Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc nh-ng Ngô Tất Tố tr-ớc hết là một nhà báo, một nhà báo cả những khi viết tiểu thuyết, một nhà báo có biệt tài [1], một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho[6]. Là nhà báo, ông đã chọn thể loại báo chí nh- một thể loại gọn nhẹ, tiện lợi, phù hợp với yêu cầu kịp thời và giàu tính chiến đấu trên báo chí hàng ngày. Với các bút danh quen thuộc nh- Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Đạm Hiên, Hy Cừ. ông đã viết gần 120 tiểu phẩm báo chí trên các tuần báo và tạp chí trong Nam ngoài Bắc từ 1929- 1943. Đánh giá các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ viết: Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố d-ờng nh- làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm từ tr-ớc sau 1930 cho đến hồi đại chiến thế giới lần thứ hai[2, tr.41]. Đọc tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố, ta nhận thấy mỗi bài một kiểu, không có sự đơn điệu, trùng lặp và tẻ nhạt, ng-ợc lại luôn khơi gợi sự hứng thú ở ng-ời đọc. Qua các tiểu phẩm, ta dễ dàng nhận ra tác giả là một tài năng đa dạng, độc đáo, một ngòi bút hết sức linh hoạt và uyển chuyển khi thâm thúy sắc sảo, khi dứt khoát đanh thép, khi thì hài h-ớc và dí dỏm, khi thì hồn hậu và khỏe khoắn. Tiểu phẩm báo chí của ông là một phòng triển lãm những bức chân dung đ-ợc phác thảo theo kiểu biếm họa giai cấp phong kiến thống trị và những kiểu ng-ời điển hình trong xã hội cũ bằng một thứ ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt, nhiều màu sắc. Có thể khẳng định rằng, thủ pháp châm biếm trong tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố có sự kết hợp giữa cái thâm thúy của một trí thức uyên thâm với cái hồn hậu, lạc quan, khỏe khoắn giàu tinh thần chiến đấu của văn học dân gian. Do đó, ngôn ngữ tiểu phẩm của ông vừa có cái uyên thâm, bác học, vừa có cái mộc mạc, bình dân, vừa có cái thâm trầm của lối văn cử nghiệp, vừa có cái hơi thở nồng nàn của dân tộc, thời đại. Bài viết này, ở một mức độ nhất định, đi sâu phân tích những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí Ngô Tât Tố.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo nghiờn cứu khoa học: "Ngụn ngữ tiểu phẩm bỏo chớ của Ngụ Tất Tố" tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 65 NGÔN NGữ TIểU PHẩM BáO CHí CủA NGÔ TấT Tố Nguyễn Hoài Nguyên (a) Tóm tắt. Tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố mỗi bài một kiểu, không có sự trùng lặp và tẻ nhạt, ng−ợc lại luôn khơi gợi sự hứng thú ở ng−ời đọc. Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của ông vừa có cái uyên thâm, uyên bác, vừa có cái mộc mạc bình dân, vừa có cái thâm trầm của lối văn cử nghiệp, vừa có cái hơi thở nồng nàn của dân tộc, thời đại. Bài viết này, ở một mức độ nhất định chứng tỏ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố. 1. Dẫn nhập Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc nh−ng Ngô Tất Tố tr−ớc hết là một nhà báo, một nhà báo cả những khi viết tiểu thuyết, một nhà báo có biệt tài [1], một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho [6]. Là nhà