Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim

Việt Nam đã và đang trên con đường tiến tới hội nhập khu vực, tham gia AFTA (năm 1995), APEC (năm 1998), ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình gia nhập WTO; hoạt động Thương mại quốc tế nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức hơn bao giờ hết. Từ sau Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta từng bước coi trọng việc mở cửa nền kinh tế . Thương mại Quốc tế nói chung và hoạt động Nhập khẩu nói riêng đã và đang phát huy vai trò to lớn cần thiết đối với nền Kinh tế Quốc dân. Thực tế đã chứng minh Nhập khẩu vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia. Nhập khẩu ở hầu hết các nước đang phát triển chiếm từ 20%-25% GDP, trong đó vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất Công nghiệp nằm trong danh mục các mặt hàng Nhập khẩu ưu tiên ở các nước này và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch Nhập khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn về lao động tài nguyên nhưng khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến còn lạc hậu. Nhập khẩu vật tư thiết bị sẽ giúp chúng ta gỡ bỏ được những vướng mắc mà các nước nghèo thường gặp phải, đó là ứng dụng công nghệ của nước ngoài trong thời kỳ đầu của quá trình CNH - HĐH đất nước. Xét ở cấp độ đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng cải tiến, đổi mới vật tư thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất kinh doanh để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng kịp thời (cũng như những thay đổi) nhu cầu thị trường. Những nhân tố, đặc điểm trên đã đem lại cơ hội cũng như thách thức vô cùng to lớn đối với các đơn vị kinh doanh Xuất Nhập khẩu nói chung và công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim nói riêng. Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim là một đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp kinh doanh Xuất Nhập khẩu có mặt hàng Nhập khẩu chính là vật tư thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất Công nghiệp; và Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với chức năng nhiệm vụ của một Doanh nghiệp Nhà Nước như Matexim cũng như đối với quá trình phát triển của Công ty. Bên cạnh những cố gắng, những thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm hình thành và phát triển; Matexim đã - đang và sẽ còn có những tồn tại, khó khăn cả khách quan và chủ quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong kinh doanh Nhập khẩu nói riêng đòi hỏi phải xem xét. Với những yêu cầu và lý do trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Matexim tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim” với mong muốn có thêm thông tin phân tích về hoạt động Nhập khẩu tại Công ty cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về hoạt động kinh tế này. Đề tài bao gồm ba phần chính: Phần 1. Tổng quan về Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim Phần 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Matexim Phần 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu Công ty Matexim

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Việt Nam đã và đang trên con đường tiến tới hội nhập khu vực, tham gia AFTA (năm 1995), APEC (năm 1998), ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và đang trong quá trình gia nhập WTO; hoạt động Thương mại quốc tế nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức hơn bao giờ hết. Từ sau Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta từng bước coi trọng việc mở cửa nền kinh tế . Thương mại Quốc tế nói chung và hoạt động Nhập khẩu nói riêng đã và đang phát huy vai trò to lớn cần thiết đối với nền Kinh tế Quốc dân. Thực tế đã chứng minh Nhập khẩu vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia. Nhập khẩu ở hầu hết các nước đang phát triển chiếm từ 20%-25% GDP, trong đó vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất Công nghiệp nằm trong danh mục các mặt hàng Nhập khẩu ưu tiên ở các nước này và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch Nhập khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn về lao động tài nguyên nhưng khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến còn lạc hậu. Nhập khẩu vật tư thiết bị sẽ giúp chúng ta gỡ bỏ được những vướng mắc mà các nước nghèo thường gặp phải, đó là ứng dụng công nghệ của nước ngoài trong thời kỳ đầu của quá trình CNH - HĐH đất nước. Xét ở cấp độ đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng cải tiến, đổi mới vật tư thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất kinh doanh để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng kịp thời (cũng như những thay đổi) nhu cầu thị trường. Những nhân tố, đặc điểm trên đã đem lại cơ hội cũng như thách thức vô cùng to lớn đối với các đơn vị kinh doanh Xuất Nhập khẩu nói chung và công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim nói riêng. Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim là một đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp kinh doanh Xuất Nhập khẩu có mặt hàng Nhập khẩu chính là vật tư thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất Công nghiệp; và Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với chức năng nhiệm vụ của một Doanh nghiệp Nhà Nước như Matexim cũng như đối với quá trình phát triển của Công ty. Bên cạnh những cố gắng, những thành tích đã đạt được trong hơn 30 năm hình thành và phát triển; Matexim đã - đang và sẽ còn có những tồn tại, khó khăn cả khách quan và chủ quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong kinh doanh Nhập khẩu nói riêng đòi hỏi phải xem xét. Với những yêu cầu và lý do trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Matexim tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu - Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim” với mong muốn có thêm thông tin phân tích về hoạt động Nhập khẩu tại Công ty cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về hoạt động kinh tế này. Đề tài bao gồm ba phần chính: Phần 1. Tổng quan về Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim Phần 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Matexim Phần 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu Công ty Matexim Phần I Tổng quan về công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim 1. Lịch sử hình thành và phát triển Giới thiệu Công ty: Tên giao dịch trong nước: Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment Export – Import Corporation Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội Điện thoại: 04-8361691 Fax: 04-7564416 E-mail: matexim@hn.vnn.vn Website: Lịch sử hình thành Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được thành lập theo quyết định số 14 cklktc2 ngày 17/9/1969 của Bộ cơ khí luyện kim (cũ). Công ty được thành lập bao gồm các thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Tổng kho II (Hải Phòng) Tổng kho III (Bắc Thái) Xí nghiệp vận tải (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu I (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu toàn bộ (Hà Nội) Ban tiếp nhận I (Hà Nội) Trạm sữa chữa xe máy ( Vĩnh Phú) Xưởng cơ khí (Hà Nội) Đến năm 1978, XN vật tư Hà Nội được quyết định tách Công ty, tổ chức thành Công ty thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim; XN vật liệu I (Vĩnh Phú) được Bộ cơ khí luyện kim chuyển giao cho Sở Công nghiệp Hà Nội để thành lập XN vật tư Hà Nội. Ngày 12/01/1979, Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) ra quyết định 14- CP hợp nhất Công ty Vật tư và Công ty Thiết bị làm một, lấy tên là Công ty vật tư thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim (Và tên Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được gọi chính thức từ đây trở về sau). Cũng trong năm 1979 Bộ cơ khí luyện kim quyết định thành lập Tổng kho IV trực thuộc công ty (Đóng ở Phú Xuyên – Hà Tây). Đến đầu những năm 1980 Bộ cơ khí luyện kim có quyết định: Thành lập trung tâm dịch vụ vật tư kỹ thuật cơ khí ( Đắc Lắc). Đổi tên Tổng kho II (Hải Phòng) thành XN giao nhận vật tư. Năm 1993 thực hiện quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà Nước- ban hành kèm theo Nghị Định số 338-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Matexim được thành lập lại theo quyết định số 214QĐ-TCNSĐT ngày 5/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, bao gồm các đơn vị thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Tổng kho III cũ) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (XN giao nhận vật tư cũ) Xí nghiệp Vật tư vận tải (XN vận tải cũ) Chi nhánh Vật tư Miền Trung Xí nghiệp Vật tư Hà Nội Chi nhánh Vật tư Miền Nam Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (Trung tâm dịch vụ vật tư kĩ thuật cơ khí cũ) Đến năm 1996, Bộ Công nghiệp quyết định chuyển Công ty vào là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM). Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với cơ chế thị trường Công ty đã sắp xếp tổ chức mạng lưới các thành viên như sau: Chi nhánh Vật tư Miền Nam (TP.HCM) Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (TP.Buôn Matexim Thuột) Chi nhánh Vật tư thiết bị Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng) Chi nhánh Vật tư Nam Hà Nội (Hà Tây) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (TP. Hải Phòng) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Thái Nguyên) Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Hà Nội). Xí nghiệp kinh doanh xe và phụ tùng (Trước đây là cửa hàng bán xe và dịch vụ do HonDa Việt Nam uỷ nhiệm) Nhiệm vụ chính của các thành viên là kinh doanh các mặt hàng Công ty được phép làm.Và tuỳ tình hình thực tế, ở mỗi đơn vị có đặc thù riêng mà Công ty giao thêm nhiệm vụ khác cho phù hợp. Quá trình phát triển Lúc mới thành lập vào năm 1969, Công ty vật tư thiết bị toàn bộ là một đơn vị hậu cần của Bộ cơ khí và luyện kim, có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hàng hoá và cấp phát hàng theo lệnh của cấp trên; tổ chức thu mua, gia công chế biến và vận chuyển hàng đến đơn vị phục vụ sản xuất trong nghành. Khi đất nước thống nhất vào năm 1975 Công ty có thêm hai thành viên trực thuộc: Chi nhánh vật tư Miền Nam (TP.HCM) Ban tiếp nhận III (Đà Nẵng) Như vậy các đơn vị trực thuộc của Công ty đã có mặt ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1979, Công ty được Bộ cơ khí luyện kim giao thêm trọng trách tổ chức thu mua tiếp nhận, gia công, khai thác, chế biến, vận tải phục vụ các đơn vị của Bộ; cung cấp thiết bị toàn bộ, các loại vật tư chuyên dùng-chuyên nghành và thông dụng; tổ chức tiêu thụ các sản phẩm, kể cả các thiết bị toàn bộ do các đơn vị của Bộ sản xuất, các thiết bị tồn kho và các vật tư chậm luân chuyển. Năm 1991, Công ty được Bộ Công nghiệp nặng giao thêm nhiệm vụ Xuất Nhập khẩu trực tiếp với các Hãng, Doanh nghiệp nước ngoài (Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment export-Import Corporation. Tên viết tắt: Matexim). Và cùng với những thắng lợi thành tựu to lớn của đất nước khi vào giai đoạn đổi mới, Matexim ngày càng phát triển vững chắc. Matexim hướng tới chiến lược phát triển đa lĩnh vực: Xuất Nhập khẩu, sản xuất, vận tải, đại lý, dịch vụ trên cơ sở củng cố và phát triển mặt hàng kinh doanh chính là vật tư thiết bị, dây chuyền sản xuất. Cụ thể: Kinh doanh Xuất Nhập khẩu: Vật liệu, thiết bị Công nghiệp, thiết bị xây dựng, trang thiết bị nội thất, thiết bị máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp... sản xuất: Gang đúc, thép cán, thép thỏi, gạch nung, các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhựa, bao bì giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ Xuất khẩu; sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc cho thị trường trong nước và Xuất khẩu. Vận tải hàng hoá đường thuỷ và đường bộ Đại lý mua bán, ký gửi, kinh doanh xăng dầu Dịch vụ: Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, vận chuyển giao nhận hàng hoá. Thu mua sắt thép phế liệu Bắt đầu hoạt động Xuất Nhập khẩu chỉ với 3 thị trường nước ngoài vào năm 1991 là Nga, Trung Quốc và Thái Lan. Đến năm 2001, tức sau 10 năm trưởng thành, Matexim đã mở rộng