Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital

Những năm qua, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường không ít những doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thay vì Nhà nước bao tiêu như trước kia, nay doanh nghiệp phải tự chủ động trong tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của mình. Trong quá trình tìm kiếm đó, nhiều doanh nghiệp đã gặp vướng mắc trong khâu phân phối như: sự yếu kém về mạng lưới phân phối, công tác quảng cáo khuếch trương và xúc tiên bán hàng, sự chậm chạp trong cải tiến chất lượng mẫu mã vv.dẫn đến hậu quả là tốc độ tiêu thụ sản phẩm chở nên chậm chạp. Sự yếu kém về phân phối là một trong những nguyên nhân gây nên suy giảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp đã từng dẫn đầu thị trường về sản lượng tiêu thụ song nó đã mất đi ưu thế này do không đảm bảo được sự dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đặc biệt là một sinh viên quản lý kinh doanh, em nhận thấy việc học hỏi về thực tế bán hàng trong doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital” làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Vital. Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital. Chương III: Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital.

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường không ít những doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thay vì Nhà nước bao tiêu như trước kia, nay doanh nghiệp phải tự chủ động trong tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của mình. Trong quá trình tìm kiếm đó, nhiều doanh nghiệp đã gặp vướng mắc trong khâu phân phối như: sự yếu kém về mạng lưới phân phối, công tác quảng cáo khuếch trương và xúc tiên bán hàng, sự chậm chạp trong cải tiến chất lượng mẫu mã vv...dẫn đến hậu quả là tốc độ tiêu thụ sản phẩm chở nên chậm chạp. Sự yếu kém về phân phối là một trong những nguyên nhân gây nên suy giảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp đã từng dẫn đầu thị trường về sản lượng tiêu thụ song nó đã mất đi ưu thế này do không đảm bảo được sự dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đặc biệt là một sinh viên quản lý kinh doanh, em nhận thấy việc học hỏi về thực tế bán hàng trong doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital” làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Vital. Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital. Chương III: Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn cho nên bài viết còn nhiều sai sót và hạn chế, em kính mong sự đóng góp và góp ý của các thầy cô để bài luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám thầy giáo PGS.TS. Phạm Quang Huấn cùng các anh chị trong Công ty Cổ phẩn Vital đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài luận này. Hà nội, ngày.......tháng.......năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Xuân Hiến Chương I. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Vital. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tên công ty: Công ty Cổ phần Vital. Tên tiếng anh: Vital Joint Stock Company. Tên viết tắt: Vital.JSC. Địa chỉ trụ sở chính: A203 Tháp The Manor, đường Mễ Trì, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tổng số vốn điều lệ là 45.000.000.000 đồng . Ngày thành lập: 07/04/2006. Số đăng ký kinh doanh: 0101965759. Logo của công ty:  Công ty Cổ phần Vital là thành viên của Tập đoàn Bitexco, được thành lập từ năm 1996, hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh sản phẩm nước khoáng Vital, có nguồn gốc từ Xã Đông Cơ, Tiền Hải, Thái Bình. Sản phẩm của Công ty có mặt hầu hết khắp các tỉnh thành trong cả nước cùng với dây chuyền tiên tiến hiện đại, khép kín của Italia, kết hợp với sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm cùng hệ thống ISO 9001:2008. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, với phương châm đề cao chất lượng sản phẩm, nước khoáng thiên nhiên Vital luôn vinh dự đồng hành với các sự kiện trọng đại của đất nước. Sản phẩm Vital là nước uống chính thức duy nhất phục vụ cho Hội nghị cấp cao ASEMS, ASEM 9 và Hội nghị cấp cao APEC 2006. Ngoài ra, sản phẩm của công ty luôn sát cánh cùng TigerCup, SeaGame, IndoorGame... Nước khoáng thiên nhiên Vital cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân đạo vì sức khoẻ cộng đồng người Việt. Vital tự hào là nhà tài trợ thường niên cho các hoạt động xã hội… Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Công ty chuyên sản xuất và buôn bán nước khoáng, cung cấp các sản phẩm có chất lượng và cam kết vì sức khỏe của khách hàng. Nước khoáng thiên nhiên Vital đã và đang đi vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao của mỗi người dân Việt Nam và du khách quốc tế để khẳng định niềm tự hào của thương hiệu Việt. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng hành chính-nhân sự Phòng kế toán Phòng kế hoạch Nhà máy nước khoáng Phòng nghiệp vụ Phòng Marketing Nguồn:P.Nhân sự Bộ phận bán hàng Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần trong thời hạn không quá 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc họp Đại hội đồng cổ động bất thường theo các thủ tục quy định của công ty. - Hội đồng quản trị: (gồm 5 thành viên) Là cơ quan quản lý của công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty trước pháp luật để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: (gồm 3 thành viên) Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của giám đốc, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Kiểm soát, giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành trong việc chấp hành Điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước tập thể ban lãnh đạo công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hàng, kiểm tra các hoạt động của công ty. - Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty. -Phòng kế hoạch: Đưa ra phương hướng, kế hoạch kinh doanh qua từng thời kỳ phát triển của công ty. - Phòng Kế toán: Làm công việc ghi chép, phản ánh, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thông qua chỉ tiêu các giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và thống kê các vấn đề tài chính khác. - Phòng hành chính- nhân sự: Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác có liên quan hành chính, tổ chức lao động và các giao dịch với các cơ quan chính quyền địa phương về các hoạt động. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nghiệm thực hiện các công việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, giao dịch với khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng, quảng cáo, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng… - Phòng nghiệp vụ: Theo dõi toàn bộ hoạt động bán hàng, tiếp thị tại chi nhánh Hà nội, tham mưu cho giám đốc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. - Phòng marketing: Khai thác thị trường, triển khai bán hàng, chăm sóc và theo dõi hàng hoá của khách hàng. - Bộ phận bán hàng: Gồm 2 bộ phận: Bộ phận bán hàng trực tiếp: bán trực tiếp đến tay khách hàng, báo cáo doanh số bán lên công ty hàng tháng, giới thiệu các chương trình khuyến mại hay các phần quà đế khách hàng. Bộ phận bán hàng gián tiếp: thông qua các nhà phân phối, sau đó mới tới tay khách hàng, giúp công ty quảng cáo hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng, hưởng hoa hồng theo doanh số bán. 3. Các nguồn lực của công ty 3.1.Cơ cấu vốn: Tổng vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên, cụ thể: năm 2011 là 83.250 triệu đồng, tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước, và tăng nhẹ vào năm sau, nguyên nhân là do công ty đầu tư mua sắm thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu của công ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm, từ 56,6% năm 2010 đến 60,1% năm 2011 và tăng lên 74,1% năm 2012, làm cho cơ cấu vốn chuyển dịch, khiến cho số vốn vay giảm 3,8% (tương đương với giảm 1.310 triệu đồng), năm 2012 so với năm 2011 tiếp tục giảm 33,8% (tương đương với giảm 11.240 triệu đồng), nguyên nhân