Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống

Hiện nay, hầu hết mọi người đã vượt qua giai đoạn “ăn no mặc ấm” để bước vào giai đoạn “ăn ngon mặc đẹp và thơm tho”. Nói đến chuyện “thơm tho” thì như lạc vào mê cung với vô vàn nước hoa, tùy sức chọn lựa, nào là nước hoa trong phòng tắm, phòng ngủ, nước hoa để xịt lên trên người và mỗi loại lại cũng rất đa dạng. Bên cạnh đó, hiện nhiều người còn sử dụng hương trị liệu trong khi tắm, xông hơi, ngâm chân, ngâm người tại nhà Thêm hương thơm cho nhà là một trong những sở thích mới của nhiều gia đình hiện nay. Họ chơi hương với nhiều cấp độ, nhiều gu rất riêng. Có người thích những mùi hương nồng và nặng theo phong cách Trung Đông, có người lại tìm mùi hoa cỏ tự nhiên của hương đồng nội hay lãng mạn kiểu Pháp Vì vậy, với những nhu cầu rất đa dạng đó của xã hội cũng như người tiêu dùng nên ngành công nghệ hương liệu phát triển một cách nhanh chống với rất nhiều mùi hương khác nhau đi cùng với những sản phẩm thư giãn cũng như phong cách của mỗi người. Do đó, những ứng dụng khi đưa hương liệu vào trong các lĩnh vực của cuộc sống là một sự phát triển vượt bậc của khoa học.

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA ef Môn học : CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN NGÀNH HÓA Đề tài : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HƯƠNG LIỆU TRONG ĐỜI SỐNG Giảng viên hướng dẫn : Th.s HUỲNH THỊ VIỆT HÀ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Hòa Nguyễn Thị Hiếu Nguyễn Lê Minh Nguyễn Hoàng Ngọc Châu Nguyễn Thị Thu Thương Lớp : DHHC5LT. Khóa : 2009 - 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP. Hồ Chí Minh, ngày ______ tháng______năm_______ Xác nhận của giảng viên hướng dẫn (Chữ ký, ghi rõ họ và tên) Th.s Huỳnh Thị Việt Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, hầu hết mọi người đã vượt qua giai đoạn “ăn no mặc ấm” để bước vào giai đoạn “ăn ngon mặc đẹp và thơm tho”. Nói đến chuyện “thơm tho” thì như lạc vào mê cung với vô vàn nước hoa, tùy sức chọn lựa, nào là nước hoa trong phòng tắm, phòng ngủ, nước hoa để xịt lên trên người và mỗi loại lại cũng rất đa dạng... Bên cạnh đó, hiện nhiều người còn sử dụng hương trị liệu trong khi tắm, xông hơi, ngâm chân, ngâm người tại nhà… Thêm hương thơm cho nhà là một trong những sở thích mới của nhiều gia đình hiện nay. Họ chơi hương với nhiều cấp độ, nhiều gu rất riêng. Có người thích những mùi hương nồng và nặng theo phong cách Trung Đông, có người lại tìm mùi hoa cỏ tự nhiên của hương đồng nội hay lãng mạn kiểu Pháp… Vì vậy, với những nhu cầu rất đa dạng đó của xã hội cũng như người tiêu dùng nên ngành công nghệ hương liệu phát triển một cách nhanh chống với rất nhiều mùi hương khác nhau đi cùng với những sản phẩm thư giãn cũng như phong cách của mỗi người. Do đó, những ứng dụng khi đưa hương liệu vào trong các lĩnh vực của cuộc sống là một sự phát triển vượt bậc của khoa học. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ MÙI HƯƠNG 1.1. Nguồn gốc – lịch sử. Mùi thơm liên quan mật thiết đến sự phát triển của loài người. Thời tiền sử, con người đã biết đến dầu thơm và gỗ thơm để tăng hương vị của thức ăn. Người Ai Cập cổ đại dùng nhang và mỡ thơm để cúng thần, dùng dầu thơm trong nghi lễ tôn giáo và làm đẹp, điều này đã được chứng minh trong các di chỉ khảo cổ tìm được. Hình 1.1 - Hình ảnh di chỉ khảo cổ có liên quan đến mùi hương. Người Hy Lạp cổ dong thuyền tìm hương thơm, người La Mã cổ dùng hương để trị bệnh. Khi các tộc người man di xâm lăng Châu Âu thì việc dùng hương thơm cũng đã giảm đi ở vùng này, nhưng ở các lãnh thổ theo đạo Hồi thì nghệ thuật làm chất thơm lại có những bước phát triển mới. Sự ra đời của thiết bị chưng cất và sự hoàn thiện kỹ thuật chưng cất đã đưa người Ả Rập và Ba Tư lên bậc thầy về hương liệu. Phải đến thế kỷ 12, các nước Kitô giáo mới lại biết đến nước thơm trở lại, họ còn dùng nước thơm để phòng ngừa dịch bệnh và khí độc, vì nước thơm vừa tượng trưng cho sự thanh lịch vừa có ý nghĩa sát khuẩn. Thế kỉ 16 chứng kiến sự kết hợp giữa nghề làm găng tay với nghề làm nước thơm. Nước thơm bán chạy vì con người cần ngụy trang cho cái mùi khó ngửi của găng tay da. Sang thế kỉ 17, kiểu thịnh hành là chất thơm lấy từ động vật: chất xạ hương (musk) được lấy từ con hươu xạ và chất cầy hương (civek) được lấy từ con vật cùng tên. Đến thời đại Khai sáng của thế kỉ 18, mốt thịnh hành là chất thơm lấy từ hoa và quả, chủ yếu để tăng sự quyến rũ. Nhiều loại nước hoa và chai lọ mới được tung ra, và ngay trong cả tro dùng trong Lễ Tro của đạo Kitô cũng được tẩm nước thơm. Bước sang thế kỉ 19, ngành hóa học đã có thể tổng hợp các chất thơm nhân tạo bắt chước mùi thiên nhiên đồng thời sáng tạo ra những chất thơm mới. Công nghệ sản xuất được khai sinh. Đặc trưng của thế kỉ 20 là xa hoa và tiến bộ. Các loại nước thơm tiếp tục chiếm ưu thế, thâm nhập vào nghệ thuật cũng như thương trường. Năm 1928, lần đầu tiên thuật ngữ “liệu pháp hương hoa” - aromatherapy được nhà hoá học người Pháp - Rene Maurice Gattefosse đưa vào sử dụng. Liệu pháp hương hoa là cách sử dụng tinh dầu thơm chiết xuất từ lá, thân, hoa, vỏ cây hay rễ của các loài thực vật để tạo ra cảm giác phấn chấn tinh thần. 1.2. Khái niệm mùi hương. Hương liệu là những chất thực vật có mùi thơm nồng mà người ta đã tích lũy được những kiến thức về chúng từ kinh nghiệm của cuộc sống. Hương liệu là một hỗn hợp có sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu cơ bản thiên nhiên và tổng hợp. Mỗi nguyên liệu cơ bản có lưu lượng bốc hơi đặc trưng: nhiều phút, nhiều giờ, có khi cả nhiều ngày, … Hương liệu có thể được tìm thấy từ những nguyên liệu cơ bản cũng như có thể tổng hợp được. Mỗi loại hương liệu có một mùi hương đặc trưng của nó. Người ta khám phá ra rằng thế giới có khoảng 4.000 loài có thể tiết ra tinh dầu, trong đó có vài trăm loài có thể tác động mạnh lên khứu giác con người. Một số loại tinh dầu thông dụng như quít tạo sự hưng phấn, đem lại cảm giác thoải mái. Hoa hồng vừa làm săn da, vừa giúp thư giãn tinh thần. Các loại oải hương, hoắc hương, ngọc lan giúp các giác quan được nghỉ ngơi, xua bớt lo lắng, căng thẳng. Tinh chất từ trà xanh, tinh dầu gừng làm ấm cơ thể, có mùi thơm dễ chịu và còn chứa một số vitamin dưỡng da. CHƯƠNG 2: NHỮNG MÙI HƯƠNG CÓ TRONG TỰ NHIÊN 2.1. Mùi hương có nguồn gốc từ thực vật. Trên thế giới hiện nay có khoảng 2.500 loài cây chứa tinh dầu sản xuất khoảng 20.000 tấn tinh dầu mỗi năm. Hàm lượng và trữ lượng tinh dầu tùy thuộc vào: vùng (nhiệt đới, ôn đới), điều kiện thu hoạch và trồng trọt, họ, loại, vị trí trên cây. Bộ phận chứa tinh dầu rất đa dạng tùy họ: tế bào (họ long não, gừng), biểu bì (hoa hồng), ống (hoa tán), túi (họ cam). Ngoài ra tinh dầu có thể ở dạng tự do hoặc kết hợp. Thành phần hóa học của chúng gồm: 2.1.1. Hydrocacbon. Các hydrocarbon thường gặp trong tinh dầu là những terpen (C10H16)n mạch hở hoặc vòng. 2.1.2. Alcol, Phenol, Etherphenol. 2.1.3 Aldehyde, Ceton, Ester. 2.1.4. Các hợp chất khác. 2.2. Mùi hương có nguồn gốc từ động vật. Một số động vật có tuyến hormon tiết ra hợp chất có mùi thơm như: cá voi (Ambrein), chồn hương (Castoreum), cầy hương (Scatol + civetton), hươu đực (xạ hương – Muscon), mèo Ethiopia (Civette absolute). Hình 2.1 - Cá voi Hình 2.2 - Chồn hương và cầy hương Hình 2.3 - Hươu đực Hình 2.4 - Mèo Ethiopia 2.3. Một số phương pháp thông dụng tách đơn hương quan trọng từ tinh dầu. 2.3.1 Tách hợp chất Ancol bằng phương pháp CaCl2 Nguyên tắc: Lợi dụng tính chất những alcol có tính acid dễ tạo muối alcolat Ca. Tách muối ra khỏi hỗn hợp ròi sau đó hoàn nguyên alcol bằng thuỷ phân. Ứng dụng tách các chất như: geraniol, linalool, borneol,… 2.3.2 Tách hợp chất dẫn suất Phenol Nguyên tắc: Lợi dụng tính chất hợp chất phenol có H acid dễ tạo muối phenolate Na (ít tan) dễ tách được muối ra khỏi hỗn hợp tinh dầu. Sau đó hoàn nguyên dạng phenol bằng dung dịch acid. Ứng dụng tách các chất như: Thymol, Eugenol,… 2.3.3 Tách các hợp chất dễ kết tinh Nguyên tắc: Hạ nhiệt độ để kết tinh đơn hương cần tách ra khỏi tinh dầu. Ứng dụng tách các chất như: Menthol, Anethol, Safrol. 2.3.4 Tách các hợp chất Aldehyd Nguyên tắc: Nhóm C = O của andehyd hoặc ceton tạo phức cộng với Natri sunfit dạng tủa. Sau đó tách tủa, hoàn nguyên aldehyde (hoặc ceton) bằng dung dịch pha loãng. Ứng dụng tách các chất như: Citral, citronellal,… 2.4. Những công dụng kỳ ảo trong hương liệu các loại cây, hoa, lá. Húng quế: Mùi hương tươi mới, xanh và giống như cam thảo. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Chứng đau nửa đầu, suy nhược, đau cơ bắp, đau dạ dày. Gỗ tuyết tùng: Hương gỗ, ấm và hương gỗ thông. Hiệu quả: Giúp phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, sung huyết, nhiễm trùng, lo lắng. Quế: Hương ngọt, ấm, cay. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Căng thẳng, kiệt sức, táo bón, thấp khớp. Cây xô thơm: Vị ngọt, mùi hạt phỉ, thảo mộc. Hiệu quả: Mang lại trạng thái thoải mái, vô lo. Chủ trị: Căng thẳng, suy nhược, mãn kinh, chống nhăn và lãnh cảm. Đinh hương: Vị ngọt, hăng hăng, ấm. Hiệu quả: Giúp tinh thần thăng hoa. Chủ trị: Đau răng, đau nhức cơ bắp, căng thẳng, cảm cúm. Gừng: Có mùi tiêu cay, có tính ấm, nóng. Hiệu quả: Tiếp thêm sinh lực. Chủ trị: Cúm, đau nhức cơ bắp, buồn nôn, lãnh cảm. Thì là: Vị ngọt, tính ấm. Hiệu quả: Lấy lại