Luận văn Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng góp phần làm quả cà phê vối chín tập trung tại Gia Lai

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010 nước ta đã xuất khẩu đạt kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỷ USD, năm 2011 dự kiến xuất khẩu 1,3 triệu tấn và đạt kim ngạch 3 tỷ USD [36]. Theo đánh giá của các chuyên gia của ngành cà phê Việt Nam và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam mặc dù tăng về số lượng, song vấn đề chất lượng chưa thật đảm bảo để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tính đến tháng 3/2007 trong tổng số cà phê bị thải loại trên thế giới do không đảm bảo chất lượng, thì có tới 88 % cà phê bị thải loại là có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã thành công trong vấn đề tăng năng suất và sản lượng cà phê nhưng về mặt chất lượng lại chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Các điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy: một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân khi xuất khẩu là nằm ở khâu thu hái và sơ chế. Tại Tây Nguyên, các kết quả điều tra cho thấy: có đến 15,5 % nông hộ chỉ thu hoạch cà phê 1 lần duy nhất với tỷ lệ quả xanh rất cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn vì diện tích cà phê của nông hộ thường xa nơi cư trú và không đảm bảo về an ninh, thường xuyên xảy ra mất trộm. Phần lớn nông hộ thu hoạch cà phê 2 đợt: Một đợt thu bói vào đầu vụ và 1 đợt thu hái đồng loạt khi tỷ lệ quả chín tương đối (thông thường chỉ đạt 40-50%). Nghiên cứu trên toàn vùng Tây Nguyên cũng chỉ ra rằng có 12,5 % nông hộ được điều tra thu hoạch đạt tỷ lệ quả chín > 71 %; 45,7 % nông hộ thu hoạch có tỷ lệ quả chín < 50 % và 41,8 % hộ nông dân thu hoạch có tỷ lệ quả chín từ 51 - 70 % [1].

pdf95 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng góp phần làm quả cà phê vối chín tập trung tại Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ---------------0O0-------------- VÕ NHƯ PHÚC “ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG GÓP PHẦN LÀM QUẢ CÀ PHÊ VỐI CHÍN TẬP TRUNG TẠI GIALAI” LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG HỌC BUÔN MA THUỘT, 12/2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ---------------0O0-------------- VÕ NHƯ PHÚC “ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG GÓP PHẦN LÀM QUẢ CÀ PHÊ VỐI CHÍN TẬP TRUNG TẠI GIA LAI”. Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG HỌC Cán bộ hướng dẫn Hội đồng chấm Luận văn TS. GVC. PHAN VĂN TÂN BUÔN MA THUỘT -12/ 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Võ Như Phúc ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, quí Thầy, Cô và Cán bộ nhân viên Ký túc xá Lào Trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong suốt thời gian học tập. - TS. GVC. Phan Văn Tân, Phó Chủ nhiệm Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. - TS. Trịnh Đức Minh – Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đắk Lắk. - TS. Lâm Thị Bích Lệ, TS. Nguyễn Văn Sanh - Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên đã xem xét và góp ý cho tôi trong quá trình viết và chỉnh sửa luận văn. - Cán bộ Công nhân viên Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi Nông lâm nghiệp Gialai (WASI_GL), Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, Trạm khuyến nông huyện Chư Sê, Phòng Kinh tế thành phố Pleiku, UBND thị trấn Chư Sê (Chư Sê), xã Trà Đa (Pleiku) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tổ chức các Thí nghiệm phục vụ cho đề tài này. - Các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài. - Các ông, bà: Nguyễn Văn Thiện (xã Trà Đa, Pleiku), Lê Thị Tươi (Thị trấn Chư Sê), tỉnh Gia Lai đã cùng tham gia và hợp tác tích cực với chúng tôi trong suốt quá trình bố trí, thực hiện và quan trắc các chỉ tiêu trên đồng ruộng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Pleiku, ngày tháng năm 2011 Tác giả luận văn Võ Như Phúc iii MỤC LỤC Mở đầu 1. Sự cần thiết thực hiện đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . 1 2. Mục tiêu của đề tài . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 4. Giới hạn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây cà phê Robusta . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2 Sinh lý ra hoa, đậu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.3 Quá trình hình thành quả và hạt cà phê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.4 Chất điều hòa sinh trưởng (hormone thực vật) có liên quan đến việc ra hoa và chín của cà phê . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 1.5 Giống cà phê và vấn đề chín tập trung. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 1.6 Kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến chín tập trung . . . . . . . .. .. . . . . . . 15 1.7 Các nghiên cứu trong nước về ra hoa. đậu quả. sự chín của quả cà phê vối .................................................................................................................16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG. VẬT LIỆU. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng. vật liệu. địa điểm nghiên cứu . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 23 2.2 Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi . . . . . . . . . . . . ... ...23 2.3.1 Điều tra hiện trạng . . . . . . . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23 2.3.2 Thí nghiệm1: Xác định nồng độ Ethrel kết hợp . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . 24 2.3.3 Thí nghiệm2: xác định thời điểm phun . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . ..25 2.4 Xử lý số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 2.5 Kỹ thuật sử dụng . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........26 iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Hiện trạng .............................................................................................27 3.2 Kết quả thí nghiệm nồng độ phun chất điều hòa sinh trưởng..............42 3.2.1 Về hàm lượng dinh dưỡng trong đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. 42 3.2.2 Thời gian từ phun đến khi thu hoạch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ chín . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46 3.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . . . . . . .48 3.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ rụng quả. . . . . . . . . . . . . . . .. . .49 3.2.6 Tác dụng phối hợp của α-NAA đến hạn chế tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . .. . . 50 3.2.7 Ảnh hưởng của nồng độ phun đến năng suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . 51 3.2.8 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến phẩm cấp cà phê nhân . . . . . . . . . .. . 53 3.3 Kết quả thí nghiệm thời điểm phun chất điều hòa sinh trưởng 54 3.3.1 Thời gian từ phun đến khi thu hoạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 3.3.2 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ chín . . . . . . . . . . . . . . . . 55 3.3.3 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ rụng lá . . . . . . . . . .56 3.3.4 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ rụng quả . . . . . . . . . . . . .57 3.3.5 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến năng suất . . . . . . . . . . . . . . . ..58 3.3.6 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến phẩm cấp cà phê nhân. .. . . . .59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 4.2 Kiến nghị . . . . . . . . ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 PHỤ LỤC - Mẫu phiếu điều tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P1 - Cách pha Ethrel và α-NAA. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P5 - Các bảng xử lý thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .P6 v DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT - ABA Abscisic Acid - CT Công thức. - IAA Indole 3 Acetic Acid - KHKT Khoa học kỹ thuật - KTST Kích thích sinh trưởng. - KIP: Kênh thông tin chủ lực (Key Information Panel ) - NAA Napthalene Acetic Acid - NLN Nông lâm nghiệp -NNvà PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - PPM Parts Per Milion - PRA: Điều tra nông thôn có sự tham gia (Participated Rural Appraisal) - RCBD Randomized Complete Block Design: Khối ngẫu nhiên hoàn toàn. - RRA: Đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) - Split – Plot Ô chính – Ô phụ. - SWOT Strengh: Điểm mạnh; Weakness: Điểm yếu; Opportunities: Cơ hội; Threats: Thách thức. - TN Thí nghiệm -VICOFA Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt nam (Vietnam Coffea and Cocoa Association) - WASI Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (The Western highlands Agro-Forestry Science and technical Institute). vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU I. CÁC BẢNG Bảng 3.1 Một số đặc điểm vườn cà phê tại vùng điều tra ............................. 