Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Trong thời gian vừa qua, nước ta đã khẳng định vị trí của mình trong khu vực với nhiều sự kiện nổi bật. Một trong những sự kiện quan trọng đó là việc chúng ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải được nâng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Với yêu cầu cấp thiết đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo phải trang bị kiến thức cho người học không chỉ có khả năng nhớ các tri thức đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo; đồng thời, người học phải có năng lực giao tiếp với cộng đồng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Học sinh ngày nay học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những kiến thức đã được học phải cần thiết, bổ ích cho bản thân người học và cho sự phát triển của xã hội.Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước. Các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thích khám phá, thích tự khẳng định mình thông qua các hoạt động giao tiếp. Theo A.Carrel, “Giáo dục quá thiên về trí thức sẽ tạo ra con người có óc mà không tim”. Chính vì lẽ đó, ngoài giờ học chính khóa ở lớp, các học sinh thường tham gia những hoạt động nhóm nhằm trao đổi thông tin, giải trí sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Nhu cầu được giao tiếp, được tự khẳng định mình của thanh niên ngày càng tăng cao phù hợp với bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học cùng chung sống học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình”. Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, các giáo viên còn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia sinh hoạt, giao lưu nhằm nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; đồng thời, nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).

pdf106 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ______________________ Phan Thị Hiền Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LÔØI CAÛM ÔN Xin chaân thaønh caûm ôn Khoa Taâm lyù giaùo duïc, Phoøng Khoa hoïc coâng ngheä & Sau Ñaïi hoïc Tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh phoá Hoà Chí Minh, Quyù Thaày Coâ giaûng vieân Lôùp Cao hoïc Quaûn lyù giaùo duïc Khoùa 16 nieân khoùa 2005-2008 ñaõ giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình hoïc taäp. Xin chaân thaønh caûm ôn TS Hoà Vaên Lieân ñaõ taän tình höôùng daãn toâi hoaøn thaønh luaän vaên. Xin chaân thaønh caùm ôn caùc ñoàng chí laø Caùn boä Sôû GD&ÑT Taây Ninh; Caùn boä quaûn lyù, caùn boä Ñoaøn Thanh nieân, Giaùo vieân vaø caùc em hoïc sinh cuûa caùc tröôøng THPT Huyeän Traûng Baøng, tænh Taây Ninh; caùc anh chò hoïc vieân Lôùp Cao hoïc Quaûn lyù giaùo duïc Khoùa 16 vaø gia ñình, baïn beø, ñoàng nghieäp ñaõ giuùp ñôõ vaø taïo ñieàu kieän ñeå toâi hoaøn thaønh luaän vaên naøy. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Thị Hiền DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BCH : Ban chấp hành CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý CM : Chuyên môn CNH : Công nghiệp hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và đào tào GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐ : Hoạt động HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐH : Hiện đại hóa HS : Học sinh LĐ–KT–HN : Lao động - Kỹ thuật - Hướng nghiệp NXB : Nhà xuất bản QLGD : Quản lý giáo dục SHCN : Sinh hoạt chủ nhiệm TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TN : Thanh niên TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TW : Trung ương MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian vừa qua, nước ta đã khẳng định vị trí của mình trong khu vực với nhiều sự kiện nổi bật. Một trong những sự kiện quan trọng đó là việc chúng ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải được nâng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Với yêu cầu cấp thiết đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo phải trang bị kiến thức cho người học không chỉ có khả năng nhớ các tri thức đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo; đồng thời, người học phải có năng lực giao tiếp với cộng đồng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Học sinh ngày nay học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những kiến thức đã được học phải cần thiết, bổ ích cho bản thân người học và cho sự phát triển của xã hội.Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước. Các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thích khám phá, thích tự khẳng định mình thông qua các hoạt động giao tiếp. Theo A.Carrel, “Giáo dục quá thiên về trí thức sẽ tạo ra con người có óc mà không tim”. Chính vì lẽ đó, ngoài giờ học chính khóa ở lớp, các học sinh thường tham gia những hoạt động nhóm nhằm trao đổi thông tin, giải trí sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Nhu cầu được giao tiếp, được tự khẳng định mình của thanh niên ngày càng tăng cao phù hợp với bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học cùng chung sống học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình”. Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, các giáo viên còn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia sinh hoạt, giao lưu nhằm nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; đồng thời, nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Trường trung học có nhiệm vụ “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông”. “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”. [2, tr.1-12] Tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày càng được đề cao hơn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa môn học “Giáo dục ngoài giờ lên lớp” vào chương trình phân ban lớp 10 từ năm học 2006-2007. Trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải phê duyệt ngày 28/12/2001, Đảng ta nêu rõ mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đối với giáo dục phổ thông là: “Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.” và “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh...”. Theo Điều 2 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6, tr. 1]. HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được củng cố và mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển xúc cảm, tình cảm của bản thân và các năng lực riêng của mình. Qua đó, các em sẽ thể hiện khả năng chủ động, sáng tạo và tích cực của bản thân trong mọi hoạt động. Trong những năm qua, các trường trung học phổ thông ở tỉnh Tây Ninh nói chung và ở huyện Trảng Bàng nói riêng chưa thực sự chú trọng đến HĐGDNGLL. Đa số các hoạt động ngoài giờ lên lớp được “giao khoán” cho Đoàn thanh niên đảm trách. Nhìn chung, việc quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện theo mục tiêu chung của giáo dục. Bên cạnh đó, tình hình cơ sở vật chất của các trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu cho hoạt động đặc thù này. Từ kinh nghiệm công tác Đoàn và quản lý trường THPT trong thời gian qua, tôi đã thu thập được một số thông tin về thực trạng của công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở một số trường trung học phổ thông trong tỉnh. Thực hiện chủ trương về đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2006-2007, xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc nâng cao chất lượng của việc tổ chức HĐGDNGLL, tôi định hướng nghiên cứu của mình vào đề tài: “Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhằm tìm ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT. 4.2. Khảo sát thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 4.3. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình phân ban mới - lớp 10 và 11- của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Gồm 3 trường: THPT Nguyễn Trãi, THPT Lộc Hưng và THPT Bình Thạnh. 6. Giả thuyết khoa học - Việc tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã được quan tâm nhưng vẫn còn có hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL chưa tiếp cận được mục tiêu, yêu cầu và chức năng quản lý giáo dục. - Nếu đánh giá đúng thực trạng thì có thể đề xuất được những biện pháp quản lý HĐGDNGLL hợp lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu - Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các loại phiếu: + Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý (cán bộ Sở GD&ĐT Tây Ninh: 6; Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: 7; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 23). + Phiếu hỏi dành cho cán bộ Đoàn và giáo viên (Bí thư, phó Bí thư đoàn trường: 6; GVCN: 35; giáo viên còn lại thuộc thành viên Ban HĐGDNGLL:8). + Câu hỏi dành cho học sinh (lớp trưởng, lớp phó: 97; bí thư chi đoàn, phó bí thư chi đoàn lớp: 71; học sinh lớp 10: 331) 7.3. Các phương pháp bổ trợ Quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, lấy ý kiến chuyên gia. 7.4. Phương pháp sử dụng toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn A. Phần mở đầu B. Phần nội dung 1. Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT. 2. Chương 2: Thực trạng về HĐGDNGLL và công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 3. Chương 3: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. C. Phần kết luận - kiến nghị Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Sơ lược một số nét lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Từ thế kỷ XV có ông Thomas More (1478 - 1535) là một trong những nhà giáo dục thời kỳ phục hưng, ông đòi hỏi giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động.Theo ông, lao động là nghĩa vụ của mọi người, song, mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hoá và sinh hoạt xã hội. Đây chính là tiếng nói tiến bộ của loài người về lĩnh vực giáo dục trong thời kỳ văn hoá phục hưng. Đến thế kỷ XX ông A.X. Ma-ca-ren-cô nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học: “các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ của trẻ”.[1, tr.63] Đến những năm 60, 70 của thế kỉ XX, Liên Xô (cũ) đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc giáo dục con người toàn diện được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các nghiên cứu về lý luận giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh. Trong tác phẩm “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”, tác giả I.X. Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác giáo dục trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo hoạt động giáo dục và các tổ chức Đội và Đoàn thanh niên 1.1.2. Ở Việt Nam HĐGDNGLL trước đây chưa được chú trọng nhiều. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, các nhà giáo dục mới chú trọng đến hoạt động này. Trước cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (từ năm 1979 trở về trước), HĐGDNGLL chưa được định hình và chưa có tên gọi như ngày hôm nay.Tuy nhiên, Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết thư gửi học sinh nhân dịp khai trường năm 1945:“nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sỹ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”.