Luận văn Tính toán, Thiết kế hệ thống cấp nước cho Khu cư xá Bà Điểm – Hóc Môn (có kèm bản vẽ)

1.1. Giới thiệu Tp Hồ Chí Minh Diện tích: 2.095,239 km2. Dân số: 6.239.938 người (2005). Dân tộc: Việt, Hoa, Khơme, Chăm Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân hàng năm 1979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông. Đơn vị Hành chính: 24 quận huyện. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

doc75 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính toán, Thiết kế hệ thống cấp nước cho Khu cư xá Bà Điểm – Hóc Môn (có kèm bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Bảng cân bằng đất đai 10 Bảng 3. Các chỉ tiêu chất lượng nước 16 Bảng 5.1 Bảng thống kê lưu lượng dùng nước trong ngày 42 Bảng 5.2 Thống kê đối tượng dùng nước vào các giờ trong ngày 45 Bảng 5.3 Bảng tính toán cao trình tại các nút 46 Bảng 5.4 Bảng tính toán chiều dài tính toán + Q nút (Phương án 1 - không cháy – giai đoạn 2010) 49 Bảng 5.5 Bảng tính toán chiều dài tính toán + Q nút (Phương án 1 - có cháy – giai đoạn 2010 ) 54 Bảng 5.6 Bảng tính toán chiều dài tính toán + Q nút (Phương án 2 – không cháy – giai đoạn 2010) 59 Bảng 5.7 Bảng tính toán chiều dài tính toán + Q nút (Phương án 2 – có cháy – giai đoạn 2010) 64 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Vị trí Tp Hồ Chí Minh 6 Hình 1.2 Vị trí huyện Hóc Môn 7 Hình 5.1 Biểu đồ dùng nước khu dân cư Bà Điểm 43 Hình 5.2 Đường đặc tính của bơm Grundfos NB 40-168/135 47 Hình 5.3 Sơ đồ tính toán thủy lực trên chương trình Epanet 2.0 vào giờ dùng nước lớn nhất (PA1) 50 Hình 5.4 Sơ đồ tính toán thủy lực trên chương trình Epanet 2.0 vào giờ dùng nước lớn nhất (PA2) 60 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp PA1 Phương án 1 PA2 Phương án 2 QL 22 Đường quốc lộ 22 TCVN 33 - 2006 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 33 - 2006 TCVN 2622 – 1995 Tiêu chuẩn phòng cháy - chữa cháy Việt Nam 2622 - 1995 UBND Ủy ban nhân dân TỔNG QUAN Giới thiệu Tp Hồ Chí Minh Diện tích: 2.095,239 km2. Dân số: 6.239.938 người (2005). Dân tộc: Việt, Hoa, Khơme, Chăm… Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân hàng năm 1979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông. Đơn vị Hành chính: 24 quận huyện. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Hình 1.1 Vị trí Tp Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Giới thiệu huyện Hóc Môn Hình 1.2 Vị trí huyện Hóc Môn Địa lý Huyện Hóc Môn (Hình 1.2) nằm ở phía Tây bắc Thành Phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp huyên Củ Chi, Đông giáp tỉnh Bình Dương, Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh, Tây giáp Tỉnh Long An. Diện tích tự nhiên 10.952 ha. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội Huyện Hóc Môn * Dự báo những thuận lợi và khó khăn: Nằm trong sự phát triển chung của Thành Phố, trong 5 năm tới, dự báo Hóc Môn sẽ đứng trước những thuận lợi, khó khăn cơ bản sau: - Những thuận lợi cơ bản: + Đảng bộ và nhân dân Hóc Môn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống Cách Mạng của huyện Anh hùng, sẵn sàng vượt qua khó khăn, lao động cần cù sáng tạo để thực hiên công cuộc đổi mới do Đảng lảnh đạo. + Những thành tựu xây dựng và phát triển của Huyện trong 30 năm qua, đặc biệt trong 5 năm gần đây đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Huyện nhanh và bền vững trong những năm tới. + Huyện có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường Xuyên Á, là một cửa ngõ vào thành phố; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá mạnh và đồng bộ; có tiềm năng đất