Luận văn Vận dụng hệ phương pháp vấn đáp- Đàm thoại và gợi tìm trong dạy học truyện ngắn vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt ở lớp 12 (chương trình chuẩn)

Trong thập niên đấu của thế kỉ XX, nền giáo dục nước ta có bước chuyển biến quan trọng trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỉ nguyên mới. Đáp ứng cho đòi hỏi giáo dục phải có sụ thay đổi toàn diện mới mẻ theo tinh thần của Nghị quyết Quốc hội khóa X, vào năm 2003, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực thi việc thay đổi Chương trình sách giáo khoa Phổ thông. Trước chủ trương lớn này, toàn bộ quá trình giáo dục - dạy học của trường Phổ thông được thiết kế và tổ chức thực hiện theo những quan điểm, phương châm, phương pháp giáo dục mới mang ý nghĩa tích cực, năng động sáng tạo nhằm hướng tới việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng kịp xu thế phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập với nền giáo dục hiên đại thế giới

pdf112 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng hệ phương pháp vấn đáp- Đàm thoại và gợi tìm trong dạy học truyện ngắn vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt ở lớp 12 (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG VĂN HÙNG VẬN DỤNG HỆ PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP- ĐÀM THOẠI VÀ GỢI TÌM TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ VÀ VỢ NHẶT Ở LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn văn Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN Thành phố HCM - 9/ 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS - Nguyễn Đức Ân trong suốt thời gian qua đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học sư phạm TPHCM đã hết lòng giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa hoc. Xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ văn, Phòng KHCN - SĐH Trường ĐHSP - TPHCM; Sở GD- ĐT Tây Ninh, Ban Giám Hiệu cùng đồng nghiệp các trường THPT trong tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn. MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ...................................................................................................................................... 2 0TMỤC LỤC0T ........................................................................................................................................... 3 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T .................................................................................................. 6 0TPhần Mở đầu0T ....................................................................................................................................... 7 0T1. Lý do chọn đề tài0T ....................................................................................................................................... 7 0T1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nền giáo dục:0T......................................................................................... 7 0T1.2 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng của việc dạy học Ngữ Văn:0T ................................................ 7 0T1.3 Xuất phát từ việc xây dựng và phát triển PPDH văn:0T ........................................................................... 8 0T2. Phương pháp vấn đáp đàm thoại và gợi tìm trong thực tế dạy học Văn ở PTTH0T ......................................... 9 0T3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu0T ............................................................................................................ 13 0T4. Phương pháp nghiên cứu0T ......................................................................................................................... 14 0T5. Đóng góp của luận văn0T ............................................................................................................................ 14 0T6. Kết cấu luận văn0T ...................................................................................................................................... 15 0TChương 1: HỆ PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP - ĐÀM THOẠI VÀ GỢI TÌM TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT0T ........................................................................................... 16 0T1.1. Những cơ sở lý luận khoa học của phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm:0T .................................. 16 0T1.1.1 Bản chất:0T ........................................................................................................................................ 16 0T1.1.1.1 Phương pháp pháp vấn đáp - đàm thoại:0T ................................................................................. 16 0T1.1.1.2 Phân loại các hình thức đàm thoại:0T.......................................................................................... 17 0T1.1.1.3 Phương pháp gợi tìm (hay gợi mở):0T ........................................................................................ 18 0T1.2. Đặc trưng của phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm:0T................................................................. 20 0T1.3. Ý nghĩa của phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm theo xu thế của quan điểm dạy học tích cực:0T 20 0T1.3.1 Tính đối thoại và phản hồi của của giờ học:0T ................................................................................... 