Mĩ thuật ứng dụng và tính dân tộc trong thời đại kinh tế thị trường

Như vậy, mỹ thuật là một môn nghệ thuật vừa mang sự lãng mạn của hội hoạ, vừa có sự chính xác của kiến trúc, vừa đòi hỏi sự tỉ mỉ của điêu khắc và sự sáng tạo của đồ hoạ. Nó mang cái đẹp đến với thế giới ghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không phải hình thức, mà nó là trừu tượng, là cái có thể “cảm thấy” chứ không phải nhìn thấy như những yếu tố vật lý. Nó tồn tại trong “kẽ hở” của những yếu tố hữu hình. Giờ đây, chúng ta đang lo lắng vì sợ mất nó trong nền kinh tế thị trường. Trước đây hơn mười lăm năm, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và hồi ấy đã có định nghĩa khá thuyết phục. Đại ý của nó như sau: “ Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà “con ong – nghệ sĩ” đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy ” Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cho dù thời đại nào, nếu một nghệ sĩ là người Việt Nam, đã và đang thật sự sống như là người Việt Nam, biết yêu thương, cảm xúc, rung động, suy nghĩ cái suy nghĩ; giận cái giận; thương cái thương của người Việt Nam và anh ta luôn trăn trở tư duy về nó thì ắt hẳn trong tác phẩm có khi anh ta không vẽ, tạo những hình thức đơn thuần về những điều nói trên. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ TÍNH DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mĩ thuật ứng dụng và tính dân tộc trong thời đại kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tìm hiểu lịch sử mĩ thuật là một việc làm rất cần thiết cho một họa sĩ một giảng viên mí thuật, nó góp phần làm phong phú những kinh nghiẹm trong sáng tác vào giảng dạy làm them hiểu tiến trình lịch sử phát triển của mĩ thuật để từ đó nhận ra được vị trtí của mĩ thuật đương đại, góp phần định hướng sáng tác và giảng dạy phương pháp sáng tác. Tìm hiểu về mĩ thuật việt nam lại càng cần thiết qua kinh nghiệm của ông cha chúng ta càng khẳng định được định hướng sáng tác của mình để không lạc hướng trong những phong trào sáng tác ồ ạt hiện nay tự chọn cho mình con đường đúng đắn trong hoạt động sáng tạo. Tìm hiểu được di sản nghệ thuật tạo hình của quê hương đất nước, ta càng tự hào với truyền thống tài hoa của những người đi trước, càng vững tin vào phương châm phát triển nền nghẹ thuật việt nam đậm đà bản sắc dân tộc từ đó tiếp thu chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới. Tiếp tục góp phần của mỗi người chúng ta hiện nay vào kho tang nghệ thuật tạo hình việt nam. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Hội hoạ là một loại hình nghệ thuật sử dụng đường nét và màu sắc để khắc hoạ hình ảnh của một sự vật, sự việc hay đôi khi chỉ đơn giản là để tác giả tự bộc lộ bản thân. Hội hoạ thiên về cảm nhận, đôi khi hơi trừu tượng và phóng túng. Kiến trúc đòi hỏi sự chính xác trong từng chi tiết. Một bản thiết kế của kiến trúc sư trước khi được sử dụng phải trải qua một quá trình tính toán tỉ mỉ và lao động nghiêm túc.  Điêu khắc cũng là một bộ môn nghệ thuật lý thú. Vật liệu sử dụng trong điêu khắc thường là đá, đất sét, gỗ.... Điêu khắc không đòi hỏi sự chính xác nhiều như kiến trúc nhưng cũng không thể bay bổng như hội hoạ. "Lột tả được hình dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm" - đó là những gì mà một điêu khắc gia phải nhớ. Đồ hoạ là ngành nghề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ nhiều nhất hiện nay. Thiết kế đồ hoạ yêu cầu người học phải có hiểu biết về đồ hoạ, sử dụng đc các chương trình chỉnh sửa và thiết kế. Nó đc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, chỉnh sửa ảnh, thiết kế thời trang, trang trí nội thất... MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Như vậy, mỹ thuật là một môn nghệ thuật vừa mang sự lãng mạn của hội hoạ, vừa có sự chính xác của kiến trúc, vừa đòi hỏi sự tỉ mỉ của điêu khắc và sự sáng tạo của đồ hoạ. Nó mang cái đẹp đến với thế giới ghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không phải hình thức, mà nó là trừu tượng, là cái có thể “cảm thấy” chứ không phải nhìn thấy như những yếu tố vật lý. Nó tồn tại trong “kẽ hở” của những yếu tố hữu hình. Giờ đây, chúng ta đang lo lắng vì sợ mất nó trong nền kinh tế thị trường. Trước đây hơn mười lăm năm, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và hồi ấy đã có định nghĩa khá thuyết phục. Đại ý của nó như sau: “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà “con ong – nghệ sĩ” đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…” Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cho dù thời đại nào, nếu một nghệ sĩ là người Việt Nam, đã và đang thật sự sống như là người Việt Nam, biết yêu thương, cảm xúc, rung động, suy nghĩ cái suy nghĩ; giận cái giận; thương cái thương của người Việt Nam và anh ta luôn trăn trở tư duy về nó thì ắt hẳn trong tác phẩm có khi anh ta không vẽ, tạo những hình thức đơn thuần về những điều nói trên. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ TÍNH DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không phải hình thức, mà nó là trừu tượng, là cái có thể “cảm thấy” chứ không phải nhìn thấy như những yếu tố vật lý. Nó tồn tại trong “kẽ hở” của những yếu tố hữu hình. Giờ đây, chúng ta đang lo lắng vì sợ mất nó trong nền kinh tế thị trường. Trước đây hơn mười lăm năm, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và hồi ấy đã có định nghĩa khá thuyết phục. Đại ý của nó như sau: “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà “con ong – nghệ sĩ” đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…” Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cho dù thời đại nào, nếu một nghệ sĩ là người Việt Nam, đã và đang thật sự sống như là người Việt Nam, biết yêu thương, cảm xúc, rung động, suy nghĩ cái suy nghĩ; giận cái giận; thương cái thương của người Việt Nam và anh ta luôn trăn trở tư duy về nó thì ắt hẳn trong tác phẩm có khi anh ta không vẽ, tạo những hình thức đơn thuần về những điều nói trên. Ngày nay, chúng ta đang sống ở ngưỡng cửa thế kỷ 21, trong thời đại bùng nổ thông tin, thời kỳ hội nhập, trong xu thế toàn cầu hóa và chúng ta cũng đang có chung nỗi băn khoăn về hiểm họa bị mất gốc, lai căng trong nhiều lĩnh vực mà trong đó có đạo đức, văn hóa và nghệ thuật… Hiện nay chúng ta chẳng những lo rằng liệu tất cả mọi thứ rồi sẽ bị “thương mại hóa” mà còn phải lo là làm sao để kinh doanh thương mại cho có hiệu quả. Thoạt nhìn thì “thương mại hóa” có vẻ là phạm trù xấu; nhưng thật ra “thương mại hóa” không phải là điều xấu mà nó là sự định giá chính xác các giá trị xã hội bằng mọi giải pháp khoa học và vật chất hóa nó bằng ngôn ngữ tiền tệ trong thời đại kinh tế thị trường để giúp cho cộng đồng thế giới đối với những cái có thể hoán đổi được. Nó chỉ xấu nếu con người để nhân tâm, điều thiện bị đồng tiền che khuất, bị đồng tiền chế ngự và làm hại cho xã hội, văn hóa, đạo đức, danh dự và quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Giờ đây thương mại Nguyễn Thị Việt Hà. Sức sống. Gốm. Giải nhất cuộc thi thiết kế Quà tặng Du lịch 2004 không những đã trở thành một lĩnh vực khoa học của nhân loại mà nó còn là một nghệ thuật tổng hợp độc đáo, là môn học thời đại của loài người. Trong thực tế, chúng ta có nền văn hóa hay nhưng chúng ta sẽ không thể nào phát huy nó trong tình trạng kinh tế vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu vì không biết vận dụng khoa học và thương mại. Đó là yêu cầu phải tồn tại và phát triển của các dân tộc đang vận hành theo xu hướng kinh tế thị trường. Trong khi đó, ngày nay các nghệ sĩ của lĩnh vực tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, đặc biệt là nghệ sĩ của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, là những người có khả năng làm