Luận văn Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015

1. Ý nghĩa của đề tài: Vào ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Có lẽ đến nay không còn phải nói nhiều về các thách thức và cơ hội mở ra cho Vi?t Nam sau cột mốc này mà phải vạch ra những chương trình hành động cụ thể để hoá giải các thách thức và nắm bắt những cơ hội đó. Mặc dù chỉ với 60 trang tài liệu thể hiện các cam kết của Việt Nam về dịch vụ, ít hơn số 560 trang tài liệu của các cam kết về hàng hoá, nhưng lĩnh vực dịch vụ được cảnh báo sẽ có những thay đổi mạnh mẽ nhất, cạnh tranh khốc liệt nhất, trong đó chiếm nhiều sự quan tâm hơn cả là ơ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Vì đây là mạch máu luân chuyển cácdòng vốn đến tấtcả các ngành, các lĩnh vực của toàn nền kinh tế. Các cam kết cụ thể của Vi?t Nam đối với WTO sẽ trở thành cơ sở đề ra chiến lược cho từng doanh nghi?p. Hơn bao giờ hết, nỗ lựctrên bàn đàm phán sẽ chuyển thành nỗ lực vạch ra chiến lược chung cho quốc gia, chiến lược riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp định ra hướng đi riêng. Trong xu thế chung đó, là một NHTMQD có truyền thống, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phải cần một chiến lược cạnh tranh như thế nào để tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015”làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu - Về mặt lý luận: nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về chiến lược, chiến lược cạnh tranh, cácyếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh, và kinh nghiệm xây dựng chiến lược cạnh tranh của các NHTMQD Trung Quốc, vốn rất gần gũi với các ngân hàng Vi?t Nam, để làm cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Về phương diện thực tiễn: sử dụng những lý thuyết đã được đề cập để phân tích thực trạng hoạt động, xác định vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đóxây dựng chiến lược cạnh tranh, cùng các giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh của ngân hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứucủa đề tài là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), so sánh với các lực lượng cạnh tranh của BIDV. Do hạn chế về thời gian và trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, việc nghiên sẽ được giới hạn trong phạm vi: - Về không gian: + Lực lượng cạnh tranh trực diện nhấtcủa BIDV là các NHTMQD, các NHTMCP có vốn trên 1.000 tỷ. + Lực lượng cạnhtranh ti?m ?n c?a BIDV là các ngân hàng nước ngoài. + Lực lượng cạnh tranh người cung ứng– khách hàng cũng sẽ được đề tài phân tích và dẫn chiến tổng quát. - Về thời gian: Thời gian phân tích là giai đoạn 2001-2005. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phỏng vấn chuyên gia:phỏng vấn trực tiếp mộtsố chuyên viên cao cấp của NHNN, ban lãnh đạo BIDV, và các kế toán trưởng, giám đốc của các doanh nghi?p đang quan hệ với BIDV. - Khảo sát thực tế:qua quá trình công tác 5 năm tại BIDV ở bộ phận tín dụng, tác giả đã tìm hiểu về các mặt hoạt động của BIDV, nhu cầu của khách hàng, những xu hướng mới, các chính sách,các chiến lược của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, các ngân hàng Vi?t Nam nói riêng. Điều tra thống kê:qua phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi gửi đến trên 300 người đang công tác trong hệ thống BIDV từ cấp lãnh đạo cho đến các nhân viên nghiệp vụ và đã nhận được 112 phiếu phản hồi hợp lệ. Mục tiêu của việc điều tra là phác hoạ bức tranh tổng quan mang tính tham thảo từ những ngườihiểu rõ BIDV nhất.

pdf93 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan