Ly trích lycopene và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích

Gấc là tên gọi thông dụng từ Bắc chí Nam còn các sách Đông y gọi là “ Mộc miết tử” tên khoa học ghi trong các sách là Momordica cochin chinensis (Spreng) thuộc họ bầu bí. Theo dân gian, nguồn gốc dây gấc xuất xứ từ miền Bắc, theo con đường dân cư được phân bổ vào miền Nam mọc hoang rải rác hoặc có nơi trồng một ít để sử dụng nấu xôi, làm thuốc, ngoài ra có bán một ít tại các chợ. Nhưng theo tài liệu khoa học và các sách nói trái gấc được phân bổ ở Philippin, miền Nam Trung Quốc , Lào gọi “ Mắc khấu “, Thái Lan gọi “ Ma khấu”.

doc63 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ly trích lycopene và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Lycopene có nhiều trong các quả có màu đỏ như cà chua, đu đủ, ổi ruột đỏ... Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng Lycopene cao gấp 70 lần so với cà chua. Lycopene có tác dụng chống ung thư và xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học xác định, cơ chế tác động của lycopene bảo vệ được các phân tử sinh học của tế bào như: lipid, lipoprotein, protein và AND, làm nó không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do. Cho đến nay, lycopene được biết đến như là một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong các loại carotenoid. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất từ các loại quả có chứa hàm lượng lycopene cao như cà chua, gấc…với mục đích đưa lycopene đến với cuộc sống con người, giúp tăng cường sức khỏe, hổ trợ điều trị các bệnh ung thư và chữa những tổn thương trong cấu trúc AND do chất độc dioxin gây ra. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần 1: Giới thiệu một số loại thực vật cho quả chứa hàm lượng lycopene cao 4 I.Cây gấc 4 1.Nguồn gốc, xuất xứ, phân bố phân loại và đặc điểm sinh học 4 2.Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái 8 3.Gía trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng 16 II. Cà chua 17 1.Nguồn gốc và đặc diểm sinh học 17 2.Nuôi trồng và thu hoạch 20 3.Giá trị dinh dưỡng 30 Phần 2: Lycopene 32 I.Giới thiệu sơ lược về lycopene 32 II.Công thức hóa học 35 III.Tính chất vật lý và hoa học 36 IV.Lycopene trong việc bảo vệ sức khỏe con người 36 V.Liều lượng an toàn của lycopene 43 Phần 3: Ly trích lycopene và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích 45 I.Phương pháp ly trích lycopene 46 1.Ly trích bằng dung môi hữu cơ 46 2.Ly trích bằng dung môi siêu trạng thái CO2 47 II.Các yếu tố ảnh hưỡng đến hiệu suất ly trích 48 1.Ảnh hưởng của tiền xử lý trong ly trích bằng dung môi hữu cơ 48 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong ly trích bằng dung môi siêu trạng thái CO2 49 3.Ảnh hưởng của dung môi hổ trợ 50 4.So sánh ly trích bằng dung môi hữu cơ và dung môi siêu trạng thái 51 5.Đánh giá khả năng chống oxy hóa 52 Phần 4: Giới thiệu một số thực phẩm chức năng chứa lycopene 55 I.VINAGA – Dầu gấc viên nang 55 II.G8- Dầu gấc việt nam 57 III.Thực phẩm chức năng lyfaten từ gấc và cà chua 58 IV.Thuốc LYCOPEGA từ gấc và sửa ong chúa 59 Phần 5: Kết luận 62 Tài liệu tham khảo 63 Phần 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT CHỨA HÀM LƯỢNG LYCOPENE CAO I. CÂY GẤC 1. Nguồn gốc, xuất xứ, phân bố, đặc điểm sinh học Cây gấc 1.1. Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố Gấc là tên gọi thông dụng từ Bắc chí Nam còn các sách Đông y gọi là “ Mộc miết tử” tên khoa học ghi trong các sách là Momordica cochin chinensis (Spreng) thuộc họ bầu bí. Theo dân gian, nguồn gốc dây gấc xuất xứ từ miền Bắc, theo con đường dân cư được phân bổ vào miền Nam mọc hoang rải rác hoặc có nơi trồng một ít để sử dụng nấu xôi, làm thuốc, ngoài ra có bán một ít tại các chợ. Nhưng theo tài liệu khoa học và các sách nói trái gấc được phân bổ ở Philippin, miền Nam Trung Quốc , Lào gọi “ Mắc khấu “, Thái Lan gọi “ Ma khấu”. Như vậy gấc không phải là một loại dây độc nhất ở Việt Nam mà đã được phân bổ ở nhiều quốc gia trên thế giới nhiều thế kỷ qua, nhưng bao nhiêu nước thì chưa rõ hết. 1.2. Đặc điểm sinh học Hoa gấc Cây gấc sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ nách lá. Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá gấc mọc so le có màu xanh lục đậm đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt trên phiến lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô nổi như hai mắt cua. Hoa nở vào tháng 3 đến tháng 5. Hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc to bao lại như hình tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có lông, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành qủa từ tháng 6 . Quả to hình bầu dục dài từ 15 - 20cm, đuôi nhọn có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Quả non màu xanh, qủa chín màu đỏ tươi. Bổ đôi theo chiều ngang thấy có 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi. Mùa thu hoạch là từ tháng 8 đến trước và sau tết âm lịch. Ở Miền nam do thời tiết ấm nên gấc có quanh năm. Tuổi thọ của cây gấc có thể kéo dài từ 15 – 20 năm. Vì là cây biệt chu thụ phấn tự do nên trồng theo kiểu giâm cành sẽ có được những cây mang đặc tính tốt từ cây mẹ, nhanh cho quả và nhiều quả hơn so với trồng bằng hạt.  Yêu cầu ngoại cảnh của cây gấc: Gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng giảm. Giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng chiếu trực tiếp quả rất dễ bị rám, thối hoặc sớm rụng (bị thui). Chính vì vậy trồng gấc tốt nhất lên làm giàn để nâng cao chất lượng cũng như phẩm chất quả. Nhiệt độ trung bình cho gấc phát triển là từ 25 – 27OC hạt gấc có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13 – 15 OC nhưng tốt nhất ở 25OC. Gấc là cây có khả năng chịu được hạn khá hơn chịu được úng. Giai đoạn từ khi mới trồng đến trước ra hoa yêu cầu dộ ẩm đất đạt 65 –70 %. Giai đoạn ra hoa kết quả yêu cầu độ ẩm đạt 75%. Gấc là cây chịu úng rất kém vì vậy khi trồng tốt nhất nên làm vồng, ụ hay trồng ở nơi có khả năng tiêu thoát nước tốt. .1.3. Phân loại Người ta dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ), gai quả (mau hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), dầu (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để phân loại: gấc tẻ, gấc nếp, gấc đá, gấc chôm chôm hay gấc lai. Có hai loại được trồng chủ yếu là: - Gấc nếp: Gấc nếp Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cuồi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ. - Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều thịt bao quanh và chất lượng cũng tốt hơn . Gấc tẻ Hạt gấc có màng đỏ bao quanh lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dày 25 đến 35mm, rộng 19 đến 31mm trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ do đó gấc còn có tên gọi là mộc miết tử (mộc là gỗ, miết là con ba ba) trong hạt có nhân chứa dầu. Quả bắt đầu thu hoạch vào tháng 9 rộ vào tháng 11 đến tháng 12 và tới cuối tháng 1 vẫn còn gấc xanh trên