được điều này và trong chiều hướng đó họ cũng có những suy tư, trách nhiệm là bằng mọi cách phải vừa phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển nền thương mại nước nhà mà vừa giữ gìn được tinh hoa, tinh thần văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ nghệ thuật ứng dụng. Chúng ta ai cũng biêt rằng trong lãnh vực nghệ thuật thị giác, lãnh vực mỹ thuật (Fine Arts) bao gồm hai lãnh vực lớn là: Nghệ thuật tạo hình (Plastic Art) và Mỹ thuật ứng dụng (Applied Art), mà trong lãnh vực Mỹ thuật ứng dụng lại bao gồm ba lãnh vực chuyên sâu: Nghệ thuật Trang trí (Decorative Art), Nghệ thuật Thủ công (Craft Art) và Nghệ thuật Thiết kế (Design Art). Trong hai lĩnh vực nói trên, mỗi lãnh vực mà trong đặc điểm riêng của mình và trong lao động sáng tác đã gợi nên những đức tính, khả năng tâm lý nghề nghiệp, tư duy sáng tạo khác nhau. Chính từ khác biệt này dẫn đến mức độ, điều kiện, bộc lộ cái riêng, cá tính hay tính dân tộc trong tác phẩm cũng khác nhau. Phải thực sự mà nói rằng, nghệ thuật tạo hình và Thủ công Mỹ nghệ là hai mảnh đất dễ làm bật dậy cái riêng, cá tính của nghệ sĩ. Từ đó có thể hàm chứa được tính dân tộc rõ nét hơn trong nghệ thuật trang trí và nghệ thuật thiết kế. Khi sáng tác loại hình này, ngoài băn khoăn về nội dung tư tưởng, khả năng hình tượng hóa thì người nghệ sĩ có được sự tự do gần như tuyệt đối. Anh ta không phải lo lắng là tác phẩm của mình được ai mua, ai sử dụng và nó được treo, đặt nơi đâu môi trường nơi đó ra sao?... Người sáng tác chỉ quan tâm bộc lộ thật trọn vẹn tấm lòng, tài năng, sự rung cảm chân thành, nét độc đáo của mình trong tác phẩm và làm cho nó trở thành độc bản, có khả năng đánh động đến tình cảm, trái tim, lương tri của người thưởng ngoạn. Chính điều này đã làm cho tâm lý sáng tạo của nghệ sĩ tạo hình được thanh thản hơn. Họ có thể bay bổng trong sáng tạo, từ đó dễ thể hiện cái riêng, cá tính, cái hồn riêng của dân tộc mình. Và khi người nghệ sĩ đem hết tâm huyết, tấm lòng để sáng tác và thực sự thấy hạnh phúc trong sáng tạo thì chắc chắn trong tác phẩm sẽ phảng phất hình dáng của anh ta, qua đó tạo điều kiện bộc lộ cái hồn dân tộc. Trong lĩnh vực mỹ thuật thì Thủ công Mỹ nghệ vốn là hình thái nghệ thuật thị giác luôn luôn gắn liền với nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ (Handicraft) của một quốc gia, vùng, khu vực, dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo cụ thể của từng địa phương. Người nghệ sĩ của nghệ thuật thủ công mỹ nghệ vốn xuất thân là nghệ nhân hay thợ thủ công (Craftman), chuyên sử dụng ngôn ngữ, chất liệu cùng với thị hiếu, văn hóa bản địa của dân tộc mình, đồng thời sử dụng những tài năng, vốn sống, kinh nghiệm cha truyền con nối để sáng tác làm đẹp cho xã hội, qua đó làm sống dậy cái hồn riêng của cha ông mình. Chính điều này đã làm cho nghệ thuật thủ công vừa mang hình thức độc đáo riêng của từng địa phương, từng dân tộc, chủng tộc, sắc tộc mà trong đó ẩn tàng tính dân tộc sâu sắc nhất. Sẽ là rất thuận tiện để phát huy, cái hồn truyền thống độc đáo này trong những tác phẩm nghệ thuật khi mà bản thân người, nghệ nhân, nghệ sĩ bản địa thích dùng  ngôn ngữ, chất liệu truyền thống để chuyển tải những đề tài, ý tưởng mới mà anh ta thích cùng với sự sử dụng các kỹ thuật thể hiện hiện đại. Do vậy việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc phong phú độc đáo thì trước tiên phải làm sống dậy các loại hình này, đồng thời tìm cách nâng cao thêm ý thức thẩm mỹ cho nghệ nhân trong các loại hình nghệ thuật truyền thống của tất cả dân tộc, sắc tộc. VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG 1.NGHỆ THUẬT LÀM LÂY CAN XÚC CẢM Con người từ lúc lọt lòng đến khi khôn lớn, già cỗi đều trải qua một tiến trình tăng trưởng của sự rung động trong tâm tư. Chính sự rung động này đã làm nẩy sinh nghệ thuật bằng cách thôi thúc sáng tạo, ham thích thưởng thức trong mỗi người. Với người nghệ sỹ, cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống họ. Có thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình. Nghệ thuật làm lây lan sang con người nhiều cảm xúc và nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở sự lây lan này. Tônxtôi nói: "Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng những người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ thuật" (Tônxtôi L.N., Thư gửi N.N. Xtrakhốp ngày 23 tháng 4, 1876, Toàn tập tác phẩm, t62, M 1953). Có thể nói, lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Khi con người rung động, họ trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc. Các cung bậc cảm xúc ấy lại dễ lây lan từ người này sang người khác.Chính vì có sự lây lan cảm xúc thông qua nghệ thuật mà con người cảm thấy gần gũi nhau hơn. Điều đó được thể hiện rõ qua việc thưởng thức âm nhạc. Âm nhạc có thể đem đến cho mọi người những phản ứng tình cảm dễ chịu, thoải mái và bình tĩnh, hay kích thích sự sáng tạo và hứng khởi. Sức mạnh của âm nhạc còn giúp ta loại bớt cảm giác tiêu cực từ những việc đã qua, có thể lọc ra những thông điệp lành mạnh và tích cực nhất. Vì thế, âm nhạc là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Có âm nhạc, con người cảm thấy yêu đời hơn, gần gũi nhau thêm và mang lại sự cân bằng về tâm - sinh lý. 2. Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần. Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận… Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ là thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo sự hưng phấn cao. Nghệ thuật giúp thư giãn tâm hồn và các cơ bắp ở người đang có căng thẳng, lo âu. Âm nhạc, hội họa giúp tâm hồn ta cởi mở và giải thoát những cảm xúc tiêu cực. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng lo âu, sợ hãi, cảm thấy đau đớn, buồn rầu, đôi khi kém tự tin. Âm nhạc, hội họa có thể giúp họ khuây khỏa, giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, khiến họ vui hơn, tự tin hơn, có nhiều phấn khởi hơn trong đời sống. Đối với con người thế kỷ XVII, hình ảnh núi non hùng vĩ gợi cho họ nhiều điều khó chịu, mệt mỏi. Nhưng những con người thời đại văn minh, núi non lại gợi cho họ khả năng xả hơi, thoát khỏi những cảnh hè nóng nực, bàn giấy cứng nhắc… Đó chính là sức mạnh của nghệ thuật mang lại 3. Nghệ thuật giải quyết và cải biến nhu cầu của con người. Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới. Vì thế, theo Biukher, “Âm nhạc có cội nguồn xuất phát từ công việc tay chân nặng nề, và chúng có nhiệm vụ giải quyết sự căng thẳng nặng nề của lao động”: + Theo gót tiến trình lao động, chúng ra hiệu để cho mọi người cùng một lúc dồn hết sức vào làm việc. + Chúng cố gắng kích thích mọi người vào làm việc. + Chúng tổ chức lao động tập thể và đưa lại cách tháo thoát cho sự căng thẳng của cơ thể. Dường như chính tự nhiên đã tặng âm nhạc cho chúng ta để gánh vác lao động được nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: bài hát kích thích người chèo thuyền hăng say đưa nhịp mái chèo. Nó có ích không chỉ trong những công việc đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người mà cả sự mệt nhọc của một người cũng được giảm bớt nhờ bài hát thô sơ. Trong âm nhạc, nhịp điệu hàm chứa kích thích lớn. Nhịp điệu làm nảy sinh trong con người ham thích ghê gớm muốn bắt chước, hòa nhịp với nó không chỉ bằng bước chân, mà cả tâm hồn cũng đi theo nhịp… Thật vậy, một cung đàn không thể cứ đánh liên miên đều đều bất phân nhịp mạnh nhịp yếu mà khỏi nhàm tai. Một họa phẩm cũng vậy, các đường nét phải đặt sao cho có tổ chức không hỗn loạn, mầu sắc phải ăn nhập hài hòa, mới không tức mắt. Đối với loài người mê tín cổ xưa, còn cái gì có ích hơn là nhịp điệu. Nhờ nó mà mọi chuyện đều có thể làm được: Nó giúp cho công việc một cách thần kỳ; Nó buộc thần