đai, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày một nhanh; cùng với các loại hình thương mại - dịch vụ đang trên đà phát triển…sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện trong giai đoạn 2006 - 2010. - Những khó khăn chủ yếu: + Kinh tế Huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững. + Mức sống của một số bộ phận nhân dân còn khó khăn. + Mặt trái của cơ chế thị trường và tốc độ đô thị hóa, đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh - trật tự, đất đai, môi trường, quản lý dân số lao động vv… * Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát: Huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, du kịch và dịch vụ - nông nghiệp; phát triển đô thị gắn với mỹ quan, môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng mọi mặtđời sống cho nhân dân; tiếp tục xây dựng và phát huy truyền thống Cách mạng và những giá trị đạo đức, văn hóa dân tộc. Trong đó, một số mục tiêu cần tập trung thực hiện là: + Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành kinh tế theo hướng CNH - HĐH, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là các ngành CN -TTCN. Thương mại - dịch vụ với tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền KT. + Tiếp tục phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế. + Tiếp tục nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh “ xóa đói giảm nghèo” theo tiêu chí mới. Tăng cường giải quyết việc làm, nâng cao trình độ dân trí, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy và mãi dâm. + Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định và trật tự an toàn xã hội. - Xác định cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế suốt 5 năm 2006 – 2010 là cơ cấu: công nghiệp – thương mại – dịch vụ - nông nghiệp. Dự báo đến năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm chỉ còn dưới 10% trong tổng giá trị sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, kinh tế Huyện bắt đầu sẵn sàng chuyển sang cơ cấu công nghiệp – thương mại – dịch vụ. Khu cư xá Bà Điểm – Hóc Môn Vị trí địa lý, tình hình dân cư Cư xá Bà Điểm nằm cách ngã tư An Sương 400m về phía Tây đến ngã tư Trung Chánh, mặt tiền giáp QL 22. Khu cư xá nằm trong khu vực đông dân cư. Theo Quy hoạch điều chỉnh Khu dân cư Bà Điểm – Hóc Môn năm 2003 – Cty Xây dựng và Phát triển nhà Huyện Hóc Môn (Phụ lục 1): Cư xá được chia thành các khu từ khu A đến khu S (dự kiến xây dựng). Trong cư xá hiện có 217 hộ nằm trong khu 1, khu 2 và khu K (được xây dựng đúng quy hoạch được duyệt) hầu hết với nhà xây dựng kiên cố từ 2 – 4 lầu. Các cơ sở kinh tế mang tính công nghiệp tập trung dọc theo các trục đường chính. Còn lại dân cư sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và các nghề phụ khác như: tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ… - Tổng diện tích khu đất: 195794.03 m2 - Tổng số căn: 1540 căn. Trong đó: 30 căn biệt thự vườn; 536 căn phố liên kết; 974 căn hộ chung cư; - Tổng số dân: 6160 người. - Các công trình xây dựng khác: + Ngân hàng; + Bưu cục; + Cty Xây dựng và Phát triển nhà Hóc Môn; + Siêu thị và kho siêu thị; + Bãi đậu xe; + Trạm bơm nước ( Khu K – Khu dân cư Bà Điểm – Hóc Môn); + Trạm y tế. Bảng 1. Bảng cân bằng đất đai STT LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%) BÌNH QUÂN (m2/người) 1 Đất ở: - Nhà phố + Biệt thự - Đất chung cư 66 870.15 58 230.15 8 640.00 34.15 10.8 2 Đất CTCC 13 941.00 7.12 2.3 3 Đất cây xanh công viên + TDTT 27 415.00 14.01 14.2 4 Đất giao thông + sân bãi 87 567.88 44.72 31.8 Tổng cộng 195 794.03 100.00 31.8 Hiện trạng cấp nước Khi quy hoạch cư xá Bà Điểm – Hóc Môn về