sự thanh thản, bình tĩnh. Chủ trị: Lo lắng, hoảng loạn, vấn đề về kinh nguyệt, buồn nôn, hạn chế nếp nhăn. Trầm hương: Mùi thơm dịu, mùi mốc, ấm. Hiệu quả: Căng thẳng, hen suyễn, ho, viêm khớp, nếp nhăn. Bưởi: Có vị ngọt, giống cam quýt. Hiệu quả: Làm tỉnh táo khỏe khoắn. Chủ trị: Suy nhược, lo lắng, kiệt sức. Hương nhài: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu quả: Phấn khích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, suy nhược, cơn đau đẻ, khô da. Bách xù: Gia vị, hồ tiêu, mùi gỗ thông. Hiệu quả: Làm cho tinh thần thanh sạch. Chủ trị: Các vấn đề về da, trí nhớ kém, viêm khớp, khó chịu do say rượu. Hoa oải hương: Vị ngọt, mùi cây cỏ. Hiệu qủa: Mang lại cảm giác êm dịu. Chủ trị: Chứng mất ngủ, bỏng, đau đầu, nhiễm trùng. Cỏ tranh: Mùi hương cỏ, mùi khô và lạnh. Hiệu quả: Kích thích tinh thần. Chủ trị: Trí nhớ kém, trầm cảm, sưng tấy do côn trùng đốt, tuần hoàn kém. Kinh giới ô: Tính ấm, mùi gỗ, thảo mộc: Hiệu quả: Giúp thanh thản. Chủ trị: Lo lắng, đau nhức cơ bắp, huyết áp cao, hen suyễn. Hoắc hương: Mùi hăng, cay, như mùi xạ, ngọt. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Lãnh cảm, căng thẳng thần kinh, cháy nắng, sưng tấy do côn trùng đốt. Bạc hà: Vị ngọt, cay của bạc hà, tươi mới. Hiệu quả: Tỉnh táo và khỏe khoắn tinh thần. Chủ trị: Buồn nôn, tiêu hóa kém, cháy nắng, thiếu tập trung. Gỗ đàn hương: Vị ngọt, mùi của gỗ, hăng nặng. Hiệu quả: Cải thiện “năng lực”. Chủ trị: Suy nhược, lãnh cảm, ho. Chè: Mùi cay, như mùi htuốc. Hiệu quả: kích thích tinh thần. Chủ trị: các vết mổ, virus, đau họng, nhiễm trùng đường tiết niệu. Hoa hồng: Vị đậm, hăng mùi cây cỏ. Hiệu quả: Kích thích tình dục. Chủ trị: Mãn kinh, lãnh cảm. Hoàng lan: Mùi cây cỏ, ngọt. Hiệu quả: Gây phấn kích. Chủ trị: Lãnh cảm, huyết áp cao, da dầu. 2.5. Một số tinh dầu quan trọng. 2.4.1. Tinh dầu hoa hồng. Hình 2.5 - Hoa hồng Rosa damascena và tinh dầu hoa hồng Các tên khác: Oleum rosarum (Latin), Essence de rose (Pháp), Rosenoel (Đức). Thành phần: Tinh dầu hoa hồng chứa 70 ÷ 75 geraniol, citronellol và một lượng nhỏ những ester khác. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu hoa hồng có được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước hay chiết bằng dung môi nguyên liệu hoa tươi Rose damascena, Rose gallica và những loại hoa hồng khác. Với phương pháp cất kéo thời gian cất khoảng 2 giờ 15 phút. Hiệu suất thu tinh dầu khoảng 1kg tinh dầu/ (2600 ÷ 2700kg hoa). Phương pháp chiết dùng dung môi thường dùng ether dầu hỏa, sau khi bốc hơi dung môi ta thu được rose concrete oil với hiệu suất khoảng 0,22 ÷ 0,25%, từ rose concrete oil qua xử lý thu được rose absolute oil (50 ÷ 60%). Nước sản xuất nhiều tinh dầu hoa hồng nhất là Bungari, một số nước khác cũng sản xuất tinh dầu hoa hồng như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Marốc, Pháp, Anh, Hà Lan, Ấn Độ,... Tính chất hóa lý: Tinh dầu hoa hồng là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi hoa hồng và có dạng bán rắn ở nhiệt độ thường. - Tỷ trọng ở 150C : 0,848 ÷ 0,863 - Góc quay cực : - 10 ÷ - 40 (ống đo 100mm, 250C) - Chiết