[18, tr.101] Điều lệ trường phổ thông tháng 6/1976, điều 7 có nêu: “việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể. Các mặt hoạt động đó phải cùng tiến hành, bổ sung cho nhau theo kế hoạch thống nhất, trong đó phải coi trọng hình thức giảng dạy trên lớp”. Tại khoản 3 điều 7 viết về hoạt động tập thể: “Hoạt động tập thể của học sinh do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh và đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, bao gồm các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của Đoàn, Đội và các hoạt động ngoại khóa về khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường và của địa phương.” Hoạt động tập thể được xác định là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản thực hiện trong trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. Từ khi cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979), trong Điều lệ trường phổ thông tháng 4/1979, điều 10 có ghi: “Công tác giáo dục ở trường phổ thông tiến hành thống nhất theo đúng nội dung và trình tự quy định trong chương trình, kế hoạch đào tạo và sách giáo khoa do Bộ giáo dục ban hành và được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục: học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xã hội.” Tại khoản 3 điều 10 xác định: “Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đối với nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng địa phương và rèn luyện học sinh về ý thức và năng lực làm chủ tập thể, hình thành nhân sinh quan cách mạng. Ngoài những hoạt động giáo dục trên đây cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa khác như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục được thêm phong phú.” Đã có nhiều luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục nghiên cứu đề tài HĐGDNGLL ở trường THPT như: - Luận văn “Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT các tỉnh phía Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm, năm 2003. - Luận văn “Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở bán công TP Hồ Chí Minh”, tác giả Trần Thị Minh Thi, năm 2005. - Luận văn “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Như Ý, năm 2005. - Luận văn “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp”, tác giả Nguyễn Đức Điền, năm 2007. Các công trình và các luận văn trên nghiên cứu chỉ tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể ở một số địa bàn nghiên cứu khác nhau, đối tượng và khu vực cũng khác nhau về HĐGDNGLL. Hiện nay, qua tìm hiểu chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất các biện pháp ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” là cần thiết và phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT 1.2.1. Hoạt động giáo dục Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm. Hoạt động giáo dục (HĐGD) là dưới tác động chủ đạo của thầy giáo, người học chủ động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất, nhân cách. Nhà giáo dục phải biết cách lôi cuốn học sinh tham gia tích cực và tự giác vào các hoạt động chung của tập thể. Hoạt động chung sôi nổi có tác dụng lôi cuốn mọi người hoà mình vào tập thể, làm cho tập thể vững mạnh. Thông qua các hoạt động chung, mỗi học sinh có điều kiện bộc lộ ưu, nhược điểm để nhà giáo dục có thể uốn nắn, xây dựng các mối quan hệ giao lưu đúng đắn; mỗi học sinh cũng tự điều chỉnh hoạt động để hình thành các mối quan hệ giao lưu phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong quá trình hoạt động cũng sẽ phát triển nhận thức và thái độ tích cực cho học sinh. C.Mác nói: “Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh”. Con người không phải chỉ là sản phẩm của xã hội khi con người tham gia vào các quan hệ xã hội, con người còn tích cực cải tạo hoàn cảnh, cải tạo các quan hệ xã hội, và chỉ có trong điều kiện ấy, con người mới chiếm lĩnh được sức mạnh vật chất và tinh thần do các thế hệ trước để lại trong công cụ lao động, các sản phẩm lao động, các mối quan hệ xã hội, ... để hoàn thiện nhân cách của bản thân về mọi mặt. C.Mác cũng nhấn mạnh rằng, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Đối với giáo dục, giai cấp vô sản có ý thức sâu sắc rằng: muốn đào tạo con người phát triển toàn diện, muốn xây dựng một nền giáo dục mới phải tiến hành cuộc cách mạng chính trị, cách mạng xã hội làm thay đổi các quan hệ xã hội, thiết lập quan hệ xã hội mới và chỉ trên quan hệ xã hội đó, mới xây dựng được nhân cách con người xã hội tương lai được. HĐGD bao gồm hoạt động của người thầy và hoạt động của học sinh. Hai hoạt động này có sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. HĐGD là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và của học sinh được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo. Trong quá trình đó, học sinh phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn. Thông qua các hoạt động tiếp thu giáo dục và tự giáo dục, trải qua sự thể nghiệm và rèn luyện tích cực, mỗi học sinh sẽ tiếp thu được các giá trị xã hội, hình thành các phẩm chất của nhân cách, biến các yêu cầu của xã hội về chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, thể chất... thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách. Hoạt động của nhà giáo dục với vai trò chủ đạo và hoạt động tự hoàn thiện nhân cách của học
Luận văn liên quan