Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt bảo lâm - Tại Lạng Sơn

Cây hồng (Diospyros Kaki Lim) là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt nước biển. Phạm Văn Côn [5]; Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân Lương [20]. Hiện nay ở nước ta có trồng rất nhiều giống hồng nổi tiếng như hồng Nhân Hậu ( Hà Nam), hồng Hạc Trì ( Phú Thọ), hồng Thạch Thất ( Hà Tây), hồng vuông Thạch Hà ( Hà Tĩnh).Trong đó giống hồng không hạt Bảo Lâm được trồng tại xã Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn cũng là một giống hồng quý được coi là giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn [25], UBND tỉnh Lạng Sơn [42]. Quả hồng có giá trị dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà khoa học Mỹ như sau: nước 139,4g (82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g ( 0,59%); bột đường 31,2g ( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin B12 0,03 mg; vitamin A 3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg; natri 3 mg; canxi 13 mg; magie 15 mg; k ẽm 0,18 mg; mangan 0 ,596 mg; kali 270mg; phospho 28 mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg. Website [77].

pdf91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt bảo lâm - Tại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN ĐẢY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG KHÔNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Thanh Vân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lạng Sơn, tháng 8 năm 2008 HỌC VIÊN CAO HỌC Hoàng Văn Đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, khoa Nông học, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân giảng viên bộ môn cây ăn quả, phó trưởng khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và bảo vệ luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn, Viện Bảo vệ thực vật, Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả - Viện nghiên cứu rau quả, phòng phân tích đất - Viện quy hoạch & thiết kế nông nghiệp, các phòng ban chuyên môn của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn, Đảng uỷ, HĐND, UBND và các hộ gia đình xã Bảo Lâm đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số liệu cho luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Lạng Sơn, Tháng 8 năm 2008 HỌC VIÊN CAO HỌC Hoàng Văn Đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN ĐẢY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG KHÔNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây hồng (Diospyros Kaki Lim) là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt nước biển. Phạm Văn Côn [5]; Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân Lương [20]. Hiện nay ở nước ta có trồng rất nhiều giống hồng nổi tiếng như hồng Nhân Hậu ( Hà Nam), hồng Hạc Trì ( Phú Thọ), hồng Thạch Thất ( Hà Tây), hồng vuông Thạch Hà ( Hà Tĩnh)...Trong đó giống hồng không hạt Bảo Lâm được trồng tại xã Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn cũng là một giống hồng quý được coi là giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn [25], UBND tỉnh Lạng Sơn [42]. Quả hồng có giá trị dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà khoa học Mỹ như sau: nước 139,4g (82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g ( 0,59%); bột đường 31,2g ( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin B12 0,03 mg; vitamin A 3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg; natri 3 mg; canxi 13 mg; magie 15 mg; kẽm 0,18 mg; mangan 0 ,596 mg; kali 270mg; phospho 28 mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg. Website [77]. Quả hồng khi chín có phẩm vị thơm ngon có thể sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm mứt, làm bánh nướng.... hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngoài ra quả hồng và các bộ phận khác của quả còn có rất nhiều giá trị dược lý khác như sử dụng ăn tươi có tác dụng chữa bệnh táo bón, bệnh trĩ, giảm sốt, giảm căng thẳng, chữa say rượu, phòng ngừa bệnh bướu cổ; quả hồng sấy khô được sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 bệnh ho khan, trừ giun sán, cầm máu, chữa long đờm...; cuống và đài hoa được sử dụng để chữa ho và nấc rất tốt; dịch quả xanh được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp. Vũ Công Hậu [15]; Đỗ Tất Lợi [18]; Trần Thế Tục [38]; Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình [44]; Duke J.A và công sự [56]. Theo Kotami và cộng sự (2000) [63]; Yamada M [73]; Yonemori và cộng sự [74], [75] chất tanin và các hợp chất có trong quả hồng có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng và chữa bệnh cao huyết áp rất tốt. So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng có rất nhiều ưu điểm như: dễ trồng, chịu hạn tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, lá to tán lá rộng tạo độ che phủ chống xói mòn tốt, năng suất cao và tương đối ổn định. Vì vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn quả khác trên cùng địa bàn. Cây hồng Bảo Lâm ở độ tuổi 20-30 năm có diện tích tán lá khoảng 15 - 20 m 2 . Chăm sóc tốt mỗi năm cho thu hoạch từ 70-80 kg quả tương ứng giá trị 1- 1,2 triệu đồng. Vì vậy giống hồng Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn coi là một cây trồng quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo và phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bảo Lâm và các vùng lân cận với mục tiêu đưa diện tích giống hồng này lên 1800 - 2500 ha năm 2015 [42] tạo vùng hồng hàng hoá tập trung chất lượng cao. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng hồng còn gặp nhiều khó khăn trong nhân giống, phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật trồng và chăm sóc, biện pháp chống rụng quả cũng như các chỉ dẫn địa lý cho vùng trồng giống hồng Bảo Lâm....các vấn đề vừa nêu chưa được nghiên cứu xem xét một cách đầy đủ vì vậy cho đến nay vẫn chưa xây dựng được các quy trình trồng và chăm sóc hồng để hướng dẫn và khuyến cáo cho người làm vườn. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng các diện tích hồng được trồng ở Bảo Lâm hiện nay có năng suất thấp, quả bé, giống bị thoái hoá.... không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Xuất phát từ tình hình thực tế trên nhằm từng bước xác định được các biện pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc đối với giống hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - tại Lạng Sơn." 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định một số đặc điểm sinh học, tình hình sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn. 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra hiện trạng sản xuất hồng Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống hồng không hạt Bảo Lâm. - Nghiên cứu thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu bệnh hại trên hồng Bảo Lâm. - Nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Phần I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra hiện trạng sản xuất cây hồng Bảo Lâm tại xã Bảo lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Giống hồng không hạt Bảo Lâm là một giống cây ăn quả lâu năm đã được người dân Bảo Lâm trồng từ rất lâu và được đặt tên theo địa danh của xã, hiện nay giống hồng này được tỉnh Lạng Sơn coi là một giống hồng quý, là cây ăn quả đặc sản của địa phương. Nhưng đến nay các nghiên cứu về giống hồng này còn rất hạn chế, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc hầu như chưa được áp dụng hoặc nếu có thì cũng không đồng bộ nên năng suất, chất lượng quả thấp . Thông qua việc điều tra hiện trạng sản xuất hồng chúng ta sẽ biết được mức độ áp dụng các biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác, chăm bón, quản lý dịch hại... Từ đó có những đề xuất về các nội dung cần xem xét, nghiên cứu nhằm từng bước hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật khuyến cáo cho người làm vườn tại Bảo Lâm và các vùng lân cận. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu quy luật ra cành hồng Cây hồng ra hoa kết trái, sinh trưởng hàng năm phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đất đai, khí hậu thời tiết, tuổi cây, giống...Trong một năm cây hồng thường có 2-3 đợt lộc là lộc xuân, lộc hè, lộc thu . Phạm Văn Côn [6], [7]; Vũ Công Hậu [14], [15]; Trần Như Ý [50], [51]. Các đợt lộc thường có liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết trái của năm sau. Nguyễn Thế Huấn [16]. Nghiên cứu quy luật ra cành để có các biện pháp kỹ thuật cần thiết, hợp lý tác động và điều chỉnh quá trình ra lộc nhằm hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 xuất hồng. Vũ Công Hậu [13], [14]. 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, của cây, năng suất và chất lượng quả. Theo Đường Hồng Dật (1984) [9]; Hà Quang Hùng [17]; Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998) [29]; Nguyễn Công Thuật (1996) [32] thì sâu bệnh hại có thể làm giảm từ 20 -30% năng suất, thậm chí mất trắng. Cây hồng cũng như các cây ăn quả lâu năm khác đều có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Phạm Văn Côn [7]; Chu Vĩnh Đông, Lộ Hoa Trung [12]; Vũ Công Hậu [15]; Trần Thế Tục [37], [39]; Nguyễn Văn Tuất và cộng sự [40], [41]; Viện Bảo vệ thực vật [47]. Tuy nhiên các nghiên cứu về sâu bệnh gây hại đối với cây hồng vẫn chưa đầy đủ, thực tế những năm vừa qua do không kiểm soát được sâu bệnh đã dẫn đến nhiều vườn hồng ở Bảo Lâm bị giảm năng suất, có nhiều cây bị chết...Nghiên cứu, điều tra thành phần sâu bệnh hại cây hồng Bảo Lâm để có cơ sở áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp là rất cần thiết nhằm từng bước bổ sung hoàn chỉnh quy trình trồng và thâm canh tăng năng suất cây hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn. 1.1.4. Cơ sở khoa học của việc phun chất điều hoà sinh trưởng Ngày nay các chất điều hoà sinh trưởng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt như là một phương tiện quan trọng điều chỉnh các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: kích thích tăng trưởng sinh khối, điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt, củ, chồi, sự ra hoa kết quả, sự lão hoá của mô cây, tạo quả không hạt, điều chỉnh sự chín của quả, kích thích ra rễ, tăng khả năng chống chịu với điều kiện không thuận lợi của môi trường. Hoàng Minh Tấn và cộng sự [27], [28]. Sau khi quá trình thụ phấn, thụ t inh kết thúc, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, phôi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 chất auxin và gibberellin, các chất này khuyếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của quả. Vì vậy nếu quá trình thụ tinh, thụ phấn không xảy ra thì hầu hết hoa sẽ rụng. Hoàng Minh Tấn và cộng sự [26]; Lê Văn Tri [34], [35]; Vũ Văn Vụ và cộng sự [49]. Sử dụng các phytohocmon (chất điều hoà sinh trưởng cây trồng) ngoại sinh thay thế cho các phytohocmon nội sinh trước khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quả sẽ được hình thành và lớn lên không có hạt. Việc sử dung các phytohocmon nhằm làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt đã được sử dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất trên các cây trồng như: nho, bầu bí, cà chua, táo... Nguyễn Quang Thạch và cộng sự [30]; Đào Thanh Vân [43], [45]. Trong thực tế năng suất hồng còn đạt thấp và không ổn định là do nhiều nguyên nhân như: trình độ canh tác của người làm vườn, mức độ đầu tư thâm canh, giống... Trong đó sự rụng quả là một nguyên nhân quan trọng. Hồng có tỷ lệ đậu quả khá cao nhưng tỷ lệ rụng quả cũng lớn. Nguyễn Thế Huấn (2006) [16]; Hoàng Thị Nam (2007) [21]; Lưu Vinh Quang (1995) [24], mức độ rụng cũng tuỳ thuộc vào giống, khí hậu thời tiết và chế độ chăm sóc. Theo Lưu Vinh Quang (1995) [24], thì nguyên nhân rụng quả hồng gồm: rụng quả sinh lý, rụng quả do thiếu dinh dưỡng trong đất, rụng quả do thời tiết khí hậu, rụng quả do sâu bệnh hại, rụng quả do tác động cơ giới như tập quán nhân giống bằng rễ của người làm vườn... Trong đó rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu. Rụng quả sinh lý là do các nguyên nhân nội tại như: - Quả không thụ tinh. - Mất cân đối về dinh dưỡng do bón phân không cân đối, không đầy đủ, hoặc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như: Bo, S, Mg, Zn... - Tác động bất lợi của môi trường như nhiệt độ quá cao, hạn, úng. - Mất cân đối về chất điều hoà sinh trưởng như hàm lượng IAA giảm sẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 làm tăng sự rụng quả... Vì vậy việc sử dụng một số chất điều hoà sinh trưởng phun bổ sung nhằm làm giảm tỷ lệ rụng quả là cần thiết. Phun chất điều hoà sinh trưởng không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn làm chậm việc hình thành tầng rời, đảm bảo cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào nuôi quả nên giảm được tỷ lệ quả bị rụng. Lê Văn Tri [33], [34]. 1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒNG 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại 1.2.1.1. Nguồn gốc Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae). Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến [1]; Vũ Văn Chuyên [2]. Các nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương Đông cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại ( Diospyros kaki) tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc và đều đi đến thống nhất là cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc ( nguyên sản ở lưu vực sông Trường Giang), phân bố tự nhiên ở 33 0 - 37 0 vĩ Bắc. Tại Trung Quốc đã xuất hiện các tài liệu viết về cây hồng từ thế kỷ thứ 5, thứ 6. Grubov [57]. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng ở Địa Trung Hải, sau đó được đưa sang châu Âu năm 1789, sang Mỹ năm 1852, Liên Xô (cũ) năm 1889 và nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam . Phạm Văn Côn [7]; Vũ Công Hậu [15]; Yung Kyung Choi và cộng sự [52]; Wilson [72]. 