xuất ở 250C : 1,458 ÷ 1,463 - Rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và CHCl3 Tinh dầu hoa hồng Pháp nhận được từ hoa rose centifolia có mùi hương và tính chất khác tinh dầu Bungari nhận được từ damask rose- thỉnh thoảng tinh dầu hoa hồng trắng cũng được dùng ở Bungaria, nhưng có mùi hương kém hơn tinh dầu của damask rose. Ứng dụng: Tinh dầu hoa hồng genuin rose otto được dùng nhiều trong các hợp hương, trong hỗn hợp bouquet perfume. Hương hoa hồng được sử dụng rộng rãi trong các loại nước hoa, sản phẩm mỹ phẩm như: kem, phấn, lotion,... tẩm vào các vật dụng như khăn tay,... Khả năng gây dị ứng: Tinh dầu hoa hồng gần như không gây dị ứng cho da. 2.4.2. Tinh dầu trầm hương. Hình 2.6 - Tinh dầu trầm hương Các tên khác: Oleum Aquilariae (Latin), Essence de boisd’ Aigle (Pháp), Agarroel (Đức). Thành phần chính của tinh dầu trầm: 2-(2-(4-methoxy phenyl) chromon : 27,0% 2-(2-phenylethyl) chromon : 15,0% Oxoagarospirol : 5,0% 9,11-eremophilandien-8-0n : 3,0% 6-methoxy-2-(2-(4-methoxy phenyl ethyl) chromon : 2,5% Ngoài ra, trong tinh dầu còn có guaia-1(10), 11-dien-15-al và những sesquiterpen khác. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Trầm là sản phẩm của câu dó sinh ra do tác dụng của một số vi khuẩn lên cây hoặc do tác động của vết thương. Trầm là những khối nhựa nằm trong gỗ thân cây đó. Tinh dầu trầm thu được bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi từ phần vụn hoặc các thứ phẩm khi khai thác trầm. Cây dó có ở các khu vực như vùng đông bắc Ấn Độ đến Myanma, Malaysia, Sumatra, Borneo (Indonesia), Philipine, Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam. Tính chất hóa lý: Tinh dầu trầm là chất lỏng sánh màu vàng tím, màu da cam đậm, mùi thơm đặc biệt, rất dai. - Tỷ trọng : 1,0086 ÷ 1,0116 - Góc quay cực : - 30 2’÷ - 140 - Chiết xuất ở 250C : 1,4920 ÷ 1,5001 Ứng dụng: Tinh dầu trầm khi đốt có mùi rất thơm, thường dùng trong các nghi lễ tôn giáo ở các nước phương đông. Tinh dầu được dùng để sản xuất các loại nước hoa cao cấp. 2.4.3 Tinh dầu dương hồi hương. Hình 2.7 - Tinh dầu hồi Các tên khác: Oleum anisi (Latin), Essence d’ Anis (Pháp), Anisoel (Đức) Thành phần chính: trong tinh dầu dương hồi hương là trans anethol (89,7 ÷ 94,0%), methyl chavicol, anise aldehyd. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu dương hồi hương có được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước quả hồi khô Pimpinella anisum L, họ hoa tán. Hiệu suất thu tinh dầu khoảng 1,5 ÷ 6%. Cây hồi Pimpinella anisum được trồng ở vùng Trung Cận Đông, các nước châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước ở Nam Mỹ. Tính chất hóa lý: Tinh dầu dương hồi hương là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi đặc trưng của hồi, vị ngọt. - Tỷ trọng ở 200C : 0,980 ÷ 0,990 - Góc quay cực αD : 00 6’÷ - 20 - Chiết xuất ở 200C : 1,552 ÷ 1,559 Ứng dụng: Tinh dầu dương hồi hương được dùng nhiều trong một số hợp hương, các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc tay và chân. Tinh dầu dương hồi hương có tác dụng trị liệu một số bệnh đường tiêu hóa nên được dùng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. 