Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định

Ô nhiễm môi trường – vấn đề mà cả thế giới hiện nay đang quan tâm và đang tìm những giải pháp để phòng chống, hạn chế và khắc phục nó, đặt nó ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong một thời gian rất dài con người chỉ chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế mà coi nhẹ mục tiêu bảo vệ môi trường. Cùng với quá trình phát triển kinh tế các nước đã làm giảm chất lượng môi trường sinh thái bằng rất nhiều hoạt động khác nhau: thải các chất thải độc hại từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, từ quá trình sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý xung quanh. Hậu quả là ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường gây thiệt hại nặng nề về người và của: sóng thần, lũ lụt, hạn hán, hiệu ứng nhà kính và một vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm đó là hiện tượng nóng lên của trái đất, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được mở ra để tìm hướng giải quyết vấn đề này. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với bảo vệ môi trường. Chất lượng môi trường của nước ta đang bị suy giảm một cách trầm trọng. Tình hình ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và khu đông dân, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Chỉ trong một thời gian ngắn các lực lượng chức năng đã phát hiện ra hàng trăm công ty xả nước thải không qua sử lý ra hệ thống sông, hồ xung quanh, biến dòng sông này thành dòng sông chết, tiêu biểu là công ty Vedan. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau: công cụ về quản lý, công cụ giáo dục và truyền thông, công cụ kinh tế nhằm mục đích xử lý, giảm thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Để hạn chế ô nhiễm do nước thải Chính phủ ra nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước nước thải. Để hiểu rõ hơn về Nghị định 67, mục đích của nó và hiệu quả của mô hình thu phí, em chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định”

doc69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ……………………………...3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………….4 PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………..5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM………………………………………….9 Một số khái niệm……………………………………………..........9 Nước thải công nghiệp……………………………………………9 Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường………………………10 Phí thải…………………………………………………………...12 Cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp……………………………………….13 Cơ sở kinh tế của việc xây dựng mô hình thu phí nước thải công nghiệp……………………………………………………………13 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp……………………………………….15 Phí nước thải công nghiệp theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/06/2003………………………………………………………………..17 Các nguyên tắc và đối tượng nộp phí……………………………17 Mức phí và cách thức thu phí……………………………………18 Tác dụng của công cụ phí thải…………………………………...23 Tổ thu phí nước thải công nghiệp……………………………….24 Kinh nghiệm tổ chức thu phí nước thải………………………...25 Kinh nghiệm của các địa phương ở Việt Nam…………………..25 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới……………………..28 1.6. Tiểu kết chương I…………………………………………………...31 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH…………………………......................32 2.1. Giới thiệu về tỉnh Nam Định……………………………………...32 2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………..32 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội……………………………….35 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Nam Định…………………………………………………………….37 2.3. Thực trạng thu phí nước thải công nghiệp ở tỉnh Nam Định…..41 2.3.1. Về cách thức tổ chức thu phí……………………………………..41 2.3.2. Về mức phí……………………………………………………….42 2.3.2. Về phân bổ các nguồn thu………………………………………..43 2.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bản tỉnh Nam Định……………………………………………45 2.4.1. Hiệu quả kinh tế…………………………………………………..45 2.4.2. Hiệu quả môi trường……………………………………………...49 2.4.3. Đánh giá chung…………………………………………………...51 2.5. Tiểu kết chương II……………………………………………......54 CHƯƠNG III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ……………………………………………………………………………….55 Giải pháp quản lý………………………………………………...55 Giải pháp kinh tế…………………………………………………58 Giải pháp kĩ thuật………………………………………………..60 Giải pháp nâng cao nhận thức…………………………………..62 Tiểu kết chương III………………………………………………64 KẾT LUẬN…………………………………………………………………65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………...