27 Bảng 3.2 Nguồn lực con người của các hộ trồng cà phê ............................... 29 Bảng 3.3 Kỹ thuật tưới nước cho cà phê ........................................................ 30 Bảng 3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV .................................................... 35 Bảng 3.5 Tình hình sử dụng phân hữu cơ ..................................................... 35 Bảng 3.6 Liều lượng phân hoá học sử dụng ................................................... 38 Bảng 3.7 Thu hoạch cà phê ............................................................................. 39 Bảng 3.8 Tình hình sơ chế và tiêu thụ sản phẩm ............................................. 41 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước, sau khi phun Ethrel tại Chư Sê............................................................................................................. 43 Bảng 3.10 Một số chỉ tiêu hoá tính đất trước, sau khi phun Ethrel tại Pleiku ... 44 Bảng 3.11 Thời gian từ phun đến thu hoạch ................................................... 45 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ chín của cà phê ............... 46 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ rụng lá ............................ 48 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến tỷ lệ rụng quả .......................... 49 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của Ethrel và α-NAA đến tỷ lệ rụng lá ......................... 50 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nồng độ Ethrel đến phẩm cấp cà phê nhân ............. 53 Bảng 3.17 Thời gian từ phun đến thu hoạch ................................................... 54 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ chín ...................... 55 Bảng 3.19 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ rụng lá .................. 56 Bảng 3.20 Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến tỷ lệ rụng quả ............... 57 Bảng 3.21 Ảnh hưởng của thời điểm Ethrel đến phẩm cấp cà phê nhân ........... 59 II. CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tình hình sử dụng nguồn nước tưới tại vùng điều tra .................. 31 Biểu đồ 3.2 Hiện trạng nguồn nước tưới ....................................................... 32 vii Biểu đồ 3.3 Thời điểm tưới nước lần đầu ...................................................... 32 Biểu đồ 3.4 Căn cứ tưới nước của các hộ tại vùng điều tra ............................ 33 Biểu đồ 3.5 Số lần tưới ................................................................................. 34 Biểu đồ 3.6 Thực trạng sử dụng vỏ cà phê làm phân bón .............................. 36 Biểu đồ 3.7 Phương pháp sử dụng vỏ cà phê ............................................... 37 Biểu đồ 3.8 Tình hình sử dụng phân hóa học .................................................. 37 Biểu đồ 3.9 Năng suất trung bình (tấn nhân/ha) .............................................. 42 Biểu đồ 3.10a Ảnh hưởng của nồng độ phun Ethrel đến năng suất tại Trà Đa, Pleiku .............................................................................................................. 51 Biểu đồ 3.10b Ảnh hưởng của nồng độ phun Ethrel đến năng suất tại Chư Sê ........................................................................................................................ 52 Biểu đồ 3.11a Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến năng suất cà phê tại Pleiku .............................................................................................................. 