Nguyên lý làm việc của biến tần

Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

docx13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý làm việc của biến tần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………02 PHẦN 1: BIẾN TẦN…………………………………………..………………...03 I.Khái niệm biến tần …....……………………………………….........................03 II.Nguyên lý làm việc của biến tần …..............................................……............03 III. Chức năng của biến tần………………………………………......................04 IV. Phân loại biến tần............................................................................................08 V. Ứng dụng và ý nghĩa…………………………………….................................08 PHẦN 2: MÁY DÒ KIM LOẠI………………………………………………...16 I.Nguyên lý hoạt động của máy dò kim loại ………………………...................16 II.Cấu tạo của máy do kim loại ……………………………....….......................16 III.Công nghệ chế tạo máy dò kim loại ………………………..….....................18 IV.Ứng dụng và ý nghĩa máy dò kim loại………………………........................23 PHẦN 3: THIẾT BỊ ĐO NHIỆT ĐỘ……………..…………………………….24 I.Khái niệm cảm biến nhiệt độ………………………………….........................25 II.Phân loại cảm biến………………………..……....…………...........................25 III.Ý nghĩa và ứng dụng…………………..………………………..................... 30 KẾT LUẬN……………………............................................................................31 LỜI NÓI ĐẦU Được phân công tìm hiểu về biến tần, máy dò tìm kim loại và thiết bị đo nhiệt độ, chúng em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về những thiết bị trên, từ khái niệm, chức năng, nguyên lý cho tới những ứng dụng trong thực tế. Trong thời gian tìm hiểu được sự quan tâm hướng dẫn của thầy chúng em đã hoàn thành tìm hiểu theo đúng yêu cầu đề ra. Trong bản báo cáo này chúng em chỉ tóm tắt, sơ lược những kiến thức, hiểu biết của mình trong thời gian tìm hiểu về những thiết bị trên. Bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo góp ý của thầy để bài báo cáo này của chúng em được hoàn thiện. Em xin trân thành cảm ơn. Nhóm sinh viên Nguyễn Văn Hùng Vũ Văn Đức Trần Văn Hoàng Hà Nội, tháng 11 năm 2013 PHẦN 1: BIẾN TẦN I. Khái niệm biến tần   Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được. II. Nguyên lý làm việc của biến tần   Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.    Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.    Ngoài ra,biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA. III. Chức năng của biến tần 1.Điều khiển tốc độ của động cơ Chức năng chính của biến tần AC là điều khiển tốc độ của động cơ bất đồng bộ xoay chiều 3 pha bằng cách cấp tần số biến đổi được cho mô tơ 2. Tiết Kiệm Điện Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống. Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt. Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước BIẾN TẦN - MỘT BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN ! Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát ( điều hoà trung tâm ), máy bơm nước... Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần ssố công nghiệp f= 50Hz thông qua quan hệ f=p.n/60 - trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện . Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại ( như hình vẽ 1,3) . Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn. Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho các van . Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được. Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã được áp dụng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế. Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van. Ngoài ra, với việc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi phí cho bảo trì hệ thống. Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống. Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng . Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt. Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới. IV. Phân loại: Có 2 loại biến tần: Biến tần trực tiếp Biến đổi tần số đầu vào f1 thành f2 bằng cách đóng cắt dòng xoay chiều tần số f1 Nói chung chỉ tạo ra tần số f2<f1 Biến tần gián tiếp Nguồn xoay chiều được biến đổi thành nguồn một chiều, sau đó lại biến đổi thành nguồn xoay chiều tần số f2. Ưu điểm: Có thể điều chỉnh được tần số và điện áp trong phạm vi rộng Nhược điểm: Hiệu suất thấp vì qua 2 lần biến đổi. V. Ý nghĩa và ứng dụng: Ý nghĩa và ứng dụng của biến tần Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là bạn có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số bạn có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.  Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc nhiên được hưởng rất nhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động nhận dạng động cơ; tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ; khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng,…  Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ, khống chế được năng lượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm soát được nó thông qua các chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến tần.  Đặc biệt, với những bộ biến tần có chế độ điều khiển “Sensorless Vector SLV” hoặc “Vector Control With Encoder Feedback”, bạn sẽ được hưởng nhiều tính năng cao cấp hơn hẳn, chúng sẽ cho bạn một dải điều chỉnh tốc độ rất rộng và mômen khởi động lớn, bằng 200% định mức hoặc lớn hơn; sự biến động vòng quay tại tốc độ thấp được giảm triệt để, giúp nâng cao sự ổn định và độ chính xác của quá trình làm việc; mômen làm việc lớn, đạt 150% mômen định mức ngay cả ở vùng tốc độ 0 2) Ứng dụng cụ thể của biến tần Biến tần IS7 với chức năng hỗ trợ WEB là một trong những sản phẩm ứng dụng các công nghệ mới được phát triển trong thời gian gần đây. Biến tần IS7 được tích hợp nhiều tính năng vượt trội hỗ trợ nhiều phương pháp điều khiển như Vector, Sensorless, Torque, V/F. . . có thể áp dụng cho nhiều ứng dụng như Process PID, Multi-Motor Control, Auto Sequence, Tension Control . . . . Đồng thời để dễ dàng kiểm soát dữ liệu trong một hệ thống lớn iS7 đã được tích hợp nhiều cổng truyền thông như RS485 & Molbus_RTU, DeviceNet, ProfileBus, Ethenet, Rnet, . . . Với chức năng WEB trong đó ứng dụng kéo dây biến tần IS7 được thực hiện thông qua phương pháp điều khiển lực căng (Tension Control) .  Để hiểu về các tính năng chuyên dùng WEB của biến tần IS7 ta cần phân tích và làm rõ một số vấn đề trong quá trình điều khiển như làm thế nào điều khiển lực căng trong kéo dây (Web Tension Control) và nguyên lý kéo dây là như thế nào? Web Tension Control: Dùng điều khiển, duy trì lực căng trong hệ thống luôn ổn định để đảm bảo quá trình hoạt động đạt năng suất và sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà không phải tốn nhiều chi phí trong quá trình vận hành.  Nguyên lý kéo dây cơ bản là: Thay đổi đường kính của dây kéo từ lớn xuống nhỏ mà không làm mất mát về vật liệu.  Để dây luôn thẳng trong quá trình kéo thì hai bộ phận chính tham gia trong quá trình này là xả dây (Unwinder) và cuốn dây (Winder) . - Phần xả dây (Unwinder): Có nhiệm vụ thay đổi đường kính của dây, tùy theo đường kính dây và yêu cầu đường kính sau cùng của dây phải đạt mà số lương phần xả dây sẽ nhiều hay ít. - Phần cuốn dây (Winder): Có nhiệm vụ cuộn dây đã thành phẩm vào Bobbin và phải đảm bảo tốc độ cuốn phải đồng bộ với lượng dây xả ra không để dây bị chùng hay bị đứt, đồng thời dây phải trải điều trên Bobbin. Các phần này được điều khiển bởi các biến tần có công suất phù hợp với hệ thống. Để hệ thống hoạt động ổn định đòi hỏi tốc độ dài phải là hằng số . Quá trình duy trì tốc độ dài này được biến tần thực hiện thông qua việc điều tiết lực căng. Để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định và đạt năng suất cao thì biến tần phải điều tiết lực căng liên tục cho phù hợp với hệ thống. Do đó toàn bộ quá trình này được điều khiển theo PID (điều khiển vòng kín). Cảm biến lực căng (Dancer) đưa tín hiệu về biến tần xử lý. Tín hiệu nhận được từ Dancer kết hợp với cài đặt các hàm chuyên xử lý đã được tích hợp biến tần sẽ đưa ra chương trình chạy phù hợp với thực tế. Hệ thống gia công kéo nhỏ đường kính thép ứng dụng IS7 ( WEB) * Chức năng chuyên dùng cho Web trong biến tần : -  Tùy theo chế độ hoạt động cuốn hay xả dây mà có thể chọn chế độ hoạt động winder/ unwinder khi đó quá trình hoạt động của biến tần sẽ tương thích với chức năng đã chọn. - Có thể điều khiển và thay đổi tốc độ dài của máy trên biến tần. - Dựa vào dancer lực căng và chức năng PID giá trị lực căng của dây sẽ được thay đổi và hoạt động ổn định theo yêu cầu của người điều khiển. - Lựa chọn đơn vị và giá trị hiển thị theo yêu cầu người dùng. - Cho phép lựa chọn nhiều dạng đường kính Bobbin khác nhau mà không cần thay đổi chương trình trên biến tần.  - Biến tần cung cấp nhiều sự lựa chọn hoạt động khi có sự cố đứt dây xảy ra. Biến tần IS7 của LSIS với những tính năng vượt trội giúp cho việc tích hợp hệ thống một cách dễ dàng. Đồng thời với cấu trúc board mạch, phần cứng và phần mềm hợp lý tạo nên dùng giao diện linh hoạt và thân thiện cho người dùng, các thao tác cũng rất dễ dàng trên màn hình LCD rộng kết hợp với các nhóm do người sử dụng tự thiết lập. Ngoài ra IS7 cung cấp dãy công suất có từ 0.75kW đến 375kW nên người dùng dễ dàng chọn công suất phù hợp cho từng hệ thống cụ thể. 3) Một số ứng dụng khác Dây chuyên in bao bì (12 màu) Đồng tốc 2 động cơ cuộn - nhả, ổn định sức căng giữa 2 đầu Dây chuyền cắt bao bì - túi nylon Hỗ trợ điều khiển vector dòng điện vòng hở / vòng kín (dùng Encoder), điều khiển V/f vòng hở / vòng kín (dùng Encoder) giúp nâng cao độ chính xác cho các dây chuyền cần sự phối hợp đồng bộ Hệ thống thổi - cuộn túi nylon Điều khiển động cơ đùn nhựa và động cơ cuộn, ổn định sức căng... Băng tải Ví dụ: Biến tần J7 của Yaskawa với chức năng bù trượt tốc độ, phát hiện quá mômen, dò tìm tốc độ cộng với chức năng tăng mômen động cơ khi mômen tải tăng giúp tốc độ băng tải luôn luôn ổn định (bên cạnh đó biến tần có khả năng điều khiển động cơ chạy đa cấp tốc độ - 9 cấp) Thang máy Ví dụ: Biến tần L7 của Yaskawa sử dụng Encoder loại incremental hoặc Encoder chuẩn Hiperface/Endat, dòng ra định mức cao, trình tự nâng hạ xác định giúp điều khiển động cơ thang máy lên xuống, dừng tầng chính xác. Điều khiển động cơ đóng mở cửa mềm mại hơn với Encoder chỉnh định độ rộng cửa. Cầu trục (cơ cấu nâng hạ)... Đồng tốc 2 động cơ xe lớn. Điều khiển vector dòng điện (dùng Encoder) đạt được các đặc tính truyền động mạnh cho cơ cấu nâng hạ cần mômen quay ở tốc độ thấp... PHẦN 2: MÁY DÒ KIM LOẠI I. Nguyên lý hoạt động của máy dò kim loại: Máy dò kim loại, máy dò vàng, dò mìn thường sử dụng công nghệ cảm ứng điện từ xuyên xuống đất để phát hiện ra sự biến thiên của từ trường khi gặp một vật kim loại dưới lòng đất Nguyên lý máy dò kim loại: Sử dụng công nghệ cảm ứng điện từ Máy dò kim loại, máy dò vàng, dò mìn thường sử dụng công nghệ cảm ứng điện từ xuyên xuống đất để phát hiện ra sự biến thiên của từ trường khi gặp một vật kim loại dưới lòng đất. Còn đối với những loại máy dò kim loại cao cấp như máy dò 3D thì nó sử dụng công nghệ siêu cảm biến Sensor vì thế các máy dò 3D dùng để phát hiện các đối tượng ẩn dưới lòng đất như: Hang động, hầm mộ, kho báu, kho tàng... sâu đến 20-25m. Đặc biệt có dòng máy sử dụng công nghệ quét sóng Radar tìm hiểu lòng đất cho độ sâu lên đến 40m II. Cấu Tạo Của Một Máy Dò Kim Loại a)Các máy dò kim loại nói chung gồm: - Một bộ phận phát tín hiệu dao động  - Một bộ phận dò tín hiệu phản hồi Nếu một mảnh kim loại ở gần đó thì khi điện từ trường biến đổi sẽ sinh ra dòng cảm ứng xung quanh nó gây ra tín hiệu phản hồi được thu vào máy thu của máy do dẫn đến việc tìm thấy vị trí của kim loại được dò theo cường độ tín hiệu nhận được và bom hay các vũ khí khác cũng có thể dò được bằng cách này. b) Cấu tạo cụ thể của 1 máy dò kim loại Bộ thăng bằng (stabilizer) (tùy chọn) - sử dụng để giữ cho thiết bị ổn định khi ta quét lui tới Hộp điều khiển - chứa mạch điện, bảng điều khiển, loa, pin và có thể có cả vi xử lí Cán - kết nối hộp điều khiển và cuộn dây; thường có thể điều chỉnh được để người dùng có thể cảm thấy thoải mái. Cuộn dây dò - là thành phần nhận biết sự có mặt của kim loại; còn được goi là “đầu dò”, “loop”, “ăn-ten” Nhiều hệ thống còn có jack cắm để kết nối với headphone, một số lại có hộp điều khiển bên dưới cán cùng một thành phần hiển thị ở trên. Hoạt động của một máy dò rất đơn giản, dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Sau khi bật nguồn thiết bị, người dùng sẽ di chuyển đầu dò từ từ trên khu vực cần tìm kiếm, khi qua một đối tượng (kim loại), tín hiệu âm thanh được phát ra. Nhiều loại máy dò kim loại tiên tiến còn hiển thị cả loại kim loại và độ sâu của đối tượng. III Công Nghệ Chế Tạo Máy dò kim loại sử dụng 3 công nghệ: Very low frequency (VLF) - tần số rất thấp Pulse induction (PI) - cảm ứng xung Beat-frequency oscillation (BFO): dao động tần số phách Trong các phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các công nghệ này để xem cách làm việc của chúng. a)Kỹ thuật VLF Very low frequency (VLF), còn được biết với tên “cân bằng cảm ứng” (induction balance), là công nghệ máy dò khá phồ biết được dùng ngày nay. Trong máy dò VLF, có 2 cuộn dây riêng biệt. Cuộn phát (transmitter coil) - Đây là cuộn dây vòng ngoài. Nó đơn giản chỉ là 1 cuộn dây dẫn. Dòng điện được đưa dọc theo sợ dây, ban đầu theo 1 hướng và sau đó theo hướng ngược lại, lặp đi lặp lại hàng ngàn lần mỗi giây. Số lần mà dòng điện đổi chiều mỗi giây tạo nên tần số của thiết bị. Cuộn thu (receiver coil) - là cuộn dây vòng trong. Cuộn dây này đóng vai trò như 1 ăng-ten để thu nhận và khuếch đại c