Luận văn Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay

Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai. Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn . Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 21964 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay Lời mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai. Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường. Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn…. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp. Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:  Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế hệ trẻ; có sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho sinh viên có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên…  Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích cả về bề nổi và bề sâu…  Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc làm thêm trong sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên các trường Đại học - Phạm vi nghiên cứu: tại một trường Đại học ở Hà Nội IV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua việc điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm trong phạm vi một trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 15/10/2004 đến 15/3/2005. V. Nội dung và kết cấu của đề tài: Đề tài nghiên cứu có các nội dung chính sau: Lời mở đầu Phần 1: Việc làm thêm đối với sinh viên dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của các tổ chức và cộng đồng xã hội Phần 2: Phương pháp luận Phần 3: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra xã hội học và phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu Phần 4: Một số giải pháp nhằm khuyến khích và quản lý việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay Kết luận Phần 1 Việc làm thêm đối với sinh viên dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của các tổ chức và cộng đồng xã hội 1.1 Quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên Với quan niệm "Việc làm thêm", qua thu thập những thông tin thứ cấp, chúng tôi xin nêu ra một vài quan niệm như sau: Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội: “Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…” (1) Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân” (2) Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn – Văn phòng Đoàn tại một trường Đại học ở Hà Nội: “…với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban tuyên huấn, được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có dịp nâng cao các kỹ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ báo, lại có một khoản tiền nho nhỏ để tiêu pha” (3) Trên đây là một vài quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ đó, có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…” 1.2 Những hạn chế hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề việc làm Thực tế hiện nay sinh viên hay các tân cử nhân khi đi phỏng vấn xin việc còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Dưới đây xin đề cập một vài hạn chế điển hình hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề này. - Thái độ thờ ơ, cẩu thả: (1) “Việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 11, năm 2005. (2) “Diễn đàn sinh viên – việc làm”, 10/03/2005, 12:04 AM (3) “Sinh viên làm thêm”, Báo Tuổi trẻ, số 03, năm 2004. Bà Đỗ Thị Xuân Phương – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội, Phó trưởng ban tổ chức Hội chợ việc làm Thành phố Hà Nội lần thứ 3 cho biết: “đến hội chợ lần này chủ yếu là sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Một