Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại du lịch (XTTMDL) trên địa bàn tỉnh Bến Tre có bước phát triển tích cực, đúng hướng, đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế. Do vậy, hoạt động XTTMDL đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp. Để định hướng cho hoạt động XTTMDL của tỉnh phù hợp với định hướng chung của cả nước và xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động XTTMDL, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa cho các doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, việc xây dựng Dự án xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 – 2010 là yêu cầu cấp thiết.

doc61 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại du lịch (XTTMDL) trên địa bàn tỉnh Bến Tre có bước phát triển tích cực, đúng hướng, đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, đang và sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế. Do vậy, hoạt động XTTMDL đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp. Để định hướng cho hoạt động XTTMDL của tỉnh phù hợp với định hướng chung của cả nước và xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động XTTMDL, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa cho các doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, việc xây dựng Dự án xúc tiến thương mại du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 – 2010 là yêu cầu cấp thiết. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI DU LỊCH I- Khái niệm về xúc tiến thương mại du lịch: 1- Khái niệm về xúc tiến thương mại (XTTM), xúc tiến du lịch (XTDL): Theo cách hiểu truyền thống, "XTTM là hoạt động giao tiếp và hỗ trợ giao tiếp thông tin giữa bên bán và bên mua hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ". Theo Điều 3 "Giải thích từ ngữ" Luật Thương mại Việt Nam được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2005, "XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Dưới góc độ kinh doanh quốc tế, XTTM bao gồm xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu, XTTM nội địa. XTDL là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch như: cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các đoàn fam trip, tổ chức, tham gia các sự kiện du lịch: lễ hội, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch... 2- Phân định nội dung cơ bản của XTTM, XTDL: 2.1. XTTM, XTDL vĩ mô: Hoạt động XTTM, XTDL vĩ mô là họat động XTTM, XTDL của Chính phủ, với những nội dung chủ yếu sau: - Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về XTTM, XTDL, xây dựng các chương trình và chiến lược XTTM, XTDL cấp quốc gia. - Điều phối hoạt động giữa các Bộ, các cơ quan hỗ trợ XTTM, XTDL và cộng đồng doanh nghiệp. - Thiết lập và điều hành mạng lưới các đại diện thương mại – du lịch của chính phủ ở nước ngoài. - Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. - Tham gia đào tạo nguồn nhân lực. - Dịch vụ thông tin thương mại du lịch. 2.2. XTTM, XTDL của các tổ chức phi Chính phủ: - Phối hợp hoạt động XTTM, XTDL với các cơ quan Chính phủ. - Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ dựa trên chức năng, nhiệm vụ và lợi thế cạnh tranh của từng đơn vị. - Tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động XTTM, XTDL. 2.3. XTTM, XTDL của tỉnh, thành phố: Để phát huy hiệu quả XTTM, XTDL Chính phủ, Trung ương và các địa phương có sự phân chia, phối hợp hoạt động ở phạm vi và mức độ khác nhau. Xúc tiến của Chính phủ mang tính quốc gia, những hoạt động quan trọng ở phạm vi toàn quốc. XTTM, XTDL của chính quyền địa phương tập trung vào các hoạt động có tính đặc thù, riêng biệt của các địa phương và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc, gồm các hoạt động: - Hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về XTTM, XTDL xây dựng chiến lược và chương trình XTTM, XTDL tỉnh, thành phố. - Điều phối hoạt động giữa các cơ quan hỗ trợ XTTM, XTDL và cộng đồng doanh nghiệp ở tỉnh, thành phố. - Hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động thương mại du lịch của địa phương. - Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực cho hoạt động thương mại du lịch trong phạm vi địa phương mình. - Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong tỉnh, thành phố. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong địa phương thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, tham gia hội chợ và triển lãm ở nước ngoài. - Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức các hội chợ, triển lãm ở địa phương. 