báo, ông đã chọn thể loại báo chí nh− một thể loại gọn nhẹ, tiện lợi, phù hợp với yêu cầu kịp thời và giàu tính chiến đấu trên báo chí hàng ngày. Với các bút danh quen thuộc nh− Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Đạm Hiên, Hy Cừ... ông đã viết gần 120 tiểu phẩm báo chí trên các tuần báo và tạp chí trong Nam ngoài Bắc từ 1929- 1943. Đánh giá các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ viết: Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố d−ờng nh− làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm từ tr−ớc sau 1930 cho đến hồi đại chiến thế giới lần thứ hai [2, tr.41]. Đọc tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố, ta nhận thấy mỗi bài một kiểu, không có sự đơn điệu, trùng lặp và tẻ nhạt, ng−ợc lại luôn khơi gợi sự hứng thú ở ng−ời đọc. Qua các tiểu phẩm, ta dễ dàng nhận ra tác giả là một tài năng đa dạng, độc đáo, một ngòi bút hết sức linh hoạt và uyển chuyển khi thâm thúy sắc sảo, khi dứt khoát đanh thép, khi thì hài h−ớc và dí dỏm, khi thì hồn hậu và khỏe khoắn. Tiểu phẩm báo chí của ông là một phòng triển lãm những bức chân dung đ−ợc phác thảo theo kiểu biếm họa giai cấp phong kiến thống trị và những kiểu ng−ời điển hình trong xã hội cũ bằng một thứ ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt, nhiều màu sắc. Có thể khẳng định rằng, thủ pháp châm biếm trong tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố có sự kết hợp giữa cái thâm thúy của một trí thức uyên thâm với cái hồn hậu, lạc quan, khỏe khoắn giàu tinh thần chiến đấu của văn học dân gian. Do đó, ngôn ngữ tiểu phẩm của ông vừa có cái uyên thâm, bác học, vừa có cái mộc mạc, bình dân, vừa có cái thâm trầm của lối văn cử nghiệp, vừa có cái hơi thở nồng nàn của dân tộc, thời đại. Bài viết này, ở một mức độ nhất định, đi sâu phân tích những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí Ngô Tât Tố. 2. Đặc sắc ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố 2.1. Sử dụng linh hoạt vốn từ vựng tiếng Việt Do tiểu phẩm báo chí có sự kết hợp . Nhận bài ngày 08/10/2008. Sửa chữa xong 16/10/2008. Nguyễn Hoài Nguyên NGÔN NGữ TIểU PHẩM BáO CHí..., TR. 65-72 66 giữa ngôn ngữ sự kiện với ngôn ngữ nghệ thuật nên cho phép sử dụng các lớp từ thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Cố nhiên, việc khai thác và sử dụng chủ yếu lớp từ nào là tùy thuộc ở kiểu lựa chọn của ng−ời viết. Là một nhà nho có vốn kiến thức uyên thâm, Ngô Tất Tố đã phát huy những −u thế từ vốn Hán học, vốn văn hóa ph−ơng Đông mà tr−ớc hết là lớp từ Hán Việt. Nhờ lớp từ này, tiếng Việt đã có thêm một vốn từ vựng hết sức phong phú về số l−ợng và chất l−ợng. Hơn nữa, âm Hán Việt lại đ−ợc ghi bằng chữ quốc ngữ nên từ Hán Việt đã cho ng−ời Việt khả năng tri nhận mới về nghĩa một cách tự do hơn. Nhờ đó, ngoài việc biểu thị chính xác các khái niệm, nghĩa của từ Hán Việt có thể phát triển theo t− duy liên t−ởng của ng−ời Việt, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề thú vị trong tiếng Việt nh− các hiện t−ợng đồng âm, đồng nghĩa... làm phong phú vốn từ tiếng Việt cả trong sử dụng. Nhà nho Ngô Tất Tố dĩ nhiên thấy