Luận văn Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng anh ở một số trường thcs cl quận 6 thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa khi nước ta có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, lợi thế cạnh tranh và tăng tốc phát triển thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo thích hợp với công nghệ hiện đại. Sự thành công của Trung Quốc và các nước phát triển thành “con rồng” là một minh chứng. Dân số đông cùng với giá thuê lao động và đất đai rẻ chỉ là lợi thế ngắn hạn của Việt Nam, còn về lâu dài cần phải chú ý đến chất lượng của nguồn lao động. Lợi thế ấy không chỉ là số lượng người lao động trong xã hội mà còn là chất lượng, trình độ chuyên môn, khả năng và thể lực của người lao động cũng như về cơ cấu lao động.

pdf122 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng anh ở một số trường thcs cl quận 6 thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Vương Văn Cho Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vương Văn Cho LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn:  Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;  Qu ý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục - khóa 16 (2005-2008) đã đóng góp nhiều ý kiến qu ý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; cùng các bạn đồng môn trong lớp đã hỗ trợ, động viên tôi suốt khóa học.  Qu ý Thầy, Cô trong Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Ban lãnh đạo cùng các chuyên viên, giáo viên mạng lưới Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6; Qu ý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn tiếng Anh các trường trung học cơ sở công lập Bình Tây, Hậu Giang, Nguyễn Văn Luông, Phú Định, Nguyễn Đức Cảnh, Văn Thân, Đoàn Kết, Lam Sơn, Phạm Đình Hổ Quận 6 đã tạo điều kiện thuận lợi và dành thời gian quý báu để tham gia trả lời, góp ý , chia sẻ thông tin giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.  Thầy PGS. TS. Đoàn Văn Điều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008 VƯƠNG VĂN CHO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa khi nước ta có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, lợi thế cạnh tranh và tăng tốc phát triển thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo thích hợp với công nghệ hiện đại. Sự thành công của Trung Quốc và các nước phát triển thành “con rồng” là một minh chứng. Dân số đông cùng với giá thuê lao động và đất đai rẻ chỉ là lợi thế ngắn hạn của Việt Nam, còn về lâu dài cần phải chú ý đến chất lượng của nguồn lao động. Lợi thế ấy không chỉ là số lượng người lao động trong xã hội mà còn là chất lượng, trình độ chuyên môn, khả năng và thể lực của người lao động cũng như về cơ cấu lao động. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chỉ có thể sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển nếu có lực lượng lao động được đào tạo có hệ thống và khoa học, tiếp thu có sáng tạo được những thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại. Giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cùng với khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, cải thiện nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Thế nhưng, để nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển đất nước tiến tới một nuớc cơ bản có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2020, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại về nhiều mặt trong đó có đào tạo. Những năm gần đây, chúng ta được nghe nói nhiều về chất lượng đào tạo còn yếu kém của nước ta qua nhiều kênh truyền thông đại chúng. Để khắc phục những tồn tại yếu kém này, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục có tâm huyết đã lên tiếng hiến kế, góp ý xây dựng, nhằm chấn hưng lại nền giáo dục nước nhà. Trong số những việc đã làm được của nhân dân và Nhà nước là việc thực hiện cải cách giáo dục ở nước ta. Do đó, Luật giáo dục Việt Nam năm 1998, Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2005, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 đã lần lượt ra đời. Một thực tế hiện nay là chúng ta còn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ đảm đương được công việc, nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học vào công tác. Trong khi các tập đoàn kinh tế nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, đa phần đều sử dụng tiếng Anh là chủ yếu mà chúng ta lại chưa có đủ lực lượng thông thạo ngoại ngữ này để có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý (QL) giảng dạy tiếng Anh trong các nhà trường hiện nay đặt ra cho các nhà lãnh đạo, QL giáo dục các cấp là cần thiết để đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước. Đây cũng chính là vấn đề hết sức cấp thiết khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên WTO nhằm đủ sức cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực như đào tạo, kinh tế, xã hội... Chính vì vậy việc QL giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc Trung học cơ sở (THCS) công lập (CL) và các bậc học khác trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng và cần được nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện, chuyên sâu để nhanh chóng đúc kết thành những cơ sở lý luận, vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, đề tài “THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS CL QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” được nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Quận 6 (Q.6) Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng chất lượng việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP.HCM. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh. * Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM và phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng. * Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở Q.6 TP. HCM. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. 5. Giả thuyết nghiên cứu Công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM vẫn chưa cao, còn những tồn tại cần khắc phục như: HS ít được rèn luyện về kỹ năng nghe nói, thiên về kỹ năng đọc viết nhiều. Nếu khắc phục được những tồn tại này thì công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS CL Q.6 TP. HCM sẽ được cải thiện nhiều hơn góp phần nâng cao kỹ năng học tiếng Anh tại địa phương. 6. Phạm vi nghiên cứu - Tác giả chỉ nghiên cứu về công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. - CBQL, GV, HS ở 8 trường THCS CL tại Q.6 TP. HCM. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua nhiều phương tiện thông tin báo, đài, Internet... Từ đó, tổng hợp lại để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò -Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các bảng câu hỏi: +Câu hỏi dành cho CBQL, GV màng lưới, Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. +Dành cho GV ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. +Dành cho HS ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. Phương pháp này được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng “phiếu thăm dò ý kiến” đối với một số CBQL và một số GV, HS ở các trường: THCS CL Bình Tây, THCS CL Nguyễn Đức Cảnh, THCS CL Đoàn kết, THCS CL Phú Định, THCS CL Nguyễn Văn Luông, THCS CL Lam Sơn, THCS CL Hậu Giang, THCS CL Phạm Đình Hổ. Số phiếu phát ra là 490 phiếu của HS và số phiếu thu về là 484 phiếu HS, 27 phiếu CBQL và 45 phiếu GV dạy tiếng Anh. 7.3. Phương pháp phỏng vấn : Nhóm phương pháp này được tiến hành qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với các CBQL, GV, HS các trường THCS CL trong địa bàn Q.6 nhằm nhận định, thu thập những thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu từng đối tượng về hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh. 7.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng: - Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng học lực của học sinh HS về bộ môn tiếng Anh qua từng năm học gần đây; về thực trạng QL hoạt động giảng dạy bộ môn tiếng Anh của HT qua các nguồn của Phòng GD&ĐT Q.6, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động giảng dạy của HT các trường THCS CL tại Q.6. -Nhận xét kết quả về hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. -Tổng kết về tỉ lệ phần trăm (%) đạt được qua kết quả khảo sát. -Phân loại : Tốt, khá, đạt, không đạt ở các địa bàn nghiên cứu. 7.5. Phương pháp toán thống kê: Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm SPSS for Win 11.5. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phải đạt được của quá trình dạy học, QL dạy học. Trong nhà trường phổ thông (PT), đây là công việc chiếm một thời gian lớn và khó khăn nhất của người HT. Trên thực tế và lý luận đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học, QL hoạt động dạy học nhất là bộ môn ngoại ngữ trong đó có bộ môn tiếng Anh để tìm ra những biện pháp QL tốt hơn. 1.1.1. Những công trình ở ngoài nước về lĩnh vực này có thể kể đến: V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”; Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người hiệu trưởng”; P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp trong “Những vấn đề quản lý trường học”.v.v Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động QL của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV. [52, tr.31] - P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL của HT. [52, tr.28] -V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề QL của HT trường PT như phân công giữa HT và PHT. Các