Luận văn Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực vào giờ đọc – hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng ở lớp 12 (ban cơ bản)

Hiện nay, trong xu thế đổi mới và hội nhập với thế giới, nền giáo dục nước ta đang có những chuyển biến quan trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường là phải nhanh chóng đáp ứng mục tiêu đào tạo trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phải xoay chuyển, nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo việc cung cấp nguồn lực lao động dồi dào với trình độ hoàn thiện cho nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì thế, trong những năm đầu của thế kỉ mới, đánh dấu cho bước chuyển biến của giáo dục trước nhiệm vụ lớn lao nói trên là việc thay đổi chương trình sách giáo khoa (SGK) bậc Phổ thông cũng như đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo xu thế của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu về giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học đã mang đến những nhận thức mới về quá trình đào tạo của nhà trường. Điểm nổi bật của nhận thức mới về giáo dục là quan điểm giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, người học giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Do đó, cần nhìn nhận rõ “yếu tố tất yếu chi phối quan hệ giáo dục, trung tâm của hệ thống giáo dục, chính là người học”. (N. Kì tr. 25), “nói tới quá trình giáo dục là nói tới việc tổ chức và hệ thống hóa các thể thức do học sinh sử dụng dưới sự định hướng và kích thích của thầy giáo”. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Việc đổi mới nhận thức về quá trình giáo dục theo tinh thần nói trên đòi hỏi người giáo viên phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái độ và niềm tin vào vấn đề cơ bản: vai trò chủ thể tích cực học sinh trong học tập. - Thực tiễn của hoạt động dạy học trong nhà trường thời gian qua cho thấy tác động lớn lao của việc thay đổi quan điểm giáo dục: Đó là bước chuyển biến từ lối dạy học cổ truyền lấy “thầy” làm trung tâm chi phối toàn bộ và tuyệt đối quá trình giáo dục, áp đặt, nhồi nhét những giá trị đạo đức và kiến thức, kĩ năng lên người học, sang việc lấy “trò” là trung tâm, là chủ thể. Bằng vai trò tich cực chủ động, người học tự nỗ lực tìm tòi khám phá tri thức, nắm kĩ năng với sự hướng dẫn của thầy. Đây chính là tinh thần cơ bản của giáo dục hiện đại, quan điểm giáo dục tích cực. Xu thế dạy học nêu trên dần dần được khẳng định qua Nghị quyết số 40/2000/QH10, Chỉ thị số 40/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (1998) và chương trình giáo dục Phổ thông (cấp THPT) ban hành theo QĐ số 16/2006/ QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Với quá trình triển khai thay đổi chương trình và SGK Ngữ văn THPT, việc vận dụng quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể người học trong giờ học Văn đã mang tới những triển vọng khả quan. Bước chuyển của tình hình dạy học văn theo quan điểm giáo dục tích cực đã tạo những thay đổi quan trọng về nhận thức và hành động tại các trường THPT. Thế hệ học sinh ngồi trên ghế nhà trường hôm nay có điều kiện tiếp nhận cách thức dạy học tiến tiến, từ đó các em có khả năng tích lũy hiểu biết và trau dồi thái độ, cảm xúc để hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là những vướng mắc, lúng túng trong quá trình đổi mới phương thức dạy học do sự níu kéo của thói quen cũ đã làm hạn chế một phần vai trò chủ thể tích cực của học sinh để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Từ đó, dẫn tới hiện tượng học sinh kém hào hứng học văn, chất lượng dạy học văn có phần giảm sút. Tình hình trên đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Ở tỉnh Sóc Trăng, do hoàn cảnh và điều kiện thực tế ở một địa phương thuộc vùng xa, vùng sâu của Đồng bằng sông Cửu Long, việc đổi mới quan điểm dạy học văn nói riêng theo tinh thần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân tôi cũng muốn tìm hiểu và góp phần vào việc cải thiện tình hình dạy học văn tại trường học ở địa bàn của mình.