linh phải xuất hiện, phải đến gần và lắng nghe; Nó có thể uốn nắn được tương lai theo ý muốn của mình, giải thoát tâm hồn khỏi những điều tai ương và không chỉ riêng tâm hồn mình mà cả tâm hồn của quỷ sứ độc ác nhất. Như vậy, toàn bộ hành vi ứng xử của con người  là quá trình làm cân bằng cơ thể với môi trường. Trong quá trình đó, nghệ thuật đã thực sự đưa lại sự cân đối và trật tự cho những cảm xúc của chúng ta. 4. Giáo dục nghệ thuật hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo. Việc thưởng thức nghệ thuật  đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm  thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn  chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó. Khi một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, con người sẽ đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá, phê bình nó. Tuy nhiên, cơ chế phê bình tác phẩm nghệ thuật - với tư cách như một sức mạnh xã hội mở đường cho nghệ thuật - đánh giá nó với chức trách cơ bản là chuyên đóng vai như là một bộ phận truyền lực giữa nghệ thuật và xã hội. Xét theo quan điểm của tâm lý học, vai trò của phê bình nghệ thuật được quy vào việc tổ chức các hậu quả của nghệ thuật. Nó vạch ra một phương hướng giáo dục nhất định cho sự tác động của nghệ thuật. Làm sao giữ cho được tác động của nghệ thuật như là của nghệ thuật, chứ không để cho độc giả vung vãi sức mạnh do nghệ thuật dấy lên và đánh tráo các xung động hùng mạnh của nó bằng những lời răn dạy đạo đức duy lý vô vị như giáo lý tin lành. Đặc biệt, cần để cho tác động của nghệ thuật được thể hiện, để cho người ta được xúc động vì nghệ thuật. Dạy cho người khác hành vi sáng tạo nghệ thuật là điều không thể làm được, nhưng điều này không có nghĩa là người dạy không thể góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện của hành vi ấy. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan điểm của PGS.TSKH.Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương khi được phóng viên báo Nhân Dân cuối tuần phỏng vấn: Con người ngày hôm nay đang chuyển động rất nhanh, một ngày của hôm nay có thể bằng mấy mươi năm trước, vì thế, cần phải xem thế hệ hôm nay đang đòi hỏi những gì, để cập nhật những kiến thức mới, đưa hơi thở của cuộc sống vào chương trình giảng dạy. Chúng ta phải lắng nghe xem trẻ em hôm nay đang nói như thế nào, học cách nói của chúng, để có thể đưa những kiến thức cần thiết đến được với tâm hồn các em. Trẻ em hôm nay đang dùng một "hệ ngôn từ" khác, nếu những người làm công tác giáo dục nghệ thuật không đi sâu tìm hiểu thế giới ngôn từ đó, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, mà cứ tự ngồi vẽ ra chương trình giảng dạy theo ý mình thì không thể đạt kết quả như mong muốn. Người làm công tác giáo dục phải xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, ta cũng không nên kỳ vọng đào tạo tất cả đều thành thiên tài. Chúng ta chỉ cung cấp cho trẻ cái nền, còn phát triển lên như thế nào là tùy vào năng lực của mỗi người. Nghệ thuật là điểm tập kết quan trọng nhất các quá trình của một cá nhân trong xã hội. Nó là phương thức để cân bằng con người với thế giới vào những giây phút nguy kịch và nghiêm trọng của cuộc đời. Trong kế hoạch của tương lai, rõ ràng không chỉ có việc xây dựng lại toàn bộ nhân loại theo những nguyên tắc mới, không chỉ có việc làm chủ các quá trình xã hội và kinh tế, mà còn có cả “việc tôi đúc lại con người”. Trong việc tôi đúc lại con người, nghệ thuật sẽ nói lên tiếng nói có trọng lượng và có ý nghĩa quyết định nhất. Giáo dục nghệ thuật có một sứ mệnh đào tạo con người, huy động sức mạnh tồn tại trong cơ thể ta. Không có nghệ thuật thì sẽ không có con người mới sáng tạo trong học tập, trong lao động, vì “Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn”. Ý NGHỈA CỦA MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Một cây mọc tuy