thị trường tới 19 nước ngoài ở Châu á, Châu Âu, cả Nam Mỹ và Châu úc. Và thị trường trọng điểm, truyền thống là Châu á. Ngày 27/8/1991 Công ty nhận được tổng số vốn là 17.874.000.000 đồng (làm tròn). Sau 10 năm hoạt động sản xuất - Kinh doanh, tính đến 31/12/2001 tổng số vốn của Matexim đã lên đến 239.387.000.000 đồng (làm tròn), tăng gấp 13 lần so với năm 1991. Là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) - Bộ Công nghiệp, Công ty đã phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị thành viên khác trên nguyên tắc hợp tác, hỗ trợ và cùng có lợi trong các hoạt động như tiêu thụ, thu mua, thanh toán trả chậm. Có quy mô khá lớn với 10 đơn vị trực thuộc, Công ty nhiều khi còn cung cấp nhiều hàng hoá cho các Công ty nhỏ khác. Hơn nữa, với một lượng vốn lớn nên Công ty có thể cho phép một số đối tác có thể trả chậm trong một thời gian thoả thuận nên hiện nay Công ty đang có một vị thế và uy tín khá lớn trên thị trường, có nhiều Doanh nghiệp hợp tác làm ăn. Do có khả năng Xuất khẩu trực tiếp và có điều kiện tổ chức thực hiện Xuất Nhập khẩu, Công ty đã thực hiện dịch vụ uỷ thác trong kinh doanh theo yêu cầu của các Doanh nghiệp trong nước có hiệu quả, từ quan hệ liên kết kinh doanh hay uỷ thác mà Công ty đã mở rộng được nguồn cung ứng cũng như thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư Matexim còn hợp tác với VEAM trong việc tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất. Ngoài những cửa hàng và điểm bán hàng đã có, năm 2001 Công ty đã đầu tư xây dựng một Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Buôn Mê Thuột và một cửa hàng tại thị xã Ninh Bình mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra Công ty còn đầu tư một đội xe ôtô Hyundai Matexim chất lượng phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm của VEAM từ các nhà máy đến cửa hàng. Công ty còn tham gia liên doanh liên kết với các Công ty cổ phần hoạt động ở các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán. Hiện nay, Công ty là: Hội viên của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Thành viên sáng lập Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO (Công ty này hiện đang đặt văn phòng tại Matexim) Thành viên sáng lập Công ty TNHH chứng khoán Việt – Nhật Thành viên hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). 2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh 2.1 Hoạt động của các bộ phận sản xuất – kinh doanh Hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc Công ty đều gặp khó khăn do phải thích ứng với tình hình mới từ khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Các đơn vị sản xuất của Matexim cố gắng tìm kiếm mọi biện pháp để có được việc làm, ổn định thu nhập cho Cán Bộ Công nhân viên trong đơn vị mình. Hai đơn vị sản xuất trong các thành viên của Matexim là Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hà Nội và chi nhánh vật tư Tây Nguyên. Năm 2002, Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hà Nội-một đơn vị hạch toán độc lập-đã mạnh dạn đầu tư thêm thiết bị để sản xuất một số sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường như: Thanh gai tĩnh điện, tấm cực lắng. Các sản phẩm trên đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng. Xí nghiệp đã ký được hợp đồng trong nước sản xuất được ngay trong năm là 44.000 thanh gai tĩnh điện và 1.404 tấm cực lắng. Bên cạnh đó, Xí nghiệp vẫn duy trì sản phẩm gia công cơ khí và khung nhôm kính, sản xuất mành chiếu trúc, sản xuất và in nhãn bao bì. Chi nhánh vật tư Tây Nguyên hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng cùng hoạt động kinh doanh vật tư VEAM, vật liệu xây dựng chủ yếu là đá xây dựng với công suất thực tế đạt được là 6000m3/năm. Một hướng đi đúng đáng ghi nhận trong sản xuất năm qua là Công ty đã cùng với Nhà máy Cơ khí Duyên Hải ký hợp đồng liên doanh với đối tác là Nhật Bản sản xuất sản phẩm chi tiết gang đúc theo công nghệ hiện đại tại Hải Phòng. Dự án liên doanh đã được Bộ chủ quản và Bộ Kế hoạch đầu tư phê duyệt, cuối năm liên doanh đã đi