Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội

Hạ tầng kĩ thuật đô thị là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Quận Tây Hồ là một quận mới được thành lập cách đây hơn 10 năm của Hà Nội bởi vậy vấn đề phát triển hạ tầng kĩ thuật là một đòi hỏi rất cấp thiết. Quá trình đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật của quận Tây Hồ còn rất ngắn, các công trình còn kém về chất lượng, thiếu về số lượng. Một trong những lí do chính của tình trạng hạ tầng kĩ thuật yếu kém ở Quận Tây Hồ là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Quận Tây Hồ còn rất lúng túng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn, nhất là các nguồn vốn tư nhân và nước ngoài. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kĩ thuật góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. Trong quá trình thực tập tại phòng Kế hoạch- Kinh tế UBND Quận Tây Hồ công tác thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật là vấn đề thu hút sự quan tâm của tôi. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội”. Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.

doc77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hạ tầng kĩ thuật đô thị là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Quận Tây Hồ là một quận mới được thành lập cách đây hơn 10 năm của Hà Nội bởi vậy vấn đề phát triển hạ tầng kĩ thuật là một đòi hỏi rất cấp thiết. Quá trình đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật của quận Tây Hồ còn rất ngắn, các công trình còn kém về chất lượng, thiếu về số lượng. Một trong những lí do chính của tình trạng hạ tầng kĩ thuật yếu kém ở Quận Tây Hồ là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Quận Tây Hồ còn rất lúng túng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn, nhất là các nguồn vốn tư nhân và nước ngoài. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kĩ thuật góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. Trong quá trình thực tập tại phòng Kế hoạch- Kinh tế UBND Quận Tây Hồ công tác thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật là vấn đề thu hút sự quan tâm của tôi. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội”. Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM Ι. Tổng quan về hạ tầng kĩ thuật đô thị 1.1. Định nghĩa về hạ tầng kỹ thuật Kết cấu hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng co liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị.( giáo tri trình quản lý đô thị). Như vậy,toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ xã hội như: đường sá, cầu cống, kênh mương dẫn thoát nước, sân bay, vệ sinh môi trường, cở sở năng lượng, hệ thồng điện, kho tàng, bến bãi, khách sạn, khu thương mại, trường học, nhà văn hoá, y tế, rác thải môi trường, vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… đều được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị. Căn cứ vào vai trò của các công trình hạ tầng đô thị chúng ta co thể chia các công trình thành ba loại : Cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và cơ sỏ hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng sản xuất đô thị: bao gồm các công trình như đường sá, kho tàng, các khách sạn thuộc các khu công nghiệp, các khu thương mại (chợ, siêu thị) và các khu du lịch. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị: bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác( cứu hoả,công viên ..). Cơ sỏ hạ tầng xã hội đô thị: bao gồm trường học, bệnh viện, các công trình lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh đã xếp hạng, các khu bảo tồn, bảo tàng…( giáo trình Kinh tế đô thị). Trong phạm vi của đề án này chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu trong phạm vi Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị. 1.2.Phân loại hạ tầng kĩ thuật - Giao thông đô thị: bao gồm hai bộ phận đó là giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của một địa phương,một đô thị, một thành phố. Hệ thống giao thông quốc gia co ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không co giao thông liên lạc thì rất khó giao lưu kinh tế, văn hoá do đó không co kinh tế hàng hoá và cũng không co đô thị. Hệ thống gíao lưu đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau tạo khả năng giao lưu về kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong nước và quốc tế. Hệ thống các loại đường : quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường làng, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng ;các loại cầu như cầu vượt, cầu chui, đường hầm..cùng những hạ tầng kĩ thuật khác phục vụ cho việc vân chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng.. Hệ thống giao thông đường sắt bao gồm :các tuyến đường ray, đường hầm, cầu sắt. các nhà ga và hệ thống tín hiệu đường