Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm. Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) – Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận. Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”

doc78 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt 2 Lời nói đầu ………………………………………………………………………… 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ....... 6 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị .............................................................. 6 Nguồn phát sinh ……………………………………………………………. 6 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………... 8 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị …………………………………..... 8 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………... 16 Khái niệm ………………………………………………………………….. 16 Mô hình quản lý CTRSH đô thị……………………………………………. Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………... 17 23 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông ………………. 23 2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây ………………. 29 2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông ………………………... 31 2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng .... .................................................. 32 Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………. 44 3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai ................................................................................. 44 3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………………………………. 52 3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………………………………………………………………………………. 69 Kết luận …………………………………………………………………………… 76 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………… 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia KCN Khu công nghiệp MTĐT Môi trường đô thị QLCTR Quản lý chất thải rắn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài, tên đề tài Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm. Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) – Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận. Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông đến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.1.1 Nguồn phát sinh a. Nguồn sinh hoạt Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thống thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường. Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là: 114tấn/ngày. b. Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận, khoảng 50%. Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm : Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm. c. Nguồn nông nghiệp Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông. Cây lương thực chủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là: Rơm rạ Phân gia súc Cành cây, thân cây bỏ đi Bao bì đựng các loại. Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý. d. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để. e. Nguồn xây dựng Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độ cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng. Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này. f. Nguồn công sở, cơ quan, trường học… Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóng trên địa bàn Quận. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý. g. Rác đường phố Quận Hà Đông có tổng chiều dài các đường phố là 130,587km, với tổng diện tích đất giao thông của các phố chính là 580.000 m2, lượng chất thải rắn chủ yếu do những người tham gia giao thông và các hộ mặt đường tạo ra. Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kg chất thải rắn/ngày đêm. Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêm nguồn này tạo ra khoảng 5,8 tấn/ngàyđêm chất thải rắn. Như vậy, tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận khoảng 150 – 160 tấn/ngày. 1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông như sau : Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông Thành phần rác Tỷ lệ % về khối lượng Độ ẩm Hữu cơ 57,5 60,0% Giấy, bìa, carton, gỗ 4,3 40,0% Nilông, chất dẻo 9,3 28,5% Vải, da, cao su 6,7 30,0% Gạch đá, thuỷ tinh 13,1 20,0% Kim loại 1,5 6,0% Các loại khác 7,5 25,0% 1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.2.1 Tác động của CTRSH đô thị tới kinh tế - xã hội Ngày nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở thành vấn đề môi trường và mang tính chính trị quan trọng không chỉ ở các nước công nghiệp hóa phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị ngày càng trở nên quan trọng do những lý do sau đây: - Vòng đời của các loại sản phẩm tiêu dùng ngày càng trở nên ngắn đi do trình độ phát triển công nghệ sản xuất và mức sống tăng. Đây là lý do dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng lượng chất thải phát sinh ở nhiều khu vực phát triển và đang phát triển trên thế giới. - Không hạn chế và điều tiết được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất hàng hóa tiêu dùng dẫn đến suy kiệt tài nguyên và gia tăng lượng chất thải từ sản xuất, tiêu dùng, gây sức ép tới tài nguyên đất, nước. - Việc xử lý rác thải trở nên khó khăn do lượng phát thải quá lớn, thành phần phức tạp và khó xác định được những loại hình hóa chất có mặt trong rác thải. Đây là lý do dẫn đến phải đầu tư tài chính ngày càng nhiều cho các hoạt động xử lý chất thải. Tác động và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới phát triển kinh tế - xã hội ngày càng thấy rõ. Mức chi cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh chi phí trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải chịu những chi phí và tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng sau: - Sức khỏe của cộng đồng và công nhân trực tiếp làm việc trong ngành quản lý chất thải bị giảm sút do tác động ô nhiễm gây bởi CTRSHĐT; - Giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do ảnh hưởng của việc xả thải cũng như các biện pháp xử lý CTRSHĐT; - Thiệt hại đối với ngành thủy sản do CTRSHĐT gây ô nhiễm nguồn nước; - Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi trường đất và mất quỹ đất do sử dụng đất để chôn lấp CTRSHĐT; - Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách đến thăm quan vì cảm thấy không thoải mái và khó chịu với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi CTRSHĐT. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề về chất thải, các chương trình 3R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) đã được đẩy mạnh triển khai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam, việc triển khai các chương trình kiểu này vẫn còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trong chương trình “Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002”, so với khu vực nông thôn, việc xử lý CTRSH ở khu đô thị mặc dù đã tốt hơn, song vẫn còn ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến. Tỷ lệ CTSH được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở các đô thị vẫn chưa cao. Lớn Vừa Nhỏ triệu đồng/tấn Hình 1.1. Chi phí trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống quản lý chất thải rắn Nguồn: Điều tra của các CT MTĐT, 2003. Các Quận lớn: số dân > 500.000; các Quận cỡ vừa: số dân 250.000-500.000; Các Quận cỡ nhỏ: số dân < 250.000. Bảng 1.1. Chi phí cho hoạt động liên quan đến rác thải đô thị ở Việt Nam so với các nước Quận, nước Năm Chi phí theo đầu người (Đô la Mỹ) % GNP cho quản lý chất thải rắn Việt Nam (TB) 2003 3,5 0,20 Pháp 1995 63 0,25 Malaixia 1994 15,25 0,38 Philippin 1995 4 0,37 Ấn Độ 1995 1,77 0,51 Băng La Đét 1995 1,46 0,54 Colombia 1994 7,75 0,48 (Nguồn: Báo cáo Diễn biến môi trường- Chất thải rắn, 2004) Đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn tăng từ 195 tỉ đồng năm 1998 đến gần 1.100 tỷ đồng năm 2003. Tỷ lệ đầu tư lớn nhất (87%) là dành cho cải thiện các hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, tiếp theo là cho các hệ thống quản lý chất thải y tế (12%) và rác thải công nghiệp (1%). Do tỷ lệ CTR được quản lý và trình độ công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực, nên chi phí cho quản lý CTR nói chung ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, chiếm khoảng 0,2% GDP. Mức chi trung bình cho xử lý CTRSH chiếm khoảng 0,5% chi phí sinh hoạt của 1 hộ gia đình (Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê). Các tỷ lệ này sẽ gia tăng nhanh chóng khi kinh tế - xã hội phát triển do mức phát thải CTRSH gia tăng cũng như gia tăng sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực xử lý CTRSH từ các khu vực khác nhau. Bảng 1.2. Các nguồn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn (tỷ đồng) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Ngân sách Trung ương 2,9 11 11 125 294 314 Ngân sách địa phương 33 44 66 94 77 77 ODA 159 251 279 503 640 692 Tổng 195 306 356 722 1.011 1.083 Nguồn: Tính toán từ Danh mục các dự án môi trường của UNDP, cơ sở dữ liệu của Bộ KH&ĐT về các dự án đầu tư của Nhà nước Từ năm 1998 đến nay, các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn ngày càng tăng. Trong năm 2003, nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương tăng mạnh, nhiều gấp 100 lần so với năm 1998. Cùng giai đoạn này, các khoản đầu tư từ ngân sách các tỉnh/Quận cũng tăng gấp đôi, nguồn đầu tư từ ODA tăng gấp bốn lần. Ngân sách trung ương đầu tư chủ yếu cho cơ sở hạ tầng trong khi tại các địa phương lại chủ yếu đầu tư cho các hoạt động thu gom, duy tu và bảo dưỡng. Các công ty môi trường đô thị không có quyền kiểm soát một cách độc lập các nguồn thu và ngân sách của họ do phí thu được từ các dịch vụ quản lý chất thải rắn phải nộp vào ngân quỹ của Nhà nước và sau đó lại phân bổ ngược lại cho các công ty môi trường đô thị dưới dạng bao cấp từ ngân sách Nhà nước. Hiện nay, khó có thể tính toán và đánh giá được tác động về kinh tế - xã hội trên cơ sở tính toán tổng chi phí và thiệt hại tính bằng tiền gây bởi CTRSH ở khu vực đô thị cũng như nông thôn Việt Nam bởi còn thiếu quá nhiều số liệu thống kê cần thiết. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2006, đã tiến hành đánh giá thiệt hại do ảnh hưởng của các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đối với môi trường đất vào khoảng 118 triệu USD/năm. Tác động của CTRSH đô thị tới môi trường Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không được kiểm soát tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm trọng. Bảng dưới đây trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn đối với các loại hình môi trường khác nhau. Bảng 1.3. Các vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn Yếu tố môi trường Các chất/vấn đề ô nhiễm Nguồn phát sinh Không khí Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều loại khí độc hại như NH3, CO2, CH4, H2S, các hợp chất hữu cơ bay hơi Bãi chôn lấp Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông thường, còn có PCBs, PAHs, các hợp chất dioxins và furans Thiêu đốt Nước Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở ao, hồ, sông ngòi và kênh rạch Thiếu ý thức, hiểu biết của người dân Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh thải ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng. Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp Đất Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất do thẩm thấu từ các bãi chôn lấp. Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây dựng các bãi chôn lấp. Các bãi chôn lấp Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại Thiêu đốt Tiếng ồn Tiếng ồn thường ở mức cao Các phương tiện vận tải, xử lý chất thải ở các khu vực xử lý Mùi Khó chịu Từ khâu phát sinh, thu gom và xử lý chất thải Vi khuẩn và sinh vật mang mầm bệnh Có rất nhiều loại vi khuẩn, sinh vật mang mầm bệnh sinh sống ở các khu vực có nhiều chất thải Các khu trung chuyển, bãi chôn lấp, bãi tập kết chất thải Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt còn yếu kém, vận hành các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh và những bãi thải lộ thiên ở các khu đô thị hiện đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trong nước và tạo nên những bức xúc đối với dân cư sinh sống trong các khu đô thị nói chung cũng như các nhóm dân cư sinh sống ở gần các khu vực xử lý chất thải sinh hoạt nói riêng. Bảng dưới đây trình bày một số kết quả đánh giá ô nhiễm môi trường của các bãi chôn lấp tại một số tỉnh/Quận. Bảng 1.4. Chất lượng nước rỉ rác thải ra môi trường tại các bãi chôn lấp Stt Tên, địa điểm bãi chôn lấp pH COD (mg/l) BOD5 (mg/l) SS (mg/l) Tổng N (mg/l) Tổng P (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 Nam Sơn ở Hà Nội 5.3-8.3 3000-45000 2000-30000 200-1000 598 43.4 150x104 2 Trảng Dài ở Đồng Nai 8.3 5882 2800 287 960 11.1 2300 3 Hiệp Thành ở Bình Dương 6.5 9881 6200 1860 345 13.2 240x103 4 Gò Cát ở Tp. Hồ Chí Minh 7.8-8.6 1127-1543 275-412 244-4311 1918-2695 14.9-21.5 406x103 5 Đông Thạnh ở Tp. Hồ Chí Minh 8.01-8.2 916-1702 243-615 344-3270 1154-1960 14.9-21.5 503x103 6 Bình Đức ở Long Xuyên 7.4 13740 9330 3140 890 61.5 57x104 7 Bến Lức ở Long An 6.0 18000 10000 500 955 30 - 10 TCVN5945-1995 (C)* 5-9 400 100 200 60 8 >10,000- Nguồn: CENTEMA 04-08/2003; CERECE2002 Bảng 1.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí ở một số bãi chôn lấp, 200
Luận văn liên quan