là do những năm qua công ty kinh doanh khá thành công nên ngày càng tự chủ được nguồn vốn. Trong khi đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty, năm 2010 là 62.940 triệu đồng chiếm 79% trong tổng vốn kinh doanh, đến năm 2011 là 63.240 triệu đồng chiếm 76% trong tổng vốn kinh doanh và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, đến năm 2012 thì vốn lưu động tăng 2% so với năm 2011, vì là công ty kinh doanh chủ yếu là bán hàng nên tỷ trọng vốn lưu động phải chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng yêu cầu thanh khoản nhanh và thời gian chu chuyển ngắn, đảm bảo cho yêu cầu của hoạt động kinh doanh, đây là sự cố gắng rất lớn của cả một tập thể công nhân viên trong công ty.(Biểu 1) Biểu 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị: triệu đồng Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng giảm 2011/2010 So sánh tăng, giảm 2012/20011 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 79.560 100 83.250 100 85.010 100 3.690 4,64 1.760 2,11 Chia theo sở hữu -Vốn chủ sở hữu 45.000 56,6 50.000 60,1 63.000 74,1 5.000 11,1 13.000 26 -Vốn vay 34.560 43,4 33.250 39,9 22.010 25,9 -1.310 -3,8 -11.240 -33,8 Chia theo tính chất -Vốn cố định 16.620 20,9 20.010 24,0 20.500 24,1 3.390 20,4 0.500 2,45 -Vốn lưu động 62.940 79,1 63.240 76,0 64.510 75,9 0.300 0,5 1.270 2,0 Nguồn: P. Kế toán 3.2. Lao động của công ty Nhìn chung số lượng lao động của Công ty qua 3 năm đều tăng, cụ thể: Tổng số lao động của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, nguyên nhân chính là do công ty đang tiến hành mở rộng quy mô, mỗi năm đều tuyển dụng với số lượng lớn.(Biểu 2) Số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty tăng lên không ngừng, cụ thể: số lao động trực tiếp của năm 2011 so với năm 2010 tăng 25,5%, số lao động gián tiếp của năm 2011 so với năm 2010 tăng 26,1%, nguyên nhân là do công ty đang phát triển nhanh mạng lưới các nhà phân phối và đội ngũ bán hàng trực tiếp để mở rộng thị trường. Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp không ngừng tăng lên, năm 2011 là 138 người tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước, đến năm 2012 thì tăng 50,2 % so với năm 2011. Trong khi đó, số lao động có trình độ phổ thông trung học hoặc trung học cơ sở có xu hướng giảm xuống nhanh chóng, năm 2011 là 161 người nhưng đến năm 2012 chỉ còn 120 người, giảm 25,5% so với năm 2011, nguyên nhân là do công ty đang chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trong những năm gần đầy công ty liên tục tuyển dụng và đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp, để phát triển mạng lưới bán hàng, tạo đà cho sự phát triển vững mạnh của công ty. Công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết, được thể hiện qua số lao động dưới 25 tuổi đến khoảng 35 tuổi không ngừng tăng lên. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động thì đây là 1 điểm mạnh giúp công ty nhanh phát triển bền vững trong nhiều năm tới. Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị: người Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng giảm 2011/2010 So sánh tăng, giảm 2012/2011 Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 310 100 389 100 442 100 79 25,5 53 13,6 Phân theo tính chất lao động -Lao động trực tiếp 168 54,2 210 54 257 58 42 25 47 22,4 -Lao động gián tiếp 142 45,8 179 46 185 42 37 26,1 6 3,35 Phân theo trình độ -Đại học và trên đại học 86 27,8 90 23,1 100 22,6 4 4,6 10 11,1 -Cao đẳng và trung cấp 92 29,7 138 35,5 222 50,2 46 50 84 60,8 -PTTH hoặcTHCS 132 42,5 161 41,4 120 27,2 29 22 -41 -25,5 Phân theo độ tuổi -Trên 45 27 8,7 20 5,1 15 3,4 -3 -25,9 -5 -25 -Từ 35 tuổi đến 45 tuổi 97 31,3 107 27,5 120 27,1 10 10,3 13 12,1 -Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 121 39 143 36,8 158 35,7 22 18,2 15 10,5 -Dưới 25 tuổi 65 21 119 30,6 149 33,8 54 83,1 30 25,2 Nguồn: P. Hành chính – Nhân sự 3.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Dây chuyền sản xuất của Công ty tiên tiến hiện đại, nhập khẩu của Italia, kết hợp với sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm cùng hệ thống ISO 9001:2008.  Toàn bộ dây chuyền sản xuất nước khoáng là khép kín nên có tác dụng giảm chi phí tối thiểu những sản phẩm dở dang của nhà máy (Sơ đồ 1). Nước khoáng Lọc lần 1 bằng cơ học Siêu lọc lần 1 (10 micron) Lọc cơ học lần 2 Khử tẩy bằng ozon Máy nén khí Thiết bị tạo ozon Nguồn cao áp Khử lần 2 bằng tia cực tím Siêu lọc lần 3 (0,2 micron) Chiết rót, đóng nắp chai Dán nhãn và bọc bảo hiểm Đóng thùng Thành phẩm chai Siêu lọc lần 2 (0,1 micron) Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất nước khoáng Vital (Nguồn: P. Kinh doanh) Hệ thống của thiết bị bao gồm những phần chính: -Hệ thống tự động cung cấp và xử lý nước. -Hệ thống tự động rửa chai, chiết nước, đóng nước. -Hệ thống vệ sinh thiết bị. Phương pháp làm mềm nước ở đây là phương pháp trao đổi Ion, tức là xử lý nguyên thuỷ của nguồn nước từ 300 mg/lít xuống độ cứng hợp lý phù hợp với tiêu chuẩn nước khoáng quốc tế. Hệ thống lọc bao gồm: - Lọc bằng cát thạch anh. - Lọc bằng than hoạt tính. - Siêu lọc qua 2 lớp lọc 0,1 micron. Hệ thống khử trùng: dùng khí ozon và tia cực tím phát trực tiếp vào nước với hàm lượng thích hợp. Hệ thống vệ sinh dùng thiết bị gia nhiệt cung cấp nước nóng để rửa toàn bộ thiết bị theo quy trình. Hệ thống thiết bị được điều khiển và bảo vệ hệ thống cảm biến chính xác, an toàn, chắc chắn. Quá trình xử lý nước, chiết rót đóng chai như sau: - Lọc lần 1 bằng cơ học: nước sau khi bơm vào thiết bị cơ học lần 1, qua các thiết bị này nước được loại bỏ các hạt phù xa và tạp chất lớn. - Lọc lần 2 bằng siêu lọc(0,1 micron): nước lọc lần 1 sau khi qua bộ siêu lọc này sẽ được gạn lọc các huyền phù xa và các tạp chất nhỏ. - Lọc lần 3 bằng cơ học: nước lọc lần 2 sẽ được tiệt trùng tiếp tục được đi qua một bộ lọc, tại đây những xác vi khuẩn và nấm bẩn được lọc sạch hơn. Đến đây sử dụng thiết bị khử oron và máy nén để tạo phản ứng ô xi hoá khử. - Lọc lần 4 bằng sinh học(0,1 micron): nước lọc lần 3 đã được diệt trùng bơm qua phần siêu lọc để gạt bớt phần tạp chất nhỏ hơn và nước lọc sẽ được tinh khiết hơn 3 lần. Sau đó được khử trùng 2 lần bằng tia cực tím nhằm đảm bảo nước lọc luôn được tiệt trùng. - Lọc lần 5 bằng siêu lọc(0,2 micron): nước lọc tinh khiết ở lần 4 sẽ được đi qua bộ siêu lọc 0,2 micron, sau bộ lọc cuối cùng này nước lọc hoàn toàn vô trùng, tinh khiết, được đưa vào khu vực chiết rót đóng chai. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của công ty ngày càng phát triển và vững bước đi lên. Cụ thể: Doanh thu theo giá hiện hành của công ty liên tục tăng, năm 2010 là 179.045 triệu đồng, đến năm 2011 là 237.100 triệu đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ, đến năm 2012 tăng 23,7% so với năm 2011, nguyên nhân là do số lượng khách hàng yêu thích và sử dụng các sản phẩm của Vital ngày càng tăng lên. Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty cũng tăng lên, năm 2010 là 4.500 nghìn đồng/tháng, đến năm 2011 là 5.100 nghìn đồng/tháng, tăng 13,3% so với năm trước, đến năm 2012 tăng 15,7% so với năm 2012, để khuyến khích nhân viên và khích lệ họ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 so với năm 2010 tăng 2%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 17,6%. Cho thấy trong 3 năm qua công ty đầu tư lớn cho máy móc và nâng cao dây chuyền sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh sau khi tính đủ mọi chi phí tăng không ổn định qua các năm, cụ thể: năm 2011 so với năm 2010 tăng 36,4% năm 2012 so với năm 2011 tăng 40%, nguyên nhân là do ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong ngành, khiến cho thị phần của công ty bị ảnh hưởng phần nào. Số vòng quay vốn lưu động của công ty khá nhanh, thể hiện ở năm 2010 là 2,8 đến năm 2011 là 3,7 cho thấy vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua có tính thanh khoản cao, đây là một sự cố gắng vượt bậc của tất cả các thành viên trong công ty. (Biểu 3) Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng, giảm 