Luận văn Tình hình nhiễm Ascaris Iumbricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma doudenale/Necator americanus tại trường cấp I Y Wang trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và hiệu quả điều trị liều duy nhất Mebendazol 500mg

Nhiễm giun truyền qua ñất (GTQĐ) là bệnh khá phổ biến trên thế giới, ñặc biệt ở các nước ñang phát triển; trong ñó thường gặp nhất là nhiễm giun ñũa, giun tóc và giun móc/mỏ. Theo ñiều tra của W.H.O (1998), tính chung trên thế giới có 1,4 tỷ người nhiễm giun ñũa; 1,3 tỷ người bị nhiễm giun móc/mỏ và 1 tỷ người bị nhiễm giun tóc, trong ñó trẻ em 6-12 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất[ 27 ]. Việt Nam là nước ñang phát triển, các ñiều kiện về kinh tế và xã hội còn thấp, kết hợp với khí hậu nhiệt ñới gió mùa, nên tỷlệ nhiễm GTQĐ cũng không nằm ngoài quy luật. Nhiều công trình nghiên cứu về các bệnh lý GTQĐ tại Việt Nam ñã ñược tiến hành rất sớm từ những năm 1936 của Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái[17], Phạm Tử Dương, Trịnh Văn Thịnh, và các công trình nghiên cứu trong những năm gần ñây của các tác giả : HoàngTân Dân [5], [6], Lê Đình Công [4], Nguyễn Xuân Thao [23], Phan Văn Trọng [28] Phạm Trung Kiên[14], Trần Quốc Kham và Lê Thị Tuyết[11] Tất cả các côngtrình này công bố kết quả tỷ lệ nhiễm GTQĐ là rất cao, dao ñộng từ 40 cho ñến trên 70%; phổ biến nhất làgiun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ và làm ảnh hưởng lớn ñến sức khỏe cộng ñồng ñặc biệt là trẻ em tuổi học ñường.

pdf95 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình nhiễm Ascaris Iumbricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma doudenale/Necator americanus tại trường cấp I Y Wang trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và hiệu quả điều trị liều duy nhất Mebendazol 500mg, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr−êng ®¹i häc t©y nguyªn ____________ phan tÊn hïng t×nh h×nh nhiÔm Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma duodenale/ Necator americanus t¹i tr−êng cÊp I y wang trªn ®Þa bµn thµnh phè bu«n ma thuét vµ hiÖu qu¶ ®iÒu trÞ liÒu duy nhÊt mebendazol 500mg luËn v¨n th¹c sü y häc Bu«n Ma Thuét, n¨m 2009 i Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr−êng ®¹i häc t©y nguyªn ____________ phan tÊn hïng t×nh h×nh nhiÔm Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura, ancylostoma duodenale/ Necator americanus t¹i tr−êng cÊp I y wang trªn ®Þa bµn thµnh phè bu«n ma thuét vµ hiÖu qu¶ ®iÒu trÞ liÒu duy nhÊt mebendazol 500mg Chuyªn ngµnh : Ký sinh trïng – C«n trïng. M· sè : 607265 luËn V¡N th¹c sü y häc ng−êi h−íng dÉn khoa häc TS. NguyÔn Ngäc xu©n Bu«n Ma Thuét, n¨m 2009 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Phan Tấn Hùng i LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi đối với TS Nguyễn Ngọc Xuân, người đã tận tâm hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin được tỏ lòng biết ơn: - GS. TS Phạm Mạnh Hùng phó ban tuyên huấn Trung Ương, giảng viên bộ môn sinh lý bệnh trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Quân Y, PGS.TS Trần Xuân Mai chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS Phạm Văn Thân chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Xuân Thao Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên, TS Phan Văn Trọng chủ nhiệm khoa y - dược, giảng viên bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Tây Nguyên, TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng viện SR – KST – CT Quy Nhơn, TS Hồ Văn Hoàng phó Viện trưởng viện SR – KST – CT Quy Nhơn, PGS.TS Đặng Tuấn Đạt Viện trưởng viện VSDT Tây Nguyên, TS Chu Mạnh Thăng giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, TS Nguyễn Viết Lô giảng viên trường Đại học Y khoa Huế. Các thầy đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp các kiến thức chuyên ngành cũng như các kiến thức liên quan giúp tôi có đủ điều kiện để viết cuốn luận văn này. Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, lãnh đạo khoa Y Dược, khoa sau Đại học, Bộ môn ký sinh trùng, Bộ môn nhi cùng các bộ phận khác của trường Đại học Tây Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học và bảo vệ luận án i Tôi xin tỏ lòng biết ơn Thạc sĩ Ngô Thị Tâm và các kỹ thuật viên Trung tâm phòng chống bệnh SR – KST – CT tỉnh Dălăk đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện cuốn luận văn. Tôi xin cám ơn ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo, học sinh trường tiểu học Y Wang đã nhiệt tình cộng tác cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện cuốn luận văn. Tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong quá trình học tập. Tác giả Phan Tấn Hùng i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan..i Lời cám ơn.ii Mục lục.iii Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị ĐẶT VẤN ĐỀ...1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU3 1.1 Chu kỳ phát triển của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ3 1.2 Tác hại của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ5 1.3 Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ7 1.4 Một số chỉ số về nhiễm GTQĐ được sử dụng trong nghiên cứu.12 1.5 Các thuốc điều trị giun truyền qua đất.13 1.6 Hiệu quả điều trị GTQĐ của mebendazol18 CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1 Địa điểm nghiên cứu20 2.2 Thời gian nghiên cứu...20 2.3 Đối tượng nghiên cứu..20 2.4 Mẫu nghiên cứu...20 i 2.4.1 Cỡ mẫu20 2.4.2 Chọn mẫu21 2.4.3 Tiêu chuẩn loại trừ..21 2.5 Kỹ thuật thu thập thông tin..21 2.5.1 Kỹ thuật xét nghiệm phân...21 2.5.2 Cách lấy bệnh phẩm...23 2.6 Vật liệu hoá chất dùng trong nghiên cứu.23 2.7 Nhóm chỉ số mô tả điều tra KAP.23 2.8 Nhóm chỉ số nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm GTQĐ ..23 2.9 Đánh giá tác dụng điều trị giun bằng mebendazol 500mg liều duy nhất24 2.10 Phương pháp sử lý số liệu..24 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.25 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.25 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun, cường độ nhiễm giun..26 3.3 Hiệu quả điều trị liều duy nhất mebendazol 500mg34 3.4 Điều tra KAP của học sinh.. 36 CHƯƠNG IV : BÀN LUẬN .47 4.1 Địa điểm nghiên cứu47 4.2 Đặc điểm nhóm nghiên cứu.47 4.3 Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm GTQĐ......48 4.4 Kết quả điều trị.55 4.5 Kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ với nhiễm GTQĐ......58 i KẾT LUẬN.66 KIẾN NGHỊ ...68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt : - CS Cộng sự - GTQĐ Giun truyền qua đất Tiếng Anh : - Eggs per gram of faeces (epg) : số trứng/gr phân - Knowledge- Attitude- Practise (KAP) :Kiến thức – thái độ - thực hành - World health organization(WHO) : Tổ chức Y Tế Thế Giới i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng1.1 Tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở học sinh nông thôn và thành phố của một số quốc gia 8 Bảng 1.2 Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của nước ta 10 Bảng 1.3 Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở trẻ em Gia Lai theo tuổi 11 Bảng 1.4 Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở trẻ em huyện Lăk 12 Bảng 1.5 Cường độ nhiễm GTQĐ theo W.H.O 12 Bảng 3.1 Phân bố các nhóm đối tượng trong điều tra nghiên cứu 25 Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh điều tra 26 Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ nhiễm giun theo lớp 27 Bảng 3.4 Phân bố tỷ lệ nhiễm giun theo dân tộc 28 Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun đủa, giun tóc, giun móc/mỏ và nhiễm phối hợp 29 Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo dân tộc 30 Bảng 3.7 Tỷ lệ nhiễm giun theo giới 31 Bảng 3.8 Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ theo lớp 32 Bảng 3.9 Cường độ nhiễm giun đủa, giun tóc, giun móc/mỏ 33 Bảng 3.10 Cường độ nhiễm trung bình giun đũa, giun tóc, giun móc/ mỏ 33 Bảng 3.11 Cường độ nhiễm trung bình giun móc/mỏ của học sinh kinh so với học sinh dân tộc thiểu số 34 Bảng 3.12 Kết quả sau điều trị bằng mebendazol với giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 34 i Bảng 3.13 Hiểu biết của học sinh về các nguyên nhân nhiễm giun 36 Bảng 3.14 Hiểu biết của học sinh về tác hại của bệnh nhiễm GTQĐ 37 Bảng 3.15 Hiểu biết của học sinh về các biện pháp phòng nhiễm giun 38 Bảng 3.16 Thái độ của học sinh về phòng nhiễm GTQĐ 39 Bảng 3.17 Tỷ lệ bao phủ và các dạng hố xí của gia đình học sinh 40 Bảng 3.18 Thực hành của học sinh về phòng chống nhiễm GTQQĐ 41 Bảng 3.19 Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân gây phát tán trứng giun trong môi trường 42 Bảng 3.20 Nhiễm giun ở nhóm hiểu biết đầy đủ các nguyên nhân nhiễm giun và không hiểu biết đầy đủ các nguyên nhân nhiễm giun 42 Bảng 3.21 Nhiễm giun ở nhóm hiểu biết đầy đủ các biện pháp phòng chống nhiễm GTQĐ và nhóm hiểu biết không đầy đủ các biện pháp 43 Bảng 3.22 Nhiễm giun ở nhóm có đi dép và nhóm đi chân không 44 Bảng 3.23 Nhiễm giun ở nhóm đi cầu vào hố xí và nhóm không đi cầu vào hố xí 44 Bảng 3.24 Nhiễm giun truyền qua đất ở nhóm uống nước lã và nhóm uống nước đun sôi để nguội. 45 Bảng 3.25 Nhiễm giun ở nhóm có uống thuốc và nhóm không uống thuốc tẩy giun trong vòng sáu tháng. 45 Bảng 3.26 Nhiễm giun ở nhóm có và không có rửa tay trước lúc ăn và sau khi đi vệ sinh 46 i i DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc của các benzimidazol 14 Hình 3.1 Phân bố các nhóm đối tượng trong điều tra nghiên cứu 26 Hình 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun chung 27 Hình 3.3 Phân bố các nhóm đối tượng trong điều tra nghiên cứu 28 Hình 3.4 Tỷ lệ nhiễm giun theo dân tộc 29 Hình 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 30 Hình 3.6 Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo dân tộc 31 Hình 3.7 Tỷ lệ nhiễm giun theo giới 31 Hình 3.8 Tỷ lệ nhiễm giun đũa,giun tóc,giun móc/mỏ theo lớp 32 Hình 3.12 Kết quả sau điều trị bằng mebendazole với giun đũa Giun tóc, giun móc/mỏ 35 Hình 4.1 Giấy vệ sinh quanh gốc cà phê 59 Hình 4.2 Nhà vệ sinh của nhà trường không dùng vì thiếu nước 60 Hình 4.4 Nhà vệ sinh làm tạm sơ sài và không xử dụng 60 i ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) là bệnh khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển; trong đó thường gặp nhất là nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ. Theo điều tra của W.H.O (1998), tính chung trên thế giới có 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa; 1,3 tỷ người bị nhiễm giun móc/mỏ và 1 tỷ người bị nhiễm giun tóc, trong đó trẻ em 6-12 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất[ 27 ]. Việt Nam là nước đang phát triển, các điều kiện về kinh tế và xã hội còn thấp, kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên tỷ lệ nhiễm GTQĐ cũng không nằm ngoài quy luật. Nhiều công trình nghiên cứu về các bệnh lý GTQĐ tại Việt Nam đã được tiến hành rất sớm từ những năm 1936 của Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái[17], Phạm Tử Dương, Trịnh Văn Thịnh, và các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây của các tác giả : Hoàng Tân Dân [5], [6], Lê Đình Công [4], Nguyễn Xuân Thao [23], Phan Văn Trọng [28] Phạm Trung Kiên[14], Trần Quốc Kham và Lê Thị Tuyết[11] Tất cả các công trình này công bố kết quả tỷ lệ nhiễm GTQĐ là rất cao, dao động từ 40 cho đến trên 70%; phổ biến nhất làgiun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ và làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm điển hình, kết hợp với điều kiện điạ lý và đời sống kinh tế xã hội còn thấp, nhiều khó khăn hơn so với các vùng miền khác trong cả nước nên tỷ lệ bệnh nhiễm GTQĐ cũng rất cao. Nhiều tác giả đã tiến hành các công trình nghiên cứu trên quy mô diện rộng ở các tỉnh Tây Nguyên như : Vũ Đức Vọng [30], Nguyễn Xuân Thao [23], Ngô Thị Tâm i [21], Phan Văn Trọng [28], kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ chung khá cao dao động từ 50-92%. Tỉnh Daklak, với ưu thế thuận lợi có Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên, có trường Đại Học Tây Nguyên đóng trên địa bàn tỉnh nên các công trình nghiên cứu về bệnh lý liên quan đến GTQĐ khá phong phú[3], [23], [28], [30] Để góp phần bổ sung ngày càng hòan thiện bức tranh dịch tể học của bệnh GTQĐ tại địa bàn Daklak và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp bằng thuốc với một số loại GTQĐ phổ biến trên cơ sở kết quả đã điều tra, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “ Tình hình nhiễm Ascaris lumbricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma duodenale/Necator americanus tại trường cấp một Y wang trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và hiệu quả điều trị liều duy nhất mebendazol 500mg”. Đề tài nghiên cứu với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm GTQĐ học sinh trường tiểu học phổ thông Y Wang thuộc địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống GTQĐ của học sinh tại cộng đồng. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng mebendazol liều duy nhất 500mg. i CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chu kỳ phát triển của của các loại GTQĐ gần tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phát triển trong cơ thể vật chủ, và giai đoạn phát triển ngoài cơ thể vật chủ. Trong cơ thể vật chủ giun sống ký sinh ở một vị trí nào đó ( giun đũa, giun móc ở ruột non, giun tóc ở đại tràng) phát triển đẻ trứng, trứng được thải trừ theo phân và phát triển ở môi trường bên ngoài. 1.1. Chu kỳ phát triển của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. 1.1.1. Chu kỳ phát triển của giun đũa ( Ascaris lumbricoides) [5], [6],[16], [17], [22], [24]. Chu kỳ phát triển của giun đũa (Ascaris lumbricoides) gồm hai giai đoạn, giai đoạn phát triển trong cơ thể người và giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. NGƯỜI ============== NGOẠI CẢNH - Giai đoạn trong cơ thể người : giun đũa ký sinh ở ruột non. Người mắc bệnh giun đũa là do ăn phải thức ăn nhiễm trứng giun đũa có ấu trùng; khi vào ruột, trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột đến mạch mạc treo rồi tới gan. Tại gan, ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan tới tim, theo động mạch phổi lên phổi. Tại phổi, ấu trùng phát triển nhanh ở các phế nang, sau đó theo khí phế quản lên hầu họng, xuống ruột non thành giun trưởng thành. Trung bình giun cái trưởng thành đẻ mỗi ngày 2 x 105 trứng, trứng bị cơ thể đào thải theo phân ra ngoài. i - Giai đoạn ở ngoại cảnh : Trứng giun đũa được đào thải ra ngoài cơ thể gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 24 – 25o C, độ ẩm trên 80% và có oxy) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Chu kỳ của giun đũa trung bình khoảng 60 ngày, đời sống giun đũa trung là 13 tháng. 