Luận văn Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay

Sản xuất nông nghiệp hiện đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quyết định đối với con đường phát triển của Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng . Tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối nguồn của sông Cửu Long, với ba dãy cù lao và ba vùng nước: mặn, lợ, ngọt tạo thành một vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng. Cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, những năm qua nông nghiệp Bến Tre có bước phát triển đáng trân trọng góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là thành tựu bước đầu của việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ (KH, CN) vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học (CNSH). Do vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư, chuyển giao những tiến bộ KH, CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là ngành trồng trọt và chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân.

pdf124 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5910 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất nông nghiệp hiện đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa quyết định đối với con đường phát triển của Việt Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. Tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối nguồn của sông Cửu Long, với ba dãy cù lao và ba vùng nước: mặn, lợ, ngọt tạo thành một vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng. Cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, những năm qua nông nghiệp Bến Tre có bước phát triển đáng trân trọng góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là thành tựu bước đầu của việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ (KH, CN) vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học (CNSH). Do vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư, chuyển giao những tiến bộ KH, CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, mà cụ thể là ngành trồng trọt và chăn nuôi, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của KH, CN và tiềm năng của địa phương, việc ứng dụng tiến bộ của KH, CN vào sản xuất nông nghiệp để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của Bến Tre những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và rộng khắp. Nhiều nơi còn sử dụng kinh nghiệm sản xuất truyền thống và công nghệ lạc hậu, năng suất kém. Việc chuyển giao KH, CN cho nông dân ứng dụng vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với trình độ tay nghề của họ, chưa phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực. Do đó, đã triệt tiêu ít nhiều vai trò, động lực của KH, CN đối với phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ tình hình trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay”, để viết luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp sát hợp, đưa nhanh tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre, góp phần khai thác, phát huy vai trò, động lực của KH, CN, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; từng bước đưa tỉnh nhà vươn lên sánh vai các tỉnh bạn và cùng cả nước hội nhập sâu với thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng là đề tài đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một số tên đề tài, bài viết có liên quan như: - GS, TS Đặng Hữu: Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. - PTS Danh Sơn (chủ biên): Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999. - TS Phan Xuân Dũng: Khoa học, công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 11, 6/ 1999. - GS, Chu Tuấn Nhạ: Tác động của khoa học, công nghệ đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3/2000. - Nguyễn Đức Lợi: Vận dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp nước ta, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - Ngô Anh Thư: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định. Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Cao Quang Xứng: Tiến bộ khoa học, công nghệ và tiến trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Nguyễn Thị Vân: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, bài tổng kết, của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được truy cập từ mạng Internet. Những đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề ứng dụng tiến bộ KH, CN vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở những góc độ khác nhau, phần lớn đi vào nghiên cứu mặt kinh tế - kỹ thuật. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị trong quản lý nông nghiệp, nhưng việc nghiên cứu kết hợp giữa kinh tế học và kinh tế chính trị nhất là thiêng về kinh tế chính trị là chưa được chú ý khai thác nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận để góp phần thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH, CN vào phát triển nông nghiệp Bến Tre là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Đề tài: Ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn của KH, CN với sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đánh giá đúng những nấc thang tiến bộ của KH, CN trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế đã định trong kế hoạch, chiến lược mà tỉnh đã đề ra. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Khái quát về ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. + Làm rõ thực trạng của việc ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay. + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là ứng dụng tiến bộ KH,CN vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, mà cụ thể là đối với cây trồng và vật nuôi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn + Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre , đưa tiến bộ KH, CN vào lĩnh vực sản xuất cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay. + Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Bến Tre từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà khoa học trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghiên cứu, đầu tư cho KH, CN vào phát triển nông nghiệp. Luận văn có sự kế thừa những thành tựu đạt được trong việc đưa KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá khoa học, cùng với các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…để chứng minh và rút ra kết luận khoa học cho luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ những khó khăn trong việc chuyển giao KH, CN và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH, CN có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. - Nâng cao nhận thức, góp phần đẩy nhanh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH, CN vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre, cho bản thân tác giả và đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bến Tre trong nghiên cứu, giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT 1.1.1. Khoa học, công nghệ và tiến bộ khoa học, công nghệ 1.1.1.1. Các quan niệm về khoa học, công nghệ Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng suất lao động không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự chuyển biến mạnh mẽ, mọi mặt của đời sống xã hội loài người thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, khi bàn về thuật ngữ khoa học, công nghệ, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau: Khoa học, tiếng Latin là “Scientia”, có nghĩa là “kiến thức” hoặc “hiểu biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật, hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm bằng mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích luỹ được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hoá. Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2000 “ Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [28, tr.8]. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực [56, tr.526]. Theo ý kiến của các nhà triết học: Khoa học (Science) là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri thức mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng: nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Bên cạnh đó, cũng có những quan niệm nhấn mạnh về mặt cơ cấu – chức năng của khoa học, xem xét nó như là một hình thái ý thức xã hội. Có quan niệm khác chú trọng tới những yếu tố sản xuất của nó, chẳng hạn: Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong đó bao gồm tất cả những yếu tố của sự sản xuất: các nhà khoa học, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của họ; sự phân công và hợp tác lao động khoa học; những cơ quan khoa học; những trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; những phương pháp nghiên cứu khoa học; hệ thống các khái niệm, phạm trù, hệ thống thông tin khoa học cũng như toàn bộ những tri thức hiện có với tư cách là tiền đề hoặc kết quả của lao động khoa học. Như vậy, về thực chất khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, là sự khám phá của con người đối với các hiện tượng và thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan, từ đó làm thay đổi nhận thức của con người và biến chúng thành hiện thực. Phạm vi ảnh huởng của khoa học rất lớn, cả bề rộng lẫn bề sâu. Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng ngày càng phát triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức tạp hóa hơn. Hiện nay phổ biến có ba cách phân loại cơ bản: Theo đối tượng nghiên cứu: Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên. Khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu hiện tượng, quá trình, quy luật vận động, phát triển của xã hội và bản thân của con người. Theo mục tiêu nghiên cứu: Có khoa học cơ bản; khoa học ứng dụng. Theo phân loại của UNESCO: Thì bao gồm khoa học tự nhiên; khoa học kinh tế; khoa học nông nghiệp; khoa học y học; khoa học kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn. Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người. Công nghệ: Thuật ngữ Công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Technologia” hay “vexvonopơ”. “Techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” là “châm ngôn”; “Technologia” là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Trong tiếng Anh, công nghệ là “Technology” có nghĩa là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí quyết… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó. Tùy theo ngữ cảnh và góc độ nghiên cứu mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu: Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề. Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề. Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ. Các nhà kinh tế học thì xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của kiến thức của con người trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của con người về sản xuất như thế nào?). Như vậy, công nghệ có thể thay đổi khi kiến thức kỹ thuật của con người tăng lên. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp” [26, tr.43]. Định nghĩa này chỉ xét ở một khía cạnh nào đó của khoa học trong việc sử dụng nó một cách có hiệu quả (như trong lĩnh vực công nghiệp mà thôi). Tổ chức Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) thì đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa được mở rộng, “nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin”[26, tr.43]. Định nghĩa này được mở rộng hơn trên các lĩnh vực chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin và đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh công nghệ thực thụ. Theo khoa học luận: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Đây là khái niệm mang tính khái quát tương đối đầy đủ. Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Công nghệ là tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ [56, tr.270]. Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ công nghệ là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương pháp… sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Ngày nay, công nghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành được gọi là bốn thành phần công nghệ: Một là, phần kỹ thuật là phần công nghệ được hàm chứa ở trong các phương tiện kỹ thuật; bao gồm: các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác. Trong công nghệ, các thành phần này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Các phần kỹ thuật của công nghệ chính là “phần cứng”. Hai là, phần con người là phần công nghệ hàm chứa trong kỹ năng con người trong quá trình hoạt động công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người. Ba là, phần thông tin là phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các hoạt động công nghệ, bao gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế…nó được bảo vệ theo Luật Bản quyền sở hữu công nghiệp. Bốn là, phần tổ chức, quản lý là phần công nghệ hàm chứa trong khung của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức bao gồm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận trong hoạt động khoa học, công nghệ. Kích thích người lao động làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên. Mỗi thành phần đều đảm nhiệm những chức năng nhất định. Sự kết hợp chặt chẽ bốn thành phần trên là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Do đó, khi muốn đổi mới công nghệ phải đồng thời nâng cấp cả bốn thành phần công nghệ một cách tương thích. Trong thế giới công nghệ đứng ở giữa một bên là con người và một bên là giới tự nhiên. Công nghệ là bàn tay của con người được nối dài ra trong quá trình cải tạo tư nhiên. Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống các công cụ, phương tiện kỹ thuật, bí quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực tự nhiên thành các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. 1.1.1.2. Tiến bộ khoa học, công nghệ Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Hầu hết các bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới đều gắn với các phát minh khoa học và sáng chế công nghệ. Chúng là những yếu tố chủ yếu, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mặt dù cả hai đều có điểm chung về mục đích và hoạt động dựa trên cơ sở phát triển trí tuệ của con người, nhưng giữa chúng có những khác biệt quan trọng cần chú ý: Một là, xét về chức năng thì nhiệm vụ của khoa học là tìm ra các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, còn công nghệ lại là việc ứng dụng các nguyên lý, quy luật mà khoa học đã tìm ra vào sản xuất và đời sống. Như vậy, khoa học là hình thức tồn tại của lý luận, còn công nghệ là hình thức tồn tại của thức tiễn và đời sống. Hai là, khoa học tập trung giải quyết câu hỏi “tại sao?” tức là nhằm lý giải tìm ra nguyên nhân; còn công nghệ liên quan đến câu hỏi “làm như thế nào?” nghĩa là tìm ra bí quyết để áp dụng. Ba là, nếu các tri thức khoa học có thể phổ biến không hạn chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng hoá dùng để mua bán gắn với các yếu tố sở hữu và giá cả. Bốn là, thường các hoạt động khoa học được đánh giá bằng các thước đo trực cảm, trong khi đó thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế – xã hội. Năm là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phải có một thời gian giải quyết dài hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động này. Ngược lại, đối với các hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn. Mặc dù, giữa khoa học, công nghệ có điểm khác nhau như vậy, nhưng cả hai đều thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại như sau: Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng triển khai công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Công nghệ kích thích sự phát triển của khoa học và cung cấp các phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học. Lịch sử p
Luận văn liên quan