cây. Mỗi cây cho trung bình 30 đến 60 quả mỗi năm, kích thước và khối lượng mỗi quả cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giống, trọng lượng mỗi quả có thể từ 0,5 đến 3,0 kg. Quả gấc bổ đôi có các thành phần sau: Lớp vỏ cứng có gai bọc phía ngoài có màu xanh, khi chín có màu vàng đỏ. Lớp thịt màu vàng dày, mềm. Lớp trong cùng là hạt và màng đỏ bao ngoài hạt gấc xếp thành 6 hàng, mỗi hàng có từ 6 - 10 hạt. 2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái a.Chọn giống, ươm cây giống Giống gấc lai: Chủ yếu giống gấc lai tự nhiên do dân trồng bằng hạt giữ lại các cây có đặc tính tốt nhân rộng ra và tự đặt tên.Trong các giống này có giống Gấc lai đen chất lượng tốt,quả tròn, to, trọng lượng quả trung bình đạt 2 – 3kg, cá biệt có quả đạt 4-5 kg. Quả ít gai , có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỉ lệ long cùi cao, ruột đỏ thẫm,cho năng suất cao. Giống gấc nếp, gấc diễn: trọng lượng quả trung bình từ 1,5 – 2 kg khi chín chuyển sang màu đỏ cam, bổ trái ra cùi vỏ trong vàng tươi, lớp long màu đỏ tươi. Giống gấc tẻ: Trái nhỏ trung bình khoảng 1kg, vỏ có nhiều gai nhọn, khi chín có màu đỏ gạch non. Trong các giống gấc trên hiện nay đang trồng phổ biến là các giống gấc lai và gấc nếp vì các giống này năng suất cao, chất lượng tốt, giá cao được các công ty chế biến thu mua nhiều. b. Cách ươm cây giống: Trồng bằng hạt: Chọn những quả gấc chín to đẹp ở những cây gấc sai quả. Trà sạch lớp nhớt bao quanh vỏ hạt. Sau đó xử lý hạt cho ra quả trước khi mang gieo. Có hai cách  Cách 1: Ngâm hạt trong dung dịch axít Sunfuric nồng độ 10% trong khoảng thời gian 24h cho vỏ hạt mềm ra. Sau đó mang gieo. Cách 2: Ngâm hạt gấc trong nước ấm 55 – 60OC trong thời gian 10 – 12 h. Xử lý xong để ráo nước mang ươm hạt trong bầu đất. Phủ một lớp đất bột lên trên hạt khoảng 5cm. Sau đó che phủ rơm rạ mục lên trên giúp hạt nhanh nảy mầm. Khi cây con cao được khoảng 20 cm thì có thể mang trồng. Trồng bằng hạt sẽ cho cả cây đực và cây cái nên hiệu quả nhất hiện nay là trồng bằng hom giống. Tuy nhiên trồng bằng hạt trong quá trình chọn lọc lâu dài sẽ cho ra được những giống gấc lai tự nhiên có năng suất và chất lượng tốt. Trồng bằng hom: Chọn những đoạn dây bánh tẻ sạch sâu bệnh cách gốc 2m từ những cây tốt ( Cây sinh trưởng mạnh, quả to, sai quả, chất lượng cùi tốt, năng suất cao) làm hom giống. Cắt thành các đoạn ngắn dài từ 25 – 35 cm có từ 2 –3 đốt trở lên. Bôi vôi hai đầu hoặc nhúng phần gốc vào trong dung dịch thuốc giâm cành, sau đó giâm vào trong cát, đất ẩm. Che mát và giữ ẩm cho hom ra rễ bật mầm, sau đó cho vào bầu và đặt nơi có bóng mát hoặc có mái che. Thường xuyên giữ đủ ẩm, tránh khô hạn. Khi cây trong bầu cao 15-20cm, rễ phát triển mạnh có thể mang trồng. c. Thời vụ Trồng vào tháng 2 – 3 sau tiết lập xuân ở Miền Bắc. d. Mật độ, làm đất, bón phân lót, làm giàn Đào hố và bón lót phân trước khi trồng khoảng 1 tháng. Khoảng cánh các hố trồng 5 x 3- 4 m, kích thước hố( 50 x 50 x 50cm) Trộn 15 – 20kg phân chuồng mục, 1-1,5 kg NPK (5-10-3) với đất bột mịn cho vào một hốc cùng chế phẩm Bioplant (2ml/10lít nước) hoặc PenacP (1 gói/10lít nước) để tưới. Đất thấp phải đắp ụ để trồng, không để cây bị ngập gốc trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Vôi bột cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ. Mỗi hố trồng 1 cây từ hom giống và 1 cây từ hạt gieo để sau này làm gốc ghép. Giàn có thể làm bằng cây tạp, tre nứa hoặc làm cột bê tông. Sử dụng các cây tre hoặc chăng dây thép cho gấc bò. Giàn cao khoảng từ 2,5 – 3m không nên làm quá cao vì dây gấc càng leo cao càng ít quả. Yêu cầu cần làm giàn sớm để cho gấc leo không để gấc bò xuống đất. Kinh nghiệm cho thấy là nếu để bò xuống đất năng suất sẽ không cao, quả ít và hay thối. e. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Chăm sóc cây gấc: Sau khi trồng phải luôn giữ ẩm để cây mau bén rễ.Đối với cây trồng từ hom, khi cây mọc dài khoảng 1m tiến hành ngắt ngọn để cây ra nhánh, chỉđể lại từ 3 – 4 nhánh chọn những nhánh sinh trưởng khoẻ, thường xuyên bắt các dây phân bố đều trên giàn.Khi đoạn thân phần gốc chuyển sang bánh tẻ tiến hành ghép áp thân phần gần gốc giữa hai cây trồng hom và hạt với nhau, khi vết ghép liền tiến hành cắt phần ngọn của cây trồng bằng hạt phía trên vết ghép. Cuối mùa hoa nếu có điều kiện thì cắt bớt các nhánh không cho hoa để giàn được nhẹ bớt đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa quả khác. Bón phân thúc: Khi gấc chuẩn bị lên giàn bón vào mỗi khóm từ 1-2 kg NPK 5.10.3 hoặc 0,5 kg NPK 16.16.8 hoặc 0,3- 0,5 kg Đầu trâu 13.13.13 + TE. Bón cách gốc 25 – 30cm. Khi cây gấc ra quả bón tiếp 1-1,5 kg NPK 16.16.8 hoặc 0,5 -1 kg Đầu trâu 13.13.13 + TE ( bón làm 3-4 lần vào các đợt ra quả). Thụ phấn và chọn quả: Hoa gấc giống như hoa họ bầu bí, việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Vì vậy để tăng khả năng đậu quả thì cũng cần phải thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng hoa đực úp lên đầu nhụy của hoa cái khi hoa nở. Tuy nhiên chỉ nên thụ phấn từ hoa cái thứ 2 trở đi, hoa cái đầu ngắt bỏ. Khi quả to đường kính đạt 3 – 4cm tiến hành chọn quả. Lựa chọn những quả tròn cân đối, các gai phân bố đều, tươi không bị sâu bệnh thì để lại những quả xấu cần loại bỏ sớm để cây tập chung dinh dưỡng nuôi các quả tốt. f. Các loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ Sâu hại: Bọ rùa: Trưởng thành là bọ cánh cứng thân dài 8mm, cánh màu vàng xen lẫn các chấm đen.Bọ rùa trưởng thành và sâu non bọ rùa ăn phần biểu bì lá. Mật độ nhiều chúng có thể ăn hết toàn bộ phần biểu bì lá chỉ để trơ lại phần gân lá. Phòng trừ bằng thuốc Actara, Bassa, Dipterex … Nhện đỏ: Nhện trưởng thành có màu đỏ sẫm, dài 0,3 – 0,5mm có tám chân, nhện non màu đỏ nhạt tuổi 1 có 6 chân. Trên mình và chân có nhiều lông cứng, thưa. Chúng tập trung nhiều ở mặt dưới của lá trong mùa nắng nóng làm lá úa vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi. Phòng trừ bằng cách dùng Comite, Otus, Selecron…phun trừ. Ruồi đục trái: Phá hại nặng khi cây có trái. Ruồi đẻ trứng vào trong vỏ trái. Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, ấu trùng đục vào bên trong quả. Tại vết đục thường làm thối trái.  *Cách phòng trừ : Thu gom triệt để những quả bị ruồi gây hại tiêu huỷ ngay để giảm mật độ ruồi lứa sau. Sử dụng bẫy dẫn dụ Pheromol, Vizubon-D hoặc Ruvacon để tiêu diệt ruồi trưởng thành. Sử dụng thuốc hoá học để phun như: thuốc Oncol … Sâu hại lá gấc: Bao gồm các loại sâu xanh, sâu khoang..Dùng các loại thuốc Lannate,Macht, Peran…phun trừ khi sâu mới xuất hiện. Sâu đục thân: Quan sát trên thân cây gấc có nhiều đoạn sùi to là sâu đục thân cư trú ở đó. Cần bắt sớm bằng cách dùng dao rạch dọc thân để bắt. Sùng và sâu hại rễ: Gây hại rễ và vùng gốc làm cây còi cọc phát triển kém, thậm chí gây chết đối với những cây mới trồng. *Phòng trừ: Trước khi trồng cần rải vào mỗi hố 30gam Basudin để hạn chế sùng và dế gây hại hoặc phun thuốc Peran khi thấy triệu chứng cây bị hại. Bệnh hại:  Bệnh đốm lá: Do nấm gây ra lá bị bệnh mặt trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có nhiều chấm xám sau đó lá chết héo. Dây gấc bị bệnh không cho quả hoặc quả ít, chất lượng kém.  