Luận văn Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp đáng kểcho sựphát triển nền kinh tếquốc dân nói chung, cung cấp nguồn thực phẩm quý giá cho con người, góp phần giải quyết việc làm cũng nhưnâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cảnước. Nổi bật nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích rộng lớn xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước. ĐBSCL có điều kiện tựnhiên thuận lợi cho phát triển NTTS, địa hình bằng phẳng, đa dạng sinh cảnh, nguồn lợi dồi dào với hệthống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ấm áp quanh năm. Những điều kiện thuận lợi như thế rất phù hợp cho việc phát triển nghề NTTS, đặc biệt là phát triển nghềnuôi thủy sản nước ngọt. Một trong những loài cá có giá trịkinh tế, góp phần phục vụnhu cầu tiêu dùng cho con người là cá Sặc Rằn – loài cá có giá trịkinh tếtrong các vũng trũng phèn, rừng tràm, ruộng lúa ven biển ở một số nước vùng Đông Nam châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. Cá sặc rằn tuy có kích thước nhỏnhưng có khảnăng khôi phục quần đàn nhanh nên có sản lượng cao trong các thủy vực tựnhiên. Với chất lượng thịt ngon, thơm và dai, cá có thể được chếbiến ởdạng tươi hoặc dạng khô, được tiêu thụkhá mạnh cả ởnông thôn và thành phố. Cá sặc rằn được xem là đặc sản của vùng ĐBSCL. Cá sặc rằn cũng là một loài thủy sản dễnuôi, có phổthức ăn rộng bao gồm mùn bã hữu cơ, phiêu sinh động thực vật sẵn có trong môi trường nước Cá cũng có khả năng chịu đựng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường: mức nước thấp, độtrong thấp, nhiệt độcao, pH thấp và đặc biệt là chịu đựng được nước có hàm lượng oxy thấp nhờcó cơquan hô hấp phụ.

pdf49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI CỦA CÁ SẶC RẰN GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT, CÁ HƯƠNG Sinh viên thực hiện Ngô Đinh Thị Phương Thảo MSSV: 0753040087 Lớp: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI CỦA CÁ SẶC RẰN GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT, CÁ HƯƠNG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ts. Phạm Minh Thành Ngô Đinh Thị Phương Thảo MSSV: 0753040087 Lớp: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 3 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Luận văn: Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn phôi, cá bột, cá hương. Sinh viên thực hiện: Ngô Đinh Thị Phương Thảo Lớp: Nuôi trồng thủy sản K2. Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Tây Đô. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện (chữ ký) (chữ ký) ............................................ ............................................. Ts. PHẠM MINH THÀNH NGÔ ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Chữ ký) ............................................. Ths. NGUYỄN VĂN TRIỀU 4 LỜI CẢM TẠ Sau 4 tháng thực tập từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 06 năm 2011, tại trại giống thực nghiệm trường Đại học Tây Đô, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Trước hết tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Ts. Phạm Minh Thành đã tận tình quan tâm, hướng dẫn chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp một cách trọn vẹn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường, động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, và tập thể lớp thuỷ sản K2 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện NGÔ ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO 5 TÓM TẮT Đề tài: “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn phôi, cá bột, cá hương” được tiến hành từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011 tại trại giống thực nghiệm trường Đại học Tây Đô. Mục tiêu là thu thập một số dẫn liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá ở giai đoạn phôi, cá bột, cá hương; góp phần làm cơ sở cho biện pháp kỹ thuật ương nuôi loài cá Sặc Rằn đạt hiệu quả cao. Các phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của I.F.Pravdin 1973 và “Sinh thái học cá” của Nicolski (1963). Kết quả nghiên cứu trên đối tượng là cá Sặc Rằn ở các giai đoạn phát triển phôi, cá bột, cá hương cho thấy: Nhiệt độ không sinh học là 9,14±0,2oC. Ngưỡng nhiệt độ trên của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 41±0,3oC; 41,5oC và 41,5±0,5oC. Ngưỡng nhiệt độ dưới của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 11,5oC; 11,5±0,3oC; 10±0,3oC. Ngưỡng oxy của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 1,3±0,05 mg/lít; 1,15±0,05 mg/lít; 2,25±0,05 mg/lít. Cường độ hô hấp của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 2,2±0,1 mgO2/g/giờ; 1,3±0,05 mgO2/g/giờ; 1,15±0,05 mgO2/g/giờ. Ngưỡng pH trên của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 10±0,2; 10,5±0,06; 10,5±0,15. Ngưỡng pH dưới của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 4,5±0,06; 4±0,06 và 3,5±0,1. Ngưỡng độ mặn của phôi, cá bột, cá hương có các giá trị tương ứng là 9,83±0,3‰; 11,17±0,3‰; 12,33±0,3‰. Từ khóa: sinh lý, sinh thái, ngưỡng nhiệt độ, ngưỡng pH, ngưỡng độ mặn, ngưỡng oxy, cường độ hô hấp, nhiệt độ không sinh học. 6 CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Ký tên NGÔ ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO 7 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................i TÓM TẮT...........................................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................................iv DANH SÁCH CÁC BẢNG ..............................................................................................vi DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1 1.1 Giới thiệu..................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................................3 2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái...............................................................................3 2.1.1 Phân loại ..........................................................................................................3 2.1.2 Hình thái ..........................................................................................................4 2.2 Phân bố .....................................................................................................................5 2.3 Khả năng thích ứng với môi trường.........................................................................6 2.4 Đặc điểm sinh trưởng ...............................................................................................6 2.5 Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................................................7 2.