Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủđạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Trong khi đó một số doanh nghiệp Nhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các doanh nghiệp Nhà nước -các doanh nghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở thành m ột lực lượng vật chất hùng mạnh. Để có thể đứng vững và phát huy vaitrò to lớn của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước hết là phải quản lý, sử dụng tốt các nguồn đầu vào. Do đó việc quản lý tốt tiền lương, thu nhập -một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiền lương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong thời gian vừa qua vấn đề quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đề cập đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt khác tiền lương trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đo ạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương -Tiền công -Bộ Lao động -Thương binh và 2 Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau: Phần I: Ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.

pdf84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - -    - - - Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước 1 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước nổi lên là một bộ phận quan trọng, là chỗ dựa để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thông qua nó, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Trong khi đó một số doanh nghiệp Nhà nước còn có nhiều tiêu cực, làm ăn không có hiệu quả và thua lỗ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải làm sao để các doanh nghiệp Nhà nước - các doanh nghiệp nắm giữ các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế có thể phát triển một cách vững mạnh và thực sự trở thành một lực lượng vật chất hùng mạnh. Để có thể đứng vững và phát huy vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải làm ăn thật sự hiệu quả mà trước hết là phải quản lý, sử dụng tốt các nguồn đầu vào. Do đó việc quản lý tốt tiền lương, thu nhập - một trong những chi phí đầu vào là hết sức cần thiết, làm sao để sử dụng hiệu quả nhất chi phí tiền lương, phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong thời gian vừa qua vấn đề quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu đề cập đến nhưng do tiền lương một mặt là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, mặt khác tiền lương trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề mới nên việc đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nó có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, khai thác các khả năng tiềm tàng từ mỗi người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Vụ Tiền lương - Tiền công - Bộ Lao động - Thương binh và 2 Xã hội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Phạm Đức Thành, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính như sau: Phần I: Ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phần II: Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Phần III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Tôi đã cố gắng trình bày vấn đề một cách khái quát và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và do kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý để tôi có thể nắm bắt vấn đề toàn diện hơn nữa và vững vàng hơn, hoàn thiện hơn trong những lần viết sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3 PHẦN I Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Lý luận chung về tiền lương, thu nhập 1.1. Khái niệm, bản chất của tiền lương, thu nhập Từ khi sức lao động trở thành hàng hoá, xuất hiện thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) thì khái niệm tiền lương xuất hiện. Tiền lương là một phạm trù kinh tế - xã hội, thể hiện kết quả của sự trao đổi trên thị trường lao động. Để có thể tiền hành sản xuất, cần có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản là lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, còn một bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động họ phải đi làm thuê cho những người có vốn, đổi lại họ được nhận một khoản tiền, gọi là tiền lương( hay tiền công). Như vậy khái niệm "tiền lương" xuất hiện khi có sự sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội một cách có tổ chức và đều đặn bởi một bộ phận dân cư khác. Tiền lương, tiền công được hiểu là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Xét trong mối quan hệ lao động thì tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Vậy giá cả sức lao động do cái gì quyết định, do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết hay do cung cầu trên thị trường quyết định? Chúng ta phải hiểu là cơ sở của giá cả sức lao động là do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định (còn gọi là giá trị sức lao động), còn sự biến động trên thị trường của giá cả sức lao động xoay quanh giá trị sức lao động là do quan hệ cung cầu quyết định. 4 Ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiền lương, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Để có một khái niệm mang tính pháp lý về tiền lương, Điều 55 Bộ luật Lao động có ghi: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định". Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế. Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động và chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Chính phủ, nhưng được quyết định theo sự thoả thuận trực tiếp giữa chủ và thợ, những "mặc cả" cụ thể giữa một bên là làm thuê và một bên đi thuê thông qua hợp đồng lao động. Cùng với phạm trù tiền lương, chúng ta còn có các phạm trù khác như: tiền công, thu nhập, chúng cùng mang bản chất với tiền lương tức là đều biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Nhưng giữa tiền lương và tiền công có sự phân biệt nhất định. Trước đây hai khái niệm này khác nhau về cả nội dung và đối tượng chi trả. Khái niệm tiền lương được sử dụng trong khu vực quốc doanh, nó là phần trả trực tiếp cho 5 người lao động, ngoài tiền lương được trả bằng tiền người lao động còn nhận được phần phân phối gián tiếp bằng hiện vật thông qua tem, phiếu và một số chính sách phúc lợi như chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hôi, khám chữa bệnh... Tiền công được dùng cho các đối tượng còn lại ngoài Kinh tế quốc doanh, nó bao gồm cả phần trả trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Nói khác đi tiền công chính là tiền lương đã được tiền tệ hóa. Hiện nay tiền lương và tiền công dường như không còn sự tách biệt, đều là giá cả sức lao động nhưng vẫn còn thói quen quan niệm tiền lương gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và tiền công gắn với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng dù tiền lương hay tiền công cũng đều phải đảm bảo các yêu cầu sau : + Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng + Thúc đẩy tăng năng suất lao động + Phù hợp với cung cầu lao động Trong khái niệm tiền lương cần phân biệt giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số tiền người lao động trực tiếp nhận được từ phía người sử dụng lao động trả cho công việc họ làm, còn tiền lương thực tế được hiểu là lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương mua được bằng lượng tiền lương danh nghĩa của họ. Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiết. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công thức : Itldn Itltt = Igc Trong đó : Itltt : là chỉ số tiền lương thực tế Itldn : là chỉ số tiền lương danh nghĩa 6 Igc : là chỉ số giá cả Thu nhập có cùng bản chất với tiền lương nhưng được hiểu với nghĩa rộng hơn, thu nhập của một người lao động là tất cả những khoản thu mà người lao động đó nhận được từ việc cung ứng sức lao động của mình, bao gồm cả tiền lương (hay tiền công), tiền thưởng, tiền ăn ca... 1.2. Các chức năng cơ bản của tiền lương: 1.2.1. Thước đo giá trị của lao động Do lao động là hoạt động chính của con người và là đầu vào của mọi qúa trình sản xuất trong xã hội, tiền lương là hình thái cơ bản của thù lao lao động thể hiện giá trị của khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà người lao động nhận được trên cơ sở trao đổi sức lao động. Hiểu theo cách này, tiền lương bị chi phối bởi quy luật giá trị và phân phối theo lao động. 1.2.2. Duy trì và phát triển sức lao động Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về văn hoá và vật chất của người lao động. Mức độ thoả mãn các nhu cầu của người lao động phần lớn được căn cứ vào độ lớn của các mức tiền lương. Độ lớn của tiền lương phải tạo ra các điều kiện cần thiết để bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng sức lao động cho người lao động và gia đình họ. Hiểu theo cách này tiền lương bị chi phối bởi quy luật tái sản xuất sức lao động. Có nghĩa là trong một chừng mực nhất định, cần thiết phải bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động không phụ thuộc vào hiệu quả lao động của họ. Bên cạnh đó, các mức tiền lương tăng không ngừng sẽ có tác động nâng cao khả năng tái sản xuất sức lao động, tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động và các giá trị khác của người lao động. 1.2.3. Kích thích lao động. Các mức tiền lương và cơ cấu tiền lương là các đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định hướng quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động. Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, khi khối lượng các tư liệu sinh hoạt của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào độ lớn 7 của các mức tiền lương thì người lao động sẽ quan tâm trực tiếp đến kết quả hoạt động của họ. Nâng cao hiệu quả lao động là nguồn gốc để tăng thu nhập, tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của người lao động. Hiểu theo cách này, tiền lương bị chi phối bởi quy luật không ngừng thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Nguyện vọng không ngừng thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt được thể hiện trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả lao động, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả lao động. 1.2.4. Kích thích kinh tế phát triển và thúc đẩy sự phân công lao động trên toàn bộ nền kinh tế Trên lĩnh vực vĩ mô, tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ cần thiết phải sản xuất. Do vậy, việc tăng các mức tiền lương có tác dụng kích thích tăng sản xuất, qua đó tăng nhu cầu về lao động. Bên cạnh đó, sự chênh lệch tiền lương giữa các ngành, các nghề thúc đẩy sự phân công và bố trí lao động cũng như các biện pháp nâng cao năng suất lao động. 1.2.5. Chức năng xã hội của tiền lương Cùng với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lương là yếu tố kích thích không ngừng hoàn thiện các mối quan hệ lao động. Việc gắn tiền lương với hiệu quả của người lao đọng và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được các mức tiền lương cao nhất. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ hoá và văn minh hoá. Tóm lại, tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng đến sản xuất, đời sống và các mặt khác của nền kinh tế xã hội, tiền lương được trả đúng đắn có tác dụng: (1) đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động; (2) là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động; (3) tạo điều 8 kiện để phân bố hợp lý sức lao động giữa các ngành nghề, các vùng, các lĩnh vực trong cả nước: (4) thúc đẩy bản thân người lao động và xã hội phát triển. 1.3. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Các đặc điểm cơ bản của tiền lương: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ là một mục tiêu quan trọng. Do vậy tiền lương không bị hạ thấp một cách quá đáng hoặc quá linh hoạt, trái lại, nó dừng ở một mức vừa phải và có tính ổn định. Tuy nhiên, thất nghiệp vì thế cũng có nguy cơ gia tăng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ thông qua các giải pháp kích cầu. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiền lương có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức tăng lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để tăng tiền lương, thu nhập, nâng cao mức sống của người làm công ăn lương và do vậy lợi nhuận phải được thực hiện trên cơ sở tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, không dựa trên việc khai thác, bóc lột sức lao động. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tăng tiền lương cần thiết phải đạt được trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa lao động và quản lý, tiến tới sự kết hợp hài hoà của các lợi ích, trên cơ sở các bên cùng có lợi, cùng chia sẻ lợi ích. - Phân phối tiền lương và thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phản ánh sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động thực hiện. Tiền lương không đơn thuần thể hiện chi phí đầu vào, mà còn thể hiện cả kết quả của "đầu ra". Bài toán phân chia tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là bài toán phân chia lợi ích được thực hiện thông qua việc phát huy vai trò của thoả ước lao động cũng như sự can thiệp của Chính phủ. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình phân phối (bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại). Tuy nhiên, Nhà nước thực hiện sự phân chia tiền lương 9 thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế, xã hội vừa bảo đảm hạn chế sự bóc lột và tiêu cực trong kinh doanh của người chủ đồng thời khuyến khích lợi ích chính đáng, tính tích cực, sáng tạo của họ. - Việc làm, an toàn việc làm và an sinh xã hội là mối quan tâm của người lao động, do đó mức tiền lương cần phải đủ lớn để duy trì cuộc sống của họ trong ngày hôm nay và cho cả khi họ không có sức lao động. Nói cách khác, tiền lương cần bao gồm cả tiền lương cơ bản và một phần cho an sinh xã hội phòng khi thất nghiệp. Về thực chất tiền lương này cao hơn so với tiền lương của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương: - Tiền lương bị chi phối không những bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu lao động mà còn bị chi phối bởi các qui luật kinh tế khác, trong đó có qui luật về mức sống tối thiểu. - Cách biệt về tiền lương