Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB

1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44, một sự kiện lớn của khu vực Châu Á đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5 năm 2011. Với sự tham gia của gần 4.000 đại biểu và tinh thần làm việc khẩn trương, Hội nghị ADB lần thứ 44 đã hoàn thành các chương trình nghị sự đề ra như là việc quyết định phương hướng hoạt động của ADB trong thời gian tới vì mục tiêu hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB với các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển và các bên liên quan khác. Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của ADB từ lâu, nhưng mối quan hệ này bị đình trệ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bước vào thời kì mới, kỷ nguyên của toàn cầu hoá, Việt Nam nối lại quan hệ với rất nhiều quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, và các tổ chức quốc tế lớn trong đó có ADB. Quan hệ giữa Việt Nam và ADB ngày càng trở thành mối quan tâm lớn trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bởi nước ta ngày càng thấy được vai trò, lợi ích đem lại từ mối quan hệ đó. Về phía ADB, mối quan hệ này là phù hợp với mục tiêu và phương hướng hoạt động. Còn về phía Việt Nam, quan hệ với ADB mang lại những cơ hội và thử thách để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy, nước ta cần có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ này trong thời gian qua, có những đánh giá chính xác về những thành tựu và những tồn tại của mối quan hệ Việt Nam - ADB để từ đó có thể đặt ra phương hướng phát triển, thúc đẩy mối quan hệ này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây không còn là một vấn đề mới mẻ bởi các dự án của ADB ngày càng tiến hành nhiều hơn và hiệu quả hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các thông tin về quan hệ Việt Nam - ADB được phổ biến một cách đầy đủ trên các trang web, các báo và tạp chí kinh tế. Tuy nhiên nhà nước ta cần đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân của những thành công cũng như những thất bại của mối quan hệ này, từ đó đưa ra những triển vọng và giải pháp nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam – ADB. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là thông qua việc tìm hiểu quá trình hợp tác từ khi Việt Nam bắt đầu là thành viên của ADB, đặc biệt là sự hợp tác từ khi nước ta nối lại quan hệ với ADB (năm 1993) để tìm cách khắc phục những tồn tại cản trở mối quan hệ này. Việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam - ADB cũng là sự gợi ý cho những quan hệ hợp tác khác của Việt Nam với thế giới trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay. 4. Nội dung nghiên cứu Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: - Chương I : Những cơ sở của quan hệ Việt Nam – ADB. - Chương II : Thực trạng quan hệ Việt Nam – ADB. - Chương III: Giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận Mac – Lênin làm cơ sở nền tảng, sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình, các hội thảo khoa học trong nước và thế giới về vấn đề này để nghiên cứu.

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nếu không có sự giúp đỡ của mọi người, tôi khó có thể hoàn thành được bản luận văn này, chính vì vậy tôi muốn dành trang đầu tiên của luận văn để tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của mình đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Trước hết, tôi xin chuyển lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các giảng viên đào tạo chương trình đại học của Học viên Ngoại Giao, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quan trọng và quý báu suốt thời gian qua. Lời cảm ơn đặt biệt tôi xin được gửi tới PGS - TS. Nguyễn Văn Lịch, trưởng khoa Kinh tế quốc tế và Ngoại Giao, người đã dành rất nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi từ những định hướng quan trọng đến cách diễn đạt, cách trình bày. Qua đó tôi học được rất nhiều kinh nghiệm về công việc nghiên cứu khoa học nhất là khoa học quan hệ quốc tế. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới bạn bè và người thân đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện và động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành công việc. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Vũ Hồng Nhung MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 PHẦN MỞ ĐẦU 6 PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN 8 CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 8 I.1. Giới thiệu khái quát về ADB 8 I.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 8 I.1.2. Mục tiêu và cơ cấu tổ chức 8 I.1.3. Phương thức hoạt động của ADB 9 I.2. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam 12 I.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam 12 I.2.2. Nhu cầu về vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hóa 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 25 II.1. Quá trình Việt Nam gia nhập ADB 25 II.2. Quan hệ Việt Nam – ADB 25 II.2.1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc 34 II.2.2. Dự án Phát triển Du lịch Mê Kông 39 II.2.4. Đánh giá hợp tác Việt Nam – ADB 44 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB 52 III.1. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ADB 52 III.2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ 53 III.2.1. Nâng cao uy tín quốc gia 53 III.2.2. Hoàn thiện thể chế 54 III.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước 55 III.2.4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân 56 III.2.5. Xây dựng và hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 57 PHẦN KẾT LUẬN 58 DANH MỤC THAM KHẢO 60 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống 16 Bảng 2. So sánh tốc độ tăng trưởngGDP của một số quốc gia ASEAN và Trung Quốc 17 Hình 1. Lạm phát phi mã giai đoạn 1986 - 1992 18 Bảng 3. Vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ 1988 - 2008 19 Hình 2. Quan hệ GDI và tăng trưởng GDP 20 Bảng 4. Dòng FDI theo khu vực và nền kinh tế 2007 - 2008 49 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB – Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á ADF – Asian Development Fund: Quỹ phát triển châu Á AFTA – Asean Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN CDTA – Capacity Development Technical Assistance: Hỗ trợ kỹ thuật phát triển năng lực CPS – Country Partnership Strategy: Chiến lược và Chương trình quốc gia DMC – Developing Member Country: Nước thành viên đang phát triển DMF – Design and Monitoring Framework: Khung thiết kế và thực hiện EA – Executing Agency: Cơ quan điều hành dự án JSF – Japan Special Fund: Quỹ Nhật bả Đặc biệt MFF – Multitranche Financing Facility: Công cụ tài trợ đa ngạch OCR – Ordinary Capital Resources: Nguồn vốn thông thường PATA – Policy and Advisory Technical Assistance: Hộ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách PPP – Public Private Partnership: Đối tác công - tư PPTA – Project Preparatory Technical Assistance: Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án RDTA – Research and Development Technical Assistance: Hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứ và Phát triển SERD – South East Asia Department: Vụ Đông Nam Á SRC – Staff Review Committee: Hội đồng Đánh giá chuyên môn SRIDP – Sustainable Rural Infrastructure Development Project in the North Provinces: dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc SEDP - Social Economic Development Plan: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44, một sự kiện lớn của khu vực Châu Á đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 5 năm 2011. Với sự tham gia của gần 4.000 đại biểu và tinh thần làm việc khẩn trương, Hội nghị ADB lần thứ 44 đã hoàn thành các chương trình nghị sự đề ra như là việc quyết định phương hướng hoạt động của ADB trong thời gian tới vì mục tiêu hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB với các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển và các bên liên quan khác. Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của ADB từ lâu, nhưng mối quan hệ này bị đình trệ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bước vào thời kì mới, kỷ nguyên của toàn cầu hoá, Việt Nam nối lại quan hệ với rất nhiều quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, và các tổ chức quốc tế lớn trong đó có ADB. Quan hệ giữa Việt Nam và ADB ngày càng trở thành mối quan tâm lớn trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bởi nước ta ngày càng thấy được vai trò, lợi ích đem lại từ mối quan hệ đó. Về phía ADB, mối quan hệ này là phù hợp với mục tiêu và phương hướng hoạt động. Còn về phía Việt Nam, quan hệ với ADB mang lại những cơ hội và thử thách để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy, nước ta cần có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ này trong thời gian qua, có những đánh giá chính xác về những thành tựu và những tồn tại của mối quan hệ Việt Nam - ADB để từ đó có thể đặt ra phương hướng phát triển, thúc đẩy mối quan hệ này. Tình hình nghiên cứu đề tài Đây không còn là một vấn đề mới mẻ bởi các dự án của ADB ngày càng tiến hành nhiều hơn và hiệu quả hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các thông tin về quan hệ Việt Nam - ADB được phổ biến một cách đầy đủ trên các trang web, các báo và tạp chí kinh tế. Tuy nhiên nhà nước ta cần đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân của những thành công cũng như những thất bại của mối quan hệ này, từ đó đưa ra những triển vọng và giải pháp nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam – ADB. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là thông qua việc tìm hiểu quá trình hợp tác từ khi Việt Nam bắt đầu là thành viên của ADB, đặc biệt là sự hợp tác từ khi nước ta nối lại quan hệ với ADB (năm 1993) để tìm cách khắc phục những tồn tại cản trở mối quan hệ này. Việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam - ADB cũng là sự gợi ý cho những quan hệ hợp tác khác của Việt Nam với thế giới trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay. Nội dung nghiên cứu Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương I : Những cơ sở của quan hệ Việt Nam – ADB. Chương II : Thực trạng quan hệ Việt Nam – ADB. Chương III: Giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - ADB. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận Mac – Lênin làm cơ sở nền tảng, sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình, các hội thảo khoa học trong nước và thế giới về vấn đề này để nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ADB I.1. Giới thiệu khái quát về ADB I.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank, viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, đặt trụ sở chính tại Manila (Philippin). Ban đầu, ADB hoạt động nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển về vấn đề xã hội như giới tính, môi trường, giáo dục và sức khỏe. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, ADB đã có bước ngoặt trong chính sách hoạt động là tập trung vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Hiện nay, chủ tịch đương nhiệm của ADB là ông Haruhiko Kuroda. ADB đã mở rộng lên từ 31 quốc gia thành 67 quốc gia thành viên. ADB hiện có khoảng 2833 nhân viên của 59 nước thành viên. I.1.2. Mục tiêu và cơ cấu tổ chức (a)Mục tiêu ADB đề ra các mục tiêu hoạt động bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ về vấn đề giới tính, phát triển khu vực tư nhân và khuyến khích hợp tác khu vực. Bảo vệ môi trường: Việc bảo vệ môi trường góp phần cải thiện đời sống và sức khỏe cho người nghèo ở các nước đang phát triển. Hỗ trợ về vấn đề giới tính: Ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Vì vậy, giúp đỡ phụ nữ giảm bớt gánh nặng là mục tiêu của ADB. Hỗ trợ khu vực tư nhân: Khuyến khích cải cách và hoàn thiện chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. - Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: Khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mai và đầu tư,… (b) Cơ cấu tổ chức Cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc. Ban Thống đốc này được thành lập từ đại diện của các nước thành viên. Sau đó, Ban Thống đốc lại tự bầu ra trong số họ 12 thành viên để thành lập ra Ban Giám đốc và các Phó Giám đốc. 8 trong số 12 thành viên của Ban Giám đốc là đại diện của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. Ban Thống đốc bầu ra Chủ tịch Ngân hàng, người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi Chủ tịch giữ cương vị trong nhiệm kì 5 năm và có thể được tái đắc cử. I.1.3. Phương thức hoạt động của ADB (a) ADB có các nguồn tài chính bao gồm: - Nguồn vốn tín dụng thông thường OCR. OCR có được từ ba nguồn: vốn góp, vốn huy động thông qua hoạt động vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế và quỹ dự trữ. Các khoản vay OCR có lãi suất thông thường trên thị trường (LIBOR - London Interbank Offered Rate: Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn cộng với chênh lệch lãi suất để chi trả cho các chi phí hành chính). - Quỹ Phát triển châu Á ADF. ADF được hình thành từ năm 1974 dưới dạng một nguồn vốn vay ưu đãi của ADB. ADF được huy động từ sự đóng góp định kỳ của 26 nhà tài trợ thành viên. Các bên vay ADF là các nước thành viên đang phát DMC có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người thấp và khả năng trả nợ hạn chế hoặc khó tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp trên thị trường. - Nguồn viện trợ không hoàn lại, cụ thể gồm: Quỹ Đặc biệt dành cho các hỗ trợ kỹ thuật TASF, Quỹ Đặc biệt của Nhật Bản JSF; Quỹ Đặc biệt của Học viện ADB ADBISF. (b) Các phương thức cho vay của ADB - Kênh cho vay: Các hoạt động cho vay của ADB được chia thành hai kênh chính: Kênh cho vay Thông thường và Kênh cho vay Đặc biệt. ADB cấp vốn vay chủ yếu cho các dự án có mức ưu tiên phát triển cao trong các lĩnh vực và các ngành như nông nghiệp, năng lượng, giao thông và truyền thông, cấp nước,vệ sinh, giáo dục, y tế, tài chính, khu vực tư nhân. Các khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu được dùng để chuẩn bị các dự án vốn vay và hỗ trợ các hoạt động tư vấn về cải tổ chính sách và tăng cường năng lực. - Công cụ tài trợ: ADB có các công cụ tài chính khác nhau đối với các chính phủ và khu vực tư nhân của các DMC dựa trên trên cơ sở các ưu tiên của nước thành viên đó. Các công cụ tài trợ mà ADB sử dụng bao gồm cho vay, hỗ trợ kỹ thuật, bảo lãnh (dựa trên uy tín và rủi ro chính trị) và đầu tư cổ phần. Vào tháng 8/2005, bốn công cụ và phương thức tài trợ mới đã được đưa ra. Ba trong số đó đang được áp dụng thử nghiệm từ tháng 9/2005 tới tháng 8/2008 theo Sáng kiến Đổi mới và Hiệu quả của ADB. Đó là công cụ tài trợ đa ngạch MFF, công cụ tài trợ tư nhân cho khu vực công và công cụ tái tài trợ. Các công cụ tài trợ mới này dự kiến sẽ cung cấp cho các khách hàng và các nhóm hoạt động của ADB có thêm các phương án lựa chọn góp phần tài trợ cho các dự án lớn và các chương trình đầu tư dài hạn cụ thể được xác định từ quy hoạch phát triển ngành của quốc gia. - Vấn đề hỗ trợ kỹ thuật: Khác với nhiều nhà tài trợ khác, ADB dành một khoản viện trợ không hoàn lại lớn giúp các nước thành viên đang phát triển thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ và tăng cường năng lực phát triển thể chế. Từ tháng 7 năm 2008, hỗ trợ kỹ thuật được chia thành bốn loại như sau Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án PPTA giúp chuẩn bị các dự án vốn vay được ADB tài trợ hoặc từ các nhà tài trợ khác hoặc cả hai, Hỗ trợ kỹ thuật Xây dựng năng lực CDTA nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan chủ quản và các cơ quan khác, bao gồm cả việc hỗ trợ thực hiện dự án, Hỗ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách PATA để hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển trong việc hoạch định chính sách và Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu và triển khai RDTA cho việc thực hiện các nghiên cứu ngành, chính sách và chuyên đề. - Vấn đề đồng tài trợ của ADB: ADB đang đẩy mạnh đồng tài trợ với các cơ quan tài trợ chính thức, các tổ chức tài chính thương mại, và các cơ quan cấp tín dụng xuất khẩu. Hai dạng đồng tài trợ chủ yếu là Đồng tài trợ song song (các nhà đồng tài trợ hoặc các tổ chức tài chính tài trợ và quản lý kinh phí của họ để thực hiện các hoạt động/hợp phần dự án song hành với các hoạt động tài trợ của ADB) và Liên kết đồng tài trợ (các nhà đồng tài trợ chuyển kinh phí cho ADB và ủy quyền cho ADB quản lý nguồn vốn và dự án). (c) Đối tượng cho vay của ADB Các nước thành viên vay vốn được phân loại thành 4 nhóm, dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người và khả năng trả nợ. Chúng là: các nước chỉ vay ADF (Nhóm A), vay ADF cùng với một lượng hạn chế OCR (Nhóm B1), vay OCR với một lượng hạn chế ADF (Nhóm B2) và các nước chỉ được vay OCR (Nhóm C). Hiện nay, Việt Nam được xếp vào Nhóm B1 và được vay ADF và OCR. I.2. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam I.2.1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế Việt Nam Do điều kiện nghiên cứu luận văn hạn chế, bài viết chỉ xin được đề cập đến nền kinh tế Viêt Nam trong phạm vi kể từ năm 1945 tới nay. Khoảng thời gian này được chia thành 3 giai đoạn chính: - Kinh tế Việt Nam từ 1945 đến 1954. - Kinh tế Việt Nam từ 1955 đến 1985. - Kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay. (a)Kinh tế Việt Nam trong thời kì kháng chiến thực dân Pháp (1945 – 1954) Đất nước thời kì này được chia thành hai vùng, đó là vùng do chính phủ ta kiểm soát và vùng địch tạm chiếm. Nước ta đã đề ra chính sách kinh tế thời chiến là một mặt phá hoại kinh tế địch, còn mặt kia xây dựng kinh tế của ta tại vùng tự trị. Thành tựu của nước ta thời kỳ này gồm: Nước ta đã tăng gia sản xuất nông nghiệp và thực hiện tự cấp tự túc. Nhằm phát triển nông nghiệp, Nhà nước thực hiện chính sách ruộng đất từng bước với những nội dung mang lại ưu đãi cho nông dân như giảm tô, xoá bỏ địa tô phụ và sắc lệnh trưng thu tất cả ruộng đất bỏ hoang tạm cấp cho nông dân nghèo. Năm 1947, lời kêu gọi “toàn thể đồng bào ra sức tăng gia sản xuất” và phong trào thi đua yêu nước đã được hưởng ứng sôi nổi. Bên cạnh đó, Nhà nước còn hướng dẫn nông dân làm ăn tập thể và cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp. Nhờ những biện pháp trên mà nông nghiệp đã có bước phát triển tích cực, cụ thể 2.414.830 tấn là sản lượng lúa từ Bắc Trung bộ trở ra năm 1950. Nhà nước đã phục hồi tiểu thủ công nghiệp và phát triển công nghiệp quốc phòng. Dưới sức ép về nhu cầu hàng tiêu dùng càng cao, ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp quốc doanh dân dụng là hướng ưu tiên thứ hai trong chính sách của Nhà nước. Nhà nước thực hiện tiết kiệm triệt để, chỉ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu. Các ngành thiết yếu đối với kháng chiến và dân sinh như dệt, giấy, muối, mắm... được phục hồi và phát triển. Còn những ngành xa xỉ như đồ thêu, đồ ren… thì tạm ngừng hoạt động. Công nghiệp quốc phòng được phát triển mạnh mẽ hơn cả, nhờ đó mà mức sản xuất vũ khí năm 1950 bằng 22,7 lần so với năm 1946. Công tác vận tải của nước ta cũng được tổ chức lại để phục vụ kháng chiến. Nhân dân ta sửa đường để phục vụ phát triển kinh tế, tới năm 1949 ở miền Bắc có 4.000km được sửa. Các phương tiện cũng phong phú hơn để chở hàng tiếp tế cho bộ đội, cơ quan. Nhà nước thực hiện nền tài chính và tiền tệ phân tán. Trong thời kỳ này, mỗi địa phương phải tự cấp tự túc mọi mặt. Còn Chính phủ chỉ trợ cấp một phần. Chính phủ cũng cho hình thành những khu vực tiền tệ riêng biệt phù hợp với lưu thông hàng hoá ở từng vùng, đáp ứng kịp thời nhu cầu kháng chiến. Bên cạnh những thành tựu kể trên, ở những vùng địch chiếm đóng, tình hình kinh tế diễn biến khó khăn. Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp suy sụp, đối với nông nghiệp thì các mặt hàng như lúa còn 35,4%, ngô còn 9,6%, đối với công nghiệp thì có than còn 33,9%, đường còn 6% ...Ngoại thương lâm vào tình trạng nhập siêu trầm trọng, trong đó nhập khẩu 1951 – 1954 tăng lên 3,2 lần so với gian đoạn 1946 – 1950, mà xuất khẩu bị giảm đi. Tài chính kiệt quệ, tiền tệ mất giá khiến Pháp đã xin viện trợ Mĩ. (d) Kinh tế Việt Nam thời kì 1955 – 1985 Thời kỳ này được chia thành 2 giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn chiến tranh từ 1955 đến 1975 Vào năm 1955 – 1956, kinh tế Việt Nam có một số thành công nhất định như là sự phát triển của loại hình hợp tác xã có khả năng phục vụ khoảng 30% nhu cầu phân phối hàng hoá xã hội. Cấu trúc sở hữu công nghiệp theo khu vực đã dịch chuyển thành công nghiệp quốc doanh với mức tăng trưởng đáng kể (130 xí nghiệp, nhà mấy quốc doanh, 20 hợp tác xã, 40 xí nghiệp tư nhân vừa trở lên, 128 cơ sở nhỏ tư nhân), nhờ đó mà sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng tỷ trọng lên gấp đôi chỉ sau 1 năm. Cùng với đó, các xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp đại đa số vẫn thuộc sở hữu tư nhân, với số lượng tăng từ 24.000 cơ sở năm 1954 lên 53.000 cơ sở năm 1955, và gần 60.000 cở sở năm 1956, tạo công việc cho khoảng 500.000 người lao động, trong đó riêng Hà Nội có khoảng 150.000 người. Khoảng thời gian sau đó nền kinh tế khá trầm lắng cho dù nhiều quan điểm kinh tế mới được đề xuất nhưng chỉ một số là được chấp nhận, số khác phải đợi tới nhiều năm sau mới thực thi như tự do giá cả, đầu tư…Xét trên phương diện tài chính, đặc trưng lớn phải kể đến là hệ thống ngân hàng một cấp và lần đổi tiền năm 1959. Cơ chế hoạt động của ngân hàng là hành chính tập trung, điều hành theo các chỉ tiêu pháp lệnh được giao từ trên xuống. Trong thời kì này, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng lưu thông tiền tệ. Ngày 28/2/1959, Sắc lệnh 15 của Chủ tịch nước cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành tiền mới. Lần đổi tiền này mang ý nghĩa quản lý nhà nước về tiền tệ và phân bố tài sản trong dân cư. - Giai đoạn hòa bình từ 1975 đến 1985 Kinh tế nước ta phát triển chậm chạp bởi các hạn chế sau: mô hình công nghiệp quốc doanh tập trung, sự hạn chế phát triển thị trường nội địa, thu hẹp quy mô sở hữu phi quốc doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế và hệ thống giao thông vận tải yếu. Viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác đóng vai trò đảm bảo an ninh kinh tế tối thiểu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta ngày càng tăng còn năng suất lao động giảm qua các năm trên nhiều ngành kinh tế khác nhau dù sau đó có một ít chuyển biến dẫn tới mức tăng trưởng trung bình 2,3% mỗi năm. (e) Kinh tế Việt Nam thời kì Đổi mới (1986 đến nay) Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIđã xác định đường lối Đổi mới, tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam. Tư duy kinh tế thị trường ngày càng rõ ràng và được thể hiện trong nhiều chủ trương cụ thể: “xoá bỏ quan liêu bao cấp không chỉ với lĩnh vực đời sống mà còn với lĩnh vực sản xuất, phân phối nguồn lực, trao quyền tự chủ cho xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh doanh, khắc phục tình trạng “lãi giả - lỗ thật”. Xoá bỏ ngăn sông cấm chợ với thị trường trong nước và bước đầu với thị trường nước ngoài.”  Nhờ vậy, thời kì sau Đổi mới đã có những thay đổi tích cực rõ rệt đến các ngành nghề và đời sống người dân. Thu nhập bình quân đầu người từ 202 USD của năm 1986
Luận văn liên quan