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực vào giờ đọc – hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng ở lớp 12 (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở khoa học: Hiện nay, trong xu thế đổi mới và hội nhập với thế giới, nền giáo dục nước ta đang có những chuyển biến quan trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường là phải nhanh chóng đáp ứng mục tiêu đào tạo trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, phải xoay chuyển, nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo việc cung cấp nguồn lực lao động dồi dào với trình độ hoàn thiện cho nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì thế, trong những năm đầu của thế kỉ mới, đánh dấu cho bước chuyển biến của giáo dục trước nhiệm vụ lớn lao nói trên là việc thay đổi chương trình sách giáo khoa (SGK) bậc Phổ thông cũng như đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo xu thế của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Những thành tựu về giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học đã mang đến những nhận thức mới về quá trình đào tạo của nhà trường. Điểm nổi bật của nhận thức mới về giáo dục là quan điểm giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, người học giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Do đó, cần nhìn nhận rõ “yếu tố tất yếu chi phối quan hệ giáo dục, trung tâm của hệ thống giáo dục, chính là người học”. (N. Kì tr. 25), “nói tới quá trình giáo dục là nói tới việc tổ chức và hệ thống hóa các thể thức do học sinh sử dụng dưới sự định hướng và kích thích của thầy giáo”. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Việc đổi mới nhận thức về quá trình giáo dục theo tinh thần nói trên đòi hỏi người giáo viên phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái độ và niềm tin vào vấn đề cơ bản: vai trò chủ thể tích cực học sinh trong học tập. - Thực tiễn của hoạt động dạy học trong nhà trường thời gian qua cho thấy tác động lớn lao của việc thay đổi quan điểm giáo dục: Đó là bước chuyển biến từ lối dạy học cổ truyền lấy “thầy” làm trung tâm chi phối toàn bộ và tuyệt đối quá trình giáo dục, áp đặt, nhồi nhét những giá trị đạo đức và kiến thức, kĩ năng lên người học, sang việc lấy “trò” là trung tâm, là chủ thể. Bằng vai trò tich cực chủ động, người học tự nỗ lực tìm tòi khám phá tri thức, nắm kĩ năng với sự hướng dẫn của thầy. Đây chính là tinh thần cơ bản của giáo dục hiện đại, quan điểm giáo dục tích cực. Xu thế dạy học nêu trên dần dần được khẳng định qua Nghị quyết số 40/2000/QH10, Chỉ thị số 40/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (1998) và chương trình giáo dục Phổ thông (cấp THPT) ban hành theo QĐ số 16/2006/ QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Với quá trình triển khai thay đổi chương trình và SGK Ngữ văn THPT, việc vận dụng quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể người học trong giờ học Văn đã mang tới những triển vọng khả quan. Bước chuyển của tình hình dạy học văn theo quan điểm giáo dục tích cực đã tạo những thay đổi quan trọng về nhận thức và hành động tại các trường THPT. Thế hệ học sinh ngồi trên ghế nhà trường hôm nay có điều kiện tiếp nhận cách thức dạy học tiến tiến, từ đó các em có khả năng tích lũy hiểu biết và trau dồi thái độ, cảm xúc để hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là những vướng mắc, lúng túng trong quá trình đổi mới phương thức dạy học do sự níu kéo của thói quen cũ đã làm hạn chế một phần vai trò chủ thể tích cực của học sinh để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Từ đó, dẫn tới hiện tượng học sinh kém hào hứng học văn, chất lượng dạy học văn có phần giảm sút. Tình hình trên đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Ở tỉnh Sóc Trăng, do hoàn cảnh và điều kiện thực tế ở một địa phương thuộc vùng xa, vùng sâu của Đồng bằng sông Cửu Long, việc đổi mới quan điểm dạy học văn nói riêng theo tinh thần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân tôi cũng muốn tìm hiểu và góp phần vào việc cải thiện tình hình dạy học văn tại trường học ở địa bàn của mình. 1.3. Vì lí do nêu trên, tôi xác định đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học văn của mình là: Một số biện pháp dạy học nhằm “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và Tây tiến (Quang Dũng) ở trường THPT. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Vấn đề “tính tích cực học tập” và “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh vốn được đề cập từ lâu trong trong nhà trường các nước tiên tiến. Ở Việt Nam, quan điểm này được vận dụng trong vài thập niên trở lại đây. Có thể nói đây là luận điểm then chốt, là nền tảng của quan điểm giáo dục hiện đại được hình thành và phát triển trên cơ sở của Triết học, Giáo dục học, Tâm lí học từ cuối thế kỉ XIX, đầu XX, được vận dụng trong quá trình dạy học ở nhà trường. Thực ra, từ thời cố đại, các nhà sư phạm nổi tiếng như Khổng Tử, Aristot đã từng bàn tới việc phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tiếp đến vào thời Phục hưng, các nhà sư phạm như Komenxki, J. J Russo. J. D. Usinxki cũng nêu nhiều kiến giải sâu xa về vấn đề này. Rồi với trào lưu giáo dục hiện đại, những công trình đóng góp của các nhà tâm lí học, giáo dục học làm cho quan điểm phát huy tính tích cực trở nên sâu sắc hệ thống, tạo nền tảng cho quan điểm giáo dục mới. 2.2. Nhờ đó, trong dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng, chúng ta từng biết đến những khái niệm nói trên. Phát huy “tính tích cực học tập” và “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh vốn là hai mặt của vấn đề phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giờ học văn. Dựa vào đặc trưng của những vấn đề trên trong hoạt động nhận thức của học sinh, tìm đến những cách thức tác động có hiệu quả để giúp các cá thể học sinh trong cộng đồng lớp học có khả năng và điều kiện vươn lên nắm tri thức và kĩ năng theo mục tiêu đề ra của quá trình đào tạo. Có thể thấy trong thực tiễn của hoạt động dạy học từ lâu nay, người giáo viên đã từng bước có sự nhận thức rõ về việc phát huy “tính tích cực học tập” và “tích cực hóa” tới đối tượng dạy học bằng hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy học phong phú, đa dạng. Bởi nguyên tắc “tích cực hóa việc học tập của học sinh” đã từng được xác định và gần đây lại được nhấn mạnh trong việc thay đổi chương trình SGK Ngữ Văn vào năm 2003 (xem SGV Ngữ văn 10 thí điểm T.1 tr.8). 2.3. Vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” xét theo góc độ giáo dục và nghiệp vụ sư phạm là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học văn. Đặc biệt với quan điểm giáo dục tích cực theo xu thế của nhà trường hiện đại thì nó lại nổi lên như chiến lược dạy học. 2.4. Vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ học văn là một khâu quan trọng trong hoạt động sư phạm của người giáo viên. Qua đó, trình độ kiến thức khoa học, năng lực nghiệp vụ của người thầy được thử thách, kiểm chứng. Vì thế, từ khi triển khai đổi mới việc dạy học văn, đây là vấn đề được người dạy quan tâm học hỏi và chú ý trau dồi thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường thời gian qua, vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đề cập khá nhiều. Từ các Nghị quyết về Giáo dục của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ thị hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, các bài viết chuyên đề đăng tải trên các tạp chí chuyên san giáo dục, vấn đề này đã được quan tâm nghiên cứu. Nhờ đó, người giáo viên dạy Văn ở nhà trường THPT có những căn cứ để xác định phương hướng cùng tiến hành những cách thức dạy học cụ thể nhằm thúc đẩy việc “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh trong giờ Văn. Chúng ta có thể tích lũy, nắm bắt những hiểu biết, kinh nghiệm về công việc sư phạm này từ các nguồn sách khá dồi dào về giáo dục học, tâm lý học, lí luận dạy học, hoặc những tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn. Có thể kể tới những tài liệu nói đó: * Các Nghị quyết về giáo dục của Đảng, các Nghị định của chính phủ cùng các văn bản hướng dẫn về thực hiện chương trình SGK của Bộ Giáo dục ban hành. * Các tài liệu giáo trình về giáo dục học, Lí luận dạy học: - Mảng sách dịch của nước ngoài (chủ yếu từ Liên Xô cũ): Giáo dục học của Babanxki; Tâm lí học của Vugotxki, Leonchiev, Davudop; Lí