1.1.2. Chu kỳ phát triển của giun tóc(Trichuris trichiura)[6], [16], [17]. Chu kỳ phát triển giun tóc gồm hai giai đoạn, giai đoạn phát triển trong cơ thể người và giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. NGƯỜI ================= NGOẠI CẢNH. - Giai đoạn phát triển trong cơ thể người : giun tóc ký sinh ở đại tràng. Người mắc bệnh giun tóc là do ăn phải thức ăn nhiễm trứng giun có ấu trùng; khi vào ruột non, trứng giun tóc phát triển thành ấu trùng, ấu trùng di chuyển xuống đại tràng và phát triển thành giun trưởng thành. Trung bình một con giun cái mỗi ngày đẻ 5.000 – 20.000 trứng, trứng sau đó được đào thải theo phân ra ngoài; giun có thể sống và phát triển trong cơ thể người từ 5 – 6 năm. - Giai đoạn ở ngoại cảnh : Trứng giun tóc sau khi đào thải ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp ( nhiệt độ 25 – 300 C, độ ẩm trên 80% , có O2 ) sau chừng 17 ngày, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Chu kỳ phát triển của giun tóc trung bình khoảng 30 ngày. 1.1.3. Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ(Ancylostoma duodenale/Necator americanus)[5], [16], [17], [23]. Chu kỳ phát triên của giun móc/mỏ gồm hai giai đoạn, giai đoạn phát triển trong cơ thể người và giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. NGƯỜI ================== NGOẠI CẢNH. - Giai đoạn phát triển trong cơ thể người : Người nhiễm giun móc/mỏ chủ yếu là do ấu trùng xuyên qua da. Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng vào tĩnh i mạch về tim, sau đó theo động mạch phổi lên phổi. Tại phổi, ấu trùng gây tắc mao mạch phổi, tạo bệnh cảnh viêm phế nang thâm nhiễm tăng bạch cầu ưa a xít rồi gây vỡ phế nang, phản xạ ho đưa ấu trùng lên hầu họng sau đó ấu trùng được nuốt xuống đường tiêu hoá phát triển thành giun trưởng thành. Trung bình mỗi ngày giun cái đẻ 30.000 trứng, giun mỏ đẻ ít hơn 10.000 trứng/24 giờ. - Giai đoạn ngoại cảnh : trứng sau khi đào thải ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi ( nhiệt độ 24 – 250 C, độ ẩm trên 80%, có O2 ) chỉ sau một ngày đã phát triển thành trứng có ấu trùng và phát triển thành ấu trùng(giai đoạn I). Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm thích hợp( nhiệt độ 24 – 300 C, độ ẩm 80%, có O2 ), ấu trùng giai đoạn I phát triển sang ấu trùng giai đoạn II, giai đoạn III. Trong điều kiện thuận lợi ấu trùng có thể tồn tại 18 tháng. Ấu trùng giai đoạn III tìm vị trí cao, độ ẩm thích hợp để cư trú. Khi có điều kiện sẽ xâm nhập qua da để vào cơ thể người. Thời gian hoàn thành chu kỳ là 3 – 4 tuần, giun móc có thể sống tới 10 – 15 năm. 1.2. Tác hại của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. 1.2.1. Tác hại của giun đũa. Giun đũa gây nhiều tác hại và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung đối với cơ thể: tại phổi có thể gây hội chứng Loeffler với ho đau ngực, tăng bạch cầu ái toan. Giun ký sinh ở ruột non chiếm dụng chất dinh dưỡng của cơ thể gây suy dinh dưỡng [16], [22], [24]. Theo tính toán trẻ nhiễm trung bình 26 con giun đũa, với khẩu phần thức ăn 35 -50 gr proteine thì trẻ sẽ mất trung bình 10% lượng dưỡng chất trên [24]. Tripathy (1971), nghiên cứu trên 12 trẻ 5 -10 tuổi, nếu trẻ nhiễm trung bình 48 con thì mỗi ngày trẻ mất 7,2% proteine, 14,3% chất béo trong khẩu phần ăn[18] . Ngoài chiếm dụng thức ăn, giun đũa còn gây rối loạn hấp thu tại ruột làm trẻ suy dinh dưỡng. Nghiên cứu ảnh hưởng của giun đũa đối i với hấp thu vitamin cho thấy trẻ nhiễm giun đũa mức độ trung bình chỉ hấp thu 80,1% lượng vitamine A được uống, trong khi đó trẻ không nhiễm giun thì tỷ lệ hấp thu đạt trên 99% [18]. Trong quá trình sinh sống giun đũa còn tiết ra các chất gây dị ứng cho cơ thể. Nếu số lượng nhiều giun đũa gây các biến chứng cơ học : giun chui ống mật, viêm ruột thừa, tắc ruột.. v..v. 1.2.2. Tác hại của giun tóc : Trung bình một con giun tóc mỗi ngày chỉ hút khoảng 0,005ml máu, nhưng nếu số lượng nhiều, giun tóc gây tổn thương niêm mạc đại tràng, kích thích gây hội chứng lỵ. Nếu thời gian nhiễm giun kéo dài gây chậm phát triển tinh thần, vận động, thiếu máu gây bội nhiễm các vi khuẩn thương hàn, tả, vi khuẩn sinh mủ có thể gây sa trực tràng [6], [14]. 