Phòng trị bằng Benlate C, Vibensu. Bệnh cháy lá: Do nấm collectrichum gây ra, lá bị bệnh cháy thành từng mảng lớn, có khi cháy cả lá.  *Cách phòng trừ : bằng thuốc Rhidomil, Cabendazim, Benlate… Bệnh sương mai: Bệnh do nấm pseudoperonospora gây ra. Bệnh hại các bộ phận thân lá thậm chí cả quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt. Vết bệnh thường nằm rải rác trên lá hoăch nằm dọc theo gân lá. mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám. Bệnh nặng nhiều vết bệnh hợp lại làm hỏng cả lá cây phát triển kém ảnh hưởng đến năng suất. *Phòng trừ: Cần phát hiện sớm để loại bỏ các lá bị bệnh đồng thời cần phun thuốc phòng trừ. Có thể sử dụng một số loại thuốc như Aliette 80WP, Encolecton, Daconil . Bệnh phấn trắng: Bệnh do nấm gây hại. Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ giai đoạn cây con, mầm mới mọc trên lá, thân. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hoá vàng dẫn, bao phủ một lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn, bao trùm tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần sang màu màu vàng và khô cháy. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và rụng. Cây sinh trưởng kém phẩm chất kém. Phải thu hoạch quả trước thời hạn, năng suất kém. *Phòng trừ: Phun thuốc phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát hiện bệnh vì bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua không khí và gió. Sử dụng một số loại thuốc như Bayleton, Score, Anvil. Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gây ra. Bệnh thán thư có thể phá hại từ giai đoạn mọc mầm, cây con. Trên lá tử diệp cây con vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng nhiều vết bệnh hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống. Trên lá cây đã lớn vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm, có viền màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm cây còi cọc, lá vàng dễ rụng. Bệnh nặng còn gây hại cả hoa và quả non làm rụng hoa và quả. Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn màu nâu vàng hơi lõm. Bệnh lan truyền chủ yếu qua gió và nước mưa vì vậy khả năng lây lan rất nhanh. Do vậy cần phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời. *Phòng trừ: - Bón phân cân đối, cần làm giàn cao thoáng, đảm bảo đủ diện tích cho gấc leo. - Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời: dùng Zinep, Score, Ziflo, … g. Thu hoạch và chế biến gấc. * Thu hoạch : Gấc cho thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên một thực tế là năm nào mưa ít thì gấc chín sớm còn năm nào mưa nhiều thì chín muộn. Gấc là loại quả chín không đồng đều thường chín theo đợt vì vậy để đảm bảo yêu cầu chất lượng chỉ thu hái gấc khi quả đã chín đỏ 1/2 quả trở lên, lúc đó màng đỏ bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu và caroten hơn. * Chế biến gấc:  - Xuất quả tươi: Sau khi thu hái, gấc được đem bán cho các cơ sở chế biến dầu gấc và các sản phẩm khác từ quả gấc hoặc phân loại ra những quả chín đều, trọng lượng trên 2kg/quả,không bị sâu bệnh có thể đem xuất khẩu dưới dạng cả quả hoặc ruột quả(bổ gấclấy ruột quả đóng túi nilon bảo quản lạnh). - Làm long gấc: Gấc sau khi thu