lâu dài dự kiến cấp nước bằng nguồn nước từ hệ thống cấp nước sông Sài Gòn bằng đường ống D1500mm chạy song song Quốc lộ 22, nhưng do không đủ kinh phí hệ thống này xây dưng dở dang và phải mất một khoảng thời gian lâu nữa mới hoàn tất. Bởi vậy những người dân ở nơi đây và những người dân mới về sinh sống ở cư xá đều phải tự tìm lấy nguồn nước để sử dụng. Một số hộ dân phải mua nước sạch với giá rất là cao. Một số hộ hứng và tích trữ nước mưa để sử dụng nhưng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại vì việc hứng nước mưa chỉ thực hiện được đối với các hộ dân ở các nhà thô sơ; mưa có mùa và nước mưa ngày càng ngày bị ô nhiễm, đặc biệt là ở đây là khu vực nằm gần khu công nghiệp Tham Lương và Khu công nghiệp Tân Bình. Bên cạnh đó môt số hộ dân tự khoan giếng tầng nông, các giếng này thường bị ô nhiễm từ trên mặt và do xử lý thông tầng không tốt, nên còn gây ô nhiễm lan sang các tầng chứa nước khác. Nước sinh hoạt đã khó khăn, nước cho các dịch vụ vệ sinh công cộng và phục vụ cho công tác cứu hỏa càng khó khăn hơn. Từ năm 1994, Công ty xây dựng và phát triển nhà Hóc Môn đã đầu tư khoan một giếng công nghiệp công suất 60m3/h, chất lượng nước đạt yêu cầu. Tuy nhiên do những điều kiện cụ thể hệ thống cấp nước cho Khu cư xá Bà Điểm vẫn chưa được xây dựng. Do những yêu cầu bức bách về nước sinh hoạt như đã nói ở trên, cần thiết phải khai thác nước ngầm tại đây, trước hết là phục hồi giếng khoan đã có, xử lý phục vụ cấp nước cho nhân dân. Mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài Với những điều kiện đã phân tích ở trên, với tình hình kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, do đó các dịch vụ tiện ích phải đáp ứng tình hình này. Vì thế việc đề xuất phương án thực hiện đề tài “Tính toán - thiết kế hệ thống cấp nước cho Khu cư xá Bà Điểm – Hóc Môn” là vô cùng cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác với tiêu chí là cung cấp đủ nước - ổn định và giá thành hợp lý cũng như phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và khu vực. Phương pháp thực hiện - Thu thập số liệu. - Dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành cấp nước. - Sử dụng phần mềm chuyên ngành cấp nước. - Vận dụng các kiến thức đã được học và tài liệu tham khảo. - Sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn. XÁC ĐỊNH VÙNG CẤP NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Xác định vùng cấp nước Căn cứ vào công suất của giếng hiện có, sự bố cục khu dân cư và khả năng đào băng đường đối với các tuyến giao thông chính, có thể xác định vùng cấp nước như sau: cấp cho toàn bộ số dân trong Khu dân cư là 6160 người, bao gồm các công trình xây dựng khác trong Khu dân cư với diện tích 195794.03 m2. Xác định nhu cầu sử dụng nước Các nhu cầu sử dụng nước bao gồm - Cấp nước cho sinh hoạt; - Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; - Cấp nước cho các dịch vụ công cộng và dịch vụ thương mại; - Cấp nước cho cứu hỏa. Tính toán cụ thể Do tình hình kinh tế - xã hội thực tế nên thiết kế hệ thống Cấp nước cho khu dân cư trước mắt đến giai đoạn năm 2010. Sau năm 2010 nếu nhu cầu sử dung nước tăng lên thì sẽ tính đến phương án bổ sung nuồn nước. - Nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt: + Số người sử dụng nước (TB 4 người/hộ): 4 x 1540 = 6160 người. + Tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch (dự kiến): 80% + Tiêu chuẩn dùng nước: 120 l/ng/ngày. Vì vậy, nhu cầu nước sinh hoạt: m3/ngđ Trong đó: N : Dân số Khu dân cư N = 6160 người q : Tiêu chuẩn dùng nước, q = 150 l/người.ngđ kngày max : Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất, chọn