Luận văn Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)

1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất nước Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội toàn diện được hơn 20 năm. Sự nghiệp đổi mới đã đem lại nhiều thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Trong sự thay đổi toàn diện đó đáng chú ý nhất là tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm nhanh, giảm nghèo bền vững đang được Nhà nước đầu tư lớn, chỉ đạo quyết liệt và các địa phương thực hiện có hiệu quả, công tác xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác xoá đói giảm nghèo là cực kỳ quan trọng phải thực hiện triệt để. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo là một thứ giặc trong ba giặc nguy hiểm nhất của buổi đầu giành được độc lập (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) và cần phải ưu tiên tiêu diệt. Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. Việt Nam đã giành nhiều chương trình ưu tiên cho thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với xoá đói giảm nghèo tích cực và bền vững. Do vậy trong 10 năm trở lại đây Việt Nam đã được những kết quả quan trong trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nhờ thực hiện các chính sách có hiệu quả cùng cơ chế phù hợp, công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong nhiều năm qua, xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo như xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo. Nhờ có sự quan tâm đầu tư trên, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%. Để giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000, phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển 1715 xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là hai chương trình lớn tác động mạnh mẽ tới công cuộc xoá đói giảm nghèo. Kết quả thực hiện, chương trình 133 và 135 đã tạo ra những kết quả tích cực: Cả nước đã thực hiện định canh định cư, khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa nước, trồng rừng mới, cây công nghiệp và ăn quả. Về tín dụng, đã có hàng ngàn lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng, nhiều chương trình khuyến nông-lâm-ngư, giúp đỡ người nghèo làm ăn kinh tế được thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở miền núi vùng cao, vùng sâu vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận nhân dân nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự bất cập và phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra và tăng nhanh trong cộng đồng dân cư. Cơ chế thị trường có những tác động không nhỏ tới sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là miền núi vùng cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả nước đền nay còn có 61 huyện miền núi vùng cao vùng sâu và vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 50% trở lên. Ở các huyện nghèo này mọi cơ sở vật chất và điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện cho sự phát triển xoá đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế. Đặc biệt vai trò Nhà nước trong hỗ trợ đầu tư, tổ chức chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững cần được nâng cao một bước để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hơn nữa trong tình hình hiện nay do xác định được nhu cầu bức xúc cần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Từ đó, càng cần được tăng cường vai trò Nhà nước để thực hiện công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, bản thân lựa chọn đề tài luận văn là “Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao”. Luận văn lấy ví dụ thực tế ở huyện miền núi vùng cao biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An là một trong 61 huyện nghèo nhất trong cả nước được Chính phủ quyết định hỗ trợ đầu tư để giảm nghèo nhanh và bền vững tại Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài: Hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đang được đặt ra cấp thiết, các cấp các ngành và toàn xã hội đang vào cuộc để thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này. Tuy nhiên quá trình thực hiện vừa qua bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm về vai trò Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, xác định bước đi, huy động nguồn lực đến tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững. Những bất cập này cần được phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục kịp thời. Thời gian qua cũng đã có nhiều văn kiện, tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan đến công tác XĐGN như: Văn kiện “Chiến lược trưởng toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” (năm 2002) của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; các Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với tỉnh miền núi” của tác giả Nguyễn Trung Hải K13 Đại học Kinh tế Quốc dân; “Hoàn thiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam” của tác giả Trần Tuấn Cường K13 Đại học Kinh tế Quốc dân, “Đổi mới chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Đậu Văn Thanh và một số tác phẩm nghiên cứu khác mà bản thân đã được nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có tác phẩm hay công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề vai trò Nhà nước trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số là chủ yếu đang còn chịu nhiều khó khăn vất vả đói nghèo. Bản thân tác giả là cán bộ huyện miền núi vùng cao biên giới Quế Phong, nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo đến 50% và thuộc một trong 61 huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ tại Nghị quyết 30a/2008.NQ-CP nên có nhiều trăn trở và mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò nhà nước trong công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của Nhà nước đối với công tác xoá đói giảm nghèo cho các huyện miền núi vùng cao trong thời gian qua, những thuận lợi khó khăn, những kết quả đạt được và những tồn tại còn hiện hữu trong quá trình thực thi nhiệm vụ để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhà nước trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. b. Nhiệm vụ của luận văn: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về đói nghèo và chiến lược xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững của nước ta, từ đó áp dụng vào cho các huyện miền núi vùng cao, bài học từ thực tiễn ở một số quốc gia và một số tỉnh thành trong nước, rút ra cho vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới và điều kiện đặc thù của các huyện miền núi vùng cao có sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân để đề ra chính sách và nhiệm vụ cho thích hợp. - Về không gian: nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. - Về thời gian: nghiên cứu từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, xây dựng và thực hiện chiến lược toàn diện vê tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (năm 2002) đến nay, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lê nin làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu kinh tế; luận văn dựa vào các qui luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp. Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau: - Phương pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp phân tích hệ thống: việc nghiên cứu vai trò Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước và của các huyện miền núi vùng cao. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: luận văn đã sử dụng các số liệu tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo trong từng giai đoạn cụ thể. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản về vai trò của Nhà nước và thực tế quản lý công tác xoá đói giảm nghèo, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý và thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Thực trạng này được đặt trong bối cảnh chung của cả nước và dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường. - Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Luận văn tiến hành nghiên cứu một vấn đề về vai trò của Nhà nước đối với XĐGN được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. 6. Những điểm mới của luận văn: Luận văn đã kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu. Luận văn có một số điểm mới như sau: - Khái quát hoá một số vấn đề lý luận về công tác XĐGN, đặc điểm các huyện miền núi vùng cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và gắn chặt với đó là thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững trong tình hình hiện nay. - Làm rõ sự cần thiết khách quan cần tăng cường vai trò của Nhà nước đối với công tác XĐGN nói chung, và tăng cường vai trò nhà nước trong thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động vai trò nhà nước về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao, tổng kết, đánh giá thực tiễn, rút ra được những vấn đề cấp bách cần được xem xét giải quyết: đó là làm thế nào để vai trò nhà nước tác động vào công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao đạt được hiệu quả cao; - Đề xuất một số định hướng và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong quản lý nhà nước và nâng cao vai trò nhà nước về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, giải trình viết tắt, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao 1.1- Một số vấn đề lý luận chung về đói nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững. 1.2 - Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. 1.3 - Kinh nghiệm vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số nước và một số địa phương. Chương 2: Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện miền núi vùng cao Quế Phong (Nghệ An) thời gian qua. 2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Quế Phong. 2.2- Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện thời gian qua. 2.3- Nguyên nhân tồn tại. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp cơ bản tăng cường vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao trong thời gian tới. 3.1 - Cơ hội và thách thức vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. 3.2- Quan điểm, mục tiêu chung của vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi vùng cao trong thời gian tới. 3.3- Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao.

doc110 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------ TRẦN QUỐC CHUNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO (LẤY VÍ DỤ Ở HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, năm 2010   TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------ TRẦN QUỐC CHUNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO (LẤY VÍ DỤ Ở HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AN NINH Hà Nội, năm 2010   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 9 1.1- Một số lý luận chung về đói nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững: 9 1.1.1- Một số vấn đề chung về đói nghèo: 9 1.1.2- Một số vấn đề về giảm nghèo nhanh và bền vững và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế, xã hội đất nước: 14 1.2- Nội dung và sự cần thiết vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 17 1.2.1- Nguyên nhân, đặc điểm, đói nghèo của các huyện miền núi vùng cao: 17 1.2.2- Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 19 1.2.2.1- Xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững: 19 1.2.2.2- Hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 21 1.2.2.3- Đầu tư hợp lý cho các huyện miền núi vùng cao: 23 1.2.2.4- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 25 1.2.2.