hái để thật chín đỏ, bổ quả lấy ruột rải đều vào khay sấy ( khay đơn giản làm bằng tre, loại chuyên dùng làm bằng lưới Inox) Sau đó cho vào lò sấy . Giai đoạn đầu sấy ở nhiệt độ khoảng 100oc trong thời gian 10-15 phút, sau đó hạ nhiệt độ xuống 40-50 oc sấy đến khi cùi bao quanh hạt gấc khô bớt nước, sờ tay vào không dính , cùi còn dẻo thì cho ra khỏi lò sấy, để nguội và bóc cùi ra khỏi hạt.Khi bóc cùi phải lộn ngược để phần thị cùi gấc nằm bên trong, phần màng tiếp giáp hạt quay ra bên ngoài để cùi gấc đảm bảo sạch sẽ. Sau đó tiếp tục đem phơi hoặc sấy khô kiệt ,để nguội ,phân loại, đóng vào túi nilon sạch dán kín và bảo quản nơi khô ráo Chế biến mứt gấc: Nguyên liệu 1 quả gấc, 300g đường trắng, 2 thìa nước chanh. Cách làm: Bổ đôi quả gấc lấy hết long cho vào nồi + 1 bát nước + 1 thìa nước chanh, trộn đều. Đun sôi 15 phút, đổ ra rá, trà kỹ để lấy hết màng đỏ và loại bỏ hạt và màng thô. Cho đường + 1 bát nước lã + 1 thìa nước chanh nấu cho đường chảy thành nước, vừa nấu vừa khoắng cho không bén. Đun sôi khoảng 15 phút cho toàn bộ thịt đỏ màng gấc vào. đun tiếp khoảng 20 phút, kiểm tra thấy quánh như mạch nha là đạt. Thời gian bảo quản được khoảng 5 – 6 tháng.Mứt gấc là thức ăn dự trữ rất tốt hoặc dùng làm nấu sôi, nước giải khát, pha chế rượu gấc, … h. Chăm sóc cây sau thu hoạch: Khi thu hoạch xong đến đầu tháng 2 dương lịch tiến hành cắt toàn bộ thân cành chỉ để chừa lại 30 – 50 cm đoạn thân gần gốc. Bôi vôi lên vết cắt , xới xung quanh gốc cách gốc 80-100cm, bón phân hữu cơ mục và phân NPK, lấp đất tưới ẩm để cho cây ra mầm mới và tiếp tục chăm sóc chu kỳ năm sau. 3. Gíá trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam thường được dùng để nấu xôi, ăn có vị ngon và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra nó còn là vị thuốc quý từ rễ, quả, hạt. Đặc biệt trong quả Gấc chứa hàm lượng BetaCaroten , Lycopen cao gấp 15,1 lần so với cà rốt. Từ đặc tính quý giá trên hiện nay cùi gấc được chiết suất ra tinh dầu gấc chế thành dạng viên nang với tên gọi là VINAGA có tác dụng tăng khả năng miễn dịch,tăng sức đề kháng của cơ thể,chống ôxy hoá, chống lão hoá tế bào, loại trừ các tác hại của môi trường giúp cho cơ thể khoẻ mạnh ,da luôn hồng hào, tươi trẻ, mịn màng.Ngoài ra VINAGA còn có tác dụng phòng chữa những tổn thương cấu trúc AND với những trường hợp không may bị nhiễm tia xạ, hoá chất…Hơn nữa tác dụng từ quả gấc giúp chống béo phì, hạ cholesterol trong máu, phòng chống thiếu Vitamin A, phòng và điều trị suy dinh dưỡng, chữa khô mắt, mờ mắt, quáng gà, thiếu máu dinh dưỡng, phòng các bệnh tim mạch, chứng đột quỵ, phòng chữa viêm gan, sơ gan và những thương tổn tiền ung thư. Một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất của BetaCaroten, Lycopen, Alphatocopherol … trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hoá 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ. Hạt gấc ngâm trong rượu dùng để xoa bóp chữa tụ máu sau chấn thương, nhức mỏi xương khớp. Rễ gấc cũng được dân gian làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm. II. CÀ CHUA Cà chua 1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học a. Nguồn gốc Cây cà chua có tên khoa học là lycopesium esculentum, thuộc họ Cà (Solanaceae), tên gọi bằng tiếng Anh là Tomato, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và phổ biến ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLycopene.doc
  • pdfLycopene.pdf
  • pptLycopene.ppt
Luận văn liên quan