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................8 2.6.1 Thành thục sinh dục và đặc điểm phân biệt cá đực, cá cái..............................8 2.6.2 Sự sinh sản.......................................................................................................9 2.7 Vai trò của một số yếu tố môi trường đối với đời sống thủy sinh vật .....................9 2.7.1 Vai trò của nhiệt độ..........................................................................................9 2.7.2 Vai trò của pH................................................................................................11 2.7.3 Vai trò của oxy...............................................................................................12 2.7.4 Vai trò của độ mặn.........................................................................................13 2.8 Các giai đoạn phát triển của cá ..............................................................................13 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................15 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................15 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................15 3.1.1 Thời gian........................................................................................................15 3.1.2 Địa điểm.........................................................................................................15 3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................15 3.2.1 Dụng cụ nghiên cứu.......................................................................................15 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................15 3.2.3 Thức ăn thí nghiệm........................................................................................15 8 3.2.4 Nguồn nước cho thí nghiệm ..........................................................................16 3.3 Phương pháp tiến hành...........................................................................................16 3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học .................................................................16 3.3.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ .............................................................................17 3.3.3 Xác định ngưỡng oxy ....................................................................................17 3.3.4 Xác định cường độ hô hấp.............................................................................18 3.3.5 Xác định ngưỡng pH......................................................................................19 3.3.6 Xác định ngưỡng độ mặn...............................................................................21 3.4 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả ...........................................................................23 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................24 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................................24 4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá Sặc Rằn (To)........................................................24 4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ..................................................................24 4.1.2 Nhiệt độ không sinh học ................................................................................25 4.2 Ngưỡng nhiệt độ của phôi, cá bột, cá hương cá Sặc Rằn.......................................25 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .................................................................25 4.2.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá .................................................................................26 4.3 Ngưỡng oxy của phôi, cá bột, cá hương cá Sặc Rằn..............................................27 4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ..................................................................27 4.3.2 Ngưỡng oxy ...................................................................................................27 4.4 Cường độ hô hấp của phôi, cá bột, cá hương cá Sặc Rằn ......................................28 4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ..................................................................29 4.4.2 Cường độ hô hấp............................................................................................29 4.5 Ngưỡng pH của phôi, cá bột, cá hương cá Sặc Rằn...............................................30 4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ..................................................................30 4.5.2 Ngưỡng pH ....................................................................................................30 4.6 Ngưỡng độ mặn của phôi, cá bột, cá hương cá Sặc Rằn........................................31 4.6.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ..................................................................31 4.6.2 Ngưỡng độ mặn .............................................................................................31 CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................................33 5.1 Kết luận ..................................................................................................................33 5.2 Đề xuất ...................