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 27 1.1.3- Sự cần thiết về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 28 1.3- Kinh nghiệm về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số nước và một số địa phương trong nước. 30 1.3.1- Tổng quan kinh nghiệm: 30 1.3.1.1- Kinh nghiệm của một số quốc gia: 30 1.3.2- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo nhanh và bền vững: 33 1.3.2- Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò Nhà nước từ việc nghiên cứu kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững của một số quốc gia và địa phương trong nước: 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 37 2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 37 2.1.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quế Phong: 37 2.1.2- Thực trạng đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 43 2.2- Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thời gian qua: 47 2.2.1- Kết quả đạt được: 47 2.2.1.1- Về quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện: 47 2.2.1.2- Thực hiện việc hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 48 2.2.1.3- Thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án trên địa bàn: 50 2.2.1.4- Thực hiện việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 53 2.21.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 55 2.2.2- Những tồn tại hạn chế về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua: 57 2.2.3- Nguyên nhân tồn tại: 60 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 62 3.1 - Cơ hội và thách thức vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 62 3.2- Quan điểm, mục tiêu chung của vai trò Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi vùng cao thời gian tới: 64 3.2.1- Quan điểm: 64 3.2.2- Mục tiêu: 65 3.3- Một số giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 67 3.3.1- Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách XĐGN: 67 3.3.1.1- Cơ chế chính sách luôn đi cùng với bố trí nguồn lực đầu tư đầy đủ: 67 3.3.1.2- Xây dựng nhiều chương trình đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển: 71 3.3.2- Hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện: 78 3.3.3- Đẩy mạnh công tác “xã hội hoá đầu tư” cho XĐGN: 80 3.3.4- Tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 82 3.3.5- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở: 85 3.3.6- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. 88 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐCS: Đảng Cộng sản XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNXH: Chủ nghĩa xã hội XĐGN: Xoá đói giảm nghèo BCHTW: Ban chấp hành Trung ương HĐND, UBND: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân QĐ: Quyết định NQ: Nghị quyết WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới GDP: Tổng sản phẩm quốc nội DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước HTX: Hợp tác xã ĐCĐC: Định canh định cư NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn LĐ, TB và XH: Lao động, Thương binh và xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội CNH: Công nghiệp hoá HĐH: Hiện đại hoá TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------ TRẦN QUỐC CHUNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO (LẤY VÍ DỤ Ở HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Hà Nội, năm 2010   TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Sự nghiệp đổi mới đã đem lại nhiều thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước, theo đó tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm nhanh, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình XĐGN đạt kết quả tốt, giảm nghèo bền vững đang được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo ở miền núi vùng cao còn khá cao, do vậy muốn giảm nghèo nhanh và bền vững cho địa bàn này thì vai trò Nhà nước trong công cuộc này cần phải được tăng cường hơn nữa. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, bản thân lựa chọn đề tài luận văn là “Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao”. Luận văn lấy ví dụ thực tế ở huyện miền núi vùng cao biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An là một trong 61 huyện nghèo nhất trong cả nước được Chính phủ quyết định hỗ trợ đầu tư để giảm nghèo nhanh và bền vững tại Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP. Về mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về giảm nghèo nhanh và bền vững, đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Về cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê nin làm cơ sở phương pháp luận, dựa vào các qui luật kinh tế và chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp, sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế: trừu tượng hoá khoa học và phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, định lượng,... 