Luận văn Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay

Từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực y đức - đạo đức của người cán bộ y tế, bên cạnh những yếu tố tích cực đã và đang xuất hiện không ít những vấn đề tiêu cực. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Một trong những, đặc trưng cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của người khác, của xã hội chứ không phải cho mình và vì mình. Trong các chức năng của đạo đức, chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng, vì thông qua đó mà con người tự giác điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong mọi giai đoạn lịch sử, cán bộ công chức, viên chức nói chung, cán bộ công chức, viên chức ngành y tế nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong số đó có những người không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn là tấm gương sáng về đạo đức và lối sống. Họ luôn hăng hái tham gia vào các hoạt động của ngành, cũng như trong cộng đồng, xã hội. Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường cũng xuất hiện một số cán bộ, công chức, viên chức y tế có những biểu hiện sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Một số có lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo đồng tiền, lười lao động, không nhiệt tình trong công việc, tất cả đó đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân, cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành.

pdf72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực y đức - đạo đức của người cán bộ y tế, bên cạnh những yếu tố tích cực đã và đang xuất hiện không ít những vấn đề tiêu cực. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Một trong những, đặc trưng cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của người khác, của xã hội chứ không phải cho mình và vì mình. Trong các chức năng của đạo đức, chức năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng, vì thông qua đó mà con người tự giác điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Trong mọi giai đoạn lịch sử, cán bộ công chức, viên chức nói chung, cán bộ công chức, viên chức ngành y tế nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong số đó có những người không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn là tấm gương sáng về đạo đức và lối sống. Họ luôn hăng hái tham gia vào các hoạt động của ngành, cũng như trong cộng đồng, xã hội. Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường cũng xuất hiện một số cán bộ, công chức, viên chức y tế có những biểu hiện sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Một số có lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo đồng tiền, lười lao động, không nhiệt tình trong công việc,…tất cả đó đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân, cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành. Nam Định là một tỉnh có dân số đông, kinh tế tương đối phát triển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở khám chữa bệnh cũng như các trường đào tạo cán bộ ngành y tế. Bên cạnh những kết quả đạt được (cùng với những thành tựu chung của ngành y tế), thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến y đức của cán bộ ngành y tế tỉnh Nam Định làm xói mòn không ít những giá trị y đức truyền thống của dân tộc. Không ít những tấm gương phản diện trong y đức đang gây lên không ít bất bình cho xã hội, không ít "Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp chậm được khắc phục" [20, tr. 174]. Thực tế nóng bỏng và bức bách đó cần phải được khắc phục. Vì vậy tác giả chọn: “Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Y đức - đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề mới mẻ, từ xa xưa đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau. Qua các giai đoạn của lịch sử, các triều đại, y đức được đề cập tới bằng những điều luật áp dụng cho nghề y, qua lời thề, qua các tuyên ngôn về y tế của tổ chức y tế thế giới. Đến nay vấn đề này đã được nhiều nước đưa vào nghĩa vụ luật thầy thuốc. Lịch sử y học phương Tây vẫn luôn luôn nhắc đến lời thề Hyppocrate (Thế kỷ thứ IV TCN) như một bài học y đức đầu tiên cho người thầy thuốc mới ra trường. Lời thề ấy cho đến nay vẫn được sử dụng rông rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, từ xưa tới nay đã không ít người thầy thuốc tiêu biểu cho lòng nhân đạo, tính bất vụ danh lợi của nghề y. Chu Văn An (1292 - 1370) có nói: “Chữ nhân là mấu chốt của người thầy thuốc, rồi mới đến chữ minh chữ tài”. Nghĩa là người thầy thuốc phải lấy lòng nhân đức làm đầu rồi mới đến sự thông minh, khôn khéo tài năng xử lý bệnh tật. Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791), vị danh sư của của nước ta vào thế kỷ XVIII mà tài năng và đức độ được phong hàng “y thánh” đã để lại tấm gương sáng về đạo đức, y đức của mình qua chín quan điểm di huấn của ông, hay Nguyễn Đình Chiểu có “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp”. Ngay khi cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng, Người đã để lại nhiều di huấn quý báu về y đức. Trong thư gửi trường Quân Y năm 1946, Hội nghị Quân Y năm 1948, Trường Y tá liên khu I năm 1949, Hội nghị y tế toàn quốc 1953... Người thường nhấn mạnh đến, tình thương, lòng bác ái, đức hi sinh, lòng tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập để tiến bộ, cũng như ý thức kỷ luật tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên ngành y tế. Hiện nay trong hầu hết các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác y tế vấn đề y đức đều được đề cập đến. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ bảo vệ nhân dân” (ngày 14/01/1993). Ngày 06-11-1996 ngành y tế đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương về thực hiện 12 điều y đức cùng nhiều văn bản pháp quy khác có liên quan đến y đức. Trong cuốn “Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (Nxb Y học, Hà Nội, 1996), Tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển Việt Nam”- Nxb Y học, Hà Nội, 1998. Tác giả Đỗ Nguyên Phương đã dành một phần nội dung cuốn sách để làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam, bên cạnh đó tác giả còn bàn luận nhiều về tấm gương đạo đức của giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầu và truyền thống đạo đức của nhiều thầy thuốc tiêu biểu khác. Trong cuốn “Y đức và đức sinh học-nguồn gốc và sự phát triển” (Nxb Y học, 1999) tác giả Ngô Gia Hy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác và qua các quy chế, văn bản pháp quy về y đức Trong những năm gần đây, tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã có một số học viên quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề đạo đức của người cán bộ y tế như: “Đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình phát triến kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” của tác giả Kim Thanh Hùng (Luận văn cử nhân chính trị); “Vấn đề y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế tại Nam Định” của tác giả Lê Thanh Thuỷ (Luận văn cao cấp lý luận chính trị). Ngoài ra có một số luận án tiến sĩ, của một số tác giả cũng quan tâm nghiên cứu về y đức, như: “Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm y học của Hải Thưởng Lãn Ông” của Phạm Công Nhất. Trong luận án này, tác giả đã đánh giá một cách có hệ thống các giá trị trong tư tưởng triết học về con người của Hải Thượng Lãn Ông. Bên cạnh đó tác giả chỉ ra ý nghĩa của các giá trị tư tưởng đó đối với quá trình đổi mới và phát triển ngành y tế hiện nay ở nước ta. Hay luận án: “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” đây là luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Nguyễn Thị Hoà Bình. Trong bản luận án này tác giả đã làm rõ đặc điểm, vai trò và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ cán bộ y tế. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Ngày 23/2/2006 Bộ Y tế đã phát động phong trào: cán bộ viên chức trong ngành y tế thi đua học tập và noi gương anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Cuộc vận động đã và đang thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia và đã đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên đó chỉ là những văn bản pháp quy mang tính định hướng không thể bao quát hết phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn của y đức. Hành vi đạo đức của cán bộ y tế nói riêng và của đội ngũ thầy thuốc đang diễn ra hàng ngày hàng giờ rất phức tạp trên mọi lĩnh vực hoạt động. Vì vậy nghiên cứu, điều tra, phân tích để đưa ra những nhận xét đánh giá về vấn đề y đức trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải đi sâu đi sát, thu thập thông tin thực tế, tìm ra những bất cập giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động của ngành y tế để bàn giải pháp khắc phục. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong thời gian qua cũng như tìm những nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa y đức cho cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Phân tích thực trạng y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay và tìm ra nguyên nhân của nó. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao y đức cho cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu: Vấn đề y đức của cán bộ ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định. 5 . Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và y đức. Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu đã đạt được của các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học… nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của y đức đối với cán bộ làm công tác y tế trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở khái quát thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế ở tỉnh Nam Định, bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở Nam Định nói riêng, nước ta nói chung 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU Y ĐỨC CỦA CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Y ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA Y ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1.1. Khái niệm đạo đức và y đức - Về khái niệm đạo đức: Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử xã hội, phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức. Danh từ đạo đức bất nguồn từ tiếng Latinh là mos (mois) - lề thói (morialis nghĩa là có liên quan đến lề thói đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp hàng ngày. Ở phương đông, đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Hoa cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường, về sau khái niệm đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó trở đi được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Ở phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Cho đến nay người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức. Còn Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: chúng ta bàn đến đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà để trở thành con người có đức hạnh. Còn Êpiquya (341 - 271 tr.CN) người đầu tiên đưa phạm trù lẽ sống vào đạo đức học. Và là một trong những người có công luận giải về sự tự do của con người. Từ đó đến nay, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhưng không bao giờ nhân loại không quan tâm, không bàn luận về vấn đề đạo đức Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của đạo đức Tây Âu thời trung cổ là ở chỗ, những tư tưởng đạo đức thường xuất phát từ những tín điều tôn giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo...). vào thời điểm này, giáo hội đóng góp vai trò thống trị độc tôn, chi phối mọi hoạt động của con người, trong đó có đời sống đạo đức, mà chúa là cội nguồn, là nơi hoà hợp, thống nhất của mọi giá trị đạo đức. Đúng như Lênin nói: “Đạo cơ đốc đã đem đạo đức làm thành thượng đế, đã sáng tạo ra thượng đế đạo đức” [33, tr.63]. Sau cái đêm trường trung cổ tối tăm ấy, nhân loại đột nhiên sống lại với sức mạnh không ngờ. Về phương diện văn hoá, tinh thần cũng có những bước tiến vượt bậc, nhằm tạo ra một nền văn hoá mới, thế tục, sẵn sàng đoạn tuyệt với nền văn hoá mang tính kinh viện, trong đó có văn hoá đạo đức. Giai cấp tư sản đã thẳng tay xoá bỏ quan hệ đạo đức phong kiến, từng bước thiết lập quan hệ đạo đức tư sản với đặc trưng nổi bật nhất là đề cao đến mức tuyệt đối hoá “chủ nghĩa cá nhân” mà cơ sở lý luận của nó là thừa nhận sự tự trị và quyền tự do tuyệt đối của các cá nhân trong xã hội. Chỉ có đạo đức cộng sản, một nền đạo đức “hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích tương lai” [37, tr.136] mới thể hiện đạo đức có tính người mang tính nhân loại phổ biến. “Đạo đức” là một vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, mỗi khi đối tượng được định nghĩa càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra trên cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu [20, tr.256]. Với ý nghĩa đó, khó có thể có một định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh về “đạo đức”. Ở mức độ khái quát nhất chúng ta có thể hiểu. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo, đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở kinh tế là nguồn gốc của các quan điểm đạo đức. Các quan điểm này thay đổi khi cơ sở đã đẻ ra nó thay đổi. Ví dụ: thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột, những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất, là đạo đức xã hội phong kiến. Thích ứng với chế độ tư bản dựa trên cơ sở bóc lột người công nhân làm thuê, là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức mới biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của người lao động đã được giải phóng khỏi áp bước bóc lột. Tất cả đó đã chứng tỏ rằng, sự phát sinh phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do phương thức sản xuất quy định. Trong “Chống Duyrinh” Ph. Ăngghen viết rằng: chung quy lại thì mọi học thuyết đạo đức đã tồn tại từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình thực thực tế của xã hội lúc bấy giờ Đạo đức là một trong những phương thức dùng để điều chỉnh hành vi con người. Ngoài ra còn có phong tục, tập quán, tôn giáo pháp luật, đạo đức,... Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, đạo đức con người đều được đánh giá như vậy. Các khái niệm về thiện, ác, khuôn phép và quy tắc hành vi con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu hiện lợi ích giai cấp nhất định. Những khuôn phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho mỗi hành vi cá nhân. Nó bao gồm hành vi cá nhân đối với xã hội và đối với người khác. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây, quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác là tiền đề của hành vi đạo đức cá nhân. Đã là thành viên của xã hội, con người phải chịu một sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong những hoàn cảnh nào đó còn chịu sự điều khiển tránh nhiệm của lương tâm. Cá nhân phải có trách nhiệm chuyển những đòi hỏi của xã hội và những thể hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện sự chuyển hoá này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho phù hợp với đòi hỏi xã hội... Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, xét về bản chất đạo đức là sự tự lựa chọn của con người. Đạo đức là hệ thống các giá trị. Hệ thống giá trị đạo đức chia thành giá trị chung (lương tâm, bổn phận,..); giá trị riêng (trách nhiệm cá nhân, tính liêm khiết,..). dưới góc độ tác động và tác dụng của giá trị người ta lại chia ra giá trị tích cực (thiện, tốt, hạnh phúc,...) và giá trị tiêu cực ( ác, xấu, bất hạnh,...). Đặc trưng của giá trị đạo đức là chỗ nó cấu tạo bởi tính có ích, tính tự giác, tính tự nguyện, và tính không vụ lợi của hành vi. Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ định một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của ý thức đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ xã hội, thì hệ thống ấy có tính tích cực, nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản tiến bộ, phản nhân đạo. - Các quan điểm về y đức trong lịch sử: Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói riêng, y đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ, trong nhiều thời đại khác nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III T.C.N trong tập thơ dân gian “Ana Vêda” đã đề cập đến tiêu chuẩn của người làm nghề y tế. Đó là những người: Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, và cả đến lúc phải hi sinh cuộc đời mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ nên có trong đầu ý nghĩa làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của họ... Dù có tài cao học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những điều hiểu biết của mình [15, tr.85]. Galen - Một trong những nhà y học nổi tiếng của La mã cổ đại, đã có những quan điểm đạo đức tiến bộ. Ông đã gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát lòng tham lam đê tiện của một số thầy thuốc lúc bây giờ. “Chỉ săn sóc bọn giàu sang, kẻ quyền thế....những kẻ khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của mình trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y phục, những kim cương đắt tiền và những đồ trang sức xa hoa” [15, tr.85]. Ở Hi lạp cổ đại, danh y Hyppocrat đã để lại cho chúng ta “lời thề” bất tử. Lời thề ấy chứa đựng yếu tố nhân đạo, nó là sự đòi hỏi, phải giữ gìn mình, là bổn phận thái độ ứng xử sao cho có lương tâm, có trách nhiệm của con người với đồng loại, với đồng nghiệp và với bệnh nhân. Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần Y học, trước thần
Luận văn liên quan