thực tế khá buồn: Người lao động đến hội chợ tìm việc nhưng với thái độ thờ ơ, cẩu thả, không chuẩn bị kỹ về tâm lý, các loại giấy tờ hồ sơ cũng không đầy đủ. Trong số 400 hồ sơ mà VINACONEX (Hà Nội) nhận được, không có bộ hồ sơ nào đủ giấy tờ cần thiết (thiếu bằng tốt nghiệp, thiếu giấy khám sức khoẻ…). Bởi vậy trong 3 ngày Hội chợ, Tổng Công ty đã không thể tiến hành phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp như kế hoạch” (1). Cũng tương tự như trên, tại “Ngày tuyển dụng 12/3” do một trường Đại học tổ chức, so với 1640 chỉ tiêu nhận người của 67 nhà tuyển dụng, con số 214 người lao động tìm được việc làm là quá nhỏ bé. Điều này không chỉ khiến người lao động nuối tiếc vì để vuột mất cơ hội tìm việc trực tiếp mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng cảm thấy thất vọng. Bên cạnh sự thờ ơ, cẩu thả trong chuẩn bị hồ sơ, sau một số cuộc phỏng vấn, không ít người lao động đã bày tỏ sự “ngỡ ngàng”: “Tưởng phỏng vấn gì, té ra là mấy câu bâng quơ về gia đình, bạn bè…”; “không ngờ công ty lớn như vậy mà gọi mình tới chỉ để hỏi về ba loại đặc sản, sở thích và cả…khuyết điểm của mình!”. Tuy nhiên, với những nhà tuyển dụng, đó là những câu hỏi hoàn toàn không là “bâng quơ”, “chơi chơi” chút nào. Đó chính là sự kiểm tra phản ứng linh hoạt và kiến thức về cuộc sống của người lao động. Giám đốc Công ty Phát triển nguồn nhân lực NetViet, ông Dương Xuân Giao khẳng định, 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của các ứng viên lao động, theo thứ tự như sau: 1-Thái độ; 2-Kinh nghiệm làm việc; 3-Kiến thức chuyên môn. Ông Giao nói: “Cái người lao động thiếu khi đi phỏng vấn chính là thái độ (attitude), thể hiện sự nhiệt tâm và trung thực của họ đối với công việc mà họ đang dự tuyển. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp chấp nhận tái đào tạo những người chưa hoàn thiện lắm về kiến thức, kinh nghiệm, miễn sao họ có thái độ chân thành, đúng đắn và bản lĩnh” (1). (1) “Hội chợ việc làm lần 3–thành phố Hà Nội”, trang 4, Tiền Phong, số 171, 26/8/2004. LĐ&ĐK. (1) “Rớt đài” từ những điều sơ đẳng, kỳ 2, 05/08/2004,13:15 PM “Bi kịch của phần lớn đội ngũ lao động ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, chính là tư tưởng hưởng thụ quá sớm và quá coi trọng quyền lợi vật chất trong khi chính bản thân họ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhu cầu của xã hội.” (2) – Dương Thế Nguyên, Phó phòng Dự án II, Công ty TNHH Thương mại & Hỗ trợ việc làm “Cô Tấm” nhận xét. - Thiếu kinh nghiệm thực tế: Lê Văn Đức, cán bộ quản lý nhân sự Công ty Cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô nhận xét: “Trong 100 hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí, chúng tôi chỉ chọn được rất ít. Riêng vị trí kế toán quản trị, chúng tôi không tìm nổi ứng viên nào vì lĩnh vực này không chỉ đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà cần có cả kinh nghiệm làm việc nữa” (3). Sau một năm lặn lội đi tìm việc, bạn Nguyễn Thị Điệp – cựu sinh viên Khoa Công nghệ thông tin của một trường Đại học vừa bị…rớt trong cuộc thi tuyển vào Công ty Tin học Lạc Việt. Lý do chính: thiếu kinh nghiệm viết các phần mềm. Cô đã tự rút ra kinh nghiệm “xương máu” là: “Hồi còn trên ghế giảng đường, hầu hết chỉ biết có kiến thức từ bên trong giảng đường, tức thầy dạy bao nhiêu thì “hưởng” bấy nhiêu. Lẽ ra, học 1 phải biết 5, 6, thậm chí phải biết 10 – phải tranh thủ trang bị thêm kiến thức và tiếp xúc thực tế ngày càng nhiều càng tốt” (4). Một cuộc điều tra nghiên cứu của Taylor Nelson Sofres - chuyên gia của một công ty về nghiên cứu