Luận văn Vận dụng lý luận hàng húa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta

Trong suốt mấy chục năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ở nước ta, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường, các yếu tố sản xuất đã không được công nhận. Điều này có nguồn gốc từ các thành kiến mang tính nhận thức về hàng hóa sức lao động, về việc làm, về thất nghiệp. Trong đó, quan điểm về sức lao động là hàng hóa, có thể mua, bán, trao đổi được coi là một điều cấm kỵ. Phân bổ lao động được thực hiện chủ yếu bằng sự điều động của nhà nước, thông qua các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, rất ít khi tính đến các nhu cầu của thị trường. Các quyết định liên quan đến nguồn lao động, nhất là các quyết định về phân bổ lực lượng lao động, về luân chuyển lao động, chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội hơn là chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Hơn thế, quan điểm cho rằng, chỉ có các hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể mới được coi là có lao động, là có việc làm, trong một thời gian dài đã làm đóng băng thị trường lao động của khu vực phi nhà nước. Những người làm việc ngoài hệ thống các cơ quan đơn vị kinh tế nhà nước hay tập thể thường bị coi là không có việc làm, thậm chí những việc họ làm còn bị coi là "bất hợp pháp". Những người đi làm thuê, hoặc những người đứng ra thuê mướn nhân công, tạo công ăn việc làm cho người lao động ngoài khu vực quốc doanh và tập thể bị coi là bóc lột, bị hạn chế và phân biệt đối xử nặng nề. Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi về chất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động. Thị trường lao động đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể. Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuê mướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trình biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ.

pdf102 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận hàng húa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận hàng húa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt mấy chục năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ở nước ta, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường, các yếu tố sản xuất đã không được công nhận. Điều này có nguồn gốc từ các thành kiến mang tính nhận thức về hàng hóa sức lao động, về việc làm, về thất nghiệp. Trong đó, quan điểm về sức lao động là hàng hóa, có thể mua, bán, trao đổi được coi là một điều cấm kỵ. Phân bổ lao động được thực hiện chủ yếu bằng sự điều động của nhà nước, thông qua các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, rất ít khi tính đến các nhu cầu của thị trường. Các quyết định liên quan đến nguồn lao động, nhất là các quyết định về phân bổ lực lượng lao động, về luân chuyển lao động, chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội hơn là chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Hơn thế, quan điểm cho rằng, chỉ có các hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể mới được coi là có lao động, là có việc làm, trong một thời gian dài đã làm đóng băng thị trường lao động của khu vực phi nhà nước. Những người làm việc ngoài hệ thống các cơ quan đơn vị kinh tế nhà nước hay tập thể thường bị coi là không có việc làm, thậm chí những việc họ làm còn bị coi là "bất hợp pháp". Những người đi làm thuê, hoặc những người đứng ra thuê mướn nhân công, tạo công ăn việc làm cho người lao động ngoài khu vực quốc doanh và tập thể bị coi là bóc lột, bị hạn chế và phân biệt đối xử nặng nề. Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi về chất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động. Thị trường lao động đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể. Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuê mướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trình biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ. Trong những khó khăn lớn về nhận thức mà chúng ta đang gặp phải có vấn đề bản chất của lao động và thị trường lao động. Từng quen với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân, thoát ra ngoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi thay đổi quan niệm về lao động, bởi vì từ nay lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường. Dù có mang những phẩm chất đặc biệt thế nào đi nữa, sức lao động vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét trong mối tương quan với các hàng hóa khác và ngay cả với chính nó. Vì vậy, việc tiếp tục nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hàng hóa sức lao động, về thị trường lao động là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn việc " Vận dụng lý luận hàng húa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta " để làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi nền kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành và phát triển, các nhà nghiên cứu đã có được thực tiễn sinh động để soi rọi lại những vấn đề về kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ trong đó có vấn đề về hàng hoá sức lao động và thị trường lao động. Có thể nêu một số tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan xung quanh vấn đề này như sau: Về hàng hoá sức lao động: - Phạm Văn Chiến và Phạm Quốc Trung (1990), "Bàn về điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động", Giáo dục lý luận, (2), tr.33-34. Bài viết xuất hiện trên diễn đàn - tranh luận nhằm bảo vệ tính khoa học, lịch sử của lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác. Đặc biệt là những giả định về điều kiện xuất hiện hàng hóa sức lao động trong điều kiện của Việt Nam. - Lê Minh Vụ (1993), "Suy nghĩ về hàng hoá sức lao động trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam", Quốc phòng toàn dân, (9), tr.29-32. Bài viết phân tích, làm rõ cơ sở khoa học trong việc xác định sức lao động là hàng hóa với điều kiện cụ thể của Việt Nam và đi đến kết luận kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường thì sức lao động phải là hàng hóa. - Mai Trung Hậu (1990), "Bàn về hàng hóa sức lao động", Giáo dục lý luận, (7), tr.31, 33. Bài viết phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động và khẳng định tính tất yếu khách quan của hàng hóa sức lao động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Về thị trường lao động: - Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Tác giả trình bày các luận cứ cơ bản định hướng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của thị trường lao động, các giải pháp định hướng lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. - Lê Xuân Bá - Nguyễn Thị Kim Dung - Trần Hữu Hân (2003), Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Làm rõ một số vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn hoạt động của thị trường lao động ở nước ta, xem xét thực chất của những thuận lợi, khó khăn, những cái được và chưa được trong quá trình hình thành và vận hành của thị trường lao động. Góp phần định hướng và xác định các giải pháp cần thiết đối với sự phát triển loại thị trường đặc biệt này trong thời gian tới, cung cấp một số kiến nghị chính sách về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tăng việc làm và thu nhập, ổn định xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. - Phạm Đức Chính (2006), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung phân tích những cơ sở lý luận của thị trường lao động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường lao động, mối quan hệ giữa cung - cầu sức lao động và tiền lương... trên cơ sở lý luận chung về kinh nghiệm của nhiều nước. Từ đó tác giả đã trình bày sự vận dụng linh hoạt lý luận về thị trường lao động vào điều kiện Việt Nam. Vấn đề hàng hóa sức lao động, thị trường lao động cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận án, luận văn đã được bảo vệ. Cụ thể như: Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bùi Thị Xuyến (2002), Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Vương Thanh Tú (2004), Thị trường lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khác ít nhiều có bàn đến vấn đề sức lao động và thị trường sức lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có bài viết và công trình nào tập trung nghiên cứu lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác như một đề tài khoa học gắn với việc phát triển thị trường lao động ở nước ta. Mặt khác, do tư duy kinh tế đã được đổi mới nên một số quan niệm và một số giải pháp đưa ra trước đây cũng ít nhiều không thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới cần được điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, luận văn muốn nghiên cứu, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta như một đề tài chuyên sâu dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu làm rõ tính khách quan, khoa học của lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác và việc phát triển thị trường lao động ở nước ta. Qua đó, phát hiện ra những nhận thức còn hạn chế về lý luận hàng hoá sức lao động, đưa ra những quan điểm cơ bản, các giải pháp trong quá trình tiếp tục nhận thức lý luận và vận dụng vào thực tiễn phát triển thị trường lao động ở nước ta. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ một số vấn đề lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác và tất yếu khách quan của việc tồn tại hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích thực trạng việc vận dụng lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác trong việc phát triển thị trường lao động ở nước ta. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản trong việc phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn lấy lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác và quá trình hình thành, phát triển thị trường lao động của nước ta làm đối tượng nghiên cứu. - Luận văn tập trung phân tích những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác và tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển thị trường lao động ở nước ta. - Phân tích thực trạng việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động trong việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. Những số liệu chủ yếu và ví dụ minh họa từ thời kỳ đổi mới đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở và định hướng tư tưởng. Luận văn được trình bày trên những nguyên lý của khoa học kinh tế chính trị Mác – Lênin, có tham khảo một số các lý thuyết của kinh tế học, kinh tế phát triển dựa trên những quan điểm và đường lối đổi mới trong các văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau nhưng chủ yếu là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh để nghiên cứu và trình bày bản chất của vấn đề. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ thêm về lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác vào việc phát triển thị trường lao động ở nước ta. - Hệ thống hoá những nội dung cần thiết của lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác để vận dụng phát triển thị trường lao động ở nước ta. - Đề xuất các giải pháp cơ bản trong việc tiếp tục nhận thức và vận dụng lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Lý luận chung về hàng hoá sức lao động của C.Mác 1.1.1. Điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động Theo C.Mác: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong mọi cơ thể, trong mọi con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [24, tr.251]. Như định nghĩa này của C.Mác thì sức lao động đã xuất hiện từ lâu, cùng với sự xuất hiện của con người, từ khi con người biết tiến hành sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt cho bản thân. Trải qua quá trình lâu dài, sức lao động ngày càng được hoàn thiện hơn, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. ở mọi thời kỳ, mọi nơi có tiến hành sản xuất đều có sự tồn tại của sức lao động. Nhưng sức lao động trở thành hàng hoá lại là đặc thù của một thời kỳ phát triển lịch sử, "trạng thái của một xã hội trong đó người công nhân xuất hiện trên thị trường hàng hoá làm người bán sức lao động của bản thân mình, bỏ cách rất xa các trạng thái xã hội của thời kỳ nguyên thuỷ" [24, tr.266]. Nếu không kể tới thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ thì trong một thời gian dài, sức lao động cùng với người có sức lao động bị cột chặt vào chủ nô và địa chủ phong kiến. Người nô lệ thì bị áp đặt lao động cưỡng bức, bị đối xử như một công cụ biết nói và chịu sự chi phối hoàn toàn về mọi mặt của chủ nô. Còn người nông dân tá điền, tuy không bị lệ thuộc hoàn toàn vào địa chủ, nhưng họ lại không được quyền tự do di chuyển, lựa chọn chủ đất làm thuê. Sức lao động trong thời kỳ phong kiến đã manh nha trở thành hàng hoá nhưng lại bị chặn bởi sự bóc lột siêu kinh tế, dưới bạo lực của địa chủ phong kiến trấn áp. Người lao động có sức lao động chỉ làm thuê cho một địa chủ và chịu sự áp đặt tiền công mà không có quyền định giá cả của nó. Điều này đã làm cho sức lao động không phải được thuê mua mà là bị áp bức cung cấp, nên sức lao động không thể trở thành hàng hoá được. Quan hệ sản xuất phong kiến đã trở thành lực cản cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng phát triển càng làm cho xã hội phong kiến thêm bất ổn định và quan hệ sản xuất phong kiến phải nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến hơn mà cơ sở cho sự ra đời của phương thức sản xuất đó chính là sản xuất hàng hoá giản đơn đã được chuẩn bị sẵn chính trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển nhanh hơn, chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà nền tảng là chế độ lao động làm thuê và sự bóc lột sức lao động của các ông chủ tư sản. Dưới tác động của quy luật giá trị, những người sản xuất nhỏ, lạc hậu, sản xuất với chi phí cao, sản phẩm ít phong phú... đã không thể tồn tại được trong nền kinh tế hàng hoá phát triển. Những người sử dụng kỹ thuật cao hơn, vớilượng hao phí lao động cần thiết ít hơn nhưng vẫn bán hàng hoá theo giá cả thị trường sẽ trở nên giàu có. Lúc đó, những người sản xuất bị phân hoá thành các nhà tư bản do tích tụ được một lượng vốn lớn và những người vô sản do bị phá sản trong sản xuất và trở thành lao động làm thuê. Sự phân chia xã hội thành những nhà tư bản và tầng lớp vô sản đã tạo ra một chế độ kinh tế mới mà nền tảng là chế độ lao động làm thuê. Lúc này trên thị trường xuất hiện một loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao động. Người bán là người lao động không có tư liệu sản xuất, còn người mua là nhà tư bản có vốn liếng, tư liệu sản xuất trong tay. Quá trình mua bán hàng hoá sức lao động diễn ra tạo điều kiện cho sức lao động kết hợp được với tư liệu sản xuất, tạo nên quá trình sản xuất. C.Mác viết: Sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá khi nó được đưa ra thị trường và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra thị trường, hay được chính người chủ của nó, tức bản thân người có sức lao động đó đem bán. Muốn cho người chủ sức lao động ấy có thể đem bán được nó với tư cách là hàng