Luận văn Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này. Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kĩ luật lao động Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên. Chính vì thế em xin chọn đề tài : “Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011” để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này. Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kĩ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên. Chính vì thế em xin chọn đề tài : “Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011” để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ thực trạng, nguyên nhân cho vấn đề xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011 để từ đó đề ra các giải pháp cho các giai đoạn sau. Đối tượng và phạm vi Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh cả nước Việt Nam và đối tượng là lực lượng lao động ra nước ngoài làm việc trong những năm gần đây bằng các hình thức và không trái với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tài liệu có được từ việc thống kê tổng kết vấn đề xuất khẩu lao động của nhiều nguồn khác nhau kết hợp hai phương pháp diễn giải và quy nạp để làm rõ mục tiêu đã đặt ra. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận Một số khái niệm Xuất khẩu lao động là hoạt động mua, bán hàng hoá sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài. Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước. Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài. Hoạt động mua, bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiền công). Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoả thuận) theo ý muốn của mình. Nhưng hoạt động mua, bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua, bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới - quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên. Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động. Các hình thức xuất khẩu lao động Theo điều 6 của Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức sau đây : Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Hợp đồng cá nhân. Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng có quy định đối với những doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại điều 8 và 9 như sau : Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép: Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài Theo điều 28 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài như sau : Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép; Người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài; Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng; Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài Theo điều số 31 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động được đưa đi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây : Được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép; Chỉ được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài; Có phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài; có phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng; Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam. Điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề Theo điều số 34 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì Doanh nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề khi có đủ các điều kiện sau đây: Có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng nhận lao động thực tập) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Có Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (sau đây gọi là Hợp đồng đưa người lao động đi thực tập) quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật này; người lao động được doanh nghiệp đưa đi thực tập nâng cao tay nghề phải có Hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; Ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Có tiền ký quỹ thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ. Điều kiện để tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo điều số 31 Luật số 72/2006/QH11 của Quốc hội : Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì tổ chức sự nghiệp được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây: Là tổ chức sự nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người lãnh đạo điều hành tổ chức sự nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận. Chương 2 Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 2.1. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam Trong nhiều năm qua, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu ra khá nhiều nước trên thế giới. Cho dù kinh tế thế giới trong gia đoạn khó khăn nhưng trong năm 2011 vừa qua số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 101,15% đề ra, tăng 2,9% so với năm 2010. Trước đó trong 3 năm, từ 2006 đến 2008, gần 250.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm khoảng 83.000 người, chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Trong năm 2011, sự kiện ở Libya cũng khiến cho hơn 10.000 lao động Việt Nam phải quay về nước và tất nhiên cũng không thể đưa thêm lao động sang thị trường này. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này. Một số thị trường mới tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu. Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng sau khi về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng vốn kỹ năng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu. SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỜI KÌ 2007 - 2011 NĂM SỐ LAO ĐỘNG ( người) 2007 85020 2008 86990 2009 65631 2010 85546 2011 88298 Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD.  Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD.  Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động. 2.1.1. Những thành tựu đạt được trong các năm Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số nam là 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%. Đối với một nước dân số trên 87 triệu dân, với trên một nữa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị năm 2011 lên đến 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập cho đất nước. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay nghề và tác phong làm việc cho người lao động... Những người này, với những kinh nghiệm học hỏi được cùng với số vốn mà họ tích lũy được sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (trang thông tin điện tử - Bộ lao động - Thương binh và xã hội ngày 20/2/2008), trong năm 2007, Hiệp hội biểu dương 19 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó công ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, còn lại các công ty khác đã đưa được hơn 1.000 lao động / năm như các công ty TRAENCO, công ty TTLC…Đạt được kết quả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rất nhiều khó khăn như thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khan hiếm, đã góp phần cùng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước đưa được hơn 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong năm 2007, Trung tâm Lao động Ngoài nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ giao về công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là năm thứ hai Trung tâm phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chức thành công 2 đợt kiểm tra tiếng Hàn cho hơn 16 nghìn lao động; phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương hướng dẫn người lao động thi đạt chứng chỉ làm hồ sơ dự tuyển và gửi hồ sơ qua mạng để chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Tính đến ngày 31/12/2007, Trung tâm đã đưa được 10.490 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Chất lượng lao động được tuyển chọn cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiếng Hàn và tay nghề, tạo được uy tín đối với chủ sử dụng lao động trong những năm tới. Ngoài ra, đơn vị còn chủ trì, phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc và Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ tổ chức 4 đợt kiểm tra tay nghề, thể lực và phỏng vấn cho 1046 lao động trong ngành xây dựng, trong đó có 465 người đã được lựa chọn ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động. Cũng trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức 248 lớp học giáo dục định hướng cho 9867 lao động. Việc giáo dục định hướng được tổ chức ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đã giúp người lao động giảm chi phí đi lại trong thời gian đào tạo và tiếp tục củng cố tiếng Hàn trong thời gian chờ xuất cảnh, nâng cao nhận thức của người lao động trước khi sang làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh công tác tuyển chọn và đưa lao động sang Hàn Quốc, Trung tâm cũng phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) tổ chức tốt việc tuyển chọn và đào tạo cho tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo Bản Ghi nhớ giữa Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Chủ tịch IMM Japan ngày 11/10/2005. Nhờ đó, trong năm đã đưa được 138 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản theo chương trình này, được phía bạn đánh giá cao, tạo cơ sở mở rộng chương trình với quy mô và số lượng lớn hơn (riêng năm 2008, chỉ tiêu Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 350 tu nghiệp sinh). Ngoài ra, Trung tâm cũng tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận thẩm định và xác nhận cho gần 7000 lao động đi làm việc tại Đài Loan theo hợp đồng thứ hai. Trung tâm cũng tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác; tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan chức năng và người lao động về Chương trình EPS, cảnh báo kịp thời những hành vi cò mồi, môi giới, lừa đảo người lao động. Năm 2008, Trung tâm Lao động Ngoài nước sẽ tập trung thực hiện tốt công tác tuyển chọn lao động; chú trọng công tác đào tạo, giáo dục định hướng nhằm nâng cao chất lượng lao động và tu nghiệp sinh; đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian chờ xuất cảnh; phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc để quản lý người lao động; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý tài chính, tăng cường công tác kiểm tra và kiện toàn tổ chức bộ máy. Những đóng góp của trung tâm trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan tiếp tục giữ vị trí thứ 2 tại thị trường này và hứa hẹn tiếp tục gia tăng. Phía Đài Loan đang thực hiện cơ chế kiểm soát gắt gao đối với các trường hợp lao động bỏ trốn. Lao động Việt Nam tại Đài Loan ngày tăng mạnh. (Ảnh: CTV) Lãnh đạo Tổng cục lao động Ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện nhu cầu nhân lực tại Đài Loan đang tiếp tục tăng lên do nền kinh tế ở khu vực này đang phát triển khá mạnh mẽ. Theo đó số lượng lao động nước ngoài tới làm việc tại Đài Loan cũng gia tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu nhân lực. Cùng với nhu cầu nhân lực gia tăng mạnh mẽ, phía Đài Loan đã bắt đầu nới lỏng biên độ “tổng lượng lao động nước ngoài” trên thị trường; Tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan đã tăng mạnh chưa từng có.  Theo thống kê của cơ quan lao động Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2011, số lượng lao động nước ngoài tại Đài Loan tăng thêm xấp xỉ 22.500 lượt người, tăng hơn gấp 2 lần so với lượng gia tăng cùng kì năm ngoái. Cơ quan chức năng dự đoán, con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng hàng tháng và chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 400.000 người trong tháng tiếp theo. Cũng theo báo cáo từ Cục quản lý lao động Ngoài nước về tình hình lao động Việt Nam tại Đài Loan, tổng số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực sản xuất tại Đài Loan vẫn gia tăng mạnh. Cụ thể, tổng số lao động ta tại Đài Loan là 85.650 người, tăng 6.269 lượt người kể từ đầu năm, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan và chiếm 21,43% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại thị trường này. Trong đó lao động ngành sản xuất và xây dựng chiếm 29,63% thị phần ngành nghề; lao động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão tại Đài Loan hiện vẫn do phía Việt Nam cung ứng là chủ yếu, chiếm 74,79% thị phần ngành nghề… 2.1.2. Những hạn chế Mặc dù xuất khẩu lao động đã đạt được những thành tựu kể trên nhưng vấn đề này vẫn tồn tại môt số hạn chế. Công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng lao động trong nước. So với các nước trong khu vực