thị trường - thực hiện tại Việt Nam từ tháng 9-10/2004 theo đơn đặt hàng của Hội đồng Anh TP Hồ Chí Minh đã cho thấy nhiều điều bất ngờ… Sinh viên mới ra trường: Lượng lớn, chất thấp! “Họ rất nhiệt tình và mong muốn được chứng tỏ năng lực của mình. Họ cũng sẵn sàng học hỏi và công ty thấy đối tượng này dễ đào tạo, định hướng. Nếu tốt nghiệp từ những trường đào tạo chuyên ngành liên quan (như kinh tế, hoá mỹ phẩm, dược, kỹ sư công trình…) thì họ có những kiến thức khá cơ bản để có thể bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng gần như phải đào tạo lại, bởi họ rất thiếu kiến thức chuyên (2) “Thông tin tuyển dụng”. 07/08/2004, 12:45 PM (3) “Nhà tuyển dụng chưa hài lòng về chất lượng ứng viên”, 08/03/2005, 11:32 AM (4) “Th«ng tin tuyÓn dông”, 07/08/2004, 12:45 PM sâu, đặc biệt là kiến thức thực tế và thiếu kinh nghiệm làm việc” (1) – Giám đốc nhân sự ở một công ty đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng phát biểu. Qua những kỳ tổ chức Hội chợ, khá nhiều nhà quản lý nhận định: có nhiều nguyên nhân chủ quan về phía sinh viên tốt nghiệp đại học khiến cho cánh cửa tìm việc của các bạn trẻ ngày càng bị thu hẹp như “học chưa đi đôi với hành”, nhà ở, hộ khẩu thường trú, phương tiện đi lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng… - Hạn chế về kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ: Chị Tuấn Anh, người đảm nhận phụ trách tuyển dụng của Công ty Canon cho biết: “Suốt buổi sáng phỏng vấn gần 60 ứng tuyển, tôi chỉ chọn được 36 hồ sơ vào vòng I để ngày mai kiểm tra lần thứ hai tại công ty. Những ứng viên tốt nghiệp đại học thì trình độ chuyên môn còn được, trong khi những em tốt nghiệp cao đẳng thì chuyên môn rất kém, nhiều em gần như không biết gì.” (2). Chị Nguyên Vân Thuỷ – Trưởng phòng Hành chính nhân sự Công ty LG cũng có nhận xét: “Nhiều người đưa ra nhiều bằng cấp, kiến thức giỏi nhưng lại không chứng tỏ được khả năng thực tế trong lĩnh vực nào cả” (3). Các ứng viên trẻ, theo chị Thiên Hương, Trưởng phòng Phân tích và Hỗ trợ chiến lược của Công ty Bảo hiểm Prudential:“Các trường đại học cũng có dạy nhưng lý thuyết không cập nhật, không đào tạo sự năng động và xử lý tình huống thực tiễn, nên các ứng viên trẻ thiếu khả năng phản ứng, trong khi rất nhiều bạn trẻ bây giờ lại quá nóng vội, chê các vị trí thấp, muốn nhanh chóng thăng tiến, chứng tỏ bản lĩnh mà không nhận thức đủ điểm mạnh, điểm yếu của mình và vì thế, không đủ tin cậy để những người lãnh đạo đầu tư đào tạo cho những mục đích lâu dài. Hơn nữa, hiện nay có sự phân hoá khá lớn trong các ứng viên trẻ, sinh viên mới ra trường. Có một số ít người xuất sắc, bỏ xa nhóm còn lại thuộc diện “thường thường bậc trung” với những điểm yếu cố hữu như nhút nhát, thụ động, kỷ luật kém, …” (1). Bên cạnh sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, một điểm quan trọng nữa là khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường công việc của thí sinh mới ra trường còn rất (1) “Điều tra về ứng viên Việt Nam”, 13/3/2005, 16:30 PM (2) “Thông tin tuyển dụng”, 7/8/2004, 12:45 AM (3) “Rớt đài” từ những điều sơ đẳng, kỳ I, 04/8/2004, 10:15 AM (1) “Khan hiếm nhân lực cấp cao”, 07/03/2005, 09:02 AM kém, do họ chưa có điều kiện để tiếp xúc với tình huống công việc thực tế. Họ thường bị “khớp”, không biết phải trả lời phàn nàn của khách hàng trên điện thoại như thế nào, không có kỹ năng đàm phán thuyết phục, hay không thể trình bày vấn đề một cách logic, chuyên nghiệp và thành thạo bằng tiếng Anh. Điểm qua các doanh nghiệp mà việc tuyển dụng chú trọng vào tiếng Anh, vào trình độ và chỉ số thông minh của sinh viên qua các bài test phải kể đến Nestle Việt Nam. Họ chỉ cần có 2 ngày cho việc tìm 10 người phù hợp từ hơn 400 ứng viên. Cách của họ là đến một trường đại học tiếng tăm có nhiều chuyên ngành họ cần, tổ chức một buổi hội thảo nghề nghiệp vài giờ đồng hồ cho tất cả các ứng viên là sinh viên năm cuối các trường thuộc khối kinh tế. Bài test IQ được đưa ra cho những người tham gia, kết thúc buổi hội thảo cũng là lúc họ chọn được 28 người có chỉ số cao nhất. Và ngay chiều hôm đó các nhóm tìm giải pháp và bảo vệ giải pháp của mình. 10 người sẽ được chọn. Với cung cách tuyển dụng như vậy, nếu chỉ có duy nhất kiến thức học được trong sách vở chắc chắn chúng ta sẽ không nằm trong số những người được chọn (2). Qua thực tế trên có thể thấy rằng không phải sinh viên nào sau khi ra trường cũng có thể sẵn sàng tiếp nhận công việc. Điều này có vẻ mâu thuẫn vì lẽ ra sau cả một quá trình học tập tại trường đại học, được trang bị một lượng lớn kiến thức, những tân cử nhân phải có thể đảm trách được mọi công việc theo chuyên ngành đào tạo…, vậy mà họ lại lúng túng, ngỡ ngàng trong các cuộc phỏng vấn, cẩu thả và thiếu nghiêm túc khi tới tuyển dụng. Phong thái tự tin, sự năng động và tác phong công nghiệp vẫn chưa hình thành trong họ. Dường như với một bộ phận các bạn sinh viên ra trường, niềm tin vào kiến thức là duy nhất thành công. Thực tế không phải vậy. Kiến thức là điều rất quan trọng, nhưng để có thể làm việc tốt chúng ta cần phải có thêm những điều kiện khác nữa. Không phải ngẫu nhiên những tân cử nhân chấp nhận mất thời gian để thu nạp lại những kiến thức mà họ đã có từ suốt những năm tháng còn học ở giảng đường đại học. Đây không phải là công việc thừa. Lý do vì kiến thức tại trường và kiến thức thực tế hiện nay còn có khoảng cách khá xa, cũng một phần do không được thực hành nên lượng kiến thức được học đã rơi rụng nhiều. (2) “Kiểu tuyển dụng mới, bạn có biết?”, trang 5, Sinh viên Việt Nam, số 07, 25/02/2004, L.Tùng Chính vì vậy hiện nay tồn tại một vấn đề: các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân viên trong khi thị trường lao động thì vẫn thiếu việc làm. Hầu hết những sinh viên mới ra trường đều tồn tại một nhược điểm mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi, đó là kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy khi giải quyết các công việc. Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng nhân sự quản lý hiện nay, chị Mai Thảo, chuyên viên phỏng vấn của HR Vietnam, cho biết: “Một số công ty sẽ không đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm sẵn nữa mà sẽ tuyển những người trẻ có kết quả học tập cao, tố chất tốt – chủ yếu theo nhận xét cảm tính của người tuyển dụng - để đào tạo thành nhà quản lý theo yêu cầu công việc và văn hoá của doanh nghiệp mình”(1). Chị Thảo cũng cho biết thêm, ưu điểm lớn nhất của một số ứng viên trẻ là tự tin, nhưng lại có “biên giới” rất mong manh với tính tự phụ và ảo tưởng. Còn theo chị Thiên Hương, những sinh viên du học trở về sẽ được ưu tiên hơn, vì ngoài kiến thức mới mẻ, các ứng viên này đã tiếp nhận được lối tư duy và cách làm việc năng động của người nước ngoài. Tất cả các thợ “săn đầu người” đều khẳng định cơ hội việc làm hiện nay là rất nhiều. Sức hút của các công ty nước ngoài vẫn còn mạnh và các công ty trong nước cũng đã bắt đầu chiêu hiền đãi sĩ, mức lương gần như tương đương nhau. Vì thế, điều quan trọng là sinh viên, các ứng viên trẻ phải tự trang bị trước cho mình để sẵn sàng đón nhận. Chị Thuỳ Dương, Trưởng Phòng Tư vấn tuyển dụng của Navigos và chị Mai Thảo, chị Thiên Hương đều có lời khuyên chung cho các ứng viên trẻ rằng nên tự đào tạo mình bằng mọi khả năng và cơ hội, nên làm bất kỳ việc gì phù hợp trong thời gian đi học để nâng tầm nhìn của mình vượt qua khỏi cổng trường; nên hoạt động xã hội để tập khả năng làm việc theo nhóm và đừng quên rằng tiếng Anh, vi tính là chìa khoá cơ bản để mở những cánh cửa việc làm. Rõ ràng, từ thực tế cũng như qua một vài dẫn chứng điển hình trên đây có thể nói rằng nguyên nhân những hạn chế hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề việc làm vừa do cả yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan gây nên. Để khắc phục những hạn chế đó, yếu tố khách quan thì cần có sự giúp đỡ từ phía nhà trường và các tổ chức xã hội. Yếu tố chủ quan thì đòi hỏi phần đông đội ngũ sinh viên cần năng động (1) “Khan hiếm nhân lực cấp cao”, 07/03/2005, 09:02 AM hơn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Kiến thức là căn bản. Nhưng sẽ là tốt hơn nếu biết áp dụng những gì đã được học vào thực tế. Bên cạnh đó cần tranh thủ rèn luyện, trau dồi những kỹ năng mà từ những công việc làm thêm, những hoạt động xã hội có thể đem lại cho bản thân mình. Có thể nói việc làm thêm là một trong những phương thức hỗ trợ cho sinh viên đi tìm cánh cửa doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay cũng đã có những cách thức ngắn hạn cho bản thân mình. Dưới đây xin trình bày một số kinh nghiệm làm thêm của sinh viên hiện nay. 1.3 Một số kinh nghiệm làm thêm của sinh viên hiện nay 1.3.1 Những kinh nghiệm của sinh viên Việt Nam - Những hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ: Sinh viên Việt Nam hiện nay có thể nói đã khá năng động hơn so với những thế hệ đi trước. Sự năng động ấy đôi khi biểu hiện qua những công việc rất nhỏ bé nhưng hiệu quả. Có những bạn sinh viên lựa chọn công việc kinh doanh vào những dịp lễ hội như 8/3, 20/10, 20/11.... Vào thời điểm này, đảo qua các trường, mọi ngả đường đều có hàng hoa sinh viên. Hoa đẹp, lại do sinh viên bán nên khá là rẻ. Hoặc dịp đầu năm học, chúng ta có thể thấy những tốp sinh viên vào tận giảng đường, ký túc xá bán sách với giá rẻ hơn bên ngoài rất nhiều. Những hoạt động buôn bán này thường cần số đông để có vốn (bởi sinh viên ít vốn) và cần có cộng sự giúp sức. Thông qua những hoạt động này, tinh thần làm việc nhóm cũng tăng lên đáng kể, va chạm và tiếp xúc nhiều tạo cho sinh viên một phong thái tự tin, cởi mở khi tiếp xúc. Mặt khác, thị trường chủ yếu là sinh viên nên những "nhà kinh doanh trẻ" này rất hiểu tâm lý và biết cách chiều khách hàng bằng nhiều hình thức như thái độ phục vụ hay khuyến mãi giảm giá. Để có hàng hoá và thu được chênh lệch cao, sinh viên phải về tận gốc những nơi cung cấp để mua hàng, lấy công làm lãi. Như buôn hoa, sinh viên phải về tận Vĩnh Phúc, Ngọc Hà... đặt mua và học luôn cách bó hoa, trang trí. Những bạn đi bán đồ gốm, lưu niệm thì phải lặn lội về Bát Tràng, Hương Canh, Đông Triều... để lấy hàng. Rủi ro có thể gặp phải như tai nạn, mất hàng, vỡ hàng, hỏng hàng không nhỏ. Kiểu kinh doanh này sẽ cho sinh viên khả năng quan sát và thực tế hơn, biết cách tính toán, biết chi tiêu hơn. Khó khăn gặp phải không ít nhưng nó sẽ giúp các bạn thấy tự tin hơn (1). Hai bạn Hà và Minh (tại một trường ở Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Khi đi “cất hàng” ở chợ Đồng Xuân, người bán hàng biết là sinh viên gắt lên không bán lẻ. Lại phải trổ tài “diễn thuyết”: cháu cũng “dân buôn” mới lấy được hàng. Hà kể: “Người bán hàng cũng giảm giá hơn khi thấy bộ dạng tất bật và sự tín
Luận văn liên quan