giữa những người thấp nhất và cao nhất không như tiền lương trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Tiền lương có tính bảo đảm cao, không những bảo đảm mức sống cho người lao động trong quá trình làm việc mà còn bảo đảm cho họ có mức sống khi suy giảm sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn. - Tiền lương dựa trên điều kiện lao động tốt, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng được hoàn thiện. - Tiền lương linh hoạt tương đối, không những thể hiện giá trị lao động mà cả hiệu suất lao động do sự tham gia của người lao động vào quá trình phân phối lần đầu và lần 2 trong nội bộ doanh nghiệp. - Mức tiền lương tăng dựa trên sự khai thác các yếu tố tiềm năng trong sản xuất. Tiền lương là kết quả của mối liên kết quản lý lao động, không dựa vào sự chiếm đoạt của người sử dụng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên Việt Nam hiện tại trong thời kỳ quá độ, từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, không thể tránh khỏi những yếu tố của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như: sự cạnh tranh (kể cả cạnh 10 tranh không lành mạnh), phá sản, tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá mạnh của các mức lương, sự phân hoá về thu nhập, mức sống của xã hội và các tầng lớp dân cư. Vì vậy cần thiết phải chấp nhận một sự phân biệt về tiền lương theo vùng, ngành, theo kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.4. Yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương Tổ chức tiền lương là quá trình thực hiện chi trả cho người lao động theo các yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật hiện hành. Tổ chức tiền lương bao gồm toàn bộ quá trình từ việc xây dựng quỹ tiền lương đến việc áp dụng các chế độ hình thức trả lương để phân phối đến tay người lao động. Tổ chức tiền lương là một mảng quản lý rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và bảo đảm các nguyên tắc.  Nguyên tắc của tổ chức tiền lương - Trả lương như nhau cho những lao động như nhau Ở đây công bằng được hiểu theo công bằng dọc. Nguyên tắc được đưa ra dựa trên cơ sở quy luật lao động theo phân phối theo lao động. Trong điều kiện sản xuất như nhau (số lượng, chất lượng) người lao động phải được hưởng lương ngang nhau không phân biệt giới tính, lứa tuổi, dân tộc. Nguyên tắc này đã được đưa ra từ rất sớm. Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công, sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hoà ghi rõ: "Công dân là đàn bà hay trẻ em mà làm cùng một công việc như công dân đàn ông, được tính tiền lương của công dân đàn ông." Và cho đến nay đây vẫn là một nguyên tắc được chú trọng hàng đầu trong công tác tổ chức tiền lương. Nó có ý nghĩa quan trọng trong quản trị nhân lực và tạo động lực lao động cho người lao động. - Tốc độ tăng tiền lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động Tiền lương bình quân tăng lên do nhiều yếu tố như năng suất lao động, cải tiến công nghệ, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất. Do đó để có thể tái sản xuất mở rộng, tăng tiền lương phải đảm bảo tăng chậm hơn tăng năng suất lao động, tạo cơ sở giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. 11 Đối với nền kinh tế, thực chất mối quan hệ này là mối quan hệ giữa tiêu dùng và tích luỹ hay giữa tốc độ phát triển của khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản phẩm tiêu dùng. Mức tăng của tổng sản phẩm xã hội (tư liệu tiêu dùng + tư liệu sản xuất) lớn hơn mức tăng tiêu dùng làm cho sản phẩm xã hôi tính bình quân theo đầu người tăng lên, năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương. Nguyên tắc này mang tính kinh tế nên cần được duy trì tuyệt đối, nhằm đảm bảo sư tồn tại và phát triển của các donah nghiệp và của cả xã hội. - Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Cơ sở của nguyên tắc này là đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá trình phân công lao động và phát triển xã hội. Tính phức tạp về kỹ thuật giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi trình độ lành nghề của người lao động là khác nhau dẫn đến tiền lương bình quân của các ngành là khác nhau. Nguyên tắc này khẳng định một sự phân biệt cần thiết các điều kiện lao động nhằm phục vụ chính sách kinh tế xã hội. Mức lương cao hơn với một yêu cầu về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm sẽ thúc đẩy người lao động tự học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao năng suất lao động.Nguyên tắc này thể hiện tính xã hội của tiền lương, do đó không thể coi nhẹ. Nó bao hàm ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Xét trong tòan bộ nền kinh tế, mỗi ngành có một vai trò khác nhau tro
Luận văn liên quan