Luận văn Văn hóa gia đình ở thành phố bảo lộc - Lâm đồng hiện nay

Gia đình là nền tảng của xã hội. Sự ổn định và phát triển của xã hội phụ thuộc rất lớn vào gia đình. Một xã hội phát triển phồn vinh chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của gia đình ấm no, hạnh phúc. Là thiết chế xã hội cơ bản, gia đình không chỉ là môi trường quan trọng nhất để hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà gia đình còn là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó xây dựng văn hóa gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Con người là chủ thể của văn hoá và cũng là sản phẩm của văn hóa. Cá thể người chỉ trở thành con người nhờ có quá trình nhập thân văn hóa, mà trước hết diễn ra trong môi trường gia đình. Chính gia đình là một thiết chế văn hoá góp phần tạo dựng nên nền tảng của xã hội. Xã hội càng phát triển, càng phản ánh sự đa dạng phong phú trong cuộc sống gia đình. Gia đình càng hoàn thiện, càng ổn định và có nền tảng văn hoá sẽ góp phần xây dựng lối sống tốt đẹp cho xã hội. Khi gia đình và xã hội không gắn kết, đồng phát triển sẽ tạo nên sự trì trệ, xáo trộn và mất ổn định xã hội

pdf115 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa gia đình ở thành phố bảo lộc - Lâm đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN TIẾN THẠO VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG HIỆN NAY Chuyên ngành : Văn hóa học Mã số : 60 31 06 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ XUÂN KIÊU HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Xuân Kiêu, các số liệu đưa ra trong luận văn có chứng cứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Trần Tiến Thạo MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG 9 1.1. Một số vấn đề lý luận về văn hóa gia đình 9 1.2. Khái quát chung về thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 23 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY 31 2.1. Thực trạng văn hóa sản sinh và nuôi dạy con người trong các gia đình ở thành phố Bảo Lộc 31 2.2. Thực trạng văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất của các gia đình ở thành phố Bảo Lộc 42 2.3. Thực trạng văn hóa tinh thần và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần của các gia đình ở thành phố Bảo Lộc 54 Chương 3: ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 72 3.1. Đánh giá về văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 72 3.2. Những nhân tố tác động văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới 80 3.3. Những giải pháp, kiến nghị đề xuất 89 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CB, CNVC : Cán bộ, Công nhân viên chức CLB : Câu lạc bộ ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số GS : Giáo sư HĐND : Hội đồng nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình PGS : Phó giáo sư PTTH : Phổ thông trung học SKSS : Sức khỏe sinh sản TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa THCS : Trung học cơ sở TS : Tiến sĩ UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức văn hóa và khoa học giáo dục của Liên hợp quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Biểu đồ 2.1: Khảo sát về sự quan tâm coi trọng con trai hay con gái trong gia đình 34 Biểu đồ 2.2: Khảo sát về sự coi trọng giáo dục con cái trong gia đình 39 Biểu đồ 2.3: Khảo sát mức chi phí của gia đình 51 Biểu đồ 2.4: Khảo sát về hôn nhân trong gia đình 55 Biểu đồ 2.5: Khảo sát việc sử dụng thời gian rỗi của các gia đình 67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là nền tảng của xã hội. Sự ổn định và phát triển của xã hội phụ thuộc rất lớn vào gia đình. Một xã hội phát triển phồn vinh chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của gia đình ấm no, hạnh phúc. Là thiết chế xã hội cơ bản, gia đình không chỉ là môi trường quan trọng nhất để hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người mà gia đình còn là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó xây dựng văn hóa gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Con người là chủ thể của văn hoá và cũng là sản phẩm của văn hóa. Cá thể người chỉ trở thành con người nhờ có quá trình nhập thân văn hóa, mà trước hết diễn ra trong môi trường gia đình. Chính gia đình là một thiết chế văn hoá góp phần tạo dựng nên nền tảng của xã hội. Xã hội càng phát triển, càng phản ánh sự đa dạng phong phú trong cuộc sống gia đình. Gia đình càng hoàn thiện, càng ổn định và có nền tảng văn hoá sẽ góp phần xây dựng lối sống tốt đẹp cho xã hội. Khi gia đình và xã hội không gắn kết, đồng phát triển sẽ tạo nên sự trì trệ, xáo trộn và mất ổn định xã hội. Trong các văn kiện của Đảng, vấn đề gia đình chiếm vị trí quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới". Các Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đề cập đến vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đến Đại hội XI của Đảng, vị trí, vai trò của gia đình được xác định cụ thể và rõ ràng hơn: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, thích ứng với những giá trị của quá trình CNH, HĐH. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2 Từ những trình bày trên đây cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình nói chung, văn hóa gia đình nói riêng trong việc tạo ra môi trường lành mạnh, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới, với truyền thống giàu lòng nhân ái, thủy chung, trọng tình nghĩa, giá trị của đạo đức gia đình, văn hóa gia đình và vai trò của gia đình trong quan hệ nhà - làng - nước vẫn được chú trọng. Hiện nay, nhiều gia đình Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy được những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của đạo đức gia đình, văn hóa gia đình truyền thống. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của mỗi gia đình được nâng lên, là điều kiện thuận lợi cho việc phát huy các giá trị của văn hóa gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó,văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của các sản phẩm phi văn hóa, của lối sống thực dụng phương Tây đang làm băng hoại văn hóa, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ các gia đình. Những quan hệ thiêng liêng trong gia đình như cha mẹ và con cái, vợ chồng, anh em với những chuẩn mực đạo đức cơ bản là tình nghĩa, thủy chung, hiếu thảo, hòa thuận đang có nguy cơ bị xâm hại, lấn át bởi sức mạnh của đồng tiền. Nhiều biểu hiện tiêu cực về đạo đức gia đình đã và đang phát sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức cá nhân và văn hóa gia đình trên địa bàn cả nước nói chung ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Thành phố Bảo Lộc là một thành phố mới được thành lập của tỉnh Lâm Đồng, thuộc đô thị miền núi của khu vực nam Tây Nguyên, nằm trên cao nguyên Di Linh, là trung tâm kinh tế khu vực phía nam của tỉnh. Là một thành phố đô thị loại 3, thành phố Bảo Lộc có tính chất đặc thù riêng, hoàn toàn khác so với nhiều thành phố trong cả nước. Đó là thành phố miền núi thuộc cao nguyên vừa có thành thị và nông thôn, với 11 đơn vị hành chính, gồm 6 phường và 5 xã; là địa bàn cư trú của hơn 20 dân tộc anh em sinh sống. Với 4 tôn giáo chính gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, trong đó tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ hơn 50% dân số toàn thành phố hiện nay [47]. 3 Cũng như các địa phương khác trong cả nước, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và đô thị hóa, văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc đang có những biến đổi mạnh mẽ, đan xen cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm xây dựng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài“Văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc - Lâm Đồng hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ Văn hoá học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, ở nước ta, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình. Liên quan đến đề tài, có thể kể đến nhiều hướng nghiên cứu, cụ thể như sau: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về gia đình nói chung - Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990), của tập thể tác giả Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, thuộc Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, vị trí của gia đình trong xã hội nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu. - Những nghiên cứu xã hội về gia đình Việt Nam (1991), do tập thể tác giả của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Khoa xã hội học Trường đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã tiến hành khảo sát ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điểm của gia đình Việt Nam trước những năm 1990. - Văn minh Phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống (1994), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do quỹ Toyota Founddation tài trợ, đã có những khảo sát và nghiên cứu, đánh giá bước đầu về gia đình truyền thống ở Việt Nam qua một số mốc lịch sử của Việt Nam. - Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa (1998) của tác giả Lê Ngọc Văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Ở công trình này, tác giả đã tập trung trình 4 bày về chức năng xã hội hóa để làm rõ sự biến đổi chức năng của gia đình Việt Nam truyền thống khi xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. - Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (2003) của GS. Lê Thi (kết quả cuộc điều tra về gia đình Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước tới nay), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này tác giả đã trình một cách tổng thể về gia đình Việt Nam. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các gia đình đang có sự gia tăng. - Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (2012) của tác giả Lê Ngọc Văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này trình bày hệ thống về những vấn đề gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam trong hơn hai thập niên vừa qua và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp tục về chủ đề gia đình trong thời gian tới. Thứ hai, những công trình nghiên cứu về văn hóa gia đình - Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội (1994) của nhiều tác giả, do nhà văn Lê Minh chủ biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. - Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em (2001) của PGS.TS Lê Như Hoa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. - Văn hóa gia đình (2007) của GS. Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh niên, Hà Nội. - Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị (2003) của TS. Lê Quý Đức và Ths. Vũ Thy Huệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình, văn hóa gia đình, xây dựng văn hóa gia đình, sự biến đổi của gia đình và văn hóa gia đình trong bối cảnh mới, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hóa gia đình đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. 5 Thứ ba, các đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, văn hóa gia đình dưới góc độ triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và văn hóa học, có thể kể đến một số công trình sau: - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay (2001), Luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Nghiêm Sỹ Liêm (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Trong luận án này, tác giả đã làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. - Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, của Dương Thị Minh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Trong luận án này, tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, tạo bình đẳng thực sự để chị em vừa có cơ hội thể hiện, cống hiến năng lực của mình. - Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay (2004), Luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Phạm Thị Xuân (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tác giả đã đề cập và khẳng định trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh trẻ em, việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. - Phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay (2006), luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học của Lê Cẩm Lệ. Tác giả cũng đề cập tới vai trò quan trọng của người phụ nữ trên cơ sở thực hiện chức năng của gia đình trong tỉnh Bạc Liêu. - Văn hóa gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở thủ đô Hà Nội (2003), Luận văn thạc sỹ văn hóa học của Đỗ Xuân Đán (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Tác giả phân tích thực trạng trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước đồng thời khảo sát về cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Hà Nội. - Văn hóa gia đình và xây dựng văn hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (2009), Luận văn thạc sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Nguyệt (Học viện Chính trị 6 - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Trong luận văn này, tác giả đã đánh giá thực trạng việc xây dựng gia đình văn hóa và văn hóa gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh. - Văn hóa gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay (2012), Luận văn Thạc sĩ của Võ Thị Thanh Thủy (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Luận văn này nghiên cứu các phương diện lý luận về văn hóa gia đình, tập trung khảo sát văn hóa gia đình được thể hiện ở các hệ giá trị của gia đình. - Văn hóa gia đình trong việc giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường tiểu học (tỉnh Hưng Yên), Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành văn hóa học của Lê Thị Hiền. Tác giả đã đề cập đến vai trò của gia đình, văn hóa gia đình trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, góp phần tạo ra môi trường phát triển lành mạnh, toàn diện cho trẻ. Như vậy, có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc - Lâm Đồng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn nghiên cứu, khảo sát về văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng hiện nay, đề xuất những giải pháp, kiến nghị để phát huy các giá trị văn hóa gia đình ở Bảo Lộc trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống lại những vấn đề lý luận về văn hóa gia đình, luận văn nghiên cứu thực trạng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn hóa gia đình của địa phương thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống những vấn đề lý luận về văn hóa gia đình, vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 7 - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn hóa gia đình của địa phương thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: từ năm 2005 đến nay. - Về không gian: thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có vấn đề xây dựng văn hóa gia đình. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành như: văn hoá học, lịch sử, nhân học, xã hội học và các phương pháp nghiên cứu cơ bản khác: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, logic và lịch sử, thống kê để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Luận văn nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp sau: - Đánh giá thực trạng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2005 đến nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn hóa gia đình của địa phương thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về văn hóa gia đình. Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc trong quá trình thực hiện công tác gia đình và xây dựng văn hóa gia đình ở thành phố Bảo Lộc. 8 Làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền vận động cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH 1.1.1. Quan niệm về văn hóa gia đình 1.1.1.1. Quan niệm về văn hóa Sự phát triển của loài người gắn liền với văn hoá ngay từ những bước đi lịch sử đầu tiên của mình. Văn hoá xuất hiện cùng với con người. Tuy không phải ngay lúc đó đã có một khái niệm văn hoá nhưng có thể nói rằng từ văn hoá xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới ngay từ thời cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp. Ở phương Đông, từ văn hoá mà chúng ta đang sử dụng có cội nguồn từ tiếng Hán. Trong ngôn ngữ Hán, hai từ văn và hoá xuất hiện khá sớm, như hai từ đơn có nghĩa riêng biệt. Văn có nghĩa là vẻ đẹp, hoá có nghĩa là biến đổi, biến hoá. Văn hoá gộp lại theo nghĩa gốc là làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ. Ở phương Tây, dựa theo sự nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Đức W.Vunđơ, từ văn hoá bắt nguồn từ một động từ tiếng Latinh “colere” sau chuyển thành cultural, có nghĩa là cày cấy, vun trồng. Về sau, từ cultural chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối chuyển sang vun trồng tinh thần, trí tuệ. Nhờ có quá trình gieo trồng tinh thần này mà loài người mới tạo ra được sự khác biệt về bản chất với muôn loài. Cũng chính nhờ có văn hoá mà từng cộng đồng dân tộc có thể tự nhận thức về mình và mới có thể tự phân biệt mình với người khác. Sau này, trong ngôn ngữ hiện đại, Culture trong tiếng Anh, Pháp, Kutur tiếng Đức, Kultura tiếng Nga đều chỉ văn hoá. Trong khoa học xã hội và nhân văn, từ văn hoá được đưa vào trong khoa học sớm nhất là ở Đức bởi Pu-phen-dooc, nhà nghiên cứu pháp luật người Đức năm 1774 và đến năm 1783, được ghi vào từ điển với nghĩa văn hoá là toàn bộ những gì do hoạt động xã hội của con người tạo ra, văn hoá là cái đối lập với trạng thái tự nhiên. 10 Đầu thế kỷ XX, các ngành khoa học nghiên cứu về văn hoá nở rộ trên thế giới, có rất nhiều ngành khoa học cùng lấy thuật ngữ văn hoá làm đối tượng nghiên cứu như Dân tộc học, Sử học, Xã hội học, Nhân học, mỗi nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh một khía cạnh đặc sắc của văn hóa, phù hợp với cách tiếp cận của họ. Kết quả là ra đời hàng nghìn định nghĩa về văn hóa, trong đó, nhà văn hóa học người Nga, A.X.Ka-rơ-min đã tổng hợp và phân ra 14 nhóm định nghĩa văn hóa như sau: [34, tr.6]. Định nghĩa mang tính chất miêu tả thiên về liệt kê các yếu tố riêng lẻ và các biểu hiện của văn hóa, như: phong tục, tín ngưỡng, các dạng hoạt động: nghệ thuật, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao.
Luận văn liên quan