luận dạy học của Exipop, Lecne, Scatkin; Giáo trình Phương pháp luận dạy văn học (do Z. Ia rez chủ biên). Gần đây, nhờ mở rộng giao lưu, một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục các nước Phương Tây được giới thiệu (Ruxso, Dewey, Skinner…) - Tài liệu biên soạn trong nước có: Các giáo trình giáo dục học và tâm lí học (Tủ sách Đại học sư phạm); Giáo trình Phương pháp dạy học văn (do Phan Trọng Luận chủ biên); Các bài viết của một số nhà giáo dục, sư phạm như: Hà Thế Ngữ, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Tất Dong, Dương Trọng Bái, Thái Duy Tuyên, Đặng Thành Hưng v.v… Nhờ đó, những hiểu biết về “tính tích cực nhận thức” và “tích cực hóa hoạt động nhận thức” ở học sinh có căn cứ tham khảo và thực hiện. Đặc biệt từ 1995, khi quan điểm giáo dục tích cực được giới thiệu và vận dụng rộng rãi trong nhà trường nước ta thì giáo viên trường phổ thông có điều kiện thuận lợi trong việc cập nhật nguồn kiến thức từ khoa giáo dục và lí luận dạy học hiện đại vào công việc dạy học của mình. Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua một nguồn tài liệu tham khảo quý báu đó là các sáng kiến kinh nghiệm về dạy học văn theo hướng “phát huy tính tích cực” và “tích cực hóa hoạt động học tập” được đúc kết từ phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” trong nhà trường thời gian qua. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên những kiến thức giáo dục học, tâm lí học và lí luận dạy học, đề tài xác định vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh trong giờ đọc - hiều văn bản tác phẩm ở trường THPT. Vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập” xét theo góc độ tác động, kích thích, hướng dẫn của giáo viên để giúp học sinh vượt qua những trở ngại khó khăn nhằm đảm bảo vai trò chủ thể của người học trong quá trình hiểu biết, cảm thụ văn chương. Như vậy, bên cạnh việc “phát huy tính tích cực” là đặc tính vốn có của từng cá thể học sinh, việc sử dụng các biện pháp tác đông kích thích nhằm “tích cực hóa hoạt động học tập” sẽ góp phần giải quyết những mâu thuẫn thường gặp về trình độ năng lực của người học trong cộng đồng lớp học qua giờ văn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu như sau: - Vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm. - Vận dụng một số biện pháp dạy học nhằm hướng tới việc “tích cực hóa hoạt động học tập” của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thời Nhậm (lớp 11) và Tây tiến của Quang Dũng (lớp 12). 4. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hướng vào mục đích tìm tòi và khẳng định vai trò tác dụng của việc phát huy “tính tích cực học tập của học sinh” trong quá trình học văn thông qua những biện pháp dạy học cụ thể, hiệu quả. Từ đó, người dạy có điều kiện triển khai hướng dạy học tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường tại đia phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu những kiến thức lí luận về “tính tích cực học tập” và đi sâu vào vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu văn bản tác phẩm. - Tìm hiểu tình hình thực hiện việc dạy học văn theo nguyên tắc “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” tại một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. - Lựa chọn một số biện pháp dạy học nhằm phát huy việc “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu văn bản tác phẩm. 6. Giới hạn đề tài: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu vận dụng các biện pháp dạy học nhằm vào việc “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” qua giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm và “Tây tiến” của Quang Dũng. 7. Phương pháp nghiên cứu. 7.1. PP phân tích tổng hợp. 7.2. PP điều tra và khảo sát thực tế. 7.3. PP thực nghiệm. 