sắt… Hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm: toàn bộ điều kiện vật chất kĩ thuật bao gồm đường thuỷ nội địa, cảng, bến thuỷ nội địa, kè đập và các công trình phụ trợ khác. Hệ thống giao thông đường hàng hải bao gồm: hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng container và các công trình phụ :hoa tiêu. hải đăng… Cấp nước sạch đô thị Nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt, đời sống dân cư luôn luôn là một nhiệm vụ bức thiết đối với các đô thị, thành phố. Giải quyết vấn đề nước sạch cho dân cư đô thị là một vấn đề khó khăn vì phải giải quyết một loạt các vấn đề về nguồn nước, hệ thống nhà máy, đường ống dẫn nước, công nghệ xử lý nước, quản lý sử dụng. Thoát nước đô thị Thoát nước đô thị cũng co vai trò quan trọng không kém cấp nước. Tình trạng nước thải không được xử lý, không đựơc tiêu thoát thì không những ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn đe doạ an toàn của dân cư, để lại biết bao dịch bệnh làm suy giảm sức khoẻ dân cư và làm thiệt hại về vật chất cho xã hội. Trong thiết kế của quy hoạch đô thị đã hình thành một hệ thống thoát nước bao gồm các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ co nhiệm vụ và vai trò riêng của nó. Cấp 1 là hệ thống kênh rạch, sông hồ giữ vai trò tiếp nhận, điều tiết, trao đổi, là trục chính tiêu nước thải của thành phố. Cấp 2 là các cống trục chính, tiếp nhận nước mặt từ các khu vực dân cư trực tiếp đổ vào tuyến cấp 1. Cấp 3 là các cống thoát nước từ các khu vực co vai trò tiếp nhận nước mặt của khu sản xuất, dịch vụ, dân cư và trực tiếp đổ vào tuyến cấp 2. Cấp 4 là các cống thoát từ các tiểu khu, trực tiếp nhận nước mặt từ các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình và đổ trực tiếp vào cống cấp 3.(Giáo trình Quản lý đô thị, ĐH KTQD) Hệ thống thoát nước đô thị liên quan rất nhiều đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sự tồn tại của các sinh vật dưới nước. Nguyên tắc chung là nước thải sinh hoạt và nước công nghiệp đều phải xử lý tuỳ theo tính chất của từng nguồn nước thải, rồi mới đổ ra song suối, kênh rạch. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị Hệ thống tải điện chiếu sáng cho thành phố hiện nay vẫn bao gồm nhiều cấp tải điện khác nhau, từ 110v, 220v,360v và co cả đường dây 6v. Hệ thống này được chuyển tải trên 2dạng cơ bản: cable ngầm và đường dây trên không. Cable ngầm hiện nay co rất ít, thời gian tới cải tạo chủ yếu theo hướng này. Cable ngầm vừa đảm bảo mỹ quan cho đô thị, vừa an toàn hơn, nhất là đối với các đô thị bị ảnh hưởng bởi gió bão.( Giáo trình Quản lý đô thị, ĐH KTQD) Cây xanh trong đô thị Một đô thị hiện đại không phải co nhiều nhà cao tầng, nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí..mà phải co quy hoạch không gian hợp lý giữa các khu vực sản xuất, siêu thị,khu dân cư, khu thể thao, lưu thông, đặc biệt phải xen vào các thảm thực vật, cây xanh hợp lý. “Cây xanh chính là lá phổi của thành phố”. Cây xanh không những hấp thu các chất độc thải ra của thành phố mà còn điều hoà không khí, nhiệt độ, cây xanh còn giúp cho con người gần gũi với thiên nhiên, tạo môi trường sống tốt đẹp hơn. Rác thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải đô thị Rác thải là vấn đề rất quan trọng trong đô thị. Một ngày co hàng ngàn tấn rác thải do sinh hoạt, sản xuất đô thị thải ra. Vì vậy nếu một ngày các bộ phận rác thải không làm việc thì k biết môi trường sống ở đô thị sẽ ô nhiễm đến mức nào. Do vây, việc thu gom và xử lý rác thải là nhiệm vụ hàng ngày không thể thiếu. 1.3. Đặc diểm, vị trí, vai trò của hạ tầng kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật co tính đồng bộ, hệ thống, giữa các bộ phận co sự gắn kết một cách hài hoà tạo thành một tổng thể vững chắc đảm bảo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống được phát huy một cách triệt để. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng phù hợp, tương thích với các phần còn lại của hệ thống thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống, thậm chí còn co thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được. Hạ tầng kĩ thuật co quy mô rất lớn và chủ yếu phân bố ngoài trời rải rác trên khắp đô thị do đó bị chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường tự nhiên. Bởi vậy công tác quản lý hạ tầng kĩ thuật cần phải co sự phối hợp giữa các cấp, các nghành liên quan từ trung ương đến địa phương, đồng thời phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, thay mới các công trình hạ tầng. Cơ sở hạ tầng mang tính vùng và địa phương một cách rõ rệt. Việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố riêng biệt của địa phương như: đặc điểm về địa hình, khí hậu. phong tục tập quán, trình độ phát triển của từng vùng, chính sách của địa phương..Vì vậy qui hoạch phân bố hệ thống cơ sỏ hạ tầng vừa phải