Luận văn Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, Lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945 được gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá thường niên ở các cộng đồng dân cư. Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam. Báo chí có một vai trò quan trọng và tỏ ra là một kênh thông tin hữu hiệu nhất để giới thiệu lễ hội Việt Nam. Sự đóng góp của báo chí trong việc phản ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội Việt Nam trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn. Bên cạnh đó, báo chí vẫn còn thể hiện một số hạn chế sau: Chưa truyền tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống dân tộc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng. Qua sự khảo sát tìm hiểu trên 3 tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, báo điện tử Vietnamnet từ năm 2005 trở lại đây với mong muốn có được một nhãn quan về lễ hội Việt Nam qua báo chí, từ đó tham vọng tìm ra những cách chuyển tải tốt hơn hình ảnh lễ hội Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu lễ hội truyền thống và lễ hội hiên đại Việt Nam qua Báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -------KHOA BÁO CHÍ ------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Trà Giáo viên hướng dẫn: GS Hà Minh Đức Hà Nội Tháng 5 / 2006 LỜI MỞ ĐẦU *** T rong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, Lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm…đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền Trung…Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945 được gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá thường niên ở các cộng đồng dân cư. Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam. Báo chí có một vai trò quan trọng và tỏ ra là một kênh thông tin hữu hiệu nhất để giới thiệu lễ hội Việt Nam. Sự đóng góp của báo chí trong việc phản ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội Việt Nam trong tâm trí người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn. Bên cạnh đó, báo chí vẫn còn thể hiện một số hạn chế sau: Chưa truyền tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống dân tộc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng. Qua sự khảo sát tìm hiểu trên 3 tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, báo điện tử Vietnamnet từ năm 2005 trở lại đây với mong muốn có được một nhãn quan về lễ hội Việt Nam qua báo chí, từ đó tham vọng tìm ra những cách chuyển tải tốt hơn hình ảnh lễ hội Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VIỆT NAM 1. Lễ hội - “dòng nước đầu nguồn” của văn hoá Việt Nam: Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và đậm đà bản sắc dân tộc. Các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và nhiều dáng vẻ. Nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về vật chất và tinh thần, thể hiện trình độ sống và dân trí, những quan niệm về đạo lý, nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước Cách mạng Tháng 8 đã đưa ra một định nghĩa sâu sắc về văn hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, con người sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật văn học, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và những phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo đó là văn hoá. Văn hoá là sử dụng tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn” Như vậy có thể nói, văn hoá là chứng tích của trình độ văn minh. Sức mạnh của các nền văn hoá dân tộc đang dần dần được coi như một nhân tố nội sinh trong việc phân tích nghiên cứu các trường hợp thành công của phát triển. Không thể nói đến sự phát triển hoàn thiện của một dân tộc khi văn hoá non kém. Ngược lại, thước đo một nền văn hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trình độ phát triển của xã hội về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, sự phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề con người và môi trường văn hoá, sức sáng tạo bền bỉ trong lao động và đấu tranh của nhân dân và dân tộc đó. Ngay từ đầu Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức mạnh của nền văn hoá dân tộc, xác định nền văn hoá mới phải phục vụ nhân dân: “Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng được lười biếng, phù hoa xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do độc lập làm gốc. Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Với xã hội, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông đàn bà hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng thụ cái hạnh phúc của mình nên được hưởng”. Phải có một nền văn hoá, văn nghệ mới do nhân dân trực tiếp xây dựng và làm chủ, văn hoá phải có ích, phải phục vụ đất nước, phục vụ đời sống nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng 8 đã dành cho văn hoá một vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động xã hội. Yếu tố nội sinh này là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. “Tiên tiến” ở đây nhằm nhấn mạnh đến tính thời đại, tính hiện đại và phẩm chất tiến bộ của văn hoá. “Đậm đà bản sắc dân tộc” là nhấn mạnh cái gốc, cái truyền thống, tính ổn định và bền vững của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nền văn hoá Việt Nam thời kì hiện đại đang tiếp tục sinh sôi phát triển về nhiều mặt. Đối với giá trị văn hoá truyền thống tiếp tục được gìn giữ, khám phá và tôn vinh ở trong và ngoài nước. Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá, là một thành tố quan trọng cấu thành và có tác dụng duy trì những yếu tố văn hoá khác cùng tồn tại. Tham gia lễ hội là một ứng xử văn hoá. Nói đến “lễ hội”, “hội hè”, “đình đám”…là nói đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc đặc biệt là tính cộng cảm làng xã- vun đắp, nâng đỡ tinh thần cho từng cá nhân. Có thể nói, lễ hội đã góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng của làng quê xóm cũ. Nhận thức được ý nghĩa xã hội của lễ hội mà ở bất cứ một thời đại nào, nhà nước nào cũng chăm lo duy trì và phát triển các hoạt động lễ hội cho nhân dân. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai một, ngược lại thời gian như dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp cho sự giàu có cho mảnh đất này. Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ và dẻo dai của một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét. Có những lễ hội nghìn năm tuổi như Hội đền Hùng, Hội chùa Hương, Hội Thánh Gióng. Các lễ hội trên gắn với những sự kiện chính trị, những giá trị tinh thần linh thiêng trong đời sống dân tộc. Sự ổn định của đời sống dân tộc ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống và sự tôn kính thế giới tâm linh của nhân dân Việt Nam là yếu tố hàng đầu tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của lễ hội. Nhân dân hưởng ứng say mê lễ hội là cơ sở cho sự tồn tại của lễ hội. Lễ hội của Việt Nam hôm nay là biểu hiện sinh động cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc, sự thống nhất, hoà bình và ổn định trong đời sống nhân dân. Hơn thế nữa, sự phát triển của lễ hội là một minh chứa sinh động cho sức sống của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. 2. Sự phát triển của Lễ hội Việt Nam Dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử cũng sáng tạo nên nhiều lễ hội. Nhìn về cội nguồn của lễ hội ở nước ta, tìm về cái tinh thần cốt lõi thời sơ khai mà nhờ có nó mới có được một bức tranh về lễ hội đặc sắc như ngày nay. Theo GS.Trần Quốc Vượng thì cần có “phương pháp tiếp cận có hệ thống về lễ hội, đòi hỏi phải coi lễ hội là một thể thống nhất, một toàn thể, một tổng thể hệ thống bao hàm nhiều hệ thống (hệ Lễ, hệ Hội) và nhiều tiểu hệ, vi hệ và quan hệ tương tác nhiều chiều giữa chúng với nhau tạo thành mạng tương quan thời gian - không gian của lễ hội”. Theo phương pháp đó chúng ta sẽ nhận ra được tinh thần cơ bản của lễ hội Việt Nam đó chính là lễ hội Nông nghiệp ngày xưa. Việt Nam là một đất nước có hàng ngàn lễ hội, gắn liền với vùng thuộc khí hậu nhiệt đới, trồng lúa nước, chế độ phong kiến kéo dài, tôn thờ nhiều đạo. Nếu coi mỗi lễ hội là một màu sắc thì có thể nói trên dải đất hình chữ S của chúng ta là cả một bức tranh rực rỡ sắc màu. Qua nhiều thế hệ, phong tục tập quán được truyền lại ở các địa phương, những nét văn hoá truyền thống đó bắt nguồn từ cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt. Do quy định của thể chế chính trị xã hội đương thời, do lễ hội là một hoạt động văn hoá có tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nên các chính thể cầm quyền đều sử dụng nó như một công cụ văn hoá đa năng, để phục vụ mục đích quản lý, duy trì và điều hành hoạt động của đất nước. Bên cạnh lễ hội dân gian truyền thống còn có nhiều lễ hội được tổ chức nhằm chào mừng các sự kiện chính trị- quân sự- văn hoá- xã hội nổi bật của từng giai đoạn. Các lễ hội chào mừng sự kiện lịch sử, đón nhận danh hiệu thi đua… Cần phải khẳng định, lễ hội không phải là hiện tượng bất thành bất biến, lễ hội có nhiều chuyển biến qua dòng chảy thời gian, có sự cải biến cho phù hợp. Là một hoạt động văn hoá dân gian mang tính nguyên hợp, là một hoạt động nổi trội trong đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Lễ hội phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, địa phương ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Đồng thời, lễ hội cũng phản ánh xu hướng vận động và phát triển của các cơ tầng xã hội trong thời gian và không gian lễ hội. Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hiện nay, hoạt động lễ hội đang có sự biến đổi mạnh mẽ, diễn ra theo nhiều hướng có cả tích cực và tiêu cực. Các lễ hội truyền thống được tái hiện, phục dựng ở các địa phương với quy mô và hình thức ngày càng đa dạng. Có thể thấy, hoạt động lễ hội đã tìm lại được vị trí xứng đáng của nó trong đời sống văn hoá của các tầng lớp cư dân trên khắp miền đất nước. Từ sau Cách mạng tháng Tám, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, bảo tồn và tôn vinh những lễ hội thể hiện tinh thần dân tộc và giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ hội dân tộc là một truyền thống lâu đời. Truyền thống ấy cũng như toàn bộ những giá trị do quá khứ để lại, đang được những “người đương thời” thẩm định lại, dưới ánh sáng đường lối chính trị rõ ràng, nhất quán của Đảng Cộng Sản Việt Nam: kế thừa có chọn lọc và có phê phán những di sản văn hoá của quá khứ, tích hợp tinh hoa truyền thống dân tộc tốt đẹp với tinh thần tạo mới để xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới, con người mới Việt Nam. “Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa Mác – Lênin, với đường lối của Đảng và vốn cũ của dân tộc.” Những lễ hội truyền thống được duy trì và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức, đặc biệt là những lễ hội lớn như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng, lễ hội Kiếp Bạc, lễ hội chùa Hương…Những lễ hội này ngày càng thu hút lượng người tham dự rất lớn đến từ các vùng trên cả nước, chính vì thế được tổ chức hoành tráng rầm rộ. Tuy nhiên bên cạnh phần bảo tồn cũng cần có sự chọn lựa và gạt bỏ những yếu tố tiêu cực của lễ hội xưa. Trong lễ hội dân tộc xưa không thiếu những cái hay nhưng cũng còn phần dở. Về cơ bản, những hình thức lễ hội truyền thống nay vẫn giữ được duy trì nhưng cái khó ở đây là làm sao để thể hiện và lưu giữ được cái tinh tuý, cái tinh thần, cái “hồn” của lễ hội xưa. Một mặt khác là sự xuất hiện của nhiều kiểu lễ hội mới gắn với truyền thống cách mạng, với cuộc sống mới và con người mới ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều hình thức lễ hội mới xuất hiện có tính chất nghi lễ kỷ niệm thời điểm ra đời một vùng đất, liên hoan du lịch văn hoá ở những danh lam thắng cảnh như lễ hội Fesival Huế, lễ hội du lịch 350 năm vùng đất Nha Trang, lễ hội Du lịch Quảng Nam, 100 năm Sapa…Những lễ hội này được tổ chức mà nội dung và tính chất của nó liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa xã hội nổi bật trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Địa điểm của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các thành phố, trung tâm đô thị lớn, đặc biệt như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các thành phố thị xã của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Lễ hội hiện đại huy động đến hàng ngàn diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, trung ương và địa phương, có khi có cả đoàn quốc tế đến từ các quốc gia khác. Với quy mô lớn, nghệ thuật trình diễn cao được đạo diễn từ kịck bản nên những hoạt động tại lễ hội hầu hết rất chỉn chu và có hệ thống. Những lễ hội văn hoá du lịch là một bước phát triển mới của lễ hội hiện đại Việt Nam ví dụ như : Lễ hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn Tây Nguyên, lễ hội văn hoá thể thao dân tộc Khmer Nam Bộ…Hình thức lễ hội này là sự kết hợp giữa những yếu tố văn hoá truyền thống của vùng đất với nghệ thuật trình diễn mới cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tạo nên một lễ hội nhiều màu vẻ, có nhiều “đất” để khách tham quan có thể tham gia lễ hội. Ngoài giá trị kinh tế thu được thì lợi ích cao nhất mà lễ hội văn hoá du lịch này đem lại đó là sự lưu giữ, giới thiệu và thể hiện được giá trị truyền thống dân tộc qua các hoạt động tại lễ hội với du khách. Những giá trị tinh thần ấy trở nên sống động và thẩm thấu một cách tự nhiên vào tâm hồn mỗi người để họ hiểu thêm và càng tự hào về đất nước quê hương. Các lễ hội được tổ chức có tầm vóc và hấp dẫn nhờ kết hợp được tính lịch sủ với nghệ thuật, nâng lễ hội lên khỏi tầm vóc địa phương. Tuy nhiên điều không tránh khỏi là sự trùng lặp của các hình thức tổ chức và trình diễn Ở cấp độ vi môn với đơn vị làng, trong nhiều năm qua đã xuất hiện hình thức liên hoan, hội hè “Làng vui chơi, làng ca hát”. Đây là một dạng hội làng thi với nhau qua hoạt động vui chơi ca hát. Đài Tuyền Hình Việt Nam góp phần tổ chức, tuyên truyền trên màn ảnh nhỏ và được khán giả cả nước thích thú theo dõi. Lễ hội thời kì sau cách mạng đã loại bỏ được nhiều yếu tố không thích hợp của lễ hội truyền thống. Trước hết là các nghi thức tôn giáo mang tính chất thần bí với những trò cầu đảo, lên đồng, trừ ma quái, không để cho các thầy mo, thầy phủ thuỷ biến hội lễ thành nơi hành nghề. Các loại tiết mục kiểu như lên đồng gọi hồn…bị loại bỏ trong các hội hè. Nhiều khi các địa phương còn buông lỏng trong khâu tổ chức lễ hội để tình trạng “buôn thần bán thánh” diễn ra. Có hiện tượng xâm phạm đến các di tích lịch sử như cụm di tích chùa Hương, việc tu bổ thêm các khu nhà trong kiến trúc tổng thể của lễ hội thường được tiến hành tuỳ tiện,theo ý chủ quan của một số người, phá vỡ kiến trúc tổng thể của không gian lễ hội. Các lễ hội cổ truyền được khôi phục theo đúng nghi lễ và tập tục nhưng hiện tương thương mại hoá lễ hội đang diễn ra ở hầu hết các lễ hội đang là một vấn đề gây đau đầu với các nhà quản lý văn hoá. Bên cạnh xu hướng hoài cổ, phục cổ là sự pha tạp, lai căng kệch cỡm, sự phồn thực giả tạo trong các hình thức và nội dung thể hiện của lễ hội…là những tác động tiêu cực của hoạt động văn hoá này. Hơn nữa, một điều cần tránh là sự lãng phí về tiền của diễn ra ở các lễ hội hiện nay. Sự lãng phí xa xỉ với đầu óc mê tín dị đoan có xu hướng phát triển. Những điều đó cần phải được loaị bỏ thông qua việc thực hiện nghiêm túc Qui chế lễ hội của Bộ VHTT ban hành ngày 23/08/2001. CHƯƠNG 2: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 1. Dẫn luận về lễ hội truyền thống Việt Nam: Với nền văn minh lúa nước lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội cổ truyền Việt Nam xuất phát từ đó với nhiều hình thức phong phú đa dạng và độc đáo. Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp. Vậy lễ hội truyền thống Việt Nam là lễ hội nông nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín ngưỡng phồn thực trong nông nghiệp của dân tộc Việt Nam luôn cầu mong mưa thuận gió hoà cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Theo GS. Trần Quốc Vượng thì lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm những lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ nông nghiệp như lễ hội “ Tồng Ngồng” của người Tày, lễ tế Thần Nông, lễ hạ điền ( xuống đồng của người Mường), lễ hội thượng điền của người Việt – mà bao gồm cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hái nấm ở rừng, ở bụi bao gồm cả những hội đền, hội phủ, hội chùa, hội đình…Tất cả chúng đều được gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không gian thôn dã với một thời gian thôn dã ( mang tính chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội này phần lớn là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại, sống ở vùng quê và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn hoá Việt Nam được thể hiện đậm nét nhất ở văn hoá làng . Lễ hội cổ truyền là sinh hoạt văn hoá điển hình của văn hoá dân gian truyền thống – thành tố làm nên bản sắc văn hoá làng đó GSTS. Nguyễn Duy Quý có định nghĩa về lễ hội một cách chính xác như sau: ‘Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội…” Lễ hội truyền thống xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người. Lễ hội bao giờ cũng hướng tới một đối tượng Thiên nhiên cần suy tôn: các vị tiên, Phật, thần thánh, những vị Nhiên thần và Nhân thần mà xét đến cội rễ thì đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những anh hùng có công khai phá và xây dựng, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu người hoặc những đấng thiên nhiên giúp con người hướng thiện, tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Lễ hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp, còn là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu quê hương đất nước cùng niềm tự hào về gốc gác cuả mình. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”. Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kì lạ đối với nhiều người, nhiều lứa tuổi. Người đến với lễ hội là đến với chốn linh thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng, ước mong tốt lành. Cái không gian trầm lặng, tôn nghiêm của những ngôi đình mái cong, ngôi chùa rêu phong, ngôi đền cổ kính dưới những tán cổ thụ bỗng sáng lên tưng bừng, rộn rịp bởi những sắc màu của cờ hoa, quạt, kiệu, tán lọng và những âm thanh của hàng loạt nhạc khí, lời ca và những nhịp điệu uyển chuyển…Nhưng yếu tố là nên sự sống động của lễ hội nhất là sự hội tụ của hàng ngàn, hàng vạn người quy tụ về đây vui với tiền nhân. Không gian lộng lẫy uy nghi tạo nên chất hoành tráng và thiêng liêng của lễ hội, có sự khơi dậy cái thiện và mỹ trong tâm hồn mỗi người, thôi thúc họ vươn lên một lý tưởng sống cao đẹp và giàu ý nghĩa hơn. Lễ hội mang sức sống của một dân tộc được minh chứng qua thời gian ngàn năm lịch sử, là một bảo tàng văn hoá sống lưu giữ tín ngưỡng tôn giáo, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, nơi
Luận văn liên quan