Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Đà Nẵng (làng Hi Vọng)

Tham vấn tâm lý là hoạt động cần thiết cho mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là cho đối tượng trẻ mồ côi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Làng Hi Vọng – Tp Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ, giúp các em vượt qua những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của các em.

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Đà Nẵng (làng Hi Vọng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 229 NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA TRẺ MỒ CÔI SỐNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ EM KHÓ KHĂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (LÀNG HI VỌNG) COUNSELING PSYCHOLOGY NEED OF THE ORPHANS WHO ARE LIVING IN DANANG CENTER FOR ORPHANED, DISABLED AND DISPLACED CHILDREN (THE VILLAGE OF HOPE) SVTH: Nguyễn Thị Phương Trang Lớp 06CTL, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Tô Thị Quyên Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Tham vấn tâm lý là hoạt động cần thiết cho mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là cho đối tượng trẻ mồ côi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Làng Hi Vọng – Tp Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ, giúp các em vượt qua những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển tâm sinh lý của các em. ABSTRACT Counseling psychology is necessary to everybody in mordern societies, especially to the orphans. So, we research on the counseling psychology need of the orphans who are living in The Village of Hope – Danang city. From there, we prurpose some solutions to satisfy the orphans’ counseling psychology need, help them overcoming life difficulties, creat good conditions for their physiological and psychological development. 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Do đặc thù của bản thân và môi trường sống, trẻ mồ côi ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và sự phát triển về trí tuệ cũng như nhân cách của các em gặp rất nhiều trở ngại. Trong thực tế, hầu hết những sự trợ giúp đến với trẻ mồ côi là sự trợ giúp về vật chất. Điều đó là cần thiết, nhưng chưa đủ. Các em cần sự trợ giúp về tinh thần, mà cụ thể ở đây là được tham vấn tâm lý để đối đầu và vượt qua cuộc sống đặc biệt có nhiều khó khăn thử thách. Vì vậy, tìm hiểu về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn Tp. Đà Nẵng là cần thiết, từ đó có thể đề xuất các giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu này ở các em, tạo điều kiện cho các em vượt qua những khó khăn tâm lí để phát triển toàn diện nhân cách. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp. Đà Nẵng (Làng Hi Vọng). Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, tạo điều kiện cho các em phát triển. 1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đề tài này có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 230 tại Làng Hi Vọng. Với khách thể nghiên cứu là trẻ mồ côi từ 11 – 18 tuổi, đề tài được thực hiện tại Làng Hi Vọng trong thời gian từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2010. 1.4. Giả thuyết khoa học Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Làng Hi Vọng là rất cao. Có sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm khách thể khảo sát. Nội dung và hình thức tham vấn tâm lý mà trẻ mong đợi là rất phong phú và đa dạng. Mặc dù vậy, các em vẫn chưa được tiếp cận với hoạt động tham vấn tâm lý vì nhiều trở ngại khác nhau. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề lí luận về nhu cầu và tham vấn tâm lý - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp. Đà Nẵng (Làng Hi Vọng). Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, giúp các em giải quyết những khó khăn của mình. 1.6. Các phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp lí thuyết, điều tra bằng bảng hỏi (Angket), phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học. 2. Phần nội dung 2.1. Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Trong phần cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi đề cập đến các nội dung sau: tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý (ở trong và ngoài nước), lí luận về nhu cầu (khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự hình thành, phân loại), lí luận về tham vấn tâm lý (khái niệm, mục đích, nội dung cơ bản, phân loại), và cuối cùng là những vấn đề chung về trẻ mồ côi (khái niệm, những đặc điểm tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý). 2.2. Chương 2. Phương pháp và qui trình tổ chức nghiên cứu Trong chương này, chúng tôi mô tả phương pháp nghiên cứu, giới thiệu về khách thể khảo sát và qui trình tổ chức nghiên cứu. 2.3. Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi sống ở Làng Hi Vọng 2.3.1. Thực trạng những khó khăn mà trẻ mồ côi gặp phải Biểu đồ 3.1. Thực trạng khó khăn mà trẻ gặp phải 0 94.1 5.9 Không bao giờ Đôi khi Thường xuyên Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 231 Từ biểu đồ 3.1, chúng ta thấy rằng đa số trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nhưng ở mức độ vừa phải. 2.3.2. Các cách ứng phó của trẻ khi gặp khó khăn Khi các em gặp khó khăn, cách giải quyết mà đa số trẻ lựa chọn là tìm sự giúp đỡ (82.4%). Người mà các em tìm đến để nhờ giúp đỡ nhiều nhất là anh chị em trong nhà (43.5%), tiếp theo là bạn bè (35.3%), rồi mới đến mẹ và các cô chú ở trung tâm (21.2%). Tuy nhiên, hiệu quả sự giúp đỡ mà các em nhận được là không cao. Biểu đồ 3.2. Hiệu quả của sự giúp đỡ mà trẻ đã nhận được 7.1 92.9 0 Có Có, nhưng ít Không Khi được hỏi “người mà em tìm đến đó có giúp em giải quyết được khó khăn không”, có 7.1% trẻ trả lời là “có”, không có trẻ nào cho là “không”, và hầu hết trẻ đánh giá sự giúp đỡ đó là có hiệu quả nhưng ít (92.9%). Nghĩa là hiệu quả giúp đỡ mà trẻ nhận được là không cao. 2.3.