đặt trong điều kiện chung của đất nước vừa phải đặt trong điều kiện cụ thể của từng địa phương để tạo sự phù hợp, nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng của hạ tầng kĩ thuật. Hạ tầng kĩ thuật co tính chất công cộng cao và chủ yếu là do Nhà nước phân phối và kiểm soát. Hạ tầng kĩ thuật là để phục vụ cuộc sông của cả xã hội. Tất cả các nghành nghề, người với đủ độ tuổi, giới tính.. đều co quyền sử dụng cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu về giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh, lợ nhuận và lợi ích công cộng mang tính chất phúc lợi xã hội của việcđầu tư co cơ sở hạ tâng kĩ thuật. Vì vậy phải xây dựng một hệ thống các chính sách phù hợp để điều hoà mối quan hệ này. 1.4. Vị trí, vai trò của hạ tầng kĩ thuât đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Một quốc gia giàu mạnh phải co một kết cấu hạ tầng kĩ thuật hiện đại, vững mạnh. Trước tiên cơ sở hạ tầng là để phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của dân cư. Giao thông vận tải là để phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư; điên nước, hệ thống thu gom rác thải,..là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống đơn giản nhất của dân cư. Một nền kinh tế muốn phát triển dù bất cứ nghành nghề gì thì cơ sở hạ tâng cũng không được xem nhẹ. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật tham gia vào tất cả các quá trình từ sản xuất, lưu thông, phân phối cho đến tiêu dùng. Tiếp đến chúng ta xem xét tác động của cơ sở hạ tầng đến chính trị, văn hoá và xã hội. Ở những nơi cơ sở hạ tầng còn bị xem nhẹ hoặc chưa được đầu tư thoả đáng thì điều kiện học tập, giao lưu, phát triển chắc chắn sẽ kém hơn các nơi khác. Phát triển cơ sở hạ tầng giúp cho giao lưu văn hoá, phổ biến và áp dụng được công nghệ mới, nền giáo dục và tri thức mới dễ dàng hơn. Nâng cao trình độ dân trí và tăng nhận thức về chính trị xã hội của nhân dân. II. Đầu tư và nguồn vốn trong xây dựng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam. 2.1. Khái niệm Đầu tư ( theo nghĩa rộng) là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Đầu tư ( theo nghĩa hẹp ) hay đầu tư phát triển là hình thức đầu tư co ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.(giáo trình đầu tư, NXB giáo dục). Một cách tổng quát, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực được sử dụng co thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, là chất xám. Những kết quả đạt được co thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực. Nhìn trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì đầu tư không những chỉ mang lại lợi ích tài chính, kinh tế mà còn mang lợi ích xã hội cao. Đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật kinh tế- xã hội. Theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng vốn thi “vốn đầu tư co thể định nghĩa là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. dịch vụ, là tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn co và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.( giáo trình kinh tế đầu tư, NXB giáo dục, 1998) 2.2. Phân loại nguồn vốn 2.2.1. Nguồn vốn trong nước 2.2.1.1 Vốn Ngân sách nhà nước Vốn Ngân sách nhà nước là vốn được nhà nước cấp phát hàng năm, hàng kì trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư do các Bộ chuyển sang Bộ đầu tư, Bộ tài chính xem xét và sau đó trình lên Chính phủ phê duyệt. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thường được sử dụng làm nguồn vốn đối ứng trong các dự án sử dụng vốn ODA hoặc sử dụng làm vốn đầu tư trực tiếp cho các công trình quan trọng mà không co nhà đầu tư nào muốn tham gia mà thường là các dự án ít lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật. 2.2.1.2.Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là nguồn vốn mà hệ thống ngân hàng huy động được thông qua ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, trái phiếu Chính phủ…Sau vốn Ngân sách nhà nước nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn đối ứng chủ yếu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này tạo được một lượng huy động lớn, tạo sự chủ động cho chủ đầu tư đáp ứng kịp thời và tương đối đầy đủ cho nhu cầu vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này chỉ được cấp cho các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư trong năm của Nhà nước. 2.2.1.3.Vốn từ các doanh nghiệp và dân cư Vốn từ doanh nghiệp và dân cư bao gồm phần tích luỹ của dân cư và các doanh nghiệp được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Vốn này được huy động và sử dụng chủ yếu cho các công trình địa phương. Địa phương co dự án sẽ huy động, kêu gọi người dân đóng góp công của; các doanh nghiệp đầu tư, tài trợ để xây dựng công trinh. Còn đối với công trình của các doanh nghiệp tư nhân thì các