…..67 PHỤ LỤC…………………………………………………………………...69 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Tên Trang Hình 1.1 Mô hình xác định phí thải 13 Bảng 1.1 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải 19 Bảng 1.2 Bảng thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2005 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 32 Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp chưa nộp phí tại các huyện 46 Bảng 2.2 Bảng thống kê số phí nước thải công nghiệp nộp qua các năm của tỉnh Nam Định 48 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng việt CN Công nghiệp CCN Cụm công nghiệp KCN Khu công nghiệp MT Môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường – vấn đề mà cả thế giới hiện nay đang quan tâm và đang tìm những giải pháp để phòng chống, hạn chế và khắc phục nó, đặt nó ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong một thời gian rất dài con người chỉ chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế mà coi nhẹ mục tiêu bảo vệ môi trường. Cùng với quá trình phát triển kinh tế các nước đã làm giảm chất lượng môi trường sinh thái bằng rất nhiều hoạt động khác nhau: thải các chất thải độc hại từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, từ quá trình sản xuất công nghiệp…chưa qua xử lý xung quanh. Hậu quả là ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường gây thiệt hại nặng nề về người và của: sóng thần, lũ lụt, hạn hán, hiệu ứng nhà kính… và một vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm đó là hiện tượng nóng lên của trái đất, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được mở ra để tìm hướng giải quyết vấn đề này. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với bảo vệ môi trường. Chất lượng môi trường của nước ta đang bị suy giảm một cách trầm trọng. Tình hình ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và khu đông dân, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Chỉ trong một thời gian ngắn các lực lượng chức năng đã phát hiện ra hàng trăm công ty xả nước thải không qua sử lý ra hệ thống sông, hồ xung quanh, biến dòng sông này thành dòng sông chết, tiêu biểu là công ty Vedan. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau: công cụ về quản lý, công cụ giáo dục và truyền thông, công cụ kinh tế…nhằm mục đích xử lý, giảm thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Để hạn chế ô nhiễm do nước thải Chính phủ ra nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước nước thải. Để hiểu rõ hơn về Nghị định 67, mục đích của nó và hiệu quả của mô hình thu phí, em chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết xây dựng công cụ phí nước thải công nghiệp tại Việt Nam. Đánh giá thực trạng việc thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mức phí và công tác thu phí tại Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Nam Định. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp dữ liệu. Phương pháp phân tích số liệu. 5. Nội dung nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận của mô hình thu phí nước thải công nghiệp tại Việt Nam. Chương II. Thực trạng áp dụng mô hình phí nước thải công nghiệp tại Nam Định. Chương III. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH THU PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. Một số khái niệm. Nước thải công nghiệp. Theo điều 2 chương I của nghị đinh 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ngày 13/6/2003 định nghĩa: “Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản”. Theo lĩnh vực công nghệ: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghệ hoặc hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Nước thải công nghiệp là nước bị thải loại ra bề mặt sau khi đã qua sử dụng trong công nghiệp (với mục đích khác nhau như làm lạnh, vệ sinh và sản xuất). Hay một định nghĩa khác: Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Các khái niệm trên đều định nghĩa nước thải công nghiệp là nước bị thải ra từ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ đó ta rút ra được nhận xét nước thải công nghiệp được thải ra từ các công đoạn sản xuất công nghiệp nên nó chứa rất nhiều chất ô nhiễm như COD, chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, arsenic, cadmium, các chất hữu cơ, dầu mỡ… với nồng độ ô nhiễm khác nhau. Nếu nước thải công nghiệp không được xử lý mà thải ngay ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (nguyên nhân gây nên các loại bệnh về hô hấp, về đường ruột, các căn bệnh ung thư…), hủy hoại hệ sinh thái. Chính vì vậy chúng ta phải có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường và có công cụ quản lý, công cụ kinh tế, chế tài hợp lý, đủ mạnh để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm do thải nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đồng thời có các biện pháp hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đầu tư công nghệ để làm giảm lượng nước thải thải ra môi trường. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Công cụ kinh tế hay (công cụ dựa vào thị trường) là những công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế thường dùng: Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là: Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng. Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên. Thuế tài nguyên bao gồm một số thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản. Thuế/phí môi trường: là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu là: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Hệ thống đặt cọc, hoàn trả: là khoản tiền mà người tiêu dùng sản phẩm phải nộp nhằm thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường sau khi sử dụng sản phẩm, với điều kiện những chất phế thải sau quá trình sử dụng phải được hoàn trả lại ở một địa điểm nhất định để người ta phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý với nhiều hoạt động khác nhau. Nếu thực hiện đúng cam kết thì toàn bộ số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho người tiêu dùng. Quỹ môi trường: là những khoản thu của các cá nhân, tập thể và các tổ chức kinh tế khác nhau thông qua sự tự nguyện, không bắt buộc. Những khoản thu này sẽ được sử dụng để phục vụ cho những hoạt động khác nhau trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhãn sinh thái: là nhãn hiệu của Nhà nước sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm đó, từ đó sẽ khuyến khích: - Người tiêu dùng tăng số lượng các sản phẩm tiêu dùng thông qua việc dán nhãn sinh thái. - Khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu để sản xuất sạch hơn nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng hiệu quả bảo vệ môi trường cho xã hội. Trợ cấp môi trường là công cụ nhằm giúp đỡ các ngành công – nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm. Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường: yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng: là khái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hóa là các giấy phép xả thải, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thải. Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu và nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng chất thải ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể. Khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thị trường này. Doanh nghiệp sẽ mua giấy phép xả thải khi mà chi phí mua giấy phép nhỏ hơn chi phí giảm thải và ngược lại. Phí thải Lĩnh vực kinh tế: phí thải là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả theo quy định của cơ quan chức năng và tùy theo lượng thải thực tế thải vào môi trường. Lĩnh vực quản lý: phí thải là khoản thu của ngân sách nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí. Từ các định nghĩa trên ta rút ra được nhận xét: Việc xác định phí thải đều dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nó là một khoản tiền bổ sung vào ngân sách nhằm mục đích thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực môi trường: phòng chống, khắc phục ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm….Và việc thu phí là một hoạt động rất cần thiết để bảo vệ môi trường. Cơ sở lý luận của mô hình quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp. Cơ sở kinh tế của việc xây dựng mô hình thu phí nước thải công nghiệp. Phí thải: là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả theo quy định của cơ quan chức năng và tùy theo lượng thải thực tế thải vào môi trường. Công thức tính phí: F = f * W Trong đó: F là số phí phải nộp. f là mức phí do cơ quan chức năng quy định. W là lượng chất thải. Mô hình để xác định mức phí thải là mô hình ô nhiễm tối ưu và nó là cơ sở kinh tế để xác định mức phí thải. Xét hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực với hàm chi phí thiệt hại cận biên là MDC. Bên cạnh hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đầu tư xử lý ô nhiễm với hàm chi phí giảm thải cận biên là MAC. Hình 1.1. Mô hình xác định phí thải b cc d c a MDC f W Wm W* 0 MAC Phí thải (Lượng thải) Trục hoành cho biết lượng thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Trục tung là mức phí trên mỗi đơn vị thải. Thông thường doanh nghiệp mong muốn thải tại mức thải tối đa là Wm bởi vì tại mức thải này, chí phí doanh nghiệp bỏ ra để giảm thải là thấp nhất nhưng chi phí mà doanh nghiệp áp đặt cho xã hội là lớn nhất. Ngược lại, xã hội mong muốn doanh nghiệp thải tại mức bằng 0, tương ứng với chi phí giảm thải của doanh nghiệp là lớn nhất. Tại mức W* được xác định bởi MDC = MAC thì chi phí giảm thải của doanh nghiệp và của xã hội là nhỏ nhất. Thật vậy ta có: AC: Chi phí kiểm soát ô nhiễm. F là tổng số phí phải nộp. EC: Chi phí môi trường của doanh nghiệp (EC = AC + F) Dựa vào đồ thị ta xác định được: AC F EC Wm 0 a + b + c a + b + c W0 b + c + d 0 b + c + d W* b c b + c Như vậy MAC và MDC cắt nhau tại W* thì đạt được tối ưu xã hội và tối ưu doanh nghiệp. W* gọi là mức thải tối ưu. Với MAC = MDC = f là mức phí tối ưu. Và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ căn cứ vào mức thải tối ưu này để định ra phí thải cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức phí và khả năng giảm thải của mình để quyết định mức thải sao cho tiết kiệm chi phí giảm thải nhất. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí nước thải công nghiệp. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả (PPP - Polluter Pays Principle): Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. PPP “tiêu chuẩn” năm 1972 cho rằng, các tác nhân gây ra ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác nhân gây ra ô nhiễm ngoài việc phải tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ra ô nhiễm, còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây ra. Tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái có thể chấp nhận được. Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi với nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả chi phí môi trường (bao gồm chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên và những dạng ảnh hưởng khác tới môi trường). Giá cả phải phản ánh đúng những chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Nếu không, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội. Việc buộc nguời gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt nhất để làm giảm bớt các tác động của ngoại ứng gây ra làm thất bại thị trường. Hiện nay nguyên tắc PPP đã trở thành nguyên tắc chung của việc quốc tế hoá chi phí môi trường: đối tượng gây ra ô nhiễm phải chịu toàn bộ các chi phí để bù đắp thiệt hại môi trường gây ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Về phía người tiêu dùng cũng phải gánh chịu một phần chi phí - chi phí này sẽ được tính vào giá thành sản phẩm. Điều này góp phần hạn chế việc tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm cao. Nguyên tắc cưỡng chế. Nguyên tắc cưỡng chế là một loạt những hành động mà Chính phủ hoặc các pháp nhân khác thực hiện để đảm bảo các quy định được tuân thủ và để điều chỉnh hoặc chấm dứt những hành động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Hoạt động cưỡng chế của Chính phủ bao gồm: Thanh tra để xác định mức độ tuân thủ của đối tượng được điều chỉnh và để phát hiện những hành vi vi phạm. Thảo luận với các cá nhân hoặc giám đốc các cơ sở không tuân thủ quy định nhằm xây dựng những kế hoạch và biện pháp được nhất trí chung để tuân thủ các quy định đó. Các biện pháp pháp lý trong trường hợp cần thiết để đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và áp đặt những hậu quả đối với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc những hành vi đe dọa sức khỏe cộng đồng hoặc chất lượng môi trường. Nguyên tác cưỡng chế môi trường có một ý nghĩa quan trọng: Đảm bảo sức khỏe cộng đồng và môi trường: Sự tuân thủ quy định là yếu tố quyết định việc đạt được những mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng mà các luật môi trường đã đề ra. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được sức khỏe cộng đồng nếu những quy định môi trường có hiệu quả và để đạt được hiệu quả đó cần có những chính sách cưỡng chế thi hành. Để xây dựng và củng cố lòng tin vào các quy định môi trường: Để đạt được hiệu quả, các quyết định môi trường và các cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chúng phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Hoạt động cưỡng chế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin vào các quy định và thể chế môi trường. Khi lòng tin vào luật pháp càng lớn thì mức độ tuân thủ luật pháp càng cao và nỗ lực bảo vệ môi trường của Chính phủ càng được nhìn nhận nghiêm túc hơn. Để đảm bảo công bằng: Nếu không có biện pháp cưỡng chế, những cơ sở vi phạm các quy định môi trường sẽ có lợi hơn so với những cơ sở tự giác tuân theo các quy định đó. Một chương trình cưỡng chế thống nhất và có hiệu quả sẽ giúp đảm bảo rằng các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh các quy định môi trường sẽ được đối xử bình đẳng. Các cơ sở sẽ sẵn sàng tự giác tuân thủ các quyết định môi trường và họ hiểu rằng việc đó không làm cho họ phải chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế. Giảm thiểu chi phí và trách nhiệm pháp lý: Việc tuân thủ các quy định sẽ làm cho môi trường trong sạch hơn và sẽ làm giảm các chi phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời cũng làm giảm những chi phí lâu dài mà xã hội phải bỏ ra để làm sạch môi trường. Một chương trình cưỡng chế có hiệu quả có thể khuyến khích các cơ sở ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải thay vì phải lắp đặt những thiết bị quan trắc và kiểm soát ô nhiễm đắt tiền. Phí nước th
Luận văn liên quan