đ−ợc tiềm năng to lớn của từ Hán Việt và ông đã khai thác và sử dụng chúng một cách dày đặc trong các tác phẩm. Cùng viết tiểu phẩm báo chí để châm biếm, đả kích cái xấu, cái lạc hậu nh−ng nếu Hồ Chí Minh chủ tr−ơng khai thác lớp từ thuần Việt thì Ngô Tất Tố lại chủ yếu sử dụng lớp từ Hán Việt. Qua cách sử dụng của Ngô Tất Tố, các từ Hán Việt đã tạo đ−ợc những liên t−ởng bất ngờ, thú vị, những hàm nghĩa tinh tế làm bật lên tiếng c−ời châm biếm sâu cay. Chẳng hạn, trong tiểu phẩm Giết ng−ời c−ớp của, ông viết: Một số rất lớn cụ lang, ông lang, chú lang, anh lang kia đều là tổ s−, thánh s−, tiên s− và kỉ s− của nghề bịp [7, tr.156]. Trớ trêu thay, những kẻ vốn là thầy đồ dốt, là anh chàng thi tr−ợt bằng tiểu học, là đứa vô nghề nghiệp, là những bọn chữ tây chữ tàu chẳng biết bỗng nhiên thành lang mà lại là tổ s−, thánh s−, tiên s−, kỉ s− hành nghề bằng thủ đoạn mỗi ng−ời bị lừa một lần thì tôi sẽ trở thành một nhà triệu phú. Các từ Hán Việt trong câu văn trên có tác dụng vạch mặt chỉ tên những kẻ vô đạo đức, nấp d−ới vỏ bọc bịp bợm để làm giàu một cách vô l−ơng tâm. Có thể nói, trong các tiểu phẩm báo chí, Ngô Tất Tố đã có ý thức dùng lớp từ Hán Việt với một số l−ợng lớn và một tần số cao. Thống kê trong 114 tiểu phẩm có 7172 l−ợt từ Hán Việt đ−ợc sử dụng, trong đó, có những từ xuất hiện với một tần số cao nh− chính phủ 66 lần, dân biểu 37 lần, dân tộc 35 lần, tiên sinh 30 lần, hiến pháp 28 lần, nghị viện 28 lần, tổng lý 14 lần, kinh tế 13 lần... Trong các đoạn văn, từ Hán Việt sử dụng một cách dày đặc, ý nghĩa thâm thúy. Chẳng hạn, đoạn văn trong tiểu phẩm Cho no đủ đã: Lại biết bao những tài chủ, nghiệp chủ và điền chủ cùng những danh công, đại th−ơng lập nên những công ti vĩ đại, những cổ phần, những th−ơng phiếu trên nghị tr−ờng quốc tế có địa vị cao quý làm cho bao kẻ thèm muốn cái xứ bờ xôi ruộng mật. Lại những cảnh t−ợng xa hoa trong các nơi thành thị, những công sở, những biệt thự, những lâu đài kiến trúc kinh phí hàng năm kể vạn, kể triệu [7, tr.336]. Chỉ một đoạn văn ngắn mà có hàng loạt từ Hán Việt nh− tài chủ, nghiệp chủ, điền chủ, danh công, đại th−ơng, công ti, vĩ đại, cổ phần, th−ơng phiếu, nghị tr−ờng, quốc tế, địa vị, cao quý, cảnh t−ợng, kiến trúc, kinh phí, vạn, triệu. Đằng sau cái vẻ sang trọng của những từ Hán Việt, Ngô Tất Tố đã phác họa lí lịch cá nhân của các vị tai to mặt lớn, những ngài đóng vai trò ông tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 67 chủ trong xã hội từ thủ hiến, thống đốc ng−ời Pháp cho đến quan lại hàng tỉnh, hàng huyện, viện tr−ởng dân biểu, nghị viện, bọn địa chủ... phần nhiều là những bọn ăn chó cả lông ăn hồng cả hột. Đặc biệt ở Ngô Tất Tố, bên cạnh lớp từ Hán Việt, lớp từ thuần Việt cũng đ−ợc ông khai thác triệt để và có hiệu quả cao. Đọc các tiểu phẩm của ông, chúng ta dễ dàng nhận thấy lớp từ nôm na thông tục đ−ợc sử dụng khá phổ biến, đa dạng nh−ng có chọn lọc, phù hợp với từng đối t−ợng cụ thể, gắn chặt với những ngữ cảnh nhất định. Tác giả đã khai thác triệt để những từ khẩu ngữ vốn đ−ợc sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nh− đớ (l−ỡi), (nghe) lỏm, ả, (nói) toẹt, nhè (dịp), (rất) ê, rảnh (việc), mút (n−ớc mắm), lòi (ra), tếch, ma (nào), b−ng (miệng), (kể) nốt, (chết) quách, (khểnh) cẳng, (khéo) nhử, sỏ (lợn), (làm) đỏm, (vào) bè, con nít, ngắc ngoải, bô bô, vọc vạch, nộm nạm, hằm hằm, ngủng nghỉnh, hục hặc, bố cu, bố đĩ, vừa vặn, ậm ọe, nắc nỏm... Ông cũng mạnh dạn sử dụng các từ điạ ph−ơng, từ cổ, từ thông tục nh− nhời (lời), dục dịch (rục rịch), binh (bênh), mần (làm), dái cá (rái cá), lạt (nhạt), chút tội (trút tội), róc (cạn), bồ côi (mồ côi), chi (gì), nên chi (cho nên), d−a dứa (từa tựa), ch−ng muốn (vì muốn), mần thinh (làm thinh), van (gọi), bạ men, dong dự, chật cheo... Các tổ hợp từ mang tính khẩu ngữ cũng đ−ợc tác giả sử dụng hết sức tự nhiên nh− đổ máu mồm, b−ng miệng, khổ bỏ mẹ, bạn nối khố, choang cho một mẻ, ăn phải bả, bị chết toi, chẳng ma nào, khểnh cẳng, ở cạnh nách, khéo nhử, đẻ thả cửa, nói dại đổ đi, quất vào đít... Có thể dẫn trong tiểu phẩm Ông Phạm Quỳnh là bạc tình lang, Ngô Tất Tố viết: Tr−ớc kia màu hồ còn đ−ợm, xã hội còn kẻ đón ng−ời đ−a, thì đối với chị ả Nam Phong, tiên sinh cũng hết lòng chải chuốt, khiến cho ả đúng tuần trăng mà ra mặt với đời. Vài năm gần đây, chị ả vì phấn lạt h−ơng phai, tiên sinh ruồng rẫy ngay ả, mà ôm ái tình đi sang con đ−ờng chính trị. Tiên sinh chẳng ó ê đến ả, để cho ả sống dở chết dở, thoi thóp, ngắc ngoải... [7, tr.92]. Các từ ả, chị ả, ó ê, ruồng rẫy, ôm, thoi thóp, ngắc ngoải, các tổ hợp từ kẻ đón ng−ời đ−a, ra mặt, phấn lạt h−ơng phai, sống dở chết dở làm cho các câu văn vừa bộc lộ tính chân thực của sự kiện vừa là lời bình luận xác đáng, làm cho thông tin đ−a ra có sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ đối với ng−ời đọc, giúp ng−ời đọc dễ dàng nhận ra chân t−ớng của chàng bạc tình Phạm Quỳnh, một trí thức có cỡ nh−ng lại là kẻ cơ hội. ở nhiều tr−ờng hợp khác, Ngô Tất Tố mạnh dạn dùng những từ địa ph−ơng, từ thông tục mang sắc thái mỉa mai, châm biếm vừa thể hiện một cách cụ thể, chi tiết sự thật đ−ợc phản ánh. Vạch trần bản chất bịp bợm của bọn vô học nh−ng lại tìm cách làm giàu trên đau khổ của ng−ời khác, tác giả viết: Lạ lùng nhất là phép chữa bệnh của đức giáo chủ. Kẻ nào có bệnh xin chữa thì ngài hoặc dùng roi mây mà quất vào đít, hoặc dùng n−ớc lạnh mà đổ vào mũi, hoặc dùng bùa giấy mà thọc vào cuống họng, để chẩy ra rãi xanh, rãi vàng [7, tr.233]. Cách dùng các từ quất, đít, n−ớc lạnh, thọc, chẩy, rãi (xanh, vàng) hết sức tự nhiên, có vị trí và sức sống mới trong câu văn, chứng tỏ Ngô Tất Tố đã biết khai thác những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ dân gian. Nh− vậy, qua cách dùng từ của Ngô Tất Tố, ta nhận thấy ông không quá lạm dụng những từ ngữ bác học mà Nguyễn Hoài Nguyên NGÔN NGữ TIểU PHẩM BáO CHí..., TR. 65-72 68 dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều l−ợng. Bên cạch lớp từ Hán Việt, lớp từ dân gian cũng đ−ợc ông khai thác khá triệt để. Có thể khẳng định rằng, cách dùng từ ngữ trong tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố là hết sức độc đáo, đa dạng, limh hoạt và đầy tính sáng tạo. 2.2. Đổi mới cách diễn đạt truyền thống