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................35 Phụ lục A...........................................................................................................................37 9 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm .......................................................................24 Bảng 4.2 Thời gian phát triển phôi cá Sặc Rằn .................................................................25 Bảng 4.3 Nhiệt độ không sinh học của cá Sặc Rằn ...........................................................25 Bảng 4.4 Điều kiện môi trường thí nghiệm .......................................................................26 Bảng 4.5 Ngưỡng nhiệt độ của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương...................26 Bảng 4.6 Ngưỡng oxy của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương..........................28 Bảng 4.7 Cường độ hô hấp của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương ..................29 Bảng 4.8 Ngưỡng pH của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương...........................30 Bảng 4.9 Ngưỡng độ mặn (‰) của cá Sặc Rằn giai đoạn phôi, cá bột, cá hương ............32 10 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1. Cá Sặc Rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) ...............................................4 Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH dưới ...............................................21 Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng độ mặn ................................................23 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT D: vi lưng. A: vi hậu môn. P: vi ngực. HSTT: hệ số thành thục ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long. 12 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung, cung cấp nguồn thực phẩm quý giá cho con người, góp phần giải quyết việc làm cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả nước. Nổi bật nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích rộng lớn xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển NTTS, địa hình bằng phẳng, đa dạng sinh cảnh, nguồn lợi dồi dào với hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ấm áp quanh năm. Những điều kiện thuận lợi như thế rất phù hợp cho việc phát triển nghề NTTS, đặc biệt là phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Một trong những loài cá có giá trị kinh tế, góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho con người là cá Sặc Rằn – loài cá có giá trị kinh tế trong các vũng trũng phèn, rừng tràm, ruộng lúa ven biển ở một số nước vùng Đông Nam châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. Cá sặc rằn tuy có kích thước nhỏ nhưng có khả năng khôi phục quần đàn nhanh nên có sản lượng cao trong các thủy vực tự nhiên. Với chất lượng thịt ngon, thơm và dai, cá có thể được chế biến ở dạng tươi hoặc dạng khô, được tiêu thụ khá mạnh cả ở nông thôn và thành phố. Cá sặc rằn được xem là đặc sản của vùng ĐBSCL. Cá sặc rằn cũng là một loài thủy sản dễ nuôi, có phổ thức ăn rộng bao gồm mùn bã hữu cơ, phiêu sinh động thực vật sẵn có trong môi trường nước… Cá cũng có khả năng chịu đựng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường: mức nước thấp, độ trong thấp, nhiệt độ cao, pH thấp và đặc biệt là chịu đựng được nước có hàm lượng oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cá tự nhiên nói chung và cá sặc rằn nói riêng có sự giảm sút rõ rệt, cá có kích cỡ nhỏ cũng được khai thác triệt để. Đứng trước tình hình đó, để có thể cung cấp đủ lượng cá giống đạt số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu nuôi thì việc nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Trong suốt quá trình phát triển, sinh trưởng và sinh sản, hầu hết các loài cá đều trải qua quá trình biến đổi phức tạp dưới tác dụng của các yếu tố môi trường, trong đó nổi bật nhất là: nhiệt độ, oxy, pH và độ măn. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vòng đời phát triển của cá, từ khi còn là trứng trong bụng mẹ cho đến khi đẻ ra môi trường bên ngoài. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ trải qua quá 13 trình phát triển và sinh trưởng để trở thành cá thể trưởng thành và tham gia vào sinh sản. Quá trình phát triển phôi và giai đoạn cá bột, cá hương sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiều nhất. Đây là giai đoạn biến đổi sinh lý, sinh thái phức tạp, từ một trứng đã được thụ tinh qua quá trình biến đổi dưới tác dụng của môi trường để trở thành ấu thể. Ấu thể có hay không hoàn chỉnh hoặc phát triển đến giai đoạn phôi nang thì dừng lại, đều chịu sự chi phối bởi: nhiệt độ, oxy, pH và độ mặn. Để góp phần vào sự phát triển của kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi một số loài cá ngọt, những giá trị của cá Sặc Rằn mang lại cho con người mà đề tài: “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn phôi, cá bột, cá hương” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thu thập một số dữ liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của giai đoạn phôi, cá bột, cá hương của cá Sặc Rằn, để góp phần làm cơ sở cho các biện pháp phát triển kỹ thuật ương nuôi loài cá Sặc Rằn đạt hiệu quả cao. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định nhiệt độ không sinh học của cá. Xác định ngưỡng nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn của phôi, cá bột và cá hương. Xác định cường độ hô hấp của phôi, cá bột và cá hương. 14 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc Rằn 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo tham khảo một số tài liệu của tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), tác giả Lê Như Xuân (1997), hệ thống phân loại cá sặc rằn được sắp xếp như sau: Ngành: Vertebrata Ngành phụ: Craniata Tổng lớp: Gnathostomata Lớp: Osteichthyes Lớp phụ: Actinopterygii Tổng bộ: Pereomorpha Bộ: Perciformes Bộ phụ: Anabantoidei Họ: Anabantoidae Giống: Trichogaster pectoralis (Regan), 1910. Ngoài tên gọi là cá sặc rằn, thì cá còn có các tên gọi khác (tùy vùng, địa phương hay mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau). Tên địa phương: cá sặc rằn, cá sặc bổi, cá lò tho...... Tên Thái Lan: Plasalis, Plabaimai.... Tên Indonesia: Septasiam, Sibatsiam, Siem... Tên Malaisia: Sepatsiam Tên Campuchia: Traycantho Tên tiếng Anh: Snake Skin Gouramy. 15 2.1.2 Hình thái Hình 1. Cá Sặc Rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) sau khi phân tích 23 mẫu trong tổng số 30 mẫu thu được ở nhiều nơi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mô tả như sau: D. (VI-VIII),(10-11). A. (X-XI),(35-40). P. 3,(7-8). V. 3-4. Vảy đường bên: 49-55. Hệ số Depth= 2,4 (2,25-3,1). Cá có đầu nhỏ, dẹp bên, mõm ngắn, miệng hơi trên, nhỏ, rạch miệng rất ngắn, góc miệng cách xa bờ t
Luận văn liên quan