20 0T1.3.2 Tính hợp tác của hoạt động dạy học:0T .............................................................................................. 21 0T1.4. Vận dụng phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm vào giờ học tác phẩm văn chương.0T .................. 22 0T1.4.1. Việc đổi mới quan điểm dạy học văn:0T ........................................................................................... 22 0T1.4.2.Đổi mới PPDH tác phẩm:0T ............................................................................................................... 22 0T1.4.3. Vấn đề then chốt của việc vận dụng phương pháp vấn đáp đàm thoại gợi tìm trong giờ học tác phẩm văn chương: Hệ thống câu hỏi đàm thoại - gợi mở.0T ................................................................................. 23 0T1.4.3.1. Thực trạng:0T ............................................................................................................................ 23 0T1.4.3.2. Vấn đề câu hỏi trong dạy học tác phẩm:0T ................................................................................. 24 0TChương 2: Vận dụng hệ phương pháp vấn đáp, đàm thoại và gợi tìm trong dạy hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt” ở lớp 12. 0T .......................................................................................... 32 0T2.1. Vấn đề loại thể trong dạy học truyện ngắn THPT0T................................................................................. 32 0T2.1.1. Quan niệm về loại thể0T ................................................................................................................... 32 0T2.1.2.Đặc trưng truyện ngắn hiện đại.0T ..................................................................................................... 33 0T2.1.2.1 Khái niệm truyện ngắn:0T .......................................................................................................... 33 0T2.1.2.2. Đặc trưng truyện ngắn hiện đại:0T ............................................................................................. 34 0T2.2. Vấn đề dạy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ va Vợ nhặt ở lớp 120T ............................................................ 39 0T2.2.1. Dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” đặt trong hệ thống của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 19750T ...................................................................................................................... 39 0T2.2.1.1. Đặc điểm giai đoạn văn học Việt Nam giai đoạn 1945-19750T .................................................. 39 0T2.2.1.2. Những truyện ngắn và trích đoạn truyện được dạy ở chương trình Ngữ văn 12.0T ..................... 40 0T2.2.2 Những yêu cầu khi vận dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp, đàm thoại và gợi tìm trong giờ dạy truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.0T .......................................................................................................... 41 0T2.2.2.1. Những yêu cầu đối với Gv0T ..................................................................................................... 41 0T2.2.2.2. Những yêu cầu đối với HS:0T .................................................................................................... 42 0T2.3. Vận dụng hệ phương pháp vấn đáp, đàm thoại và gợi tìm trong dạy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”0T .................................................................................................................................................... 43 0T2.3.1. Xây dựng Hệ thống câu hỏi vấn đáp đàm thoại và gợi tìm qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt”.0T .............................................................................................................................................. 43 0T2.3.1.1 Câu hỏi cảm xúc.0T .................................................................................................................... 44 0T2.3.1.2 Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng.0T ............................................................................... 44 0T2.3.1.3. Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” , “Vợ nhặt”0T .......................................................................................................................................................... 45 0T2.3.2. Hướng triển khai Hệ phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm qua truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ và Vợ nhặt 0T ....................................................................................................................................... 47 0TChương 3: Thực nghiệm0T .................................................................................................................. 71 0T3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm0T ........................................................................................................ 71 0T3.1.1. Mục đích thực nghiệm0T .................................................................................................................. 71 0T3.2 Đối tượng thực nghiệm0T .......................................................................................................................... 