hoá, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể mình [24, tr.251]. Như vậy, điều kiện đầu tiên để sức lao động trở thành hàng hoá là người chủ sở hữu sức lao động phải được tự do chi phối năng lực lao động của mình. Với tư cách là một người tự do có sức lao động, anh ta có quyền bán hoặc không bán sức lao động của mình, có quyền thoả thuận giá cả với người mua, có quyền lựa chọn loại công việc mình thích, thời gian cũng như điều kiện lao động khi ở trên thị trường. Với tư cách là người có sức lao động, "anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ một người thì mua, còn người kia thì bán, và vì thế cả hai đều là người bình đẳng về mặt pháp lý" [24, tr.251]. Tuy nhiên, được tự do về mặt thân thể không chưa đủ, mà người sở hữu sức lao động còn phải là người không có hoặc không đủ tư liệu sản xuất, hay nói cách khác là không có gì để đảm bảo cho nhu cầu sinh tồn của bản thân mình ngoài việc bán sức lao động. Điều kiện thứ hai này cho thấy rằng, người có sức lao động được tự do về thân thể, nếu có tư liệu sản xuất, họ sẽ tự sản xuất ra sản phẩm để mang đi bán chứ không bán sức lao động như C.Mác đã nói: Người chủ tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường hàng hoá, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự do, chi phối được sức lao động của mình với tư cách là một hàng hoá, với mặt khác anh ta không còn có một hàng hoá nào để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình [24, tr.253]. Hai điều kiện trên thuộc về bản thân người sở hữu sức lao động, tạo ra cho họ quyền tự định đoạt việc bán sức lao động của mình. Điều kiện thứ ba để đảm bảo sức lao động là hàng hoá, đó là người lao động chỉ bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định. Thời gian đó được người mua và người bán hàng hoá sức lao động thoả thuận trên thị trường và được thể hiện trên hợp đồng để nhằm đảm bảo tính pháp lý của nó. Như C.Mác đã nói: Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy trong một lần thì anh ta bán cả bản thân anh ta, và từ chỗ là một người tự do, anh ta sẽ trở thành một người nô lệ, từ chỗ là một người chủ hàng hoá, anh ta sẽ trở thành một hàng hoá. Với tư cách là một con người, anh ta phải thường xuyên duy trì mối quan hệ đối với sức lao động của mình như là đối với vật sở hữu của mình và vì vậy như là đối với một hàng hoá của bản thân mình. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong chừng mực anh ta bao giờ cũng chỉ để cho người mua sử dụng hoặc tiêu dùng sức lao động của mình một cách nhất thời, trong một thời hạn nhất định thôi, do đó chỉ trong chừng mực là khi bán sức lao động, anh ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy [24, tr.251-252]. Điều kiện thứ tư là luôn tồn tại một lớp người sẵn sàng mua sức lao động trên thị trường - đó là các nhà tư bản. Một loại hàng hoá đưa ra trên thị trường làm đối tượng cho quá trình trao đổi thì cần phải có chủ thể và khách thể của quá trình trao đổi. Chủ thể của việc bán sức lao động là người công nhân, còn khách thể là nhà tư bản. Quá trình trao đổi giữa lao động sống với lao động vật hoá đã làm xuất hiện người lao động ở phía này và nhà tư bản ở phía kia. Người công nhân cần có tư liệu sinh hoạt để đảm bảo sự sinh tồn của mình nên bắt buộc phải bán sức lao động để thoả mãn điều đó. Nhưng nhà tư bản - những người có tiền, có tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thì họ vẫn có đủ điều kiện để tự sản xuất ra và tiêu dùng tư liệu sinh hoạt mà không cần phụ thuộc ai thì điều gì đã bắt họ xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua sức lao động? Nhà tư bản cần mua sức lao động của người khác để làm tăng thêm số giá trị mà họ đã chiếm được. Việc người có tiền mua sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm làm tăng thêm giá trị chiếm được đó đã biến những người có tiền bình thường thành những người tư bản. ở đây, sức lao động được mua không phải vì sự phục vụ của nó hay sản phẩm của nó nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân của người mua nó. Mục đích của người mua là làm tăng thêm giá trị của tư bản, là sản xuất ra những hàng hoá chứa đựng nhiều lao động hơn số hắn trả, và do đó chứa đựng một phần giá trị mà hắn chẳng tốn kém gì nhưng vẫn được thực hiện khi bán hàng hoá... Sức lao động chỉ có thể bán được chừng nào nó bảo tồn được tư liệu sản xuất với tư cách là tư bản, chừng nào nó tái sản xuất ra được giá trị của bản thân nó với tư cách là tư bản, và cung cấp được một nguồn tư bản phụ thêm dưới dạng lao động không công. Do đó, những điều kiện để bán sức lao động, dù có thuận lợi nhiều hay ít cho người lao động, vẫn giả định sự cần thiết phải không ngừng lắp lại việc bán sức lao động và việc tái sản xuất không ngừng mở rộng những của cải với tư cách là tư bản [24, tr.872]. Điều này chứng tỏ rằng, tư bản chỉ phát sinh ở những nơi nào mà người chủ tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người bán sức lao động của mình trên thị trường. Với những điều kiện trên, sức lao đ
Luận văn liên quan