2.4- XTTM, XTDL vi mô: XTTM, XTDL cấp vi mô là họat động XTTM, XTDL của doanh nghiệp. II- Một số tình hình XTTM, XTDL trong cả nước: 1- Hệ thống các tổ chức XTTM, XTDL: XTTM, XTDL của Chính phủ: - Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Công Thương; Cơ quan Thương vụ Việt Nam đặt tại 52 nước trên thế giới. - Cục Xúc tiến Du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch. Các tổ chức XTTM, XTDL phi Chính phủ: - Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI): có tất cả 5.697 hội viên, với các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu; văn phòng đại diện tại tỉnh Khánh Hóa, Thành phố Vinh, Thanh Hóa. - Hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ doanh nghiệp: (cả nước hiện có 66 hiệp hội ngành nghề). - Hiệp hội du lịch, câu lạc bộ du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước Các doanh nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa xúc tiến thương mại: Có trên 100 công ty tư vấn, công ty kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong cả nước. XTTM, XTDL của địa phương: Hiện nay 64 Tỉnh/Thành phố trên toàn quốc đã có bộ phận chuyên trách về XTTM, XTDL. Tại địa phương, đa phần các đơn vị xúc tiến được tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. 2- Về kinh phí hoạt động XTTM, XTDL giai đoạn 2001- 2005: Kinh phí hoạt động XTTM: Thực hiện theo Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 về hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động XTTM đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó quy định rõ về kinh phí hỗ trợ XTTM của trung ương và địa phương như sau: Kinh phí hỗ trợ XTTM của Trung ương: - Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách bằng 0,25% tính trên trị giá tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm trước (trừ dầu thô) chuyển vào quỹ hỗ trợ các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp trong cả nước đẩy mạnh xuất khẩu. Chủ trì các chương trình là các Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan XTTM thuộc Bộ, ngành. Nhà nước hỗ trợ từ 50% – 70% kinh phí XTTM thông qua các đơn vị chủ trì chương trình; doanh nghiệp đóng góp từ 30% - 50% tùy theo chương trình. Kinh phí hỗ trợ XTTM của địa phương: - Đối với địa phương, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập quỹ XTTM hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. Sở Thương mại/TMDL chủ trì xây dựng các chương trình XTTM trọng điểm của địa phương để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Nguyên tắc hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ từ 50% – 70% kinh phí XTTM; doanh nghiệp đóng góp từ 30% - 50% tùy theo chương trình. Kinh phí hoạt động XTDL: Kinh phí hoạt động XTDL của Trung ương thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005. Tổng kinh phí ngân sách Trung ương chi cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005 là 112,506 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí chuyển về hỗ trợ cho các hoạt động ở địa phương là 37,197 tỷ đồng (chiếm 34% tổng ngân sách Chương trình). Ngoài ra, các địa phương cũng trích ra một khoản kinh phí để chi cho các chương trình XTDL nhằm quảng bá du lịch của địa phương. 3- Một số tình hình XTTM, XTDL cả nước giai đoạn 2001 - 2005: 3.1- Tình hình XTTM cả nước: Cung cấp thông tin thương mại - quảng bá phục vụ doanh nghiệp: Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại đã xây dựng trang web, ấn phẩm quảng bá như: đĩa CD, VCD, sách giới thiệu các ngành hàng, danh bạ các doanh nghiệp xuất khẩu, sách giới thiệu về thị trường… Mời cơ quan báo chí nước ngoài đến viết bài giới thiệu các sản phẩm của địa phương. Đa số các tổ chức XTTM phi Chính phủ, Trung tâm XTTM các tỉnh, thành phố đều có xây dựng trang web, phát hành bản tin thương mại du lịch, xây dựng các ấn phẩm quảng bá về thương mại của địa phương, quảng bá thông tin doanh nghiệp trên báo, đài, internet... Tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa: - Cục Xúc tiến Thương mại đã thành lập Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Newyork, Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Dubai. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ cũng đã thành lập trung tâm thương mại hoặc văn phòng đại diện tại một số nước là thị trường trọng điểm nhằm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. - Các tổ chức XTTM địa phương cũng đã tổ chức showroom trưng bày giới thiệu hàng hóa tại địa phương, trong nước, nhằm tiếp thị sản phẩm, tiếp nhận thông tin từ khách hàng phản hồi cho các doanh nghiệp Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử: Bộ Công Thương là đầu mối xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã triển khai đến các địa phương chương trình phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Thời gian qua, các địa phương cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dung thương mại điện tử thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, ứng dụng các phần mềm trong hoạt động... Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp còn rất yếu. Tổ chức hội chợ triển lãm trong nước: - Mỗi năm có khoảng 300 lượt hội chợ triển lãm (HCTL) được thực hiện trên cả nước. Các hội chợ thường từ 100 - 200 gian hàng. Một số ít hội chợ có từ 500 – 700 gian hàng. - Các hội chợ chuyên ngành đang có xu hướng ngày càng ổn định và phát triển. Các hội chợ vùng cũng ngày càng được các địa phương và doanh nghiệp ủng hộ. Hội chợ triển lãm tại địa phương thường là hội chợ thương mại du lịch gắn kết với các ngày lễ lớn, lễ hội truyền thống của địa phương, kết hợp với các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hội thảo, hội thi, tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài – Tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài: - Do được sự hỗ trợ của các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia nên quy mô, chất lượng của các đoàn doanh nghiệp Việt Nam khảo sát thị trương và tham gia HCTL tại nước ngoài ngày càng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do yếu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công nghệ, thiếu thông tin về thị trường. kỹ năng marketing nên hiệu quả thu được của một số doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở mức khiêm tốn. - Ngoài các đoàn khảo sát và tham gia HCTL nằm trong chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, các tổ chức XTTM của địa phương còn tổ chức các đoàn khảo sát thị trường và tham gia HCTL nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng bá các sản phẩm đặc thù của địa phương. Tổ chức khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm trong nước: Hàng năm, các tổ chức XTTM địa phương còn tổ chức hoặc giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước để quảng bá các sản phẩm của địa phương và tổ chức các đoàn khảo sát thị trường trong nước để tiếp thị hàng hóa, giao lưu, tìm cơ hội kinh doanh. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn: Hàng năm, Cục XTTM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức nhiều cuộc diễn đàn, hội thảo, lớp tập huấn cấp quốc gia mời rộng rãi doanh nghiệp cả nước tham dự. Các tổ chức XTTM địa phương cũng tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn mang tính chất vùng hoặc địa phương. Các hội thảo thường tập trung vào các chủ đề về thị trương, hội nhập, xây dựng thương hiệu, thương mại điện tử… Mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tim cơ hội kinh doanh tại Việt Nam: Thời gian qua, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM các tỉnh/thành phố lớn đã mời nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và tổ chức cho các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ, giao thương, tìm cơ hội kinh doanh. XTTM thông qua các tham tán thương mại Việt Nam tại các nước: Hàng năm, Bộ Công Thương triệu tập các Tham tán thương mại Việt Nam về nước và mở hội nghị gặp gỡ giữa tham tán thương mại với các doanh nghiệp để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhờ Tham tán thương mại hỗ trợ XTTM, nghiên cứu thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang các nước. Nhìn chung, bước đầu hoạt động của các tổ chức XTTM trong cả nước đã mang lại một số hiệu quả cho doanh nghiệp, đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường… Tuy vậy, tính tự phát còn khá cao. Đánh giá tổng quát hệ thống tổ chức và hiệu quả hoạt động công tác XTTM của cả nước hiện nay còn manh mún, thiếu sự kết nối thành hệ thống, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, vai trò nhà nước trong lĩnh vực này chưa thể hiện rõ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động XTTM như các trung tâm hội chợ triển lãm, kho ngoại quan, hạ tầng công nghệ thông tin… chưa được đầu tư hiện đại hóa và xây dựng thêm. Tuy vậy, đứng trước những thách thức về cạnh tranh ngày càng quyết liệt đối với các doanh nghiệp nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xác định công tác XTTM nhất thiết phải được nhà nước can thiệp tốt hơn và đóng vai trò động lực. 3.2- Tình hình XTDL cả nước: Hoạt động XTDL của Chính phủ được thực hiện thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 – 2005, các chương trình XTDL cấp quốc gia do Tổng cục Du lịch chủ trì xây dựng và phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện XTDL giai đoạn 2000 – 2005 như sau: Thông tin tuyên truyền: - Xây dựng các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trên Đài truyền hình Trung ương, địa phương. Mời 38 đoàn đại diện các hãng lữ hành, thông tấn báo chí của các thị trường gửi khách lớn vào tham quan, khảo sát và viết bài giới thiệu về du lịch Việt Nam. - Xây dựng 4 websites, phát hành CD-ROM Di sản Thế giới ở Việt Nam, CD-ROM Lễ hội truyền thống Việt Nam (bằng 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp). Xây dựng các loại sản phẩm quảng bá du lịch: Xây dựng 92 biển quảng cáo, 4,5 triệu đầu ấn phẩm, cung cấp 32.000 kg ấn phẩm cho 29 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, phát hành trên 20.000 đầu tặng phẩm, đồ lưu niệm, xây dựng 05 phòng thông tin tại các sân bay trong nước.. Quảng bá du lịch nhân các sự kiện quốc tế lớn tại Việt Nam:   Tranh thủ các sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, Chương trình đã tiến hành các hoạt động giới thiệu hình ảnh điểm đến Việt Nam, về đất nước, con người Việt Nam với các đối tượng trực tiếp tham dự sự kiện và thông qua các kênh báo chí (cả báo nói, hình và viết) với công chúng quốc tế …  Tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến trong và ngoài nước: Tổ chức và đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch qua hoạt động của gần 100 sự kiện du lịch trong nước. Tổ chức tham gia 52 hội chợ du lịch quốc tế định kỳ hàng năm và tổ chức 29 chương trình giới thiệu điểm đến (road show) tại các thị trường gửi khách quan trọng.   Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh: Lựa chọn, hỗ trợ khôi phục và tổ chức 20 lễ hội truyền thống tiêu biểu/năm. Đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch: (theo chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch của Chính phủ). Tổ chức các hội thi chuyên ngành như: hội thi toàn quốc về hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, ẩm thực, tổ chức bình chọn các doanh nghiệp du lịch tiêu biểu. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: trên 200 lớp ở 47 địa phương. Xây dựng mới và nâng cấp 16 tours du lịch làng nghề trong cả nước.  Ngoài các chương trình XTDL nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch, các địa phương còn tập trung đầu tư cho các hoạt động XTDL của địa phương như: giới thiệu đất nước, con người, các sản phẩm, tour, tuyến, điểm du lịch của địa phương thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông... Tổ chức các lễ hội, hội chợ du lịch, liên hoan ẩm thực, tổ chức các sự kiện du lịch mang tính chất vùng, tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ du lịch trong nước, khảo sát thị trường, giao lưu trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch giữa các địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội thi chuyên ngành về du lịch, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Nhìn chung, hoạt động XTDL của Trung ương và địa phương từ 2000-2005 đã tạo ra một bước nhảy vọt về chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền một số địa phương, huy động nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư cho XTDL một số địa phương chưa được quan tâm. Ở các địa phương, bộ phận chuyên trách XTDL chưa được đào tạo về chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Việc gắn kết và vai trò chỉ đạo, tư vấn về ý tưởng, hướng dẫn nội dung, chuyên môn, kỹ thuật về XTDL của Cục XTDL đối với các trung tâm XTDL địa phương chưa thể hiện rõ nét. Các hoạt động XTDL ở nước ngoài chưa được tiến hành một cách sâu rộng, thường xuyên và hiệu quả tới các đối tượng khách sở tại do Tổng cục Du lịch chưa có Văn phòng đại diện ở nước ngoài.   III- Bài học kinh nghiệm qua hoạt động XTTM, XTDL: Qua nghiên cứu hoạt động XTTM, XTDL quốc gia và một số tỉnh, thành. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động XTTM, XTDL: 1. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của XTTM, XTDL. Sự phát triển về số lượng, qui mô hoạt động XTTM, XTDL của quốc gia, tỉnh, thành, doanh nghiệp đã khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động XTTM, XTDL, đồng thời chỉ ra rằng hoạt động XTTM, XTDL không những xuất phát từ yêu cầu khách quan của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế mà còn khởi nguồn từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Sự nhận thức đúng về vai trò của XTTM, XTDL được chứng minh qua sự hình thành của hệ thống trung tâm XTTMDL của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, nhận thức về phạm vi, nội dung hoạt động, mô hình tổ chức, qui mô và mức độ đầu tư… cần được củng cố vì đây là yếu tố quyết định, tạo ra động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM, XTDL. 2. Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức XTTM, XTDL. Các địa phương thành công trong hoạt động XTTM, XTDL là những nơi có sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức XTTM, XTDL trung ương với địa phương, các tổ chức xúc tiến phi chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp chuyên nghiệp dịch vụ XTTMDL. Mối liên kết này là hệ thống liên kết mở, tự nguyện theo kế hoạch hành động chung, có tác dụng nâng cao thế và lực của từng tổ chức XTTM, XTDL. 3. Gắn kết chặt chẽ XTTM xuất khẩu, XTTM nội địa, XTDL và xúc tiến đầu tư. Ưu tiên hợp lý cho XTTM xuất khẩu nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh trong xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu của tỉnh và cả nước nhưng cần dành một tỉ lệ thích hợp để XTTM nội địa, XTDL. Vì thị trường nội địa dưới tác động hội nhập kinh tế là thị trường tiềm năng ngày càng lớn, có tác động thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 4. XTTM, XTDL mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài hơn là lợi ích trước mắt. Do vậy, cần phải đầu tư ngân sách cho hoạt động XTTM, XTDL của tỉnh như là một lĩnh vực đầu tư phát triển, đồng thời huy động tốt các nguồn lực của xã hội. 5. Có nhiều công cụ để triển khai hữu hiệu XTTM, XTDL. Do vậy, các tỉnh, thành cần lựa chọn cho riêng mình các công cụ và phương thức thích hợp nhằm tối đa hóa hiệu qu
Luận văn liên quan