71 0T3.3. Kế hoạch thực nghiệm0T .......................................................................................................................... 72 0T3.3.1. Thời gian thực nghiệm0T .................................................................................................................. 72 0T3.3.2. Công việc thực nghiệm:0T ................................................................................................................ 72 0T3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.0T ........................................................................................................... 101 0T3.4.1. Kết quả thực nghiệm0T ................................................................................................................... 101 0T3.4.1.1. Kết quả trước khi thực nghiệm của lớp chọn thực nghiệm và lớp đối chứng.0T ........................ 101 0T3.4.1.2 Kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm HKII - năm học 2009- 2010.0T .................................... 102 0T3.4.2. Đánh giá kết quả0T ......................................................................................................................... 102 0T3.4.2.1. Đánh giá kết quả qua bài kiểm tra sau giờ học thực nghiệm0T ................................................. 102 0T3.4.2.2. Đánh giá kết quả qua thực nghiệm, nghiên cứu, lấy ý kiến từ GV và HS sau giờ học thực nghiệm0T ............................................................................................................................................. 103 0T2.4. Những vấn đề giải quyết rút ra từ việc dạy truyện ngắn.0T ..................................................................... 106 0TKết luận0T............................................................................................................................................ 111 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCGD: Cải cách giáo dục CS: Cuộc sống ĐC: Đối chứng GV: Giáo viên HS: Học sinh HTTCDH: Hình thức tổ chức dạy học K: Kém KTDH: Kỹ thuật dạy hoc. Kt: Kiểm tra LLVH: Lý luận văn học NV: Nhà văn SL: Số lượng SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên PP: Phương pháp PPDH: Phương pháp dạy học THCS: Trung học cơ sở TP: Tác phẩm TN: Thực nghiệm TB: Trung bình THPT: Trung học phổ thông VN : Việt Nam VHVN: Văn học Việt Nam Phần Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nền giáo dục: Trong thập niên đấu của thế kỉ XX, nền giáo dục nước ta có bước chuyển biến quan trọng trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỉ nguyên mới. Đáp ứng cho đòi hỏi giáo dục phải có sụ thay đổi toàn diện mới mẻ theo tinh thần của Nghị quyết Quốc hội khóa X, vào năm 2003, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã thực thi việc thay đổi Chương trình sách giáo khoa Phổ thông. Trước chủ trương lớn này, toàn bộ quá trình giáo dục - dạy học của trường Phổ thông được thiết kế và tổ chức thực hiện theo những quan điểm, phương châm, phương pháp giáo dục mới mang ý nghĩa tích cực, năng động sáng tạo nhằm hướng tới việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng kịp xu thế phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập với nền giáo dục hiên đại thế giới. Với vai trò của môn học góp phần quan trọng vào việc trang bị vốn kiến thức khoa học nhân văn và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ, môn Văn đã có những đổi thay lớn lao.Với tên gọi mới: Ngữ văn, tính chất và nội dung môn học giờ đây có những thay đổi nhằm hướng tới sự thống nhất chỉnh thể, đảm bảo tính liên thông đống bộ của môn học nhằm đáp ứng cho mục tiêu đào tạo trong thời kì mới. Với nguyên tắc tích hợp và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của người học trong quá trình dạy học văn, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học đang đặt ra cho người giáo viên Văn trách nhiệm nặng nề để đảm bảo hiệu quả dạy học cao đối với môn học “vừa là khoa học lại vừa là nghệ thuật”. 1.2 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng của việc dạy học Ngữ Văn: Đổi mới việc dạy học Văn là điều tất yếu theo xu thế chung. Và đổi mới là một quá trình bởi những quan điểm, những thói quen dạy học vốn dĩ không dễ đổi thay trong một sớm một chiều. Cho nên, có một hiện tượng dễ nhận ra trong nhà trường phổ thông thời gian qua, đó là ít thấy môn học nào lại chịu áp lực của thay đổi, cải cách như việc dạy học Văn. Chưa nói tới chuyện xảy ra những tranh cãi, mâu thuẫn quanh chuyện dạy học Văn giữa một số nhà lý luận sư phạm, nhà phương pháp hay những người có quan tâm tới môn văn trong nhà trường; nội việc chuyển dần những nhận thức, thói quen, tập quán trong dạy học đã gây ra không ít khó khăn “phiền toái” cho người trực tiếp đứng lớp như làm quen với các thao tác theo dạy đọc - hiểu, rồi việc tiến hành tiến trình của thiết kế bài dạy theo quy trình mới cùng với yêu cầu vận dụng những cách thức dạy học nhằm phát huy vai trò tích cực sáng tạo của học sinh, cho tới khâu đánh giá kết quả. Đây là những công việc cần kíp phải làm mà người giáo viên không thể chần chừ chờ đợi. Bởi lẽ đó, hiện nay, có một bước chuyển động mới diễn ra trong thực tiễn dạy học Ngữ văn ở phổ thông, trong đó vai trò của người dạy nổi lên như một động lực thúc đẩy sự thay đổi. Nhiều giờ dạy theo tinh thần dạy học mới, nhiều ý kiến trao đổi trăn trở để tìm con đường nâng cao hiệu quả dạy học thể hiện qua các cuộc vận động đổi mới PPDH thôi thúc người giáo viên Văn. Đó là những tín hiệu hứa hẹn việc đổi mới dạy học Văn sẽ có tính khả thi. Tuy nhiên, có một thực trạng mà dư luận xã hôi đang hướng sự quan tâm tới đó là chất lượng dạy học Văn chưa đạt kết quả mong muốn. Cạnh đó, trong xu thế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, vị thế của bộ môn văn cũng đang đặt học sinh trước những trăn trở khó tránh khỏi. Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu để làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với môn học có sức lôi cuốn và hấp dẫn như đã từng thấy. Chất lượng dạy học Văn, vì thế, vẫn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Và đáp số của bài toán chất lượng học tập vẫn chờ lời đáp từ nhiêu phía: của xã hội, của người dạy và người học, của các cấp quản lý giáo dục. 1.3 Xuất phát từ việc xây dựng và phát triển PPDH văn: Tới nay, công đoạn đầu của quá trình dạy học văn - chương trình sách giáo khoa - đã hoàn thiện. Theo quy luật sư phạm, công đoạn tiếp theo - việc dạy học - tất phải có sự đáp ứng tương hỗ. Vì thế, qua những năm triển khai thay đổi chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên văn ở PTTH đã được bồi dưỡng thường xuyên những tri thức cần thiết để thực hiện đổi mới PPDH. Theo đó, hệ thống PPDH Ngữ văn được vận dụng hiện nay khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh một số PPDH cũ được kế thừa và phát huy vai trò của nó, người giáo viên Văn trong nhà trường hôm nay được tiếp nhận thêm nhiều PPDH mới theo xu thế của giáo dục hiện đại. Bởi thế, có những cách dạy học tuy nghe nói từ lâu nhưng hôm nay tác dụng ý nghĩa của nó đã thay đổi, cũng như có những khái niệm về PPDH mà lần đầu người giáo viên mới tiếp xúc. Trong tình hình nói đó, những quan điểm dạy học mới như dạy học phát triển, dạy học theo phương thức đối thoại, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Tất cả những PPDH nói đó đều bằng tổ chức các hoạt động để tăng cường năng lực tiếp nhận ở chủ thể - học sinh.. Đó là những vấn đề cần thiết và quan trọng đặt ra cho việc xây dựng phát triển PPDH tác phẩm văn chưng theo hướng tích cực hiện đại. Bởi vậy, căn cứ vào những lý do nêu trên, chúng tôi xác định đề tài của luận văn Thac sỹ cao học ngành Lý luận và PPDH văn là: Vận dụng hệ phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm trong dạy học truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt ở lớp 12. 2. Phương pháp vấn đáp đàm thoại và gợi tìm trong thực tế dạy học Văn ở PTTH 2.1 Vì là một PPDH cơ bản ra đời từ sớm, cho nên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường các nước trên thế giới nói chung, PPDH vấn đáp đàm thoại giữ một vai trò quan trọng và ngày càng được hoàn thiện. Ở nhà trường nước ta PPDH này cũng được biết đền từ lâu. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, mục đích và yêu cầu đào tạo của nhà trường có khác nhau do đó, tích chất và tác dụng của PP vấn đáp đàm thoại và gọi tìm được sử dụng trong nhà trường cũng có những mức độ, hiệu khác nhau. Từ sau cách mạng tháng Tám, do tính chất nhà trường thay đổi, từ thời kì đầu của nhà trường dân chủ nhân dân rồi tiến lên nhà trường xã hội chủ nghĩa như hiên nay, hệ thống giáo dục mới tiến bộ đã không ngừng từng bước xây dựng hoàn thiện mục tiêu, nội dung và PP đào tạo. Vì thế, việc dạy học trong nhà trường càng ngày càng vươn lên thích ứng với những phương thức dạy học thích hợp tiến bộ. Những PPDH có vai trò kích thích phát huy năng lực suy nghĩ tìm tòi của người học đều được nghiên cứu vận dụng. Nhất là vào giai đoạn hiện nay, trong xu thế phát triển của nền giáo dục hiện đại, việc dạy học hướng tới vai trò người học, lấy hoạt động tương tác giữa giáo viên và học sinh làm nền tảng để thực hiện nhiệm vụ trí dục của nhà trường thì vai trò của vấn đáp đàm thoại và gợi tìm lại càng được quan tâm chú ý. 2.2 Với môn Văn - môn học có tính đặc thù - nhà văn sử dụng hình tượng nghệ thuật được tạo nên bằng chất liệu ngôn từ để miêu tả phản ánh cuộc sống. Và qua văn bản - tác phẩm, nhà văn muốn chuyển thông điệp nghệ thuật - là những điều nhà văn khám phá, phát hiện là nỗi lòng của mình – đến công chúng bạn đọc. Do vậy, không có gì khác hơn điều nhà văn trông đợi ở những “người đọc tiềm ẩn” là sự cảm thông, hiểu biết của tri âm tri kỷ. Vì thế nên bản thân quá trình sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật đã hàm chứa trong nó tính đối thoại. Từ đó, trong nhà trường việc dạy học văn bản - tác phẩm văn chương ở vào bất cứ lúc nào thì con đường giao tiếp, đối thoại, trao đổi là điều không tránh khỏi. Vì thế cũng dễ thấy, PPDH vấn đáp - đàm thoại được quan tâm từ lâu và được xem là PPDH đặc thù của giờ văn. Trước đây trong quá trình xây dựng PPDH dân chủ tiến bộ, phương pháp vấn đáp – đàm thoại đã từng là cách thức dạy học hữu hiệu tạo điều kiện cho giáo viên dẫn dắt học sinh tham gia vào giờ học theo phương châm “thầy chủ đạo trò chủ động”. Vì thê, trong dạy văn, trong nỗ lực xây dựng cải tiến PPDH, chúng ta đã chú ý tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bằng việc đề ra những cơ sở lý luận và biện pháp cụ thể với nguyên tắc dạy học khá chặt chẽ. Đó là những bài học quý đóng góp vào kho kinh nghiệm dạy học của bộ môn. Hiên nay, vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, trước tình hình hiện đại hóa giáo dục với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa và PPDH Ngữ văn, nhất là trước xu thế đổi mới quan
Luận văn liên quan