7.4. PP thống kê. 8. Đóng góp của luận văn. 8.1. Về lí luận: Tìm hiểu những lí luận khoa học về vai trò của “tính tích cực học tập” và “tích cực hóa hóa hoạt động học tập” của học sinh trong quá trình dạy học văn ở THPT. Tìm tòi những biện pháp thích hợp nhằm “ tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” vận dụng vào hai văn bản - tác phẩm đã chọn. 8.2. Về thực tiễn: Góp phần khắc phục thiếu sót, nhược điểm thường gặp trong dạy học là chưa chú ý đúng mức hoặc còn lúng túng trong việc thúc đẩy quá trình “tích cực hóa hoạt động học tập ở học sinh”, tránh lối dạy thụ động một chiều theo kiều giảng giải - ghi nhớ, đọc - chép còn ảnh hưởng khá nặng tại trường THPT, đặc biệt ở vùng nông thôn. 8.3. Ý nghĩa xã hội: Nhấn mạnh tới vai trò chủ thể của người học thông qua việc “tích cực hóa hoạt động học tập”. Đồng thời làm nổi rõ sự đóng góp của các cá thể - học sinh thể hiện ý nghĩa xã hội trong hoạt động tại cộng đồng lớp học. NỘI DUNG Chương 1. VẤN ĐỀ “TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH” TRONG GIỜ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - TÁC PHẨM Ở TRƯỜNG THPT. 1. Cơ sở lí luận: Trong thời gian qua, kể từ sau lần cải cách giáo dục vào đầu thập niên 80 thế kỉ trước, nhất là vào năm 2000, khi Quốc hội khóa X ra Nghị quyết về đổi mới giáo dục, tiếp đó việc Bộ GD & ĐT tiến hành thay đổi chương trình SGK Ngữ Văn, xu thế hiện đại hóa giáo dục được triển khai thực hiện, vấn đề học sinh với tư cách “chủ thể học tập” trở thành nền tảng cho quan điểm đổi mới dạy học. Từ đây, các khái niệm: “Tính tự giác tích cực học tập” và “tích cực hóa hoạt động học tập” ở học sinh được trao đổi tìm hiểu và vận dụng vào dạy học. - “Tính tự giác và tích cực học tập của học sinh” vốn được xem là nguyên tắc quan trọng của hoạt động giáo dục. Theo đó, việc dạy học luôn luôn phải chú ý tới vai trò tham gia chủ động tích cực và sáng tạo của người học. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hứng thú năng lực cá nhân của học sinh phải được tôn trọng và phát huy triệt để nhằm giúp các em tự nỗ lực nắm vững tri thức, vận dụng kĩ năng một cách hiệu quả nhất. - “Tích cực hóa hoạt động học tập” lại là mặt khác của vấn đề nhìn nhận vai trò người học, nó thể hiện việc chịu tác động từ “ngoại lực” nhằm giúp học sinh giảm thiểu những hiện tượng thụ động, trở ngại của bản thân trong tiếp nhận tri thức để nâng cao chất lượng, kết quả học tập. Tác động từ “ngoại lực” chính là thông qua vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, động viên của giáo viên. Vậy tại sao có những hoạt động nói đó ở học sinh? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi dựa vào những cơ sở sau: 1.1. Cơ sở triết học: 1.1.1. Quan điểm triết học duy vật biện chứng cho thấy rằng vốn là sản phẩm của hoàn cành lịch sử xã hội nhưng đồng thời với vai trò chủ thể tích cực con người lại có phần tác động tới hoàn cảnh điều kiện lịch sử xã hội nói đó. “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Mác). 1.1.2. Yếu tố “con người” trở nên vô cùng thiết yếu, quan trọng trong đời sống, bởi họ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. ( Quan điểm này từng thể hiện qua Cương lĩnh xây dựng phát triển đất nước trong thời kì mới của Đảng). 1.2. Cơ sở tâm lí học: Vận dụng các kiến thức về tâm lí học (xem tài liệu) chú ý tới lí thuyết “hành vi” và “hoạt động” của Vưgotxki và J. Piagie. 1.3. Cơ sở giáo dục học: Quá trình dạy học vốn là hoạt động tương tác giữa thầy và trò với hai chủ thể, hai đối tượng khác nhau nhưng luôn gắn liền và thống nhất với nhau. Về tổng thể, mục đích dạy của thầy trùng với mục đích học của trò: hình thành ở trò hệ thống tri thức khoa học và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, qua đó phát triển tâm lí, hình thành nhân cách. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích trực tiếp của dạy mà chính là của học. Nói cách khác, hoạt động dạy không thể trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng này. Ngược lại, bằng chính hoạt động học của mình, trò mới là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Vì thế, mục tiêu dạy của giáo viên hiện đại là tạo ra hoạt động học tích cực ở trò, để bằng hoạt động này, trò tự mình thực hiện mục tiêu tổng thể của hoạt động dạy học. 1.4. Cơ sở xã hội học: Là yếu tố quan trọng tạo nên phẩm chất nhân cách của con người lao động trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vấn đề phát huy “tính tích cực tự giác” và “tích cực hóa hoạt động của học sinh” là cơ sở để thúc