kngày max = 1,2 ( Theo mục 3.3 TCXDVN 33 – 2006) - Nhu cầu cấp nước cho dịch vụ công cộng (tưới cây, rữa đường và cứu hỏa dự kiến bằng 10% nước sinh hoạt: 709.6 x 10% = 71 m3/ngày. - Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp – dịch vụ dự kiến bằng 10% nước sinh hoạt: 709.6 x 10% = 71 m3/ngày. → Tổng công suất mạng lưới cấp nước: 709.6 + 71 + 71 = 852 m3/ngày. Lượng nước thất thoát dự kiến là 10%: 852 x 10% = 85.2 m3/ngày. Lượng nước cần cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước dự kiến lấy bằng 7%: 852 x 7% = 59.6 m3/ngày. → Tổng công suất nhà máy cấp nước: 852 + 85.2 + 59.6 = 996.4 m3/ngày Xác định công suất khai thác của giếng là: Q = 1000 m3/ngày; → Chọn Tổng công suất nhà máy cấp nước Qnm = 1000 m3/ngày. NGUỒN NƯỚC Đặc điểm khí hậu - thủy văn Công trình khai thác nước ngầm của Công ty Xây dựng và Phát triển Nhà Hóc Môn nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm có 2 mùa rỏ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười. Mùa khô từ tháng mười một đến tháng tư năm sau. - Lượng mưa thay đổi từ 635mm đến 2047mm. - Lượng bốc hơi thay đổi từ 1136mm đến 1223mm. - Độ ẩm thay đổi từ 40% đến 86%. - Nhiệt độ không khí thay đổi từ 220C đến 350C. Đặc điểm địa hình và mạng lưới thủy văn Công trình khai thác nước ngầm của Công ty Xây dựng và Phát triển Nhà Hóc Môn nằm trong vùng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh đang được đô thị hóa. Dân cư bao gồm nhiều ngành nghề: tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Giao thông trong vùng khá thuận lợi nhờ nằm gần các trục giao thông chính gồm các đường: Quốc lộ 1A (xa lộ Đại Hàn), đường xuyên Á và một hệ thống đường nhựa nội bộ khu vực cư xá, đường đất nối giữa các trục đường kể trên. Hệ thống giao thông này có thể đi nhắp các tỉnh như Long An, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai…Nói chung hệ thống giao thông thuân lợi cho vùng. Thời điểm thi công và sử dụng giếng khoan Giếng khoan được thi công và hoàn thành vào tháng 05 năm 1994 và nghiệm thu khai thác thử vào cuối năm 1996 cho đến nay theo giấy phép số: 2593/GP – KTCN ngày 09 tháng 10 năm 1996 do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Vị trí địa lý giếng khoan Giếng nằm trên khu đất thuộc cư xá Khu K – xã Bà Điểm, có tọa độ: X = 12.00.16 và Y= 363.47.91 Thông số kỷ thuật giếng khoan - Đường kính lỗ khoan: 325mm - Đường kính ống lọc: 219mm Giếng trong quá trình khai thác thử có độ ổn định rất tốt về lưu lượng cung cấp cũng như mực nước động và mực nước tĩnh. - Lưu lượng cung cấp: 60.0m3/h - Mực nước tĩnh: 13.5m - Mực nước động: 26.0m Từ việc xác định công suất khai thác của giếng là: 1000 m3/ngày, tương đương 50 m3/h với chế độ làm việc 20h trong ngày như trên là hợp lý. Địa tầng - Cấu trúc giếng * Căn cứ vào mặt cắt giếng khoan (xem Phụ lục 2) thì cấu tạo địa tầng của giếng như sau: - Từ 0.0m đến 8.0m: Lớp đất vàng, phía dưới là sét lẫn sạn Latcrit; - Từ 8.0m đến 11.5m: Lớp bột sét vàng; - Từ 11.5m đến 14.5m: Lớp sét cứng lẫn cát kết; - Từ 14.5m đến 31.0m: Lớp cát vàng trung thô; - Từ 31.0m đến 54.0m: Lớp sét dẻo cứng vàng; - Từ 54.0m đến 70.0m: Lớp cát trung thô có đoạn pha lẫn ít sét vàng; - Từ 70.0m đến 74.0m: Lớp sét cứng lẫn cát kết. * Cấu trúc giếng: - Từ 0.00m đến 38.28m: Ống thép có đường kính ngoài (Dng) là 325mm; - Từ 38.28m đến 56.50m: Ống thép có Dng là 219mm; - Từ 56.50m đến 69.00m: Đoạn ống lọc inox có Dng là 219mm; - Từ 69.00m đến 72.00m: Ống lắng bằng thép có Dng là 219mm có lắp van đáy; - Ống châm sỏi bằng ống PVC có đường kính 90mm. Gia cố giếng - Từ 16.0m đến 