tác giả thống nhất khẳng định nguời HT là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác QL nhà trường. Điều đó sẽ tránh được sự giẫm đạp lên công việc của nhau đồng thời tránh được tình trạng buông lơi một số công việc trong hoạt động của nhà trường [48, tr.16]. V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa HT và PHT để tìm ra biện pháp QL tốt nhất. Tác giả cho rằng: “Trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm”. [53, tr.24,25] - Về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV: Các nhà nghiên cứu thống nhất là trong những nhiệm vụ của HT thì nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV. HT phải biết lựa chọn đội ngũ GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau. [2, tr.13] - Một biện pháp QL hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng mà các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo, GV có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình. - Về tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy: Tác giả V.A.Xukhomlinxki đã thấy rõ tầm quan trọng của biện pháp này và chỉ rõ thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy cho dù hoạt động dự giờ và góp ý với GV sau dự giờ của HT diễn ra thường xuyên. Từ thực trạng đó, các tác giả đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho GV. Có thể nói, việc nghiên cứu về QL dạy và học ở các nước đã có những thành quả lớn lao, đóng góp vào trào lưu cải cách giáo dục hiện đại. 1.1.2. Ở Việt Nam, nghiên cứu về QL nhà trường, QL hoạt động dạy vả học được nhiều tác giả quan tâm như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn, Nguyễn Văn Lê, Võ Quang Phúc, Ngưyễn Thế Hữu, Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Hữu Thanh Bình (1983) Công tác QL trường học; Hà Sĩ Hồ (1987), Những bài giảng về QL trường học; Trần Kiểm (1997), QL giáo dục và trường học... cũng đã có những giáo trình, công trình đi sâu vào việc nghiên cứu từng lĩnh vực của công tác QL trường học như: Nguyễn Trung Hàm (1999), (2001), Chỉ đạo QL dạy và học trong nhà trường; QL CSVC - kĩ thuật (CSVC – KT), QL tài chính, công tác hành chính – văn phòng trường trung học; Cao Duy Bình (1999), Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường; về hoạt động dạy học tiếng Anh lớp 6 ở các trường THCS tại TP. HCM có Đỗ Hạnh Nga, Vũ Thị Phương Anh các tác giả nghiên cứu và đi sâu ở những bình diện khác nhau nhưng đều nhằm giải quyết mối quan hệ giữa GV và người QL; những nội dung QL hoạt động dạy học của HT. Tập thể cán bộ giảng viên trường CBQL và nghiệp vụ Bộ GD&ĐT nghiên cứu nghiệp vụ QL của HT đã rất chú trọng tới QL hoạt động dạy học của HT. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường”, “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy”. [35, tr.8, 24] Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đi sâu nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, biện pháp QL trường THCS cũng khẳng định: “Việc quản lý hoạt động dạy và học (hiểu theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ quản lý trung tâm của nhà trường” và “Người hiệu trưởng phải luôn luôn kết hợp một cách hữu cơ quá trình dạy và học”. [26, tr.28] Tác giả Nguyễn Văn Lê chú ý tới công tác bồi dưỡng GV về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ. [29, tr.5] Tác giả Mai Quốc Liên cũng có ý kiến: “Cần cấp bách có một chiến lược ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trường học toàn quốc. [28, tr.6] Nói tóm lại các tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp QL hoạt động dạy học ở nhà trường trong đó có bộ môn tiếng Anh; một số luận văn thạc sỹ quan tâm tới đề tài của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các địa bàn: Một số trường THPT dân lập ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Một số trường THPT ở Thành phố Cà Mau – Tỉnh Cà Mau. QL hoạt động dạy học thực sự là vấn đề quan trọng đã được quan tâm nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu. Tại Q.6 TP. HCM chưa có tác giả nào đề cập nghiên cứu đề tài này. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM và từ đó đề xuất một số giải pháp QL phù hợp mang tính khả thi và cần thiết để góp phần cải thiện chất lượng dạy học môn tiếng Anh ngay từ bậc THCS. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Địa bàn nghiên cứu: Q.6 là một quận ven nội, nằm về phía Tây Nam TP.HCM, là quận đầu cầu nối nội thành TP.HCM với vùng nông thôn ngoại thành phía Nam – Tây Nam của TP và vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú bằng cả đường bộ và đường thủy. Q.6, về phía Bắc và Tây Bắc giáp Quận Tân Bình và Quận 11 bởi Rạch Bến Trâu, đường Tân Hóa và đại lộ Hùng Vương; phía Nam và Tây Nam giáp Quận 8 bởi kênh Bến Nghé, rạch Ruột Ngựa và rạch Nhảy; phía Tây giáp Quận Bình Tân bởi đường An Dương Vương, phía Đông giáp với Quận 5 bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ qua bến xe khách Chợ Lớn và dọc theo đường Ngô Nhân Tịnh. Q.6 có những đặc điểm riêng về kinh tế – xã hội. Đây là địa bàn tiếp nối trung chuyển giữa các tỉnh miền Đông, TP và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quận có 3 trục đường giao thông chính của TP chạy qua suốt cả chiều dài của quận là đại lộ Tháp Mười – Hậu Giang, đại lộ Hùng Vương và Trần Văn Kiểu. Tổng số 42 con đường trên địa bàn Q.6 có tổng chiều dài 73,981 Km. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như đường sá, cầu cống, cống thoát nước, mạng lưới điện cùng các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế trước đây còn nghèo nàn yếu kém và phát triển theo hướng tự phát đồng thời gắn liền với sự hình thành và phát triển của các điểm dân cư trong các thời kỳ lịch sử của Q.6. 1.2.2. Nhu cầu học tập Mức sống của cư dân: Trong lịch sử biến đổi của quận qua các thời kỳ thì khu vực chợ Bình Tây thuộc Chợ Lớn được coi là những điểm dân cư đầu tiên của địa bàn Q.6 ngày nay. Cố hương của quận là những thôn – xã của người Việt đã được khai phá và thành lập cách nay hơn 300 năm. Vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, cư dân gồm người bản địa với số lượng không nhiều, đa phần là người Kinh, người Khơ-me và một số dân tộc khác từ nước ngoài di cư đi mở cõi vào cư trú tại đây. Một thực tế là chất lượng lao động của Q.6 chưa cao, nhất là lao động kỹ thuật bậc trung – cao cấp từ 16 tuổi trở lên còn rất thấp. Đó là điều khó khăn, trăn trở trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và phát triển giáo dục của Q.6 vì Q.6 là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của TP. Dân cư ở Q.6 phân bố không đều giữa các phường. Hiện nay (năm 2007) mật độ dân cư đông nhất là Phường 12 với 38.542 người/km2, thấp nhất là Phường 2 với mật độ là 11.200 người/km2, Dân số Q.6 hiện nay đứng vào hàng thứ 9 trong tổng số 12 quận nội thành, chiếm tỉ trọng 5.45% dân số toàn TP. Mặt bằng trình độ dân trí trong dân cư Q.6 thấp hơn so với nhiều quận trong nội thành khác. Theo số liệu năm 1983 thì: Đại học (ĐH) có 89 người, Cao đẳng (CĐ) có 12 người, Trung học chuyên nghiệp (THCN) có 499 người, công nhân kỹ thuật có 70 người. Đến năm 1989 thì mặt bằng dân trí đã được nâng lên, văn hóa cấp I là 67.43% dân cư, cấp II là 13.08% dân cư, cấp III là 8.4%, ĐH và trên ĐH là 1.35% dân cư, trong đó có 0.96% dân cư mù chữ. Nhưng đến năm 1999 thì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do quận quản lý tăng lên rõ rệt, có 48 thạc sĩ, 16 phó tiến sĩ, 7 tiến sĩ, hàng trăm CB-CNV có trình độ ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Năm 2000 trình độ PT có 205.762 người, CĐ có 1.432 người, ĐH có 7.824 người, trên ĐH có 130 người. Dân số trong độ tuổi lao động từ sau ngày giải phóng đến nay nhìn chung được tăng lên qua các năm. Tính bình quân trung bình tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm từ 50% đến 61% tổng dân số quận, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ nguồn lao động trung bình của TP (từ 42% đến 48%). Q.6 có nguồn lao động khá dồi dào, tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động có tăng qua các năm, chiếm 97% tổng số người trong độ tuổi lao động. Riêng số người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động chiếm từ 1.9% đến 3.8% số người trong nguồn lao động của quận. Lực lượng lao động đang có việc làm thường xuyên chiếm gần 70% nguồn lao động. Người làm việc trong các ngành sản xuất vật chất chiếm 87%; còn trong các ngành phi sản xuất vật chất là 13%. Lao động dự trữ chiếm khoảng 30% nguồn lao động, trong đó số lao động nội trợ chiếm tỉ lệ cao 63% của lao động dự trữ. Số lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 5% nguồn lao động xã hội qua các năm. Vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lao động của quận là một vấn đề được sự quan tâm ưu tiên của các ngành, các cấp, nhưng tiến độ giải quyết việc làm vẫn không đáp ứng kịp đòi hỏi do nguồn lao động tăng lên và số người cần việc làm mỗi ngày một tăng lên. Trong 5 năm từ 1986 – 1990 quận đã giải quyết việc làm cho khoảng 20.047 người, bình quân mỗi năm giải quyết trên 4.000 người lao động có việc làm, nhưng vẫn không kịp với đòi hỏi của nguồn lao động. Hàng năm nguồn lao động dự trữ được bổ sung từ bộ đội, thanh niên xung phong xuất ngũ, công an phục viên, lao động từ nơi khác đến, cộng với số HS đến tuổi lao động phải nghỉ học để tìm việc làm, mặt khác nguồn lao động mới tăng lên theo độ tuổi lao động từ 2.500 người đến 4.000 người/năm trong khi tổng số người trong độ tuổi lao động vào
Luận văn liên quan