đẩy quá trình gắn liền giáo dục với nhu cầu của việc xây dựng phát triển xã hội thời kì mới. Bởi nền sản xuất hiện đại của đất nước trong tương lai đòi hỏi sản phẩm do nhà trường đào tạo - người lao động - phải có hệ thống kiến thức khoa học với kĩ năng lao động trí óc và khả năng lao động sáng tạo theo mục tiêu UNESCO đã nêu: Học để biết, học để làm, học để thích nghi và học để chung sống. Bởi thế, việc đào tạo con người tích cực, năng động sáng tạo trở thành chiến lược, quốc sách giáo dục của đất nước. 2. Vấn đề “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm ở trường THPT: 2.1. Nhận thức mới về quá trình dạy học tác phẩm văn chương: Có thể thấy, trong vài ba thập niên trở lại đây, nhờ bước phát triển của lí thuyết khoa học, việc dạy học văn được soi sáng bởi những quan điểm mới. 2.1.1. Về mối quan hệ tương tác ba chiều trong dạy học văn. Giờ học văn bản - tác phẩm thường diễn ra theo mối quan hệ giữa yếu tố: Nhà văn (thông qua tác phẩm) - Giáo viên - Học sinh. (Phân tích quan hệ tương tác giữa ba yếu tố nói đó). 2.1.2. Lý thuyết tiếp nhận với việc xác định mối quan hệ giữa văn bản - tác phẩm với người đọc. Trong đó nhấn mạnh vai trò của người đọc biến văn bản thành tác phẩm với ý nghĩa và giá trị nghệ thuật độc đáo. (Phân tích các khái niệm: điểm trắng, người đọc tiềm ẩn, tầm đón nhận, kết cấu vẫy gọi, đồng sáng tạo) 2.1.3. Quan điểm dạy học văn hiện đại với luận điểm “học sinh là chủ thể cảm thụ, tích cực sáng tạo”: - Thể hiện tính chủ quan, trực giác trong cảm thụ nghệ thuật. - Thề hiện vai trò cảm thụ tích cực, sáng tạo của người đọc - học sinh (vấn đề “tính tích cực học tập” và tích cực hóa hoạt động học tập” trong giờ học văn). - Thể hiện cho quan điểm dạy học văn mới “Giờ đọc - hiểu văn bản - tác phẩm”. Chuyển từ lối giảng văn (thầy giảng - trò nghe, thầy cảm thụ thay rồi truyền thụ, thầy đọc - trò ghi chép) sang đọc hiểu văn bản (thầy tổ chức định hướng - trò tự giác nỗ lực tìm tòi, phân tích, đánh giá). 3. Vài nét về tình hình dạy học văn bản - tác phẩm theo hướng “ tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” ở một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. (Phần tiến hành điều tra khảo sát thực tế qua các hoạt động quan sát, điều tra, phỏng vấn…). Chương II. VẬN DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NHẰM “TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH” TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM “CHIẾU CẦU HIỀN” (Ngô Thì Nhậm) VÀ “TÂY TIẾN” (Quang Dũng) Ở TRƯỜNG THPT. 2.1. Vị trí của “Chiếu cầu hiền” (Ngố Thì Nhậm) và Tây tiến (Quang Dũng) trong chương trình ngữ văn THPT hiện hành. Lần lượt trình bày những điểm nổi bật thuộc thể loại, đặc sắc về phong cách nghệ thuật, cùng những yêu cầu chính khi dạy học hai tác phẩm này. 2.1.1. Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm). 2.1.2. Tác phẩm “Tây tiến” (Quang Dũng). 2.2. Vận dụng một số biện pháp dạy học trong đọc - hiểu “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Tây tiến” (Quang Dũng): 2.2.1. Khái niệm về biện pháp dạy học: - Đề cập về đôi nét tình hình xác định PPDH nói chung hiện nay. Trong thực tiễn dạy học, còn có hiện tượng chưa thống nhất hoặc lẫn lộn về sử dụng các khái niệm phương pháp, biện pháp dạy học. - Tuy nhiên, quan niệm về xây dựng vận dụng cách thức dạy học quen dùng lâu nay thường thấy PPDH là khái niệm bao trùm, được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong giờ học. Còn biện pháp là cấp độ cụ thể nằm trong PPDH. Ngoài những khái niệm quen dùng đó, hiện nay người ta còn nói tới HTDH, KTDH. - Biện pháp dạy học là gì? Từ “biện pháp” có nghĩa là “cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể” (Đại từ điển tiếng Việt tr. 161). Suy ra, có thể hiểu biện pháp dạy học là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong dạy học. Bởi thế, N.I Kudriashep quan niệm: “Phương pháp dạy học phần lớn được thực hiện thông qua các biện pháp dạy học cụ thể mà giáo viên sử dụng. Biện pháp dạy học là các chi tiết của phương pháp, là các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV Son.doc
  • docLuận văn.doc
Luận văn liên quan