-TS. Ngô Đình Qua đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình hòan thành luận văn của tác giả. Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và các Hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, các chuyên gia Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Mặc dầu đã đầu tư nhiều công sức nhưng luận văn vẫn còn những hạn chế, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp, giúp đỡ để hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn. Xuyên Mộc, tháng 9 năm 2007 Tác giả VÕ THANH MINH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BQLDTHT : Ban quản lý dạy thêm học thêm CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng PPDH : Phương pháp dạy học PHT : Phó Hiệu trưởng TBDH : Thiết bị dạy học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCM : Tổ trưởng chuyên mô MỞ ÐẦU 1. Lí do chọn ðề ti Đất nước Việt Nam đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc về mọi mặt của nền kinh tế - xã hội. Để đáp ứng với những thay đổi từng ngày từng giờ đó, vấn đề đặt ra cho giáo dục là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người theo hướng đào tạo nguồn nhân lực năng động sáng tạo, nhằm tạo ra năng lực nội sinh cho mỗi con người, đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [39]. Có như vậy thì mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, một nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trung học phổ thông (THPT) là một cấp học rất quan trọng, có nhiệm vụ “hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp” [6, tr.14] cho học sinh để họ có điều kiện tiếp tục học lên cao, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để có được một nền học vấn toàn diện thì dạy học phải là hoạt động trung tâm của nhà trường trong đó đội ngũ giáo viên phải đóng vai trò chính để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên có nhiệm vụ “Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục” [6, tr.29] để có thể rèn luyện được cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo, có phương pháp tự học tốt, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và đặc biệt là tạo được cho học sinh tình cảm, niềm vui và hứng thú trong học tập. Ngày nay, khi sự bùng nổ về thông tin đang diễn ra trong thời đại của nền kinh tế tri thức thì việc truyền đạt kiến thức cho học sinh càng trở nên khó khăn hơn. Người thầy giáo không còn đóng vai trò truyền tải kiến thức theo một chiều cho học sinh nữa mà họ phải có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Thực hiện được điều này đòi hỏi có sự cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên, một vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đang đặt ra và ngành giáo dục phải có nhiệm vụ thực hiện cho bằng được. Mặc dầu dạy học là một công việc mang tính độc lập, khá đậm nét trong việc giáo viên tự mình quyết định các biện pháp giảng dạy, nhưng nó đòi hỏi phải được tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ từ phía người hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng trường THPT cần phải có các giải pháp quản lý để tăng cường hơn nữa công tác giảng dạy thì mới đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong đó có nội dung “ Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10...” [7, tr.15]; “... tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng giáo dục và góp phần thực hiện các mục tiêu đào tạo” [7, tr.19]. Nhờ đó mà chất lượng dạy học ở các trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế do việc quản lý của người Hiệu trưởng còn nhiều bất cập và tuỳ tiện. Chính điều này đã một phần nào đó kìm hãm sự phát triển của giáo dục THPT ở huyện nhà. Điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Với điều kiện nhiều năm làm công tác quản lý, đặc biệt là phụ trách về mảng chuyên môn trong nhà trường THPT, qua quá trình được học tập bồi dưỡng về khoa học quản lý giáo dục, bản thân xét thấy có đủ điều kiện về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để nghiên cứu về vấn đề này. Với các lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu” với hy vọng góp một phần công sức vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT. 2. Mục ðích nghin cứu Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Xuyện Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học. 3. Khách thể và ðối tượng nghiên cứu -Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. -Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng một số ít các biện pháp tích cực, thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ ở mức độ trung bình khá, nguyên nhân có thể là do Hiệu trưởng: - Chưa thực hiện việc kế họach hóa công tác quản lý họat động giảng dạy; - Chưa thực hiện chặt chẽ các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng ở các trường THPT. - Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu nội dung công tác quản lý các hoạt động giảng dạy trong nhà trường THPT, không nghiên cứu việc quản lý hoạt động học tập của học sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu tại 04 trường đóng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: trường THPT Xuyên Mộc, trường THPT bán công Phước Bửu, trường THPT Hòa Bình và trường THPT Hòa Hội. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu: Các quan điểm được vận dụng trong công trình nghiên cứu bao gồm: - Quan điểm hệ thống – cấu trúc: thể hiện trong việc xác định nội hàm của công tác quản lý hoạt động giảng dạy; - Quan điểm lịch sử: nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở 04 trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc trong vài năm gần đây ( năm học 2005- 2006 và 2006-2007); - Quan điểm thực tiễn: các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học thực tế tại các trường THPT huyện Xuyên Mộc. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chủ đạo của đề tài nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng phiếu. Bên cạnh đó có các phương pháp hỗ trợ gồm phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia; phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 7.2.3. Phương pháp toán thống kê: Dùng phần mềm SPSS 14.0 ( Satistical Package of Social Studies) để xử lý, phân tích các số liệu thu được, tập trung ở các phép tính Frequencise ( tần số), Mean (trung bình), Descriptive ( mô tả), Bivariate Correlations (so sánh), Paired-Samples T test ( kiểm nghiệm t)... để đo đạc các mối quan hệ, tính tổng trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tương quan tích-moment Pearson ( Pearson Correlation), mức ý nghĩa ... 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1.Về lí luận: đề tài hệ thống hóa được lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông. 8.2.Về thực tiễn: Làm sáng tỏ được thực trạng công tác quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng nhằm đảm bảo việc nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có ích cho Hiệu trưởng các trường THPT trong việc quản lí hoạt động giảng dạy ở nhà trường. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong công tác giáo dục, quản lý hoạt động giảng dạy là một công việc khó khăn và chiếm nhiều thời gian của người Hiệu trưởng (HT). Chất lượng đào tạo của nhà trường có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động này. Chính vì vậy, bằng thực tế và lý luận đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp các HT thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. * Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Nga –những người rất quan tâm đến việc đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường- cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý hoạt động của đội ngũ GV” [11]. Các tác giả V.P.Xtrêzicodin, G.I.Goócscaia, V.A.Xukhomlinxki, Jaxapob, Xvecxlerơ đã nghiên cứu và đưa ra một số công việc quản lý hoạt động giảng dạy của HT trường phổ thông như sau: + Phân công hợp lý giữa HT và Phó Hiệu trưởng (PHT) phụ trách công tác chuyên môn. Các tác giả đều thống nhất khẳng định HT là người chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc của nhà trường nhưng để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, có kết quả, không dẫm chân và mâu thuẩn nhau cần có sự phân công rành mạch, cụ thể, rõ ràng và bao trùm các công việc nhà trường để tránh trùng lặp và buông lơi một số công việc trong hoạt động nhà trường [21, tr.16]. Bên cạnh việc phân công trách nhiệm, các tác giả còn đề cập đến sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất quản lý giữa HT và PHT. HT và PHT cần thường xuyên trao đổi về những thành công hoặc thất bại và những nguyên nhân của nó để cùng tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả + Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV). Các nhà nghiên cứu cho rằng: HT có quyền lựa chọn và phải biết lựa chọn cho trường mình một đội ngũ GV có năng lực; có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để họ trở thành GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định. + Tổ chức hội thảo khoa học trong đội ngũ GV: đây là một công tác cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung hội thảo thường là những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học, về phương pháp dạy học và giáo dục học sinh (HS). Thông qua hội thảo khoa học mà GV có thể trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ góp phần vào việc thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng của GV. + Tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy: đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong quản lý hoạt động giảng dạy của HT. HT, PHT và tổ trưởng chuyên môn cần thường xuyên dự giờ giáo viên, góp ý cụ thể cho GV về cách soạn giáo án, những nội dung cần truyền đạt, các phương pháp dạy học, cách tổ chức giờ học một cách hiệu quả, ... * Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Nguyễn Văn Lê, Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn, Trần Kiểm, Võ Quang Phúc... Mặc dầu mỗi tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về một phương diện nào đó trong quản lý giáo dục nhưng đều đề cập đến những vấn đề liên quan đến nội dung quản lý hoạt động dạy học của người HT. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường.” “...về thực chất quản lý trường học là quản lý quá trình dạy học.” [33, tr. 51-52]. Tác giả Nguyễn Văn Lê có đề cập đến việc tổ chức, quản lý tốt các hoạt động giảng dạy trong nhà trường bao gồm: tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc chuẩn bị giờ lên lớp; phân công giảng dạy một cách khoa học; xây dựng thời khóa biểu hợp lý để tránh gây mệt mỏi cho cả GV và HS; thực hiện kiểm tra thường xuyên các hoạt động giảng dạy của GV; phát hiện và phổ biến kinh nghiệm giảng dạy và các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực giảng dạy cho đội ngũ [25]. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cũng khẳng định rằng quản lý dạy và học chính là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và yêu cầu người HT cần phải có sự kết hợp hữu cơ giữa sự quản lý dạy và học với sự quản lý các quá trình bộ phận hỗ trợ khác nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh và trọn vẹn [20]. Tác giả Nguyễn Thị An đánh giá tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong quá trình quản lý nhà trường nhằm động viên, phát huy hết khả năng, trí tuệ của người dạy và người học đồng thời cũng nêu lên những hạn chế và đề xuất phương hướng cải tiến công tác thi đua nhằm phát huy vai trò của nó trong công tác quản lý nhà trường [1]. Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở nhà trường. Gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã quan tâm đến đề tài quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể ở các trường: - THPT tại TP Hồ Chí Minh; - THPT tại thành phố Cà Mau; - THPT ngoại thành Hà nội; - THCS tại thành phố Huế; - THPT Dân lập tại tỉnh Đồng Nai. Quản lý hoạt động giảng dạy thật sự là vấn đề cấp thiết đã được quan tâm nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu. Ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu, vấn đề này vẫn chưa được đề cập đến. Do đó trong giới hạn của đề tài, chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của HT các trường THPT tại huyện Xuyên Mộc từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông. 1.2.1 Các khái niệm về quản lý hoạt động giảng dạy. 1.2.1.1. Quản lí: Quản lí là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động, nó là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Sự cần thiết của hoạt động quản lí đã được Mác khẳng định bằng ý tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục “ Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [27, tr.480]. Trong quá trình hình thành và phát triển của lí luận quản lí, tùy theo cách tiếp cận mà khái niệm quản lí đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. - Theo từ điển tiếng Việt: quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [31, tr.800]. - H.Knoontz định nghĩa: “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [23, tr.29]. - Nhấn mạnh đến các chức năng của hoạt động quản lí, nhà lí luận kinh tế H.Fayon cho rằng: “quản lí hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”[13, tr.108]. - Theo Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn “ Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [20, tr.34]. - Tiếp cận quan điểm hệ thống, tác giả Hà Thế Ngữ lại cho rằng: “Quản lí là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới” [30, tr.363]. Những định nghĩa trên tuy có khác ngau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng đều thống nhất ở bản chất quản lí: Quản lí là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chưc để đạt mục tiêu đề ra bằng việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 1.2.1.2. Hoạt động: - Theo từ điển Tiếng Việt, hoạt động là: + Tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. + Thực hiện một chức năng nhất định nào đó trong một chỉnh thể [31, tr.452] - Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm” [34, tr.6]. - Theo tác giả luận văn, hoạt động là quá trình tương tác giữa chủ thể và đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. 1.2.1.3. Hoạt động giảng dạy: Theo Đặng Vũ Hoạt thì: “ Quá trình dạy học là một quá trình, trong đó, dưới tác dụng chủ đạo ( tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thầy, học sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” [30, tr.125]. Từ định nghĩa trên, có thể rút ra hai dấu hiệu sau về hoạt động dạy học: - Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh diễn ra liên tục và tác động qua lại lẫn nhau. - Hoạt động của học sinh được thực hiện dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của thầy. Xét riêng về khái niệm hoạt động dạy: - Theo từ điển tiếng Việt: “Dạy học là để nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức theo một chương trình nhất định”[31, tr.244]. -“ Dạy học là quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức” [19, tr.22]. - Theo nhà giáo Nguyễn Kỳ: “ Dạy học là hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích người học xử lí, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong con người mình. Dạy học là khuyến học. Dạy học là tri thức hóa
Luận văn liên quan