Là một nhà Hán học uyên thâm, Ngô Tất Tố rất có ý thức khai thác các điển tích, điển cố, các giai thoại trong các sách vở Trung Hoa. Dĩ nhiên, ông vận dụng những điển tích, điển cố là để so sánh, đối chiếu, luận bàn những chuyện, những việc ngày nay. Có thể kể hàng loạt tr−ờng hợp nh− ông lấy truyện Trịnh Hoàng trong Hậu Hán th− để đả kích tên thống sứ Bắc kì Tholance, lấy chuyện vợ Chu Mãi Thần để so sánh với tình thế oái oăm của báo Tân Việt, lấy tích D−ơng Tấn trong truyện Phong thần có đủ bảy hai phép hóa thân để chế diễu Phạm Quỳnh sáng lập ra Hiến pháp tam giác, lấy chuyện Lâu S− Đức nhà Đ−ờng khuyên ng−ời em khi đi làm thái thú phải tốt nhịn để dè bỉu bãi n−ớc bọt trên mặt ông tuần phủ Nguyễn Doãn T, lấy giai thoại Th− công trong chuyện Trang Tử cho khỉ ăn sáng ba chiều bốn để vạch mặt trò hề mị dân của thống đốc Nam kì Pages.... Cách sử dụng điển tích, điển cố, giai thoại trong tiểu phẩm không hề cầu kì, sách vở mà hết sức tự nhiên, có dụng ý rõ ràng, làm nổi bật những sự việc mà tác giả định nói, định viết. Hầu hết các điển tích, điển cố, giai thoại đ−ợc đặt trong t−ơng quan chuyện x−a chuyện nay để ng−ời đọc tự rút ra kết luận, tạo nên những liên t−ởng bất ngờ, gây hứng thú cho ng−ời đọc. Chẳng hạn, trong tiểu phẩm Ông thống sứ với trận m−a hôm nọ, Ngô Tất Tố lấy truyện Trịnh Hoàng để đả kích tên thống sứ Bắc kì Tholance. Trong truyện x−a Trịnh Hoàng là một ông quan mà lòng nhân đức đã cảm động đến cả trời nên ông đi đến đâu thì m−a theo xe đến đó. Trái lại, thống sứ Tholance khi còn ở Bắc kì thì trời nắng hạn, khi hắn xuống tàu về n−ớc thì trời đổ m−a rào. Cũng là sự m−a nh−ng khác nhau. Với chuyện ngày nay thì m−a là để rửa sạch những rác r−ởi, nhơ bẩn mà y đã làm ở Việt Nam. Lối ví von qua điển tích thật là thâm thúy. Bên cạnh việc khai thác vốn cổ Trung Hoa, Ngô Tất Tố cũng hết sức quan tâm khai thác và vận dụng những cách diễn đạt truyền thống của dân tộc. Đây là một trong những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí Ngô Tất Tố. Những cách diễn đạt truyền thống mà chúng tôi quan niệm ở đây bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những lời nói có tính châm ngôn, những áng thơ văn quen thuộc trong Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm... nh−ng nổi bật nhất ở tiểu phẩm Ngô Tất Tố là việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian. Trong các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, các thành ngữ, tục ngữ đ−ợc sử dụng khá phổ biến, linh hoạt, có các dạng thức khác nhau hết sức sinh động và sáng tạo. Có những tr−ờng hợp ông dùng nguyên vẹn các thành ngữ, tục ngữ nh− kẻ đón ng−ời đ−a, chen vai thích cánh, run nh− cầy sấy, giật gấu vá vai, tiền mất tật mang, chân lấm tay bùn, tan cửa nát nhà, bùn lầy n−ớc đọng, mập mờ đánh lận con đen, dây cà ra dây muống, con rồng cháu tiên, ăn cây nào rào cây ấy, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... Tuy giữ nguyên cách diễn đạt dân gian nh−ng ông dùng chính xác cho từng đối t−ợng, vấn đề, tạo đ−ợc những ngữ cảnh phù hợp có hàm ý sâu xa làm tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008 69 