Nghiên cứu giải pháp mở rộng an sinh xã hội đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020

Vùng đồng bào DTTS (DTTS) và miền núi là nơi tập trung chủ yếu người nghèo và đồng bào DTTS đã được Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chính sách, chương trình, dự án. Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng sâu vùng xa đã có sự tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhanh hàng năm. Tuy nhieen, người nghèo tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các chính sách, chương trình giảm nghèo. Đặc biệt, mức độ bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận DVXH cơ bản (DVXHCB) còn nhiều hạn chế, bất bình đẳng giữa các vùng miền, các dân tộc còn cao, chính sách đã có nhưng tổ chức cung cấp các DVXHCB còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, song tỷ lệ nghèo ở các hộ DTTS vẫn còn cao so với các nhóm còn lại. Tỷ lệ tiếp cận với hệ thống DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi còn rất hạn chế; hệ thống cung cấp DVXHCB ở những vùng, miền này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng

pdf31 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu giải pháp mở rộng an sinh xã hội đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CẤP BỘ 2011 - 2012 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020 Mã số: CT 2011-02 Đề tài nhánh 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NHÓM NGƯỜI NGHÈO, ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG, ĐẶC BIỆT LÀ TẠI CÁC VÙNG SÂU VÙNG XA, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Mã số: CT 2011-02-03 HÀ NỘI, NĂM 2012 2 MỤC LỤC I. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................. IV II. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................ 1 III. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 1 Iv. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 2 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khả năng tiếp cận dvxhcb của người nghèo tại vùng đồng bào dtts và miền núi ........................................................................................................... 2 1. Khái niệm dịch vụ xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản ......................................................................... 2 2. Người nghèo, vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và nhu cầu tiếp cận dvxhcb ....................... 3 3. Phương pháp luận nghiên cứu khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi ...................................................................................................................... 5 4. Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................................................ 7 Chương 2. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và miền núi ................................................................................................................................................ 8 1. Khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ việc làm của người nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi ........................................................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan chính sách và dịch vụ việc làm cho người nghèo vùng dtts và miền núi .................... 8 1.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm ............................................................................................. 8 1.3. Thực trạng khả năng tiếp cận chính sách và dịch vụ việc làm ...................................................... 9 1.4. Các rào cản tiếp cận ...................................................................................................................... 9 2. Khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục cơ bản của người nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi ....................................................................................................................................................... 10 2.1. Tổng quan chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản cho người nghèo vùng DTTS và miền núi ....................................................................................................................................................... 10 2.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB .............................................................................................. 11 2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản ............................................................................ 12 2.4. Rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận .................................................................................. 14 3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản của người nghèo vùng DTTS và miền núi.................. 15 3.1. Tổng quan các chính sách dịch vụ y tế cơ bản ............................................................................ 15 3.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ .......................................................................................................... 16 3.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản ....................................................................... 16 3.4. Những rào cản tiếp cận ................................................................................................................ 16 4. Khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường của người nghèo vùng DTTS miền núi ...... 17 4.1. Tổng quan chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường ............................................................ 17 4.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường ................................................. 17 4.3. Các rào cản tiếp cận .................................................................................................................... 17 5. Khả năng tiếp cận trợ giúp đột xuất của người nghèo vùng DTTS miền núi ................................ 18 5.1. Tổng quan hệ thống chính sách TGĐX cho người nghèo tại vùng DTTS và miền núi .............. 18 5.2. Hệ thống cung cấp TGĐX ........................................................................................................... 18 5.3. Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ TGĐX đột xuất ............................................................... 19 5.4. Các rào cản tiếp cận .................................................................................................................... 19 3 Chương 3. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ............................................................................................................... 20 1. Quan điểm của đảng về bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản .......................................................................................................................................... 20 2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và mn ...................................................................................................................................... 20 3. Các nhóm giải pháp .................................................................................................................... 23 3.1. Các nhóm giải pháp chung ........................................................................................................ 23 3.2. Chính sách và dịch vụ việc làm ................................................................................................... 24 3.3. Giáo dục cơ bản ........................................................................................................................... 24 3.5. Nước sạch và vệ sinh môi trường ................................................................................................ 26 3.6. Trợ giúp xã hội đột xuất .............................................................................................................. 26 Kết luận .............................................................................................................................................. 27 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số DVXH DVXH DVXHCB DVXH cơ bản XKLĐ Xuất khẩu lao động TTLĐ Thị trường lao động ASXH An sinh xã hội KTTT Kinh tế thị trường CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN Xóa đói giảm nghèo CĐN Cao đẳng nghề TCN Trung cấp nghề CSXH Chính sách xã hội THCS Trung học cơ sở ĐBKK Đặc biệt khó khăn GD&ĐT Giáo dục và đào tạo LĐ-TB&XH Lao động Thương binh và Xã hội BHYT Bảo hiểm y tế TGĐX Trợ giúp đột xuất iv THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 2. Mã số: CT 2011-02-03 3. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lao động và Xã hội 5. Thời gian thực hiện: 2 năm, năm 2011 - 2012 6. Ban chủ nhiệm đề tài: Chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Bá Ngọc, Viện KHLĐ&XH Thư ký: ThS. Đặng Đỗ Quyên, Viện KHLĐ&XH Thành viên: ThS. Nguyễn Văn Hồi – Cục Bảo trợ Xã hội ThS. Chử Thị Lân, Viện KHLĐ&XH CN. Nguyễn Văn Xuân – Ủy Ban Dân tộc 7. Các đơn vị phối hợp: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ủy ban Dân tộc 8. Cộng tác viên: 1. CN. Phạm Đỗ Nhật Thắng, Viện Khoa học Lao động và Xã hội 2. CN. Nguyễn Thành Tuân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội 1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vùng đồng bào DTTS (DTTS) và miền núi là nơi tập trung chủ yếu người nghèo và đồng bào DTTS đã được Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chính sách, chương trình, dự án. Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng sâu vùng xa đã có sự tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhanh hàng năm. Tuy nhieen, người nghèo tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các chính sách, chương trình giảm nghèo. Đặc biệt, mức độ bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận DVXH cơ bản (DVXHCB) còn nhiều hạn chế, bất bình đẳng giữa các vùng miền, các dân tộc còn cao, chính sách đã có nhưng tổ chức cung cấp các DVXHCB còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, song tỷ lệ nghèo ở các hộ DTTS vẫn còn cao so với các nhóm còn lại. Tỷ lệ tiếp cận với hệ thống DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi còn rất hạn chế; hệ thống cung cấp DVXHCB ở những vùng, miền này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; 2. Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; 3. Khuyến nghị các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và miền núi, tập trung vào: - Hệ thống các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo tiếp cận với DVXHCB; - Hệ thống cung cấp DVXHCB cho người nghèo; - Đặc điểm và nhu cầu tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi; - Khả năng tiếp cận với DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các DVXHCB thiết yếu đối với người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, bao gồm: (1) Dịch vụ việc làm bao gồm vay vốn ưu đãi tạo việc làm, GTVL, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; (2) Dịch vụ giáo dục cơ bản bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học và THCS; (3) Dịch vụ y tế cơ bản bao gồm y tế dự phòng, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, các dịch vụ ở các trung tâm y tế xã/phường...; (4) Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; 2 (5) Trợ giúp xã hội đột xuất cho những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hay những lý do bất khả kháng khác. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan tài liệu, tư liệu hiện có. 2. Phương pháp phân tích so sánh, phân tích logic, tổng hợp, tổng kết lý luận và tổng kết thực tiễn. 3. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Sử dụng bộ số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình; Kết quả đánh giá giữa kỳ CTMTQG giảm nghèo và chương trình 135II (2008-2009) và các cuộc điều tra khác qua các năm. 4. Điều tra Xã hội học: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tham vấn cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ chính quyền các cấp, người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương về khả năng tiếp cận DVXHCB . Địa điểm nghiên cứu thực địa: 2 tỉnh (Miền núi phía Bắc: Hà Giang; Tây Nguyên: Kon Tum). 5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Sử dụng thông qua 2 hình thức chủ yếu là hội thảo tham vấn và lấy ý kiến cá nhân các chuyên gia. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI 1. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN 1.1. Dịch vụ xã hội Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan niệm về DVXH (social services) được hiểu là các dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực có tính xã hội. Từ cách tiếp cận đó, khái niệm DVXH được phát biểu như sau: DVXH là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các thành viên trong xã hội để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận. 1.2. Dịch vụ xã hội cơ bản DVXHCB được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: DVXHCB là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services). Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhagen 1995, khái niệm DVXHCB được Liên Hợp quốc đưa ra bao gồm: 3 Giáo dục cơ bản: mầm non, tiểu học, xóa mù chữ cho người lớn; Y tế cơ bản: bao gồm tất cả các dịch vụ ở: các trung tâm y tế xã/phường; các phòng khám đa khoa khu vực; các bệnh viện và trung tâm y tế quận. huyện; và chăm sóc sức khỏe ban đầu, gồm y tế dự phòng (phòng dịch cho trẻ, chăm sóc sau khi sinh đẻ, giáo dục y tế) và các chương trình y tế công cộng (sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bệnh sốt rét, bệnh lao, thuốc và dược liệu cơ bản, vệ sinh) và chương trình quốc gia về dinh dưỡng. Dân số và kế hoạch hóa gia đình; Các DVXH liên quan đến cứu trợ thiên tai; Nước sạch và vệ sinh: các dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn, các dự án nước sạch và vệ sinh ở các khu vực ven đô. Nghị quyết 15 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XI của Đảng ngày 01 tháng 6 năm 2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020” đã xác định cụ thể một số DVXHCB cho người dân, bao gồm: giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và vệ sinh môi trường, và thông tin truyền thông: “Bảo đảm mức tối thiểu về một số DVXHCB cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào DTTS. DVXHCB cung cấp cho người dân nhằm thực hiện các chức năng: - Bảo đảm các nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm nhu cầu sống, nhu cầu hội nhập xã hội và nhu cầu an sinh tại cộng đồng; - Là chìa khóa để phát triển “vốn con người” hướng tới một lực lượng dân số khỏe mạnh và có tri thức nhằm có được sự độc lập về kinh tế và chủ động tham gia TTLĐ; - Thực hiện công bằng, đảm bảo mọi người có được các điều kiện cùng tham gia vào quá trình phát triển xã hội. 2. NGƯỜI NGHÈO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI NƯỚC TA VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN DVXHCB Vùng DTTS và miền núi bao gồm 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (19 tỉnh miền núi vùng cao (có đồng bào DTTS), 22 tỉnh miền núi (có đồng bào DTTS) và 10 tỉnh đồng bằng (có đồng bào các DTTS sinh sống). Hiện cả nước có 53 thành phần DTTS sinh sống trên địa bàn 51/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã công bố Việt Nam có 12.251.436 người DTTS, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm gần 18% dân số của vùng DTTS và miền núi. Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 nơi có tỷ lệ người DTTS sinh sống cao nhất, tương ứng là 54,26% ( Tây Bắc: 79,2%, Đông Bắc: 41,3%) và 34,04% so với dân số của 2 vùng này. Vùng DTTS và miền núi có những đặc thù rất khác biệt. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nghèo đói của người dân. 4 - Điều kiện sản xuất khó khăn: Có điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp, tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao lưu đi lại khó khăn. - Thiếu việc làm và việc làm năng suất thấp: Vùng DTTS và miền núi chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển. - Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém và không đáp ứng nhu cầu: Các điều kiện về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống: còn gần 3% các xã ĐBKK chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông thôn bản chủ yếu là đường đất, dân sinh, trong khi khoảng cách từ thôn, bản đến các trung tâm xã rất xa (có nơi hơn 50km); 5% số xã chưa có điện và 30% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi, thông tin, liên lạc còn nhiều khó khăn, bất cập. - Thiếu vốn: Người nghèo không quá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, các khoản vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu và ngắn hạn. Vì lý do này, các khoản vay thường không có lợi đối với những người muốn mở rộng sản xuất. Người nghèo thường gặp khó khăn tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, và thường bị ép vay thông qua các kênh không chính thức với lãi suất cao hơn. - Giáo dục và trình độ lao động thấp: Một điểm đáng lưu ý của vùng này là lực lượng lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp so với các vùng khác. Đối với người nghèo, thiếu học hành không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo, nhưng nghèo làm hạn chế cơ hội để họ có thể tiếp cận với việc làm phi nông nghiệp trong khi việc làm nông nghiệp chỉ theo mùa vụ và người nghèo thường có ít đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp. - Thiên tai: Vùng DTTS và MN thường hay bị thiên tai như lũ quét, lở đất nên hay gặp rủi ro và tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Phong tục tập quán: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau (có 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau)... Vì vậy nó tác động và hình thành nên đặc điểm tâm sinh lý, lối sống, ý thức tộc người rất đặc thù của từng dân tộc. Tuy nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau, điều này đã tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa, và ngôn ngữ (theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực), từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng. Bên cạnh những bản sắc giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng, địa phương cũng tồn tại một số tập quán sản xuất, đời sống còn mang tính lạc hậu, ít phù hợp và trở thành rào cản đối với sự phát triển. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTS và miền núi dựa trên mô hình trách nhiệm của các nhóm chủ thể bao gồm: - Cơ quan hoạch định chính sách; - Cơ quan triển khai chính sách và đơn vị cung cấp dịch vụ (tương tác với đối tượng); - Đối tượng tham gia, tiếp cận và hưởng lợi. 5 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI 3.1. Bản chất của việc nghiên cứu khả năng tiếp cận Nội dung nghiên cứu của đề tài này gắn với vấn đề người nghèo ở vùng DTTS và miền núi được tham gia và hưởng lợi từ hệ thống DVXHCB, vì vậy phạm trù “tiếp cận” được sử dụng với ý nghĩa là việc người nghèo biết, tham gia và nhận được các lợi ích từ các DVXHCB. "Khả năng tiếp cận" được hiểu là sự thể hiện mức độ xảy ra việc một chủ thể nắm bắt, tham gia và nhận được các lợi ích với những điều kiện nhất định. Những điều kiện nhất định này là vốn vật chất hoặc phi vật chất hoặc sự kết hợp của cả hai. Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm: - Cách tiếp cận đầu tiên xuất phát từ phía cầu bao gồm nhu cầu, mong muốn của người nghèo có được đáp ứng hay không và rào cản trong việc tiếp cận DVXHCB của người nghèo. Trong tiếp cận DVXHCB này, các vấn đề liên quan đến việc người dân có khả năng nắm bắt quyền, tham gia và hưởng lợi từ hệ thống dịch vụ của nhà nước hay không là rất quan trọng, nó không chỉ cho thấy chính sách và dịch vụ đã có hay chưa mà còn xem xét tính phù hợp của ch