Luận văn Tiểu thuyết lịch sử của Nguyển Xuân Khánh

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Biết bao chiến công chói lọi của ông cha ta đã đi vào sử sách muôn đời. Thế nhưng, thế hệ trẻ ngày nay lại hờ hững, kém hiểu biết về lịch sử dân tộc. Trong nhà trường, học sinh không “mặn mà” với môn lịch sử. Ngoài cuộc sống, nhiều người thông thạo sử Tàu, sử Tây mà không biết lịch sử Việt. Rất nhiều bài thi Đại học điểm “0” môn lịch sử, thậm chí nhiều học sinh còn xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn. Thực tế đau lòng đó buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách dạy lịch sử trong nhà trường cũng như cách “quảng bá” lịch sử qua văn chương nghệ thuật hiện nay. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng băn khoăn: “Dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới biết đến ta quá ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của chúng ta chậm phát triển. Đến nổi thanh thiếu niên của nước ta rất thông thạo sử Tàu, sử Ấn, sử Hy – La, sử Anh, Pháp ”. Dường như sáng tác về đề tài lịch sử không phải chỉ là niềm say mê của người nghệ sĩ mà còn là một yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, sáng tác về đề tài này không phải dễ. Nhà văn không chỉ có tài năng mà còn có vốn kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực như: lịch sử, địa lý, văn hóa Phải là những nhà văn dày dặn trong nghề mới làm được. Để đáp lại “cơn khát” lịch sử hiện nay, những năm đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện một loạt tiểu thuyết lịch sử dày dặn, công phu, có nhiều đổi mới trong nghệ thuật như: hai bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần, nhà Lý của Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần, Tám đời vua Lý); Hồ Quý Ly, M

pdf112 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết lịch sử của Nguyển Xuân Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Tuyết Nhung TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỂN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Tuyết Nhung TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, cô Phạm Thị Hòa, những người đã giúp đỡ tôi trong việc tim tài liệu luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, phòng sau đại học của trường Đại học sư phạm thành phố HCM đã dạy giỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011 Ngô Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 6 0T1. Lý do chọn đề tài0T ........................................................................................................ 6 0T2. Lịch sử vấn đề0T ............................................................................................................. 7 0T3. Phạm vi nghiên cứu0T .................................................................................................. 17 0T4. Phương pháp nghiên cứu0T ......................................................................................... 18 0T5. Đóng góp của luận văn0T ............................................................................................. 18 0T6. Cấu trúc của luận văn0T .............................................................................................. 19 0TCHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH.0T ................................................................................................................. 20 0T1.1. Bàn về tiểu thuyết lịch sử0T ...................................................................................... 20 0T1.2. Giới thiệu diện mạo chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay. 0T ....................................................................................................................................... 24 0T1.3. Giới thiệu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh0T ........................ 32 0TCHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH0T .................................................................................... 36 0T2.1. Bão táp lịch sử và sự lựa chọn con đường đi của mỗi nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T ................................................................................. 36 0T2.1.1. Bão táp lịch sử và con đường đi của nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly0T ...... 36 0T2.1.2. Làng Cổ Đình và hành trình trở về đạo Mẫu trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn0T ................................................................................................................................... 50 0T2.2. Mạch nguồn văn hóa Việt trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T .. 62 0T2.3. Vấn đề tình yêu trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T ................... 71 0TCHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH0T ........................................................................... 81 0T3.1. Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T ................................................................................. 81 0T3.2. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T ......... 