vào hoạt động sản xuất. Hoạt động kinh doanh của Matexim bao gồm: Kinh doanh Xuất Nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất, kinh doanh hàng trong nước, đại lý cho các Hãng nước ngoài. Tỷ trọng Xuất khẩu còn nhỏ trong tổng kim nghạch Xuất Nhập khẩu-khoảng 20%-30%, tuy nhiên tỷ trọng này đã - đang và sẽ tăng lên do chính sách khuyến khích Xuất khẩu của Việt Nam và do Công ty đang cố gắng đa dạng hoá mặt hàng sản xuất. Mặt hàng Xuất khẩu bao gồm: Thiếc và các loại khoáng sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, cao su thiên nhiên SVR-3L, mỳ ăn liền, dầu chiên AS10, thực phẩm chế biến, gạo, hạt tiêu đen. dầu shortening. Hoạt động Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Matexim xuất phát từ nhiệm vụ của một Doanh nghiệp Nhà Nước cũng như thế mạnh truyền thống, chiếm 70%-80% tổng kim nghạch Xuất Nhập khẩu. Mặt hàng Nhập chính là vật tư máy móc thiết bị-xuất phát từ đơn đặt hàng trong nước hoặc uỷ thác, có cả hình thức đấu thầu. Mặt hàng Nhập khẩu bao gồm: Vật tư, phụ tùng, máy móc, dây chuyền đồng bộ cho nghành Công nghiệp, nghành Xây dựng, Giao thông Vận tải. Thép Bilet để sản xuất thép. Gang thỏi. Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn, các loại thép chuyên dùng khác; kim loại màu: Nhôm, đồng, chì, kẽm. Fero các loại: Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Cr. Than điện cực, gạch chịu lửa. Các loại vòng bi, dây curoa. Thiết bị phụ tùng chiếu sáng. Thiết bị văn phòng, trang trí nội thất (Việc phân tích chi tiết hoạt động kinh doanh Nhập khẩu sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của chuyên đề). Là thành viên của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)-Bộ Công nghiệp, Matexim đảm nhận nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất thông qua các chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của VEAM tại các tỉnh thành-đó là các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp. Matexim còn làm đại lý tại Việt Nam với những mặt hàng sau: Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của CHLB Đức về thiết bị phụ tùng và dây chuyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả. Đại lý bán các loại xe nâng của hãng Logitrans - Đan Mạch. Đại lý bán và vận chuyển xe máy cho Công ty HonDa-Việt Nam. 2.2 Quy trình Sản xuất – Kinh doanh Hoạt động sản xuất Các thiết bị máy móc dây chuyền cho sản xuất đều có vốn đầu tư nhỏ, công nghệ không tiên tiến nhưng quy mô gọn nhẹ, dễ quản lý, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước nên các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, tiêu thụ nhanh và không bị đọng vốn. Hoạt động Xuất khẩu Hiện tại Công ty vật tư thiết bị toàn bộ đang sử dụng phương thức Xuất khẩu trực tiếp và Xuất khẩu uỷ thác. Trước đây thị trường Xuất Nhập khẩu chính của Công ty là các nước thuộc khối Xuất Nhập khẩu Chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu; khối lượng hàng Xuất được đặt hàng định kỳ. Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thị trường truyền thống của Công ty bị mất buộc Công ty phải tìm kiếm thị trường mới - có cả thị trường Châu Âu và thị trường Châu á, tuy nhiên thị trường chính vẫn là Châu á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nga. Hàng của Công ty đưa vào các thị trường này chủ yếu là thực phẩm chế biến, gạo, dầu ăn, hạt điều, thiếc thỏi tinh. Với những thị trường Châu á là bạn hàng đã thiết lập được quan hệ kinh doanh như trên, Công ty đã có được những đàm phán ký kết trực tiếp qua đại diện của bạn hàng tại Việt Nam-có những thị trường đặt hẳn đại diện nhân sự ngay tại văn phòng Công ty như Nga, Trung Quốc. Do đó Công ty sử dụng phương thức xuất trực tiếp-thường theo điều kiện FOB giao hàng tại Cảng. Còn một số thị trường do Công ty mới bắt đầu tiếp cận, chưa có khả năng ký kết trực tiếp, Công ty còn ít kinh nghiệm, muốn hạn chế rủi ro nên áp dụng phương thức Xuất uỷ thác. Các thị trường Xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, thực tế là tuy đã có các thương vụ Xuất sang thị trường Âu và á từ khi được Bộ Thương mại cho phép Xuất trực tiếp vào năm 1994, nhưng Công ty thiếu các mối liên quan chặt chẽ với các thị trường; chỉ một số ít thị trường truyền thống, có những thị trường chỉ thực hiện một vài thương vụ rồi bỏ ngõ; năm 2002 chỉ Xuất sang một thị trường duy nhất là Nga. Từ những lý do trên đã dẫn đến việc thiếu sự đồng bộ hay thống nhất trong quy trình Xuất khẩu, không có khâu đột phá, chỉ dựa vào thị trường truyền thống và các thương vụ độc lập. Hoạt động Nhập khẩu Xin giấy phép NK Làm thủ tục Hải Quan Thanh toán Khiếu nại (nếu có) Thuê phương tiện vận chuyển Mua Bảo hiểm Mở L/C Nhận hàng Kiểm tra hàng Là thế mạnh, là hoạt động chính trong kinh doanh của Công ty. Các phương thức Công ty sử dụng trong Nhập khẩu là trực tiếp, uỷ thác và Nhập khẩu tái xuất. Bao gồm các công việc trong một quy trình thực hiện như trên. 2.3 Nhiệm vụ từng bộ phận cơ cấu trong Công ty Sản xuất Với chức năng kinh doanh Thương mại là chính, doanh thu sản xuất hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của toàn Công ty (khoảng 0,5%). Tuy nhiên hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, luôn vượt chỉ tiêu Kế hoạch đề ra (Năm 2001: 2.785 triệu đồng, đạt tỷ lệ 124% so với Kế hoạch, 199% so với thực hiện năm 2000. Năm 2002: 3.819 triệu đồng, đạt tỷ lệ 101% so với Kế hoạch, 104% so với thực hiện năm 2001). Kinh doanh Kinh doanh Thương mại là hoạt động chính của Công ty. Hoạt động này do phòng Kinh doanh thiết bị, phòng Kinh doanh Xuất Nhập khẩu của Công ty và các đơn vị thành viên đảm nhận. Với vai trò quan trọng trong VEAM, hoạt động kinh doanh Thương mại của Matexim cung cấp thiết bị vật tư cho các đơn vị thành viên của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty và các Doanh nghiệp có nhu cầu. Khẳng định hai mặt hàng có thế mạnh trên thị trường là kim khí và điện máy. Đây là hoạt động chính góp phần tạo nên sự lớn mạnh của Công ty, chiếm tỷ trọng chính Sơ đồ số 1: Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Kinh doanh dịch vụ Lĩnh vực Xuất khẩu Lĩnh vực Nhập khẩu Lĩnh vực sản xuất P. kinh doanh Thiết bị Các chi nhánh Vật tư P. kinh doanh XNK CNVT Thái Nguyên XN VT Vận tải Văn phòng Công ty P. kỹ thuật Kho-Vận tải trong tổng doanh thu, là hoạt động chính thúc đẩy vòng quay của vốn, là nhân tố chính đảm bảo cho doanh thu ngày càng tăng và nâng cao thu nhập cho người lao động và Cán Bộ Công nhân viên Công ty. Hoạt động Xuất khẩu khai thác lợi thế hàng hoá trong nước, chủ yếu là thực phẩm, nông lâm sản chế biến: mì ăn liền, thực phẩm chế biến, gạo, dầu ăn, hạt tiêu đen. Đây là những mặt hàng Nhà Nước khuyến khích Xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và thu về nguồn ngoại tệ. Nhập khẩu vật tư thiết bị năm 2001đạt 18.325.000$, tăng gấp 3 lần so với năm 2000; Xuất khẩu đạt 5.125.000$, cũng tăng 3 lần so với năm 2000, vượt 28% so với Kế hoạch được giao. Điều đáng chú ý là vai trò của Xuất khẩu ngày càng được nâng cao thể hiện qua tỷ trọng và giá trị Xuất khẩu trong tổng kim nghạch Xuất Nhập khẩu đều tăng liên tục qua các năm tuy hiện tại mới chỉ chiếm tỷ trọng 20-30% và tỷ trọng Nhập khẩu có xu hướng giảm qua các năm. Nhập khẩu vật tư thiết bị năm 2002 đạt giá trị 15.170.000$, bằng 84% Kế hoạch đề ra và bằng 83% so với thực hiện năm 2001; Xuất khẩu hàng hoá năm 2002 đạt giá trị 9.157.000$-mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 152% so với Kế hoạch và tăng 78% so với thực hiện năm 2001. Đây là tín hiệu đáng mừng khi Công ty đang cố gắng đa dạng hoá hàng kinh doanh, tăng cường Xuất khẩu kiếm ngoại tệ cho Nhập khẩu và tiến tới cân đối trong kinh doanh Xuất Nhập khẩu. Bên cạnh đó là nhiệm vụ “chính trị” đảm nhận việc tiêu thụ các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp của VEAM thông qua cửa hàng, đại lý tại các tỉnh thành. Mục tiêu hàng đầu của hoạt động này không phải là lợi nhuận mà là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tỉnh thành, hội nông dân thực hiện Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn; mặt khác góp phần thúc đẩy sự p