1.2.1.2. Phân loại Theo các nhà phân loại học Nhật Bản hiện nay trên thế giới có khoảng 800- 1000 loài hồng và được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ, trong đó có 04 loài được trồng để lấy quả là: D.kaki Linn; D.oleifera Cheng; D. virginiana Linn; D.lotus Linn. (dẫn theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim [52]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chi Diospyros gồm 400 loài chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu Phi và nam Mỹ. Môt số loài (trong đó có hồng phương Đông) phân bố rộng trên các vùng ôn đới. Whitmore (1978) [71]. Cây hồng (Diospyros kaki Linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, bang Califonia (Mỹ), Italia, Brazin, Úc, Newdilan, Israen. Hồng được chia ra thành hai nhóm là hồng chát và hồng không chát trong đó nhóm hồng không chát có khả năng thương mại lớn hơn. Nguyễn Văn Cương (1997) [4]; Konishi và cộng sự (1994) [62]; Mowat và công sự (1994) [69]. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [52] trích dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm đó là: - Nhóm 1: Nhóm PCNA ( Pollination Constant Non- Astringent) là nhóm gồm những giống hồng không chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Fuju, Jiro, Gosh, Suruga... - Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringent) là nhóm gồm những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả có những đốm tanin sẫm, khi không có hạt thì thịt quả có vị chát. Các giống thuộc nhóm này như: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume... - Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhóm gồm những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả không có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Y okomo, Yosumizo, Shakokashi, Hagakushi, Hachiya... - Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhóm gồm những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt. Các giống thuộc nhóm này như: Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Theo Voronxov (1982) [48] thì trên thế giới hiện nay trồng phổ biến 03 loại hồng là: - Hồng dại (Diospyros lotus L): Nhị bội thể 2n = 30, cây có thể cao 20- 30m, đường kính gốc thân có thể đạt 70 cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trọng lượng trung bình 15g/quả), rất chát. - Hồng Virginiana (D.virginiana L): Tứ bội thể 4n = 60 hoặc lục bội thể 6n = 90, cây có thể cao 30-35 m, đường kính gốc thân có thể đạt 70-80cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trung bình 22g/quả), quả khi chín màu đỏ thơm ngon không chát, chất lượng quả tốt hơn hồng phương Đông. - Hồng phương Đông (D.kaki T): Lục bội thể 6n = 90, cây sinh trưởng nhanh, rụng lá mùa đông, chiều cao cây đạt 12 - 15m, tán cây loà xoà, hoa có thể đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả to ( trọng lượng có thể đạt 200g/quả ). Theo Phạm Văn Côn [5] những kết quả điều tra về hồng từ những năm 1990 cho thấy ở Việt Nam có 03 loài hồng là: - Hồng lông (Diospyros tokinensis L.) phân bố rải rác khắp nơi trên miền Bắc, thân cây cao to, phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh sẫm có lông màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc hơi dẹt, khi chín lông trên quả rụng đi quả chuyển sang màu vàng hồng, quả có nhiều hạt (6-9 hạt), cây sinh trưởng khoẻ, sản lượng cao nhưng chất lượng quả kém (quả có mùi hôi nên còn được gọi là hồng hôi hay hồng trâu). - Hồng cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Ninh B ình... Thân cây cao to, tán lớn. Lá nhỏ hẹp mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhưng không bóng, mặt dưới màu xanh nhạt có ít lông. Quả bé hình tròn dẹt, trọng lượng trung bình 10g/quả, hạt nhiều (6-7 hạt), quả chín vàng, ăn ngọt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Hồng trơn có lá nhẵn (Diospyros kaki L.) được trồng ở miền Bắc và vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thường có màu nâu, góc độ phân cành hẹp, tán hình tròn hoặc hình tháp. Lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu vàng nhạt. Quả chưa chín có màu xanh lục, nhẵn , trơn, khi chín có màu vàng đỏ, quả có thể không hạt hoặc ít hạt hơn so với hai loài trên tuỳ theo giống, hạt nhỏ khó mọc mầm, cây sinh tưởng khoẻ, phẩm chất quả ngon. Loài này được chia ra hai nhóm chính là hồng ngâm và hồng dấm: + Nhóm hồng ngâm: Chất chát (tanin) trong quả có khả năng hoà tan trong nước, nên được khử chát bằng cách ngâm quả trong nước sạch để rút chất chát (tanin) trong qua ra làm cho quả không còn vị chát, cũng có thể đem dấm cho quả chín mềm mà không cần ngâm, khi đó tanin ở dạng tự do chuyển sang dạng kết hợp thì quả sẽ có vị ngọt và không còn vị chát, nếu sử lý chát bằng dấm chín thì quả sẽ ngọt hơn so với ngâm vì trong quá trình dấm thì một phần chất tanin được chuyển thành đường. + Nhóm hồng dấm: Chất tanin trong quả thuộc dạng không hoà tan trong nước. Nên được khử chát bằng cách dấm đất đèn hoặc đốt hương.... Sau khi được dấm thì quả chín mềm và không còn chát. 1.2.2. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng 1.2.2.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới C
Luận văn liên quan