58 Biểu đồ 3.11b Ảnh hưởng của thời điểm phun Ethrel đến năng suất cà phê tại Chư Sê............................................................................................................. 58 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết thực hiện đề tài Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2010 nước ta đã xuất khẩu đạt kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỷ USD, năm 2011 dự kiến xuất khẩu 1,3 triệu tấn và đạt kim ngạch 3 tỷ USD [36]. Theo đánh giá của các chuyên gia của ngành cà phê Việt Nam và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam mặc dù tăng về số lượng, song vấn đề chất lượng chưa thật đảm bảo để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tính đến tháng 3/2007 trong tổng số cà phê bị thải loại trên thế giới do không đảm bảo chất lượng, thì có tới 88 % cà phê bị thải loại là có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã thành công trong vấn đề tăng năng suất và sản lượng cà phê nhưng về mặt chất lượng lại chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Các điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy: một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân khi xuất khẩu là nằm ở khâu thu hái và sơ chế. Tại Tây Nguyên, các kết quả điều tra cho thấy: có đến 15,5 % nông hộ chỉ thu hoạch cà phê 1 lần duy nhất với tỷ lệ quả xanh rất cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn vì diện tích cà phê của nông hộ thường xa nơi cư trú và không đảm bảo về an ninh, thường xuyên xảy ra mất trộm. Phần lớn nông hộ thu hoạch cà phê 2 đợt: Một đợt thu bói vào đầu vụ và 1 đợt thu hái đồng loạt khi tỷ lệ quả chín tương đối (thông thường chỉ đạt 40-50%). Nghiên cứu trên toàn vùng Tây Nguyên cũng chỉ ra rằng có 12,5 % nông hộ được điều tra thu hoạch đạt tỷ lệ quả chín > 71 %; 45,7 % nông hộ thu hoạch có tỷ lệ quả chín < 50 % và 41,8 % hộ nông dân thu hoạch có tỷ lệ quả chín từ 51 - 70 % [1]. Với 76.584ha cà phê [11], Gia Lai là một trong những vùng trọng điểm sản 2 xuất cà phê vối tại Tây Nguyên (chỉ đứng sau Đăk Lăk và Lâm Đồng), với năng suất trung bình đạt khoảng 2 tấn nhân/ha, giống trồng chủ yếu là giống thực sinh (đây là yếu tố hạn chế đến hiệu quả đầu tư và thâm canh cho người trồng cà phê trên toàn tỉnh), cùng với sự tăng trưởng của ngành cà phê là sự phát triển tự phát trong việc mở rộng diện tích. Người trồng cà phê đã tiến hành mở rộng diện tích trồng mà không chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật như giống, đất đai, phân bón. Điều này đã dẫn đến một hậu quả tất yếu là: đa số các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển không đồng đều trên cả hai phương diện năng suất và chất lượng. Năng suất vườn cà phê không có sự đồng đều qua các năm, kích cở hạt bé, trọng lượng tươi/nhân cao; Thêm vào đó đã thấy có sự bùng nổ của nhiều loại dịch bệnh gây hại cây cà phê. Về thu hái: theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai: tỷ lệ nông dân thu hái cà phê quả xanh chiếm khoảng 80 % (số hộ này thu hái có khi tới 80- 90% quả cà phê xanh). Hàng năm cứ từ khoảng tháng 11 đến tháng 12 là hầu hết các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm kích thích quả chín đều, đồng loạt trong thời gian ngắn mà không làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của hạt cà phê, không những tạo được giá trị của hạt cà phê thương phẩm mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí bảo vệ vườn cây, chi phí thu hái cho người nông dân và các Công ty, Nông trường ... Hiện nay các nghiên cứu về dùng chất điều hòa sinh trưởng kích thích cho quả cà phê vối chín tập trung mới dừng lại ở những nghiên cứu ban đầu, do đó cũng chưa có số liệu hay kết luận cụ thể nào về vấn đề này được đưa ra nhằm khuyến cáo áp dụng hay không. Vì vậy, cần có nhiều hơn nữa các đề tài, các công trình nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề cải thiện chất lượng hạt cà phê, trong đó việc nghiên cứu kích thích quả cà phê chín đồng loạt cũng là một hướng giải pháp đáng quan tâm. Hơn nữa, số lượng, chi phí nhân công cho thu hoạch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành và nguồn nhân công phục vụ cho công tác thu 3 hái thiếu hụt ngày càng trâm trọng. Do đó, cần phải gây chín tập trung để cơ giới hóa thu hoạch hoặc nâng cao năng suất thu hoạch bằng tay. Chính vì những lí do trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề này với đề tài: “Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng góp phần làm quả cà phê vối chín tập trung tại Gia Lai”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng sản xuất cà phê vối của tỉnh Gia Lai, qua đó đề xuất những giải pháp về quản lý, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và góp phần tăng tính bền vững trong sản xuất cà phê vối. - Tìm biện pháp gây chín quả cà phê bằng Ethrel góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt cà phê trên thị trường thế giới nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê nhân thành phẩm và các quá trình sinh lý cũng như không làm rụng lá cây cà phê (hoặc lá rụng ở tỷ lệ cho phép, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất các vụ sau). - Góp phần giải quyết tình hình khan hiếm lao động trong mùa thu hoạch hiện nay, giảm giá thành sản phẩm do giảm được số lần thu hoạch và số lượng nhân công khi thu hái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Về khoa học - Cung cấp những luận cứ khoa học về ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến quá trình chín của quả cà phê vối. - Cung cấp những nghiên cứu và kết quả về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Phytohormone) làm quả cà phê vối chín tập trung. * Về thực tiễn - Xác định được nồng độ và thời điểm thích hợp phun Ethrel, Auxin kích thích quả cà phê chín tập trung. 4 - Xây dựng được tài liệu hướng dẫn ứng dụng các Hormone thực vật tác động đến quá trình chín của quả cà phê. - Giảm được số lần thu hoạch qua đó giảm số lượng nhân công, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nhân công trong mùa thu hoạch (tháng 11- tháng 12 hàng năm) và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. - Có những khuyến cáo đến các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Gia Lai để đề ra những chính sách, hướng dẫn... phù hợp giúp ngành cà phê của tỉnh phát triển bền vững hơn trong thời gian đến. 4. Giới hạn của Đề tài - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng (Ethrel, α- NAA) đến quá trình chín tập trung của quả cà phê vối, nên xin được phép không đề cập đến các nguyên nhân khác như giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai,... nhất là liều lượng và thời điểm tưới lần đầu. - Đề tài chỉ mới thực hiện cho 1 vùng trồng cà phê vối, nhưng có thể nhân rộng cho nhiều vùng trồng cà phê ở Gia Lai. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây cà phê Robusta Cây cà phê có nguồn gốc từ vùng Trung Phi, phân bố rải rác dưới tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo. Cà phê vối (Coffea canephora Pierre ex Prochuer var. Robusta (Lind ex Willd Chev) là loài cà phê được trồng phổ biến, chiếm gần 30% tổng diện tích cà phê trên thế giới. Cây cà phê vối là loại cây nhỡ, trong tự nhiên cao từ 8-12m, có khả năng phát sinh chồi vượt mạnh, vì vậy khả năng cho nhiều thân rất cao; Cành cơ bản to, khỏe, vươn dài, tùy từng giống mà khả năng phát sinh cành thứ cấp khác nhau; Phiến lá to, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, có màu xanh sáng hoặc đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng. Hoa mọc trên nách lá ở các cành ngang thành từng cụm, tràng hoa màu trắng, lúc nở có mùi thơm. Quả hình tròn hoặc hình trứng. Hạt dạng hình bầu tròn, ngắn, có màu xanh xám đục hoặc vàng ngà tùy thuộc vào phương pháp chế biến và điều kiện bảo quản, cà phê vối là cây giao phấn bắt buộc [9]. Coffea canephora var Robusta là giống cà phê vối (dưới đây được gọi là cà phê) được trồng phổ biến nhất tại các nước Châu Phi, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam... chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê vối của thế giới [9]; Ngoài Robusta còn có Varitae Quiliu có diện tích không lớn. Việt Nam hiện nay là nước có diện tích và sản lượng cà phê vối xuất khẩu nhiều nhất giới với khoảng trên 500.000 ha và sản lượng hàng năm từ 1,0 – 1,3 triệu tấn. Về tình hình thu hoạch, chế biến cà phê hiện nay của Việt Nam còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Hầu hết các giống cà phê vối trong sản xuất đều được thu hoạch ồ ạt cùng thời điểm và chỉ kéo dài từ 1 – 2 tháng, cùng với tập quán thu hoạch quả xanh quá nhiều gây nên tình trạng áp lực 6 lớn về
Luận văn liên quan