doanh nghiệp sẽ tự đầu tư xây dựng các công trình chuyên dụng phục vụ cho chính nhu cầu của doanh nghiệp.Khối lượng vốn huy động tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của nhân dân và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, kêu gọi của địa phương. Để huy động tốt nguồn vốn này chính quyền địa phương phải thực hiện công khai tài chính, thông báo mục đích của hoạt động, công khai hoạt động sử dụng vốn,… Ngoài ra thì vốn của dân cư và doanh nghiệp co thể huy động thông qua hệ thống ngân hàng và các kênh huy động vốn của thị trường tai chính Việt Nam. Trong đó thì trái phiếu là một hình thức hữu hiệu được sử dụng để huy động vốn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.Trái phiếu bao gồm các hình thức cơ bản sau: Trái phiếu của Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ do Kho bạc nhà nước phát hành để huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.Thông thường tín phiếu kho bạc được phát hành với kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng và được phát hành liên tục. Tín phiếu này được huy động theo hình thức đấu thầu và lãi suất được Bộ tài chính quy định. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiéu Chính phủ dùng để huy động vốn từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế. Trái phiếu kho bạc thường là co kỳ hạn là 1 năm trở lên.Hiện nay loại trái phiếu này được phát hành dưới nhiều hình thức đó là: đấu thầu, bảo lãnh phát hành..Bộ tài chính là cơ quan kiểm soát phương thức phát hành, đối tượng phát hành, mệnh giá, lãi suất, kì hạn, các quy định về phương thức thanh toán. Các đợt phát hành trái phiếu sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đợt phát hành. Trái phiếu đầu tư co hai loại: trái phiếu công trình và trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển.Trong đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng kĩ thuật thì trái phiếu công trình là kênh huy động vốn hiệu quả nhất, quan trọng nhất. 2.2.2.Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 2.2.2.1 Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA Đây là nguồn vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như viện trợ không hoàn lại, hoàn lại,cho vay ưu đãi với thời gian dài, lãi suất thấp cho chính phủ nước sở tại. Trong cơ cấu vốn ODA thường co từ 15% đến 35% là viện trợ không hoàn lại còn lại là cho vay ưu đãi. Nguồn vốn này co đặc điểm là vốn huy động lớn và thời gian cho vay dài, lãi suất thấp nên rất thuận lợi và phù hợp với đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Ở Việt Nam vốn ODA thường được huy động cho đầu tư cơ sỏ hạ tầng kĩ thuật bằng các cách: các Bộ liên quan sẽ lập danh mục các dự án đầu tư kêu gọi đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào danh mục này Chính phủ cho phép các tổ chức nước ngoài đầu tư vào dự án theo hình thức đầu tư trực tiếp hay hỗ trợ phát triển. Ngoài ra Nhà nước co thể trực tiếp vay vốn nước ngoài để đầu tư các công trình trọng điểm mà hiện nay tình hình tài chính của đất nước chưa đáp ứng được đây đủ.Hiện nay các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam chủ yếu là sử dụng nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn mà Chính phủ thu hút để tăng cường và giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án mang lại ít hoặc hầu như không mang lại lợi nhuận trong nước. Nguồn vốn này huy động chủ yếu dựa vào hiệp định kí kết giữa Chính phủ và các bên liên quan vì vậy co thể xem đây là nguồn vốn tín dụng do Nhà nước đảm bảo. Nguồn vốn đối ứng chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Khi huy động loại nguồn vốn này cần phải xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng giải ngân, các cam kết với bên đối tác..vì sự an ninh, phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. 2.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn của doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cơ sỏ hạ tâng kĩ thuật Viêt Nam chủ yếu là dưới hình thức BOT, BT. BOT là hình thức đầu tư xây dựng sau đó kinh doanh và chuyển giao công trình, hầu như là sẽ chuyển giao công trình sau khi đã hoàn vốn. BT là hình thức đầu tư xây dựng sau đó chuyển giao luôn công trình. Đây là hình thức chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án và quản lý quá trình sử dụng vốn của mình. Các Bộ chỉ co thẩm quyền phê duyệt hoặc từ chối cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư và quản lý kết quả hoạt động đầu tư. 2.3.Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Đối với sự phát triển của hạ tầng kĩ thuật đô thị thì vốn đầu tư là tiền đề, điều kiện tiên quyết để Chính phủ phê duyệt và đưa vào thực hiện dự án. Không co vốn nghĩa là đô thị dẫm chân tại chỗ, không thể phát triển. Thậm chí đối với hạ tầng kĩ thuật không co vốn nghĩa là cơ sỏ