84 0T3.2.1. Điểm nhìn trần thuật0T ......................................................................................... 84 0T3.2.2. Giọng điệu trần thuật0T ........................................................................................ 87 0T3.2.3. Kết cấu0T ............................................................................................................. 93 0T3.3. Thời gian – Không gian trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh0T ...... 98 0T3.3.1. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh0T ................. 98 0T3.3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh0T ............ 101 0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................... 106 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................... 109 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Biết bao chiến công chói lọi của ông cha ta đã đi vào sử sách muôn đời. Thế nhưng, thế hệ trẻ ngày nay lại hờ hững, kém hiểu biết về lịch sử dân tộc. Trong nhà trường, học sinh không “mặn mà” với môn lịch sử. Ngoài cuộc sống, nhiều người thông thạo sử Tàu, sử Tây mà không biết lịch sử Việt. Rất nhiều bài thi Đại học điểm “0” môn lịch sử, thậm chí nhiều học sinh còn xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn. Thực tế đau lòng đó buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách dạy lịch sử trong nhà trường cũng như cách “quảng bá” lịch sử qua văn chương nghệ thuật hiện nay. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng băn khoăn: “Dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới biết đến ta quá ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của chúng ta chậm phát triển. Đến nổi thanh thiếu niên của nước ta rất thông thạo sử Tàu, sử Ấn, sử Hy – La, sử Anh, Pháp”. Dường như sáng tác về đề tài lịch sử không phải chỉ là niềm say mê của người nghệ sĩ mà còn là một yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, sáng tác về đề tài này không phải dễ. Nhà văn không chỉ có tài năng mà còn có vốn kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực như: lịch sử, địa lý, văn hóa Phải là những nhà văn dày dặn trong nghề mới làm được. Để đáp lại “cơn khát” lịch sử hiện nay, những năm đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện một loạt tiểu thuyết lịch sử dày dặn, công phu, có nhiều đổi mới trong nghệ thuật như: hai bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần, nhà Lý của Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần, Tám đời vua Lý); Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề của Nguyễn Quang Thân Tiểu thuyết lịch sử đã gặt hái được những thành công rất to lớn và có ý nghĩa. Thực tế sáng tác đòi hỏi yêu cầu lý luận, nghiên cứu phê bình phải đi cùng với nó. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở nước ta còn ít, chưa bao quát cũng như đi sâu vào mảng này, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ sau 1975 đến nay. Nguyễn Xuân Khánh là một trong những nhà tiểu thuyết lịch sử lớn của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ông sáng tác từ những năm kháng chiến chống Mỹ nhưng thực sự gây tiếng văn trên văn đàn phải kể đến Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa. Đây là những tác phẩm gây xôn xao dư luận, nhận được nhiều ý kiến đánh giá của giới phê bình và đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đánh giá, nhận định tác phẩm là những bài báo, bài phỏng vấn viết khi nhà văn nhận được giải thưởng, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đây chính là mảnh đất trống thôi thúc người viết thực hiện đề tài, nhằm đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, góp một tiếng nói khẳng định sự thành công của các cuốn tiểu thuyết này. 2. Lịch sử vấn đề Sau 1975, Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, văn học bước sang thời kỳ mới: thời kỳ sáng tác văn học trong điều kiện đất nước hòa bình. Công tác lí luận phê bình cũng được quan tâm hơn, trong đó có nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử. Hà Ân trong bài Vài ý kiến về sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử phục vụ các em (Tạp chí Văn học số 3/1979) đã đặt ra câu hỏi: “Gia giảm, chế biến thêm nếu cần, cách đó có nên có trong hư cấu nghệ thuật chăng?”. Tác giả cũng khẳng định: “Mặt hư cấu về một nhân vật là cuộc sống đời thường của nhân vật đó. Xưa nay sử chép về một nhân vật qua các sự kiện lịch sử chính yếu. Nhưng trong một sáng tác văn học, một nhà văn phải gần gũi người đời hơn. Có ăn uống, chơi bời, khôi hài, buồn bã, có vợ con, có sở thích, cá tính, có tật, có tài Càng xây dựng nhân vật văn học cách xa “siêu nhân” bao nhiêu càng có sức thuyết phục người đọc bấy nhiêu.” Nguyễn Huệ Chi – Vũ Thanh với bài viết Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ đăng trên TCVH số 5/1996 đã khẳng định thành công về nhiều mặt của Nguyễn Tử Siêu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử những năm đầu TK XX. Đóng góp từ kết cấu, văn phong đến việc phát huy năng lực tưởng tượng trong tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Tử Siêu cũng hướng tới đời sống nội tâm nhân vật, miêu tả sự bộn bề, phức tạp của cuộc sống Trương Đăng Dung trong cuốn sách Từ văn bản đến tác phẩm văn học (NXBKHXH, 1998) có bài Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G.Lukacs. Bài viết đã trình bày một cách khúc chiết, sáng rõ các luận điểm của Lukacs khi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử. Lukacs cho rằng: tiểu thuyết lịch sử như một thể loại văn học đích thực mới chỉ ra đời vào TK XX mà đại diện lớn nhất là Walter Scott. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống còn các nhân vật lịch sử thì đã sống. Trong TCVH số 9/1999, Bùi Văn Lợi có bài viết Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu TK XX. Tác giả bài viết cho rằng: “Việc nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết đối với người nghệ sĩ vì anh ta có nhiệm vụ phải phản ánh trung thành một hiện thực lịch sử và làm sống lại những nhân vật lịch sử vừa sinh động vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc. Thế nhưng, sự nghiên cứu ấy không thay thế sự tưởng tượng, hư cấu và sáng tạo của các nhà văn. Bởi vì “có khi nhà nghệ sĩ chỉ cần vài khoảng khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử bởi vì tác giả chỉ cần đúng đắn lí tưởng mà thôi”. Bùi Văn Lợi đánh giá: Hư cấu, tưởng tượng chính là một yêu cầu không thể thiếu đối với sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Nhà văn có thể hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, thậm chí có những nhân vật và sự kiện hoàn toàn do trí tưởng tượng của nhà văn tạo nên. Cùng có chung mối quan tâm giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật, Phan Trọng Thưởng có bài Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử (TCVH số 11/1999). Tác giả khẳng định: “Trở lại vấn đề thực chất của sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử, theo tôi, không phải là minh họa lại lịch sử, không phải là truyền đạt lại tri thức lịch sử, cũng không phải là bài học luân lí đạo đức cũ (vì những cái đó, môn lịch sử và môn giáo dục công dân đã làm rồi, nghệ thuật không đặt cho mình nhiệm vụ minh họa lại). Thực chất của sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử là khai thác lịch sử theo một cách thức tiếp cận mới, một cảm hứng lịch sử - công dân mới trên nguyên tắc vừa tôn trọng sự thật lịch sử vừa tôn trọng sự thật nghệ thuật”. Phan Trọng Thưởng cũng đề cao sự sáng tạo trong sáng tác về đề tài lịch sử nhưng đặt ra nguyên tắc là sáng tạo nhưng không được làm sai lệch, méo mó, biến dạng lịch sử. Sáng tạo phải có chừng mực, tôn trọng sự thật lịch sử. Trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử của Hella S.Haasse (TCVH số 3/2002), Phan Cự Đệ đã đánh giá những thành công trong các tiểu thuyết lịch sử của bà Hella S.Haasse đồng thời cũng nêu những quan niệm của nhà văn về cách xử lí chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. Bà Hella S.Haasse luôn cố gắng trung thành với lịch sử nhưng bà luôn nhắc nhở với bạn đọc rằng: “Sự chân thực tuyệt đối là không thể có được vì những nhân vật lịch sử TK XIV và XV mà bà đang sáng tạo ra ít nhiều đều là những sản phẩm của sự hiểu biết và trí tưởng tượng mang màu sắc cá nhân và chủ quan của một con người sống giữa TKXX”. Trong Tạp chí Nhà văn tháng 1/2003, Phan Cự Đệ đã có một bài viết chuyên sâu về tiểu thuyết lịch sử với tựa đề Tiểu thuyết lịch sử. Tác giả đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa mấu chốt đối với những nhà tiểu thuyết lịch sử: “Sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam và ở Châu Âu đã đặt ra nhiều vấn đề lí luận: sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà sử học và nhà viết tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề của cuộc sống hiện tại, sự đồng cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử, các kiểu tiểu thuyết lịch sử trong kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử hiện đại”. Phan Cự Đệ khẳng định: tiểu thuyết lịch sử cần có sự hư cấu, sáng tạo của nhà văn, lịch sử chỉ là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì họ hiện lên trong nhiều mối quan hệ, được miêu tả đời sống nội tâm, quan hệ riêng tư. Trong tiểu thuyết lịch sử, sự kiện lịch sử, sự kiện hư cấu, nhân vật có thật, nhân vật hư cấu trộn lẫn vào nhau. Tiểu thuyết lịch sử sẽ không có một sự thật lịch sử tuyệt đối. Các nhà tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên một điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại do đó làm sáng rõ hiện tại. Đây cũng chính là cách xử lí chất liệu lịch sử của các nhà tiểu thuyết lịch sử hiện nay. Trong cuốn Tiểu thuyết hiện đại của Dorothy Brewster và John Burrell, dịch giả Dương Thanh Bình, xuất bản năm 2003, tác giả đã dành một chương viết về tiểu thuyết lịch sử. Hai tác giả này đồng tình với quan điểm: nhà tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, từ đó soi sáng hiện tại. Cách làm này được đông đảo các nhà tiểu thuyết lịch sử lựa chọn. Nguyễn Tý trên báo Văn nghệ số 39/2003 có bài phỏng vấn nhà văn Thái Vũ: Nhà văn Thái Vũ – Người trung thành viết tiểu thuyết lịch sử. Thái Vũ đã nói rõ quan