2011/2010 So sánh tăng, giảm 2012/2011 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Doanh thu theo giá hiện hành Triệu đồng 179.045 237.100 293.271 58.055 32,4 56.171 23,7 2 Tổng số lao động Người 310 389 442 79 25,5 53 13,6 Tổng vốn kinh doanh 79.560 83.250 85.010 3.690 4,64 1.760 2,45 3 3a. Vốn cố định Triệu đồng 16.620 20.010 20.500 3.390 20,4 0.500 2,45 3b. Vốn lưu động 62.940 63.240 64.510 0.300 0,5 1.270 2,0 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 90.200 121.860 175.400 31.660 35,1 53.540 43,9 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 10.030 10.700 12.000 0.670 6,7 15.500 21,6 6 Thu nhập BQ 1 lao động (V) 1000đ/tháng 4.500 5.100 5.900 0.600 13,3 0.800 15,7 7 Năng suất lao động BQ năm (7) = (1)/(2) Triệu đồng 564,5 609,5 663,5 45 7,97 54 8,86 8 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ (8) =(4)/(1) Chỉ số 0,5 0,51 0,6 0,01 2 0,09 17,6 9 Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh (9) = (4)/(3) Chỉ số 1,1 1,5 2,1 0,4 36,4 0,6 40 10 Số vòng quay vốn lưu động (10) = (1)/(3b) Vòng 2,8 3,7 4,5 0,9 32,1 0,8 21,6 Nguồn: P. Kế toán Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và xúc tiến bán hàng tại Công ty Cổ phần Vital. Công tác quản lý bán hàng của công ty. Trong những năm qua, công tác quản lý bán hàng của công ty đã có nhiều bước tiến và thành tựu. Nhiệm vụ của quản lý bán hàng là phân phối hàng hóa đến những kênh phân phối theo mục tiêu đã định của công ty, nhằm tối ưu việc hiện diện của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý và hiệu quả tối đa, đạt được mục tiêu marketing của công ty về ngắn hạn cũng như dài hạn. Việc giao hàng của công ty cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, với 5 xe tải (cả lớn và nhỏ) hoạt động liên tục lấy hàng từ nhà máy phân phối cho khách hàng, cùng với đó là đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, sử dụng phương tiện cá nhân để giao hàng cho những khách hàng nhỏ lẻ. Việc quản lý nhân viên bán hàng của công ty cũng được siết chặt hơn, hàng tháng mỗi nhân viên đều phải cam kết về danh số tiêu thụ và liên hệ mở khách hàng mới, chăm sóc chu đáo cho nhóm khách hàng quen thuộc của công ty, bên cạnh đó các chính sách thưởng và phạt đối với các nhân viên hoàn thành hoặc không hoàn thành cũng được đề cao. Dịch vụ sau bán hàng cũng là một khâu được công ty rất chú trọng, đối với những sản phẩm của công ty mà các nhà phân phối hay khách hàng nhập với số lượng lớn mà chưa kịp tiêu thụ hoặc sử dụng thì công ty sẵn sàng tạo điều kiện cho nhà phân phối hay khách hàng đó đổi hàng hết hạn sử dụng lấy hàng mới với điều kiện sản phẩm hết hạn sử dụng vẫn còn nguyên đai nguyên kiện. Những tiêu chuẩn chọn kênh phân phối của Công ty. Vị trí địa lý thuận lợi. Việc vận chuyển xa hay vào những khu vực địa hình phức tạp, xa khu dân cư sẽ làm cho chi phí vận chuyển của công ty tăng lên, hay kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy việc lựa chọn vị trí của kênh phân phối là rất quan trọng, bên cạnh đó giúp Công ty quảng bá được sản phẩm của mình tới nhiều khách hàng hơn. Hệ thống nhà kho để bảo quản sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà công ty quan tâm đến, sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng có đảm bảo yêu cầu về chất lượng không, khách hàng phản ánh gì về sản phẩm sau khi sử dụng... ngoài việc sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, vận chuyển an toàn thì việc bảo quản cũng là một khâu rất quan trọng. Cam kết bán độc quyền sản phẩm của Công ty. Để trở thành một kênh phân phối của Vital thì đại lý đó phải ký cam kết không được bán các sản phẩm khác ngoài các sản phẩm của công ty Vital. Và hàng tháng Vital sẽ trích phần trăm hoa hồng thưởng cho những đại lý đạt được doanh số bán hàng như đã đăng ký hàng tháng. Tài sản thế chấp bảo đảm việc kinh doanh. Đây là một yêu cầu bắt buộc của công ty đối với mỗi kênh phân phối, để bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệ
Luận văn liên quan