1.2.3. Tác hại của giun móc/mỏ : Giun móc/ mỏ gây nhiều tác hại cho cơ thể người, nhưng tác hại đáng chú ý nhất là gây thiếu máu. Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng nơi rất giàu mạch máu, trung bình mỗi ngày một con giun móc trưởng thành hút 0,16 – 0,34 ml máu, giun mỏ hút 0,03 – 0,05 ml máu, Ngoài hút máu, giun còn tiết ra các peptide có tác dụng ức chế yếu tố đông máu ( Xa, VIIa), yếu tố tổ chức làm chảy máu liên tục, hậu quả là gây thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt những trường hợp nặng thì tình trạng thiếu máu mạn tính gây nhiều biến chứng như suy tim, và thậm chí gây suy tuỷ [44]. Trẻ nhiễm giun móc nặng sẽ bị thiếu máu, thiếu sắt, giảm áp lực keo do mất huyết tương gây phù, trẻ chậm phát triển thể chất, giảm sút trí tuệ[23], [28]. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy ngoài thiếu máu trẻ còn bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng của cơ thể. Hậu quả trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm i khuẩn hơn so với các trẻ bình thường. Ngoài ra các bệnh dị ứng như hen, mày đay, dị ứng với nhiều loại thức ăn... cũng đã được đề cập[40]. 1.3. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. 1.3.1. Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ trên thế giới : Theo điều tra của W.H.O (1998), tính chung trên thế giới có 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa; 1,3 tỷ người bị nhiễm giun móc/mỏ và 1 tỷ người bị nhiễm giun tóc, trong đó trẻ em 6-12 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất[ 27 ]. Awashi S. (1997), nghiên cứu trên 1061 trẻ từ 1,5 – 3,5 tuổi tại Nhật Bản thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột chung là 17,5%, trong đó GTQĐ là 68,1% [trích dẫn từ14]. Ananthakrian (1997), tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em Ấn Độ là 5 -76% [33]. Mahendra Raj S (1998), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun của trẻ em Malaisia công bố tỷ lệ nhiễm GTQĐ là 73% [39]. Magambo. J. K(1998), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun của trẻ em Sudan cho kết quả với giun móc 13,1%, giun tóc là 1,8% [38]. Jamaneh L (1998), tỷ lệ nhiễm giun đũa trẻ em Ethiopia là 29 - 38%, giun móc là 7 - 15% [36]. Kightlinger L.K(1998), nghiên cứu trên 667 trẻ em thấy nhiễm giun đũa ở trẻ em Madagasca là 93%, giun tóc là 55%, giun móc/mỏ là 27%[37]. Saldiva.S.R (1999), tỷ lệ nhiễm giun đũa trẻ 1-12 tuổi ở Brazin là 41% , và tỷ lệ nhiễm giun móc là 40% [43]. Theo các số liệu cập nhật ở một số nước Á –Phi- Mỹ la tinh cho số kết quả[42]. i Bảng 1.1 Tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở học sinh nông thôn và thành phố của một số quốc gia Nước Tuổi Giun đũa Giun tóc Giun móc Thành phố Nông thôn Thành phố Nông thông Thành phố Nông thôn Malawi (n = 553 ) 3-14 15,40 0,7 - - 0,4 2,1 Tanzania (n = 256) 3-14 60,60 63,6 100 100 97,6 94,6 Cameroon (n = 211 ) 8-15 33,9 56,4 32,3 59 0 5,1 Brazil (n = 236 ) 5-15 6,1 1,3 0,7 0,1 4,3 4,4 Malaysia (n = 3073 ) < 15 51,7 21,2 65,3 29,1 5,7 5,9 Như vậy tỷ lệ nhiễm GTQĐ, đặc biệt nhất là giun đũa, tóc, móc/mỏ ở các nước trên đều chiếm một tỷ lệ khá cao, đặc biệt là ở trẻ em tuổi học đường. 1.3.2 Tình hình nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ tại Việt Nam. Nước ta do các đặc điểm về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng và kinh tế xã hội còn thấp là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của GTQĐ, vì vậy tỷ lệ nhiễm GTQĐ rất cao. Nhiều công trình nghiên cứu đ
Luận văn liên quan