70.0m: Được đổ sạn cở 8 – 10mm; - Từ 8.0m đến 16.0m: Được trám bằng sét chống thẩm thấu; - Từ 0.0m đến 8.0m: Đổ bê tông cát; - Bệ giếng có kích thước 1 x 1 x 1m. Tình trạng giếng, thiết bị khai thác và xử lý - Chất lượng nước tốt và cung ứng đủ nước cho nhu cầu của các hộ dân. - Các lần bơm rửa giếng: rửa, bảo dưỡng giếng hàng năm theo quy định và định kỳ của Công ty một năm một lần. - Chế độ kiểm tra bảo dưỡng: + 03 tháng kiểm tra giếng 01 lần; + Hàng ngày kiểm tra hệ thống lọc nước và kiểm tra hệ thống ống bơm. - Máy bơm khai thác: Loại bơm: Máy bơm chìm, công suất 50 m3/h; sử dụng điện 3 pha. Chất lượng nước (Nguồn: Theo xét nghiệm của Trung tâm Y Tế Dự Phòng – Sở Y Tế TP.Hồ Chí Minh 06/2001). Bảng 3. Các chỉ tiêu chất lượng nước STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ TCVS 1329 BYT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH Độ cứng tổng cộng Cl- NO2- NO3- SO42- NH4+ PO43- Sắt tổng cộng Độ kiềm tổng cộng Chất hữu cơ Phenol (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) 7.53 18.0 10.63 0.3 0.2 2.0 2.3 0.02 0.77 30.0 0.1 / 6.5 - 8.5 350 300 3 50 250 3 2.5 0.5 / / / 13 14 15 Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số khuẩn lạc sau 24h, nhiệt độ 370C Coliforms 370C Coliform faecal (MPN) (MPN) / 0/100ml 0/100ml / 50 0 Kết luận: - Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ: Không đạt tiêu chuẩn về Sắt tổng cộng - Tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống 1329 Bộ Y Tế. - Chỉ tiêu vi sinh vật: Đạt tiêu chuẩn vi sinh - Tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống 1329 Bộ Y Tế (xem Phụ lục 3). TÍNH TOÁN - THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC NGẦM Sơ lược về nước ngầm chứa sắt và các phương pháp khử sắt trong nước Trạng thái tồn tại tự nhiên của sắt trong các nguồn nước Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị II (Fe2+) là thành phần của các muối hòa tan như: Fe(HCO3)2; FeSO4… hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nước ngầm có hàm lượng sắt cao, làm cho nước có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt. Các hợp chất vô cơ của ion sắt: - Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị II: FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2, FeSO4,… - Các hợp chất vô cơ của ion sắt hóa trị III: Fe(OH)3, FeCl3 ,… trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế các hợp chất vô cơ của sắt hòa tan trong nước hòan tòan có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hóa sắt hóa trị II thành sắt hóa trị III và cho quá trình thủy phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hòan tòan trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc trong. - Các phức chất vô cơ của ion sắt với silicat, photphat (FeSiO(OH)3+3): + Các phức chất hữu cơ của ion sắt với axit humic, funvic,… + Các ion sắt hòa tan Fe(OH)+, Fe(OH)3 tồn tại tùy thuộc vào giá trị thể oxy hóa khử và PH của môi trường. + Các loại phức chất và hỗn hợp các ion hòa tan của sắt không thể khử bằng phương pháp lý học thông thường, mà phải kết hợp với phương pháp hóa học. Muốn khử sắt ở các dạng này phải cho thêm vào nước các chất oxy hóa như: Cl-, KMNO4, Ozone, để phá vỡ liên kết và oxy hóa ion sắt thành ion hóa trị III hoặc cho nước vào các chất keo tụ FeCl3, Al(SO4)3 và kiềm hóa để có giá trị pH thích hợp cho quá trình đồng keo tụ các loại keo sắt và phèn xảy ra triệt để trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và bể lọc trong. Các p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc123LUANVAN.doc
  • rar2-CAD.rar
  • rar4-EPANET1.rar
  • rar4-EPANET2.rar