Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra

Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì các vụ tranh chấp thương mại càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau. Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài". Ở Việt Nam, từ khi Pháp lệnh trọng tài năm 2003 ra đời cho đến nay đã được 6 năm thực hiện nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là chưa thực sự phổ biến do có những vấn đề khi áp dụng Pháp lệnh trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại.Vấn đề về “thỏa thuận trọng tài” là vấn đề vô cùng rắc rối trong Pháp lệnh trọng tài năm 2003. Để khắc phục những vấn đề của trọng tài và đặc biệt của thỏa thuận trọng tài thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể về những điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về “thỏa thuận trọng tài”. Về bố cục, bài khóa luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ --------(((------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Sinh viên thực hiện : Mỵ Duy Thanh Lớp : CN3 QTKD Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Hà Hà Nội, tháng 12 năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì các vụ tranh chấp thương mại càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau... Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài". Ở Việt Nam, từ khi Pháp lệnh trọng tài năm 2003 ra đời cho đến nay đã được 6 năm thực hiện nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là chưa thực sự phổ biến do có những vấn đề khi áp dụng Pháp lệnh trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại.Vấn đề về “thỏa thuận trọng tài” là vấn đề vô cùng rắc rối trong Pháp lệnh trọng tài năm 2003. Để khắc phục những vấn đề của trọng tài và đặc biệt của thỏa thuận trọng tài thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể về những điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về “thỏa thuận trọng tài”. Về bố cục, bài khóa luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 1.1.1. Khái niệm “Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng. Điều này quy định thế nào là một thỏa thuận trọng tài. Về hình thức, luật trọng tài các nước thường quy định một thỏa thuận trọng tài phải được làm thành văn bản. Văn bản này có thể là một quy định sẵn trong hợp đồng, hoặc một thỏa thuận riêng biệt ngoài hợp đồng chính. Văn bản có thể được thể hiện dưới hình thức tài liệu, telex, thư điện tử v.v. Ngoài ra, một số nước còn có quy định cụ thể hơn về hình thức thỏa thuận trọng tài ký kết với người tiêu dùng. Ví dụ luật của Anh quy định thỏa thuận trọng tài ký kết với người tiêu dùng phải phù hợp với quy định về pháp luật bảo về người tiêu dùng. Luật của Đức quy định thỏa thuận trọng tài với người tiêu dùng phải được làm thành văn bản riêng. Theo luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010(LTTTM 2010), thoả thuận trọng tài(TTTT) là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh 1.1.2. Đặc điểm TTTT không thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp tiền trọng tài truyền thống khác như trung gian, hòa giải. Thông qua TTTT, các bên gián tiếp thỏa thuận khước từ thẩm quyền xét xử của tòa án quốc gia. Như vậy, yếu tố cơ bản nhất trong phương thức trọng tài phải là yếu tố thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận, sẽ không có trọng tài 1.2. Vai trò và giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài 1.2.1. Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài, sẽ không có trọng tài. Nếu trọng tài được tiến hành không dựa trên cơ sở thỏa thuận thì trọng tài này bị pháp luật coi là vô hiệu.Khi đã thỏa thuận, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các thỏa thuận này và không bên nào được đơn phương thay đổi hoặc vi phạm nghĩa vụ trọng tài.Nếu một bên vi phạm, bên kia có quyền yêu cầu tòa án can thiệp buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ hoặc nếu không, tòa án sẽ áp dụng quy định của pháp luật để cho TTTT được thực hiện.Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ TTTT không dẫn đến chế tài phạt như trong chế tài phạt hợp đồng. 1.2.2. Vai trò của thoả thuận trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam : Hiện nay, khi soạn thảo các điều khoản về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ giao dịch thường quy định việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài thương mại, đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài. Từ khi Chính phủ nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động Trọng tài bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã thực sự chuyển biến và mang lại các dấu hiệu tích cực, từ việc mở rộng phạm vi hoạt động và quyền hạn của các Trung tâm Trọng tài (sau đây gọi tắt là TTTT) đến sự quan tâm thực sự từ các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Theo quy định tại Pháp lệnh cũng như từ kết luận thực tế, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp, phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật và Quy tắc tố tụng Trọng tài của TTTT. (1). Về vấn đề thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức và cá nhân kinh doanh phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn Trọng tài, chọn TTTT hoặc Trọng tài viên của TTTT để giải quyết. Tuy nhiên, nếu đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết, khi đó nếu Trọng tài (cụ thể là TTTT/Trọng tài viên) vẫn tiến hành giải quyết trong trường hợp này, quyết định trọng tài đó sẽ bị hủy. Một khi không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Tòa án có quyền ra quyết định hủy quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong hai trường hợp này. Từ phân tích đó, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, hay nói cách khác không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là (i) điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc (ii) thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Thời điểm thỏa thuận về giải quyết trọng tài như vậy, theo tác giả, là rất thoáng và linh hoạt cho các bên khi lực chọn, cho nên các bên chỉ cần quan tâm vấn đề là nội dung của điều khoản này là như thế nào cho đúng quy định thì việc