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi a. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý Biểu đồ 3.3.1. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ 32.9 41.2 25.9 Rất mong muốn Mong muốn Không mong muốn Qua biểu đồ, chúng ta thấy rằng tỉ lệ trẻ “rất mong muốn” (32.9%) và “mong muốn” (41.2%) được tham vấn tâm lý cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trẻ “không mong muốn” (25.9%) được tham vấn tâm lý. Nói cách khác, hầu hết trẻ mồ côi Làng Hi Vọng đều có nhu cầu tham vấn tâm lý. b. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý Chiếm tỉ lệ cao nhất là học tập (21%), tiếp theo là lĩnh vực nghề nghiệp tương lai (18.2%). Tình bạn đứng vị trí thứ (14.7%). Vị trí thứ tư là quan hệ với người lớn ở làng, thứ năm là quan hệ với anh chị em trong nhà, tiếp theo là các lĩnh vực khác. Lĩnh vực mà trẻ ít mong muốn được tham vấn thuộc về vấn đề tiền bạc. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 232 Biểu đồ 3.3.2. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý 14.7 4.5 21 18.2 14.1 3.2 13 2.2 6.2 2.9 Tình bạn Tình yêu Học tập Nghề nghiệp tương lai QH với người lớn QH với thầy cô QH với anh chị em Vấn đề tiền bạc Vấn đề giới tính và SKSS Vấn đề sức khỏe c. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi Biểu đồ 3.3.3. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi 0 4.7 9.4 27.1 58.8 Qua đài phát thanh Qua báo chí Qua điện thoại Qua Internet Đến TT tham vấn tâm lý Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi nhiều nhất là trực tiếp đến trung tâm tham vấn tâm lý (58.8%), sau đó là qua internet (27.1%), qua điện thoại (9.4%) và cuối cùng là qua báo chí (4.7%). 3. Phần kết luận 3.1. Kết luận Về lí luận, việc nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi tích lũy thêm kiến thức về nhu cầu tham vấn tâm lý cũng như những đặc điểm tâm lý cơ bản của một đối tượng xã hội đặc biệt là trẻ mồ côi. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu trên 85 trẻ mồ côi từ 11 – 18 tuổi ở Làng Hi Vọng đã giúp chúng tôi khẳng định giả thuyết mà chúng tôi đưa ra ban đầu khi thực hiện đề tài, cụ thể như sau: Phần lớn trẻ mồ côi làng Hi Vọng gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong các lĩnh vực học tập, chăm lo nghề nghiệp và xây dựng quan hệ với những người xung quanh (bạn bè, người lớn ở làng và ngay cả anh chị em trong nhà). Đây cũng chính là các lĩnh vực mà trẻ cần được tham vấn nhiều nhất. Đa số trẻ có nhu cầu tham vấn tâm lý, và hình thức tham vấn được các em mong đợi nhiều nhất là trực tiếp đến trung tâm tham vấn tâm lý, sau đó là qua internet, qua điện thoại và cuối cùng là qua báo chí. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 233 Tuy vậy, trẻ vẫn chưa tiếp cận hoạt động tham vấn tâm lý vì nhiều nguyên nhân như: không có điều kiện, tâm lý e ngại người lạ, không muốn chia sẻ, sợ lộ bí mật riêng tư… 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi tại làng Hi Vọng Từ những kết luận trên đây, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi Làng Hi Vọng như sau: 3.2.1. Trợ giúp các em trong việc học tập 3.2.2. Tăng cường tập huấn về kĩ năng sống cho các em 3.2.3. Nâng cao kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ mồ côi cho đội ngũ cán bộ nhân viên của làng 3.2.4. Tổ chức các đợt tham vấn tâm lý cho các em 3.3. Khuyến nghị 3.3.1. Đối với bản thân trẻ mồ côi Bản thân các em cần phải nỗ lực tìm tòi, học hỏi, rèn luyện khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề. Đồng thời cần biết cách tìm sự giúp đỡ khi cần thiết. Bên cạnh đó cần xây dựng mối quan hệ tốt hơn với các mẹ, cô chú ở trung tâm. 3.3.2. Đối với trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Tp Đà Nẵng (Làng Hi Vọng) Quan tâm hơn đến việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho các em bằng việc áp dụng các giải pháp mà chúng tôi đã nêu trên. Đồng thời, có một sự điều chỉnh cần thiết trong mối quan hệ của những người lớn ở làng với trẻ sống nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 2005 [2] B.Ph.Lomov, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận tâm lí học, Nxb ĐHQGHN, 2000 [3] Nguyễn Quang Uẩn (CB), Tâm lí học đại cương, Nxb ĐHSP, 2006 [4] Lê Thị Bừng (CB), Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách, Nxb ĐHSP, 2008 [5] Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lí, Nxb ĐHQGHN, 2006 [6] Lê Quang Sơn, Đề cương bài giảng học phần tâm lí học tham vấn, Trường ĐHSP – ĐHĐN, 2009 [7] Hoàng Phê (CB), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2000 [8] Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khó khăn Tp Đà Nẵng, Báo cáo sắp xếp tổ chức bộ máy và tuyển sinh năm học 2009 – 2010, Đà Nẵng, 2009 [9] Tạp chí Tâm lí học [10] Trang web của Bộ LĐ – TB & XH Việt Nam: molisa.gov.vn
Luận văn liên quan