cho các thành ngữ, tục ngữ có sự cộng h−ởng về ngữ nghĩa làm xuất hiện cái mới, một yêu cầu cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Chẳng hạn, trong tiểu phẩm Họ vẫn ăn vào cái xác chết, từ sự cố bà lão ăn mày chết ở chợ, lí tr−ởng đã sai chân tay kéo xác vào các quán bán hàng để đục khoét tiền của các chủ quán và đây là tình cảnh của bác lái lợn: Thôi đ−ợc, cứ về, nh−ng phải câm nhé, nếu có đứa nào nó biết thì tôi không thể nào che chở cho anh đ−ợc mà anh thì tiền mất tật mang đấy [7, tr.252]. Qua cách dùng thành ngữ tiền mất tật mang ta thấy ở đây vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng, có lời khuyên ra vẻ ban ơn lẫn lời hăm dọa của kẻ quyền thế. Cái hàm nghĩa tinh tế của thành ngữ đ−ợc nảy sinh trong ngữ cảnh bác lái lợn đã phải trút hầu bao dâng cụ lí năm đồng và đ−ợc cụ hứa che chở. Trong nhiều tr−ờng hợp, Ngô Tất Tố cải biến cấu trúc của các thành ngữ, tục ngữ. Cải biến cấu trúc diễn đạt là một nét độc đáo, một sự sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng cách diễn đạt truyền thống. ở đây, cũng cần nói thêm, thời thuộc Pháp, do chính sách kiểm duyện gắt gao của của chính quyền thực dân, đôi khi ông phải dùng lối viết bóng gió quanh co nên có những thành ngữ, tục ngữ phải hòa tan vào trong đoạn văn. Chẳng hạn, thành ngữ trơ nh− mặt thớt đ−ợc sử dụng trong đoạn văn sau đây: Các ngài không ở thôn quê có lẽ không hiểu nỗi khó khăn của sự đi m−ợn. Đừng nói m−ợn mặt, mỗi khi có việc ăn uống, dân quê muốn đi m−ợn cái thớt thái thịt cũng phải mất công xách đi xách về. Đằng này không đợi chúng ta hỏi m−ợn, chính các ông ấy tự mình đem mặt ra thay chúng ta há chẳng phải là sự hào hiệp? Với sự hào hiệp ấy, nếu không ai tỏ lời cảm ơn, không khỏi có kẻ bảo chúng ta là ng−ời rẻ của coi cái mặt ng−ời này không bằng cái thớt ng−ời khác [7, tr.341]. Phải chăng, đây là sự thay đổi chiến l−ợc, chiến thuật khéo léo để đấu tranh hợp pháp lâu dài? ở hầu hết các tr−ờng hợp khác, ông cố ý cải biến cấu trúc thành ngữ, tục ngữ để cho sự diễn đạt phù hợp với nội dung tiểu phẩm, thể hiện đúng điều mình cần nói, cần viết. Có ba biện pháp cải biến cấu trúc. Thứ nhất, ông dùng biện pháp đảo trật tự yếu tố. Thông th−ờng, trật tự các yếu tố trong thành ngữ, tục ngữ là cố định nh−ng khi thay đổi vị trí của các yếu tố, đặt ý này tr−ớc ý kia là có sự cân nhắc, thể hiện dụng ý của ng−ời viết. Đó là các thành ngữ cao mũ dài áo, cơm no áo ấm.... Trong câu Cuộc cách mệnh ấy đã lan đến các cụ cao mũ dài áo [7, tr.154] thì sự đảo trật tự yếu tố của thành ngữ không thể là ngẫu nhiên, tùy tiện mà thể hiện một thái độ châm biếm, hạ bệ những ng−ời có bộ sắc phục ấy đang làm ra vẻ hăng hái cách mạng cái áo thụng để khỏi mang tiếng hủ bại. Biện pháp thứ hai là thêm/bớt yếu tố. Biện pháp này một mặt gây sự chú ý cho ng−ời đọc, mặt khác gia tăng ngữ nghĩa cho thành ngữ, tục ngữ. Có khá nhiều tr−ờng hợp ông sử dụng biện pháp thêm/bớt yếu tố nh− đánh bạc thì lúc đỏ lúc đen, đỏ thì lên voi, đen thì xuống chó; gắp lửa mà bỏ tay ng−ời ta; thế thì những cuộc đi thề chỉ là những chuyện cá trê chui ống.... Lại có tr−ờng hợp, ông