điểm của mình khi viết tiểu thuyết lịch sử: “Tôi không viết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử. Mà đã viết lịch sử là phải trung thực, tôn trọng sự thật không bịa. Tôi viết là tuyệt đối không bịa, dù là một sự kiện lịch sử hay một nhân vật lịch sử. Hư cấu nhưng không bịa. Tôi viết tiểu thuyết lịch sử nhưng tôi không viết tiểu thuyết mà qua cách hư cấu của tôi: tôn trọng tính chân xác của lịch sử cho nên tôi tôn trọng lịch sử là chính, chứ tôi không hư cấu theo kiểu tiểu thuyết như “miếng giẻ rách vào tấm áo lịch sử””. Tác giả Đỗ Hải Ninh trong luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau TKXX (năm 2003) đã có những nhận xét, đánh giá khá sắc sảo về những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của nước nhà trước Hồ Quý Ly và những đóng góp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong sự vận động tiểu thuyết lịch sử của nước nhà. Đỗ Hải Ninh viết: “Đại thể, tiểu thuyết lịch sử chặng đường này có khả năng bao quát hiện thực khá tốt kết hợp với khả năng hư cấu linh hoạt hơn nhưng chưa thực sự có sức hấp dẫn rộng rãi đối với công chúng. Cách viết còn thiếu mới mẻ, đa dạng. Các cuốn tiểu thuyết lịch sử thường vẫn nặng về sự kiện, tính cách nhân vật bị chi tiết che lấp và chủ yếu vẫn trông vào sự hấp dẫn của cốt truyện” và “Cuốn sách khép lại tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX là tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm này ra đời khi công cuộc đổi mới văn học của nước ta đi qua thời kỳ sôi nổi, ồn ào ban đầu (thậm chí có người còn cho là chững lại) đã đạt được những thành tựu đáng kể và vẫn đang tiếp tục tìm tòi nhưng trầm tĩnh hơn. Một điểm đáng ghi nhận là kinh nghiệm đọc những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử ngày càng đa dạng, dân chủ hơn. Từ lúc ra đời cho đến lúc nhận giải thưởng của Hội Nhà văn, Hồ Quý Ly đã gây được chú ý rỗng rãi trong dư luận”. Bài viết Nguyễn Huy Tưởng – nhà chép sử bằng văn chương (TCVH số 9/2007), tác giả Bích Thu đánh giá những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là tiểu thuyết hóa lịch sử: “Ông không nệ không kể lại lịch sử, không “lịch sử hóa” tiểu thuyết mà đã hư cấu, tưởng tượng, “tiểu thuyết hóa” lịch sử, phát huy khả năng sáng tạo của mình, phục lại một thời đại đã lùi sâu trong kí ức dân tộc. Tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng vừa tạo sự sát gần lại vừa tạo khoảng cách với lịch sử”. Trong cuộc phỏng vấn nhà văn Hà Ân do Hoài Hương thực hiện (Nhà văn Hà Ân, đề tài lịch sử không bao giờ xưa. Báo Văn nghệ Trẻ số 44 ra ngày 26/10/2008), nhà văn đã tâm sự: “Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu, rộng, chính xác của sử gia và trí tưởng tượng sáng tạo vô cùng phong phú của nhà tiểu thuyết”. Tác phẩm sẽ thành công nếu kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó. Nhà văn Hà Ân cũng nêu lên giới hạn của sự sáng tạo tưởng tượng và những yếu tố không thể sai lệch sự thật lịch sử: “Nhà văn có thể cho họ những suy nghĩ, những hành vi, cử chỉ, cách nói năng giao tiếp sinh hoạt theo trí tưởng tượng của mình. Nhưng tưởng tượng gì thì cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc như không thể đổi tên, tước vị, nhân thân và thời gian tồn tại của nhân vật lịch sử”. Hoài Nam có bài Bàn về tiểu thuyết lịch sử đăng trên báo văn nghệ số 45 ra ngày 8/11/2008 đã chỉ ra những hạn chế của tiểu thuyết lịch sử nước ta trong suốt thời gian qua, đó là: Các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tồn tại của vương triều và nền độc lập của quốc gia vì vậy đã bỏ qua một mảng lịch sử rất lớn: cuộc sống nhân quần đã diễn ra trong quá khứ; cảm hứng chủ đạo của các nhà tiểu thuyết lịch sử là ca ngợi, tôn vinh, kính cẩn đã tạo ra “khoảng cách sử thi” không thể san lấp. Khi ấy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trở nên đậm chất truyện kể mà lại nhạt đi rất nhiều chất tiểu thuyết. Nguyễn Thị Tuyết Minh có bài Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử Việt Nam sau 1975 (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4/2009) đã chia tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 thành hai khuynh hướng: khuynh hướng lịch sử hóa tiểu thuyết và khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử. Trong đó, khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử là khuynh hướng chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, đặc biệt là những năm đầu TK XXI. Nhà phê bình Nguyễn Văn Dân có bài Mấy xu hướng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Báo Văn nghệ số 11 ra ngày 12/03/2011) đã khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi”, ông chứng minh điều đó bằng những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ, có chất lượng ra đời liên tiếp trong những năm gần đây và đạt được những giải thưởng danh giá dành cho thể loại tiểu thuyết. Theo đó, ông chia tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại thành ba loại: 1) Tiểu thuyết chương hồi khách quan (tiêu biểu là Ngô Văn Phú, Ngô Đình Danh); 2) Tiểu thuyết lịch sử giáo huấn (Hoàng Quốc Hải); 3) Tiểu thuyết lịch
Luận văn liên quan