2. Những kết quả đạt được và phương pháp nghiên cứu trong luận văn: Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: Vấn đề này bắt nguồn từ tình hình đói nghèo và vai trò Nhà nước chung. Khái niệm đói nghèo mang tính tương đối, được so sánh theo không gian và thời gian. Nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Nghèo tương đối là việc không được cung cấp đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người so với sự sung túc của xã hội đó. Việt Nam đã nhiều lần thay đổi chuẩn nghèo để phù hợp với xu thế phát triển, gần nhất là Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010: hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng và hộ thành thị là từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Giảm nghèo nhanh là đẩy nhanh tốc độ để rút ngắn thời gian xoá nghèo cho các hộ nghèo trong lộ trình, giảm nghèo bền vững là kiên quyết không để tái nghèo, muốn vậy phải duy trì tiếp tục các nguồn đầu tư và các biện pháp chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục để không cho đói nghèo quay lại. Giảm nghèo nhanh và bền vững phải dựa trên cơ sở các nguồn lực đầu tư được hỗ trợ, được tăng cường, người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển Từ những cơ sở lý luận chung, luận văn trình bày vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao với một số nội dung cơ bản là: Trước hết, cần xác định được quan điểm, mục tiêu tổng quát đến 2020, xây dựng nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 với yêu cầu: Giảm nhanh tỷ lệ nghèo nhưng phải bền vững không để tái nghèo, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Chính phủ đưa ra các mục tiêu cụ thể và xây dựng các chính sách, quy định các biện pháp chỉ đạo điều hành cho chương trình thực thi hiệu quả. Tiếp theo, là tạo môi trường tăng trưởng, cải cách hành chính, tư pháp, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo. Nhà nước tạo môi trường pháp lý để SX kinh doanh bình đẳng, kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng. Xây dựng một nền hành chính Nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân tộc. Đề cao vai trò đối tượng được giảm nghèo, tuyên tryền vận động thuyết phục người nghèo phải nỗ lực vươn lên, đây được coi là động lực chính cho quá trình giảm nghèo nhanh và bền vững thành công. Cuối cùng, xác định vai trò kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình, nhiệm vụ. Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát đánh giá, qua thực hiện bộc lộ những bất cập sẽ được tổng kết, xử lý thích hợp, có những điều chỉnh kịp thời để bổ sung cho giai đoạn sau. Từ thực tế kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững thực hiện ở một số quốc gia và một số địa phương trong nước, luận văn rút ra kinh nghiệm về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao là: Nhà nước lấy người nghèo làm trung tâm để hoạch định chính sách, để tác động, vận động và đầu tư, nâng cao trình độ dân trí; Cần nâng cao năng lực và trách nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN của các ban ngành địa phương cơ sở. Nhà nước cần đầu tư đồng bộ, định mức cụ thể hơn, luôn luôn đặt yêu cầu chống tái nghèo làm trung tâm của hoạch định chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhà nước phải từ chính sách chung được ban hành, cho địa phương có sự điều chỉnh phù hợp. Cần có thêm các chính sách đặc thù cho từng địa phương. Thứ hai, Luận văn lấy thực tế tình hình ở huyện miền núi vùng cao Quế Phong, tỉnh Nghệ An, một trong 61 huyện nghèo nhất được Chính phủ đưa vào thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP, để khảo sát thực trạng phát triển kinh tế xã hội và tình hình đói nghèo. Luận văn đã khảo sát toàn bộ thực trạng tình tự nhiên, kinh tế ,xã hội, tình hình phát triển mọi mặt của huyện, tình đói nghèo, hộ nghèo và đi đến nhận định Quế Phong là huyện vùng núi cao, biên giới của tỉnh Nghệ An đang thực sự khó khăn mọi mặt. Diện tích tự nhiên lớn gồm 189.500 ha nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Huyện có 63.250 người chủ yếu là dân tộc thiểu số. Địa hình hiểm trở khó khăn cho phát triển mọi mặt. Tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện là 50,59%. Cơ sở hạ tầng toàn huyện còn nghèo nàn, ăn ở chưa hợp vệ sinh,... Về thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong thời gian qua, luận văn đã nghiên cứu các kết quả đạt được cho thấy vai trò Nhà nước cấp huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm và quy hoạch phát triển KT – XH đến năm 2020, đặc biệt đã chú ý đưa mục tiêu xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thành nhiệm vụ trọng tâm cho hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp các ngành. Huyện đã chỉ đạo thực hiện các chương trình XĐGN có hiệu quả. Tuy nhiên luận văn cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua. Trước hết là việc chỉ đạo bố trí đầu tư còn dàn trải, việc tổng kết đánh giá chưa làm tốt. Vai trò Nhà nước địa phương cơ sở bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, quy định; thiếu kiểm tra uốn nắn, lãng phí vốn đầu tư, nhiều tiêu cực phát sinh trong quá trình xây dựng ở vùng cao. Tiếp đến là đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước cấp huyện, xã vùng cao yếu về năng lực và có nơi sút kém về phẩm chất, thiếu tinh thần trách nhiệm. Bộ máy quản lý và cán bộ còn quá cồng kềnh nhưng hiệu lực hoạt động không cao Thứ ba, từ nghiên cứu thực tế tình hình của huyện Quế Phong mang tính đại diện cho các huyện miền núi vùng cao, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Định hướng là Nhà nước tổng hợp mọi nguồn lực, huy động mọi nguồn đầu tư và tăng cường các biện pháp chỉ đạo điều hành. Mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến nhanh hơn để đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo ở các huyện miền núi vùng cao đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao, bao gồm: Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách XĐGN với nhiệm vụ tập trung đầu tư mọi nguồn lực, cơ chế chính sách phải kèm theo nguồn lực đầu tư đủ đáp ứng. Xây dựng các chương trình dự án phát triển kinh tế, hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển văn hoá, khôi phục và phục hồi bản sắc văn hoá dân tộc,... để vận dụng tối đa lợi thế chuyên ngành phục vụ chuyên sâu hơn cho các huyện miền núi vùng cao. Hai là, hoàn chỉnh các loại Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện để thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao. Kiên trì thực hiện theo quy hoạch, lưu ý thực hiện ngay quy hoạch chi tiết phát triển cây con nông nghiệp. Ba là, tăng cường hơn nữa công tác “xã hội hoá đầu tư” cho XĐGN. Vai trò Nhà nước chủ trì tổ chức vận động mọi nhà đầu tư cho XĐGN. Bốn là, Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở vững vàng về phẩm chất chính trị, có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật. Có quy định khen thưởng và xử phạt rõ ràng nghiêm minh. Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của luật pháp. Chấn chỉnh nhanh việc quản lý đầu tư và siết chặt kỷ cương, có những chế tài xử phạt nghiêm khắc trong vi phạm đầu tư. Ban hành các quy định về đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo. 3. Những điểm mới và hạn chế của luận văn: Luận văn có điểm mới là luận văn đầu tiên đề cập đến vấn đề vai trò Nhà nước trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Luận văn đã khái quát hoá một số vấn đề lý luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước cho một lĩnh vực đặc thù là các huyện miền núi vùng cao. Hạn chế của luận văn là do điều kiện công tác nên không thể tìm hiểu hết tình hình tất cả các huyện miền núi vùng cao của đất nước để có sự đánh giá toàn diện hơn. Do khả năng bản thân có hạn nên việc tổng hợp, đánh giá, phân tích và đề xuất chưa thật sâu sắc và đầy đủ, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vai trò Nhà nước đã được khẳng định đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Tuy nhiên các huyện miền núi vùng cao đang còn rất nhiều khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhất nước. Do vậy, vai trò Nhà nước cần tăng cường hơn nữa, kiên trì với mục tiêu đã định để chỉ đạo, giúp đỡ, khâu nối, phối hợp mọi nguồn lực đầu tư để đạt kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững đã đề ra. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất nước Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội toàn diện được hơn 20 năm. Sự nghiệp đổi mới đã đem lại nhiều thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Trong sự thay đổi toàn diện đó đáng chú ý nhất là tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm nhanh, giảm nghèo bền vững đang được Nhà nước đầu tư lớn, chỉ đạo quyết liệt và các địa phương thực hiện có hiệu quả, công tác xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác xoá đói giảm nghèo là cực kỳ quan trọng phải thực hiện triệt để. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo là một thứ giặc trong ba giặc nguy hiểm nhất của buổi đầu giành được độc lập (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) và cần phải ưu tiên tiêu diệt. Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. Việt Nam đã giành nhiều chương trình ưu tiên cho thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với xoá đói giảm nghèo tích cực và bền vững. Do vậy trong 10 năm trở lại đây Việt Nam đã được những kết quả quan trong trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nhờ thực hiện các chính sách có hiệu quả cùng cơ chế phù hợp, công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong nhiều năm qua, xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo như xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo... Nhờ có sự quan tâm đầu tư trên, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%. Để giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000, phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển 1715 xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là hai chương trình lớn tác động mạnh mẽ tới công cuộc xoá đói giảm nghèo. Kết quả thực hiện, chương trình 133 và 135 đã tạo ra những kết quả tích cực: Cả nước đã thực hiện định canh định cư, khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa nước, trồng rừng mới, cây công nghiệp và ăn quả. Về tín dụng, đã có hàng ngàn lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng, nhiều chương trình khuyến nông-lâm-ngư, giúp đỡ người nghèo làm ăn kinh tế được thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở miền núi vùng cao, vùng sâu vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận nhân dân nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự bất cập và phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra và tăng nhanh trong cộng đồng dân cư. Cơ chế thị trường có những tác động không nhỏ tới sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là miền núi vùng cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả nước đền nay còn có 61 huyện miền núi vùng cao vùng sâu và vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 50% trở lên. Ở các huyện nghèo này mọi cơ sở vật chất và điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện cho sự phát triển xoá đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế. Đặc biệt vai trò Nhà nước trong hỗ trợ đầu tư, tổ chức chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo nhanh và
Luận văn liên quan