Môn học: Cơ sở văn hóa Nhật Bản - Trà đạo

1. Trà đạo (茶道) 2. Hòa - Kính - Thanh - Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂) 3. Trà thất & Tokonoma 4. Chabana (茶花) & Kakejiku 5. Trà viên 6. Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà

pptx31 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn học: Cơ sở văn hóa Nhật Bản - Trà đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÀ ĐẠO (茶道)Môn: Cơ sở văn hóa Nhật BảnThực hiện: Nhóm Goh Li LingTRÀ ĐẠO (茶道)1. Trà đạo (茶道)2. Hòa - Kính - Thanh - Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂)3. Trà thất & Tokonoma4. Chabana (茶花) & Kakejiku5. Trà viên6. Những đạo cụ dùng trong việc pha chế và thưởng thức tràGROUP MEMBERNguyễn Trần Khánh Nguyên Nguyễn Tú TrinhDương Ngọc Kim ThúyNguyễn Vũ Ngọc Châu Goh Li LingTRÀ ĐẠO (茶道)Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ.Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.和 - 敬 - 清 - 寂 (HÒA – KÍNH – THANH – TỊCH)和 - 敬 - 清 - 寂 (HÒA – KÍNH – THANH – TỊCH)Hòa tức là sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Thất (không gian thưởng trà), giữa những Trà Nhân với nhau, và giữa Trà Nhân với trà cụ. Tất cả những điều này như một sợi dây tạo nên mối liên kết khăng khít về những giây phút hiện tại.和 - 敬 - 清 - 寂 (HÒA – KÍNH – THANH – TỊCH)Kính ngoài ý nghĩa chỉ sự tôn kính, kính trọng những Trà Nhân, những sự vật hiện hữu tại giây phút hiện tại mà còn thể hiện sự trân trọng, biết ơn mọi sự.和 - 敬 - 清 - 寂 (HÒA – KÍNH – THANH – TỊCH)Thanh là sự thanh khiết, khiết tịnh, thánh thiện, hài hòa, khiêm nhường trong cái tâm của mỗi người. Chỉ khi Hòa – Kính – Thanh đạt được đến một mức độ nhất định thì chữ Tịnh mới xuất hiện.和 - 敬 - 清 - 寂 (HÒA – KÍNH – THANH – TỊCH)Tịnh là kết quả khi tâm hoàn toàn được an trú ở hiện tại, khi đó con người sẽ ý thức được từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và mọi sự vật xung quanh mình ở đây và ngay lúc này, không còn quá khứ, tương lai. Cũng chính lúc ấy, người ta sẽ đạt đến một trạng thái cao về mặt tinh thần và tâm linh, họ sẽ tìm thấy được sự an lạc và hạnh phúc thưc sự.TRÀ THẤT & TOKONOMATrà thất TokonomaTRÀ THẤTTrà thất là 1 căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà , nó còn được gọi là “nhà không”.Đó là một căn phòng mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi nên sự tĩnh lặng. TRÀ THẤTSự đơn giản và tinh khiết của trà thất có nguồn gốc từ cảm hứng Thiền viện.Kích thước chuẩn của trà thất chính thống rộng bằng 4,5 chiếc chiếu (khoảng 9m2). Kích thước này dựa trên một đoạn kinh Duy Ma – một ẩn dụ nói lên sự không tồn tại của không gian đối với những ai đã thực sự giác ngộ. Điều quan trọng nhất ở đây chính là sự hài hoà giữa trà thất và khung cảnh xung quanh. Do đó trà thất thường chỉ có màu vàng nhạt của thảm rơm và màu tro của những bức vách bằng giấy chứ không được trang trí bằng màu sắc rực rỡ. TOKONOMACó một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình, có thể nhìn thấy một hộp hương trầm.Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất.Tokonoma là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ "tokonoma" ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.TOKONOMAKhi bước vào một trà thất, người ta thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Cũng có thể xem các vật được trưng bày.CHABANA (茶花) & KAKEJIKUChabana (茶花) KakejikuCHABANA (茶花)Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất.Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. “Cha” theo nghĩa đen là trà và ban là biến âm của từ “hana” có nghĩa là hoa.KANEJIKUThư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “Bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “VÔ”.Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường, ở kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. TRÀ VIÊNTRÀ VIÊNTrong Trà Viên thì ít khi có các tấm chiếu hay thảm vì mọi người thường ngồi trên thảm cỏ trong vườn.Trà Viên là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Nhưng loại hình này ít được thông dụng như Trà Thất bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thật khéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia Trà Đạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra. NHỮNG ĐẠO CỤ DÙNG TRONG VIỆC PHA CHẾ VÀ THƯỞNG THỨC TRÀĐẠO CỤPhụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.3. Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc. 1. Maccha (まっちゃ): Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi.2. Diệp trà: trà nguyên lá, pha trong ấm, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.ĐẠO CỤ5. Lò nấu nước (焜炉): bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng4. Ấm nước (お釜): dùng đun nước sôi để pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ độ nóng cao.ĐẠO CỤ7. Chén trà (茶碗): chén dùng để đựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng gốm, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Trong một tiệc trà, không có hai chén giống nhau. Các nghê nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.6. Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.Mùa Hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.Mùa Xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa Anh Đào.Mùa Đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.Mùa Thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá Phong, lá Momizi.ĐẠO CỤ9. Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hủ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,...8. Kensui (建水): chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.ĐẠO CỤ12. Khăn Kobukusa (こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, đặt chén trà lên mang cho khách.11. Khăn chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.10. Khăn fukusa (ふくさ): khăn lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.ĐẠO CỤ14. Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.13. Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.15. Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.16. Ấm trà: để pha diệp trà17. Chén trà nhỏ: để thưởng thức diệp trà. ĐẠO CỤ18. Bánh ngọt: dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.THƯỞNG THỨC TRÀThưởng trà 1https://www.youtube.com/watch?v=qL9OU8nr5EMThưởng trà 2 https://www.youtube.com/watch?v=fmukjUoevf4KẾT LUẬNCác nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc toạ thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản.Vậy thì ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông.Theo triết lý Thiền, thì con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bới bên ngoài.終わり!ありがとうございます~
Luận văn liên quan