Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam

Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh sẽquyết định đến quy mô cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong đó vốn cố định lại đóng vai trò quan trọng trong vốn kinh doanh. Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, vốn cố định trong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và quyết định tới năng xuất loa động, chất lượng sản phẩm. Việc khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm thế nào để vốn cố định được sử dụng có hiệu quả là một khâu trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến đóng góp và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi cần phải tiếp tục tìm kiếm phương hướng hoàn thiện.Xuất phát từ yêu cầu trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam, trên cơ sở những kiến trức và thực tế tích luỹ được em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam” làm đề tài báo cáo quản lý của mình. Kết cấu của đề tài gồm những phần chính sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH -----š›&š›----- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH :QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH :QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI : Giáo viên hướng dẫn : Hà Văn Thủy Sinh viên: Nguyễn Xuân Luân Lớp: QTKD – C10 Khóa Học: 2010 -2013 Hệ Đào Tạo : Cao Đẳng Chính Quy Hà Nội, Ngày 18 Tháng 5. Năm 2013 Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh sẽquyết định đến quy mô cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong đó vốn cố định lại đóng vai trò quan trọng trong vốn kinh doanh. Vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, vốn cố định trong các doanh nghiệp không ngừng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh. Quy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và quyết định tới năng xuất loa động, chất lượng sản phẩm. Việc khai thác sử dụng vốn cố định hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm thế nào để vốn cố định được sử dụng có hiệu quả là một khâu trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến đóng góp và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi cần phải tiếp tục tìm kiếm phương hướng hoàn thiện.Xuất phát từ yêu cầu trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam, trên cơ sở những kiến trức và thực tế tích luỹ được em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam” làm đề tài báo cáo quản lý của mình. Kết cấu của đề tài gồm những phần chính sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian kiến tập tại Công Ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hà Văn Thủy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản đề án môn học này. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vốn cố định Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định(TSCĐ) của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải thanh toán chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình. Vì là vốn đầu tư ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của Vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quy định quy mô TSCĐ, có ảnh hưởng lớn tới trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và lưu chuyển vốn cố địnhTrong nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ để mua sắm, xây dựng tài sản cố định, một trong những yếu tố của quá trình kinh doanh đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một số tiền ứng trước, vốn tiền tệ được ứng trước để mua sắm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định. Do vậy, đặc điểm vận động của tài sản cố định sẽ quyết định sự vận động tuần hoàn của vốn cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ. Tài sản cố định cũng là một loại hàng hoá có giá trị và giá trị sử dụng, nó là sản phẩm của lao động và được mua bán, trao đổi trên thị trường sản xuất. Giữa tài sản cố định và vốn cố định có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Do vậy, vốn cố định của Doanh nghiệp có đặc điểm tương tự như tài sản cố định. Như thế, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, phần vốn cố định giảm dần và phần vốn đã luân chuyển tăng lên. Kết thúc quá trình này, số tiền khấu hao đã thu hồi đủ để tái tạo một tài sản mới. Lúc này tài sản cố định cũng hư hỏng hoàn toàn cùng với vốn cố định đã kết thúc một vòng tuần hoàn luân chuyển. Do đó, có thể nói vốn cố định là biểu hiện số tiền ứng trước về những tài sản cố định mà chúng có đặc điểm chuyển dần từng phần vào trong chu kỳ sản xuất và kết thúc một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. 1.12. Phân loại vốn cố định theo nguồn hình thành Vốn cố định. Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cố định cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của Doanh nghiệp. Do đó, việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản mục đầu tư như vậy là rất quan trọng, bởi vì nó là yếu tố quyết định cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định sau này. Về tổng thể thì người ta có thể chia ra làm 2 loại nguồn tài trợ chính. Nguồn tài trợ bên trong: Là những nguồn xuất phát từ bản thân Doanh nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận để lại... hay nói khác đi là những nguồn thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Nguồn tài trợ bên ngoài: Là những nguồn mà Doanh nghiệp huy động từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động. Tuy nhiên, để làm rõ tính chất này cũng như đặc điểm của từng nguồn hình thành vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chế độ quản lý thích hợp tài sản cố định, người ta thường chia các nguồn vốn như sau: Nguồn vốn bên trong Doanh nghiệp: Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các Doanh nghiệp Nhà nước. Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các Doanh nghiệp này mới bắt đầu hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp phải bảo toàn vốn do Nhà nước cấp. Ngoài ra các Doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp, thành phần kinh tế cũng có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía Nhà nước trong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn và cũng không phải thường xuyên do đó trong một vài trường hợp hết sức khó khăn, Doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xem xét trợ cấp cho các Doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên. Hình thức hỗ trợ có thể được diễn ra dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản, hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí... Vốn tự có của Doanh nghiệp: Đối với các Doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các Doanh nghiệp, chủ Doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tư thì phải đạt được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự có của Công ty, Doanh nghiệp tư nhân thì không được thấp hơn vốn pháp định. Những Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có còn được hình thành từ một phần lợi nhuận bổ sung để mở rộng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Thực tế cho thấy tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt, rất nhiều Công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên với các Công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh khá nhạy cảm. Bởi khi Công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhận một phần nhỏ cổ tức và do đó giá cổ phiếu có thể bị giảm sút. Vốn cổ phần Nguồn vốn này hình thành do những người sáng lập Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và bán những cổ phiếu này trên thị trường mà có được nguồn vốn nhất định. Trong quá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực của Doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường, thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt, để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn thì nguồn vốn cổ phần rất quan trọng, nó có thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượng lớn. Mặt khác, nó cũng khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn, tận dụng các cơ hội đầu tư để được giá mà người đầu tư và Doanh nghiệp phát hành chấp nhận. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải cực kỳ thận trọng và tỉ mỉ trong việc đánh giá các nhân tố có liên quan như: uy tín của Công ty, lãi suất thị trường, mức lạm phát, tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính Công ty gần đây để đưa ra thời điểm phát hành tối ưu nhất, có lợi nhất trong Công ty. Nguồn vốn bên ngoài của Doanh nghiệp. Vốn vay Mỗi Doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định của luật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các loại chứng khoán của Doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau. Nguồn vốn huy động này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suất vay, số lượng vốn đầu tư có. Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến lợi tức cùng với khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đi vay. Vốn liên doanh Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các Doanh nghiệp hoặc chủ Doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài để hình thành một Doanh nghiệp mới. Mức độ vốn góp giữa các Doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh. Tài trợ bằng thuê (thuê vốn) Các Doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiến trúc mà không phải là chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướn hay còn gọi là thuê vốn. Thuê mướn có nhiều hình thức mà quan trọng nhất là những hình thức: bán rồi thuê lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả vốn cố định Tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là 1 yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá nó bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kì kinh doanh. * Công thức tính: Hiệu quả sử dụng vốn cố định =_eq f (Tổng doanh thu hoặc lợi nhuận hàng năm; vốn cố định bình quân trong năm)_ 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh: Còn gọi là hiệu quả Doanh nghiệp, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp nhận được và chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Ta thấy: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - Yếu tố đầu vào (Hiệu quả tuyệt đối) Hoặc Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào (Hiệu quả tương đối) Kết quả đầu ra Một cách chung, kết quả đầu ra mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanh càng lớn hơn đầu vào (chi phí bỏ ra) bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định. Như đã nói, tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh. Có những chỉ tiêu biểu đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định (vốn cố định) như sau: Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Công thức tính: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) năm Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm Ý nghĩa của chỉ tiêu này là phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu 2: Suất hao phí của tài sản cố định. Công thức tính: Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) năm Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi nhuận Vốn cố định. Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong năm VCĐ sử dụng bình quân năm Ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh một đồng VCĐ trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập. Chỉ tiêu 4: Hiệu suất sử dụng Vốn cố định. Công thức tính: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) VCĐ sử dụng bình quân trong năm Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì Doanh nghiệp phải bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng Vốn cố định. Sau khi đã tính được các chỉ tiêu nêu trên, người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm với nhau để thấy Vốn cố định (hoặc TSCĐ) sử dụng có hiệu quả hay không. Người ta cũng có thể so sánh giữa các Doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực để xem xét khả năng cạnh tranh, tình trạng sử dụng và quản lý kinh doanh có hiệu quả hay không. 1.3.Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Doanh nghiệp. 1.3.1.Các nhân tố khách quan. a. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các Doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của Doanh nghiệp. Đối với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư gây ảnh hưởng lớn trong quá trình kinh doanh, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ cũng như các văn bản về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. b.Tác động của thị trường Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà Doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệu quả sử dụng vốn cố định là phải phục vụ những gì mà thị trường cần căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều này chỉ xảy ra khi Doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định. Điều này đòi hỏi Doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài, nhất là những Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng... Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của Doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định. c.Các nhân tố khác. Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định) của Doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan. Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng các tài sản cố định và qua đố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường người ta thường xem xét những yếu tố sau: a.. Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho Doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủ Doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm: Cơ cấu vốn cố định của Doanh nghiệp thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao. Cơ cấu tài sản được đầu tư ra sao, mức độ hiện đại hoá nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu. Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của Doanh nghiệp hay không. b.Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất... Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, Doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy, Doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, Doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân cao có thể sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. c. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ Doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau. Với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đặc điểm của công tác hạch toán kế toán trong nội bộ Doanh nghiệp (luôn gắn bó với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lý trong cùng Doanh nghiệp) sẽ có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái...) để tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định và kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết. d. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong Doanh nghiệp. Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của công nhân cao, song trình độ của lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc, tâm sinh lý... Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất Doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định định trách nhiệm không rõ ràng dứt khoát sẽ là cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỐ ĐỊNH TẠI Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Minh Hoàng MTM Việt Nam 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của
Luận văn liên quan