dùng biện pháp bớt yếu tố của thành ngữ. Chẳng hạn, một phần lớn hơn nữa là những ông xuất thân trong ngạch đầu chày... coi làm nghị viên cũng nh− làm lí tr−ởng, làm chánh tổng hay mua bá hộ vậy [7, tr.216]. Thành ngữ đầu chày đít thớt đ−ợc sử dụng theo kiểu bớt yếu tố làm cho ng−ời đọc nhận ra thái Nguyễn Hoài Nguyên NGÔN NGữ TIểU PHẩM BáO CHí..., TR. 65-72 70 độ khinh bỉ của tác giả đối với những nghị viên dân biểu chỉ là hạng chạy chọt, mua bán mà có. Biện pháp thứ ba là thay thế yếu tố trong cấu trúc thành ngữ. Ngô Tất Tố dùng biện pháp này nhằm tăng thêm tính sự kiện cho các tiểu phẩm báo chí của mình. Đó là các thành ngữ ch−ớng tai nghịch mắt, hàng rau hàng cá, đầu đi đuôi lọt.... Cũng có những tr−ờng hợp Ngô Tất Tố cải biến hình thức diễn đạt dân gian hết sức độc đáo, sáng tạo, đó là mạnh dạn cải biến toàn bộ cấu trúc thành ngữ. Đó là các tr−ờng hợp chuôi chẳng khi nào lại ngắn hơn gáo, thằng còng làm ch−a chắc đã đủ cho thằng ngay ăn, tai ếch hay là đầu cua.... Thành ngữ đầu cua tai nheo có nghĩa là mọi chi tiết, mọi chuyện ngóc ngách sâu kín của sự việc, câu chuyện. Khi sử dụng thành ngữ này, ông đã thay đổi yếu tố nheo (cá nheo) bằng yếu tố ếch, thêm vào yếu tố hay là biến đổi quan hệ giữa các yếu tố trong thành ngữ trong tr−ờng hợp: Cố nhiên họ không thèm biết chủ nghĩa xã hội là tai ếch hay đầu cua [7, tr.258]. Qua cách sử dụng thành ngữ, ta thấy nghĩa gốc của thành ngữ gần nh− đ−ợc giữ nguyên còn đ−ợc chồng lên một tầng nghĩa mới, gia tăng sắc thái biểu cảm. Những ng−ời đ−ợc nói đến ở đây là những ng−ời làm ở báo Tân Việt Nam xin vào đảng xã hội làm thang để trèo lên ghế nghị viên của viện dân biểu. Đây chỉ là những lũ cơ hội chính trị, lộ rõ bản chất dối trá, l−ờng gạt. Cách sử dụng thành ngữ của Ngô Tất Tố làm tăng thêm tính sự kiện cho báo chí; thông qua sự liên t−ởng của ng−ời đọc mà l−ợng thông tin báo chí gia tăng. Nh− vậy, qua cách dùng thành ngữ, tục ngữ, Ngô Tất Tố đã làm cho các hình thức diễn đạt dân gian trở nên tinh tế hơn, chính xác hơn, hiện đại hơn. 2.3. Khai thác triệt để đặc điểm của tiếng Việt Là nhà nho có vốn hiểu biết sâu rộng, Ngô Tất Tố có cảm thức sâu sắc và nhạy bén về các đặc điểm của tiếng Việt, khai thác và sử dụng chúng khá thành công trong các tiểu phẩm báo chí, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với ng−ời đọc. Tr−ớc hết, Ngô Tất Tố dựa vào tính phân tiết của tiếng Việt để thực hiện những hình thức tách ghép từ khiến cho cách dùng từ trong tiểu phẩm bộc lộ những hàm nghĩa hết sức tinh tế. Chẳng hạn, nhân sự kiện báo Tổ quốc Việt Nam đăng tin ông Hoàng Trọng Phu từ chức tổng đốc Hà Đông nh−ng sau lại đ−ợc giữ lại thêm một thời gian nữa, Ngô Tất Tố viết: Nếu không, nếu tỉnh Hà Đông bị thiếu một ông tổng đốc thì tổ quốc có khi sẽ thành tổ... cò [7, tr.170]. Cái tổ quốc ở đây là của tờ báo Tổ quốc Việt Nam và một ông tổng đốc Hà Đông từ chức thì cái nhà sẽ thiếu một cột tức là tổ quốc (của tờ báo Tổ quốc Việt Nam) sẽ đổ thì quốc dân sẽ ở vào đâu? Cách tách ghép từ tổ quốc thành tổ cò tạo nên một tiếng c−ời hài h−ớc nhẹ nhàng, dí dỏm. Lại có những tr−ờng h
Luận văn liên quan