2.4.4 Tinh dầu húng quế. Hình 2.8 - Tinh dầu húng quế Các tên khác: Oleum basilici (Latin), Essence de Basilic (Pháp), Basilicumoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính trong tinh dầu tùy thuộc vào vùng nguyên liệu: Tinh dầu Pháp: linalol 40,7%; methyl chavicol 23,8%; eugenol 5,9%; citronellol 3,6%; α- terpineol 1,9%; camphor 1,4%. Tinh dầu Ai Cập: linalol 45,6%; methyl chavicol 23,8%; eugenol 5,9%; citronellol 3,6%; α- terpineol 1,9%; camphor 1,4%.. Tinh dầu Việt Nam: methyl chavicol (79,1 ÷ 82,5%); linalol 0,1% Tại Việt Nam, loại Ocimum basilicum var. Basilicum được trồng rất phổ biến, hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 1,7% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối) Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu được khai thác từ cành và lá của cây húng quế Ocimum basilicum L, họ bạc hà. Hiệu suất khoảng 0,1 ÷ 0,25% khi dùng nguyên liệu là tất cả các phần trên mặt đất và 0,4% khi dùng cành mang hoa, thời gian cất kéo dài từ 1 ÷ 11 giờ. Tinh dầu được khai thác nhiều ở các nước Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Algeri, Ai Cập và Trung Quốc. Tính chất hóa lý: Tinh dầu của các nước nêu trên có tính chất khá giống nhau là chất lỏng, màu vàng nhạt, có mùi tinh dầu húng quế đặc trưng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,9 ÷ 0,930 - Góc quay cực : -6’÷ -2 20 - Chiết xuất : 1,481 ÷ 1,495 Ứng dụng: Tinh dầu húng quế được dùng trong các hợp hương trong thực phẩm, công nghệ pha chế nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng... 2.6.5. Tinh dầu chanh thơm. Hình 2.9 – Tinh dầu chanh Các tên khác: Oleum bergamottae (Latin), Essence de Bergamote (Pháp), Bergamottoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu là β- pinen (6,12%), limonen (39,9%), γ- terpinen (6,4%), linalol (10,6%), linalyl acetate (28,9%). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu có được từ sự ép vỏ cây chanh thơm, gạn lọc, sau đó ly tâm, tách tinh dầu. Dịch và bã còn lại tận dụng thu acid citric, pectin, và cất kéo hơi nước thu thêm tinh dầu (tinh dầu thứ phẩm). Cây chanh thơm citrus bergamia risso và poiteau họ cam, hiện được trồng nhiều ở Canada, một ít ở bờ biển Ngà và Ghinê. Tính chất hóa lý: Tinh dầu chanh thơm là chất lỏng màu vàng nhạt đến màu vàng, có mùi thơm của cam, vị dịu, thơm, không đắng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,848 ÷ 0,853 - Góc quay cực : +950 30’÷ +990 - Chiết xuất ở 200C : 1,473 ÷ 1,475 Ứng dụng: Tinh dầu chanh thơm là một trong những hương liệu rất quan trọng trong công nghệ pha chế nước hoa, đặc biệt là nươc hoa cho nam giới, ngoài ra tinh dầu chanh thơm còn được dùng làm chất thơm trong thuốc lá. 2.4.6. Tinh dầu vỏ cam đắng. Hình 2.10 - Tinh dầu vỏ cam Các tên khác: Oleum aurantii Amari (Latin), Essence d’orange bigarade (Pháp), bitteres pomeranzenoel (Đức). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu được khai thác từ vỏ cây cam đắng citrus aurantium L., họ cam, bằng phương pháp ép cả quả. Khoảng 300kg quả thì ép được 1kg tinh dầu, bã còn lại cất được 0,25kg tinh dầu loại thứ phẩm. Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu là limoen với hàm lượng trên 90%. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: - Alcol 0,37% bao gồm linalol và terpineol - Ester 2,1% bao gồm linalyl acetate, neryl acetate, geranyl acetate, citronellyl acetate. - Aldehyd 0,78% bao gồm nonyl aldehyd, decyl aldehyd, dodecyl aldehyd. Tính chất hóa lý: Tinh dầu cam đắng là chất lỏng màu vàng, mùi thơm, vị đắng. - Tỷ trọng ở 150C : 0,8517÷ 0,8542 - Góc quay cực ở 150C : 00 6’÷ - 20 - Chiết xuất ở 150C : 1,4747 ÷ 1,4764 Ứng dụng: Tinh dầu cam đắng được dùng trong hương liệu. 2.4.7.Tinh dầu tràm. Hình 2.11 - Tinh dầu tràm Các tên khác: Oleum cajeputi (Latin), Essence de Cajeput (Pháp), Cajeputoel (Đức). Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu tràm là cineol (40 ÷ 70%); α- terpineol (6 ÷ 11%); linalol (2 ÷ 5%). Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu có được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước lá tràm melaleuca leucadendron L., hiệu suất thu khoảng 0,4 ÷ 1,2%. Cây tràm melaleuca có ở các nước Úc, Tân Ghinê, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. Tính chất hóa lý: Tinh dầu tràm là chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. - Tỷ trọng ở 200C : 0,910÷ 0,920 - Góc quay cực : -10 ÷ - 30 - Chiết xuất ở 200C : 1,466 ÷ 1,472 Ứng dụng: Tinh dầu tràm được dùng chủ yếu trong ngành dược: trong dầu xoa bóp, thuốc chữa bệnh đường hô hấp, các vết thương phầm mềm. Ngoài ra, còn dùng để chiết xuất cineol, ngoài việc dùng trong ngành dược, cineol được dùng trong các hộp bánh kẹo, kem đánh răng, nước súc miệng. 2.4.8. Tinh dầu quế. Hình 2.12 - Vỏ cây quế và tinh dầu quế Các tên khác: Oleum cinnamoni cassiae (Latin), Essence Cannelle de chine (Pháp), Cassia oil (Đức) Tên khoa học: Cinnamomum zeylanicum nees; ceylon cinnamon; C. Loureirii nees; Saigon cinnamon; C. Cassia nees; Chinese cinnamon. Thành phần: Thành phần chính của tinh dầu phụ thuộc vào nguyên liệu đầu: - Ceylon cinnamon (vỏ): caryophyllene, β- cymene, β- pinene, linalool, furfural và các aldehyd khác. - Seychelles cinnamon (lá): Eugenol (75 ÷ 95%); các terpene, β- caryophyllene, cinnamic alcol và benzlbanzoate (trên 27%) - Chinese cinnamon (vỏ): chứa cinnamic aldehyd rất cao (khoảng 85%), ngoài ra còn có cinnamyl acetate, benzaldehyd, methyl salicylate và coumarin. Nguyên liệu và phương pháp tách chiết: Tinh dầu thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước vỏ cây. Tính chất hóa lý: Tinh dầu là chất lỏng màu đỏ nâu, có mùi đặc trưng của quế (mùi cinnamaldehyd). Tùy theo nguồn nguyên liệu, tinh dầu có các chỉ số lý hóa khác nhau: Tinh dầu từ vỏ ceylon cinnamon: - Khối lượng riêng ở 250C : 1,010 ÷ 1,030 - Chiết xuất ở 200C : 1,5730 ÷ 1,5910 - Góc quay cực ở 200C : 00 ÷ 20 - Độ tan trong EtOH 70% : 1:2 ÷ 1:3 - Hàm lượng các hợp chất aldehyd (quy theo cinnamic aldehyd): 55 ÷ 78% - Hàm lượng các hợp chất phenol (quy theo eugenol): 4 ÷ 10% Tinh dầu từ lá ceylon cinnamon: - Khối lượng riêng ở 250C : 1,030 ÷ 1,050
Luận văn liên quan