giải quyết sẽ được thực hiện tại TTTT đó. Thực tế, để tránh những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, các bên nên lập điều khoản trọng tài mà các TTTT khuyến khích, tạm gọi là các Điều khoản mẫu (model clauses) mà các Trung tâm Trọng tài thường ghi trên website hay trong các giới thiệu của mình. Cụ thể hơn, các bên có thể thỏa thuận cơ bản rằng “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại [tên của TTTT]” (All disputes originated from this contract shall be setted by [name of Arbitration Center]). Các bên liên quan cũng cần chú ý đến hiệu lực của Thỏa thuận trọng tài, để thỏa thuận này ràng buộc các bên cũng như ràng buộc các cơ quan tố tụng thì tại thời điểm có tranh chấp, thỏa thuận này phải còn giá trị pháp lý. Qua TTTT, tác giả được biết rằng vẫn có nhiều trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận này không còn giá trị nữa khi có tranh chấp mà đến khi TTTT từ chối giải quyết thì các bên mới biết. Có thể hình dung qua một trường hợp cụ thể, rằng các bên đã có thỏa thuận tại Hợp Đồng nhưng tại Phụ lục lại lựa chọn Tòa án giải quyết hoặc tại thời điểm các bên ghi lời khai khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện; rằng chọn Tòa án, khi đó, theo quy định của Bộ luật Tố Tụng Dân Sự hiện hành, vụ kiện không thuộc thẩm quyền của Trọng tài mà thuộc về Tòa án. Điều đó có nghĩa là, thỏa thuận Trọng tài nên quy định thật rõ ràng. (2). Các góc nhìn pháp lý Theo quy định tại Pháp lệnh thì thỏa thuận Trọng tài chỉ có giá trị pháp lý đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, các hoạt động thương mại sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các ngành nghề được liệt kê sau đây theo quy định của Pháp lệnh, đó là hành vi thương mại nào mà một bên là cá nhân/tổ chức thực hiện như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật; li-xăng, đầu tư, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm… Nó bao gồm nhưng không giới hạn bởi lẽ Pháp lệnh này còn gắn thêm một câu mà xem như việc liệt kê xem các hành vi trên là không có ý nghĩa, đó là Trọng tài còn giải quyết “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Điều đó có nghĩa rằng, bất cứ hoạt động thương mại nào theo quy định của pháp luật chung, các bên có thể bắt đầu định hướng việc giải quyết tranh chấp bằng việc ký kết hợp đồng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài. Vấn đề tiếp theo là năng lực và thẩm quyền ký kết của các bên, pháp luật chỉ quy định khi một bên ký kết thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Cho dù các cơ quan tài phán Việt Nam đang có những cách hiểu khác nhau về quy định “năng lực hành vi dân sự” và “năng lực pháp luật dân sự” trong trường hợp này. Vấn đề đặt ra là nếu trường hợp một bên không có năng lực dân sự, ví dụ như khi xảy ra tranh chấp bên đi kiện không chứng minh được sự tồn tại của bên kia (có thể bị Trọng tài/Tòa án xem là không tồn tại) thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay không, ở đây, pháp lệnh không nêu rõ. Điều đó có nghĩa là, có thể trong trường hợp này TTTT/Tòa án sẽ xác định một bên xác lập thỏa thuận không hiện hữu nên thỏa thuận Trọng tài sẽ bị coi là không có giá trị pháp lý. Từ thực tế và xét trong mối tương quan với quy định trên, tác giả muốn định hướng rằng, đối với những đối tác lớn, có uy tín trên thương trường thì có thể thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại; còn đối với các đối tác ban đầu, quy mô kinh doanh và sự ổn định pháp lý chưa rõ ràng thì nên chăng cần phải xem xét kỹ có nên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hay không. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật có thể dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Hiện nay việc ký kết hợp đồng không phải lúc nào cũng do những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, mà có thể là bất kỳ người đại diện theo ủy quyền hoặc thậm chí là trưởng một bộ phận nghiệp vụ thực hiện việc ký kết. Thế thì thỏa thuận Trọng tài theo Hợp đồng do những người được ủy quyền này có bị xem là vô hiệu hay không? Kết quả từ thực tế là tùy vào quan điểm và các nhìn nhận của các TTTT/Tòa án. Khi xác lập thỏa thuận Trọng tài, các bên nên thỏa thuận rõ ràng về đối tượng tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện thấy có vấn đề chưa rõ ràng hoặc sai lệch thì phải thỏa thuận bổ sung nếu không thì thỏa thuận có thể bị xem là vô hiệu và/hoặc Trọng tài không có thẩm quyền xét xử. Theo đó, các bên không nên thỏa thuận chung chung như “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết” hoặc ghi sai tên của TTTT. Cho dù, trên thực tế việc xác định thỏa thuận trọng tài tùy thuộc vào quan điểm của các TTTT/Tòa án. Tuy nhiên theo định hướng của tác giả bài viết, các bên khi thỏa thuận điều khoản chọn TTTT không nên để rơi vào tình trạng ghi sai tên hoặc ghi không rõ ràng tên TTTT, để tránh rắc rối phát sinh. Các bên liên quan cũng cần biết một quy định đặc thù về giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam là việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Tức là, bất kỳ thay đổi về hợp đồng mà việc giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận bằng phương thức trọng tài sẽ không làm ảnh hưởng đến thỏa thuận trọng tài, và Trọng tài hoàn toàn có thể giải quyết quyền lợi của các bên khi hợp đồng vô hiệu hoặc các điều khoản khác vô hiệu. Để kết lại các góc nhìn pháp lý về thỏa thuận trọng tài, cần lưu ý là việc Trọng tài có thẩm quyền không phủ nhận hoàn toàn vai trò của Tòa án bởi dù sao Trọng tài cũng chỉ là là một cơ quan phi Chính phủ nên vẫn cần có sự trợ giúp của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Điển hình nhất là trong việc đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh thì biện pháp này chỉ được tiến hành “trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp”. Nếu Pháp lệnh không quy định khi Trọng tài chưa thụ lý thì các bên có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không?! Hạn chế này đối với các bên trong thực tế sẽ phát sinh những vấn đề về quyền lợi như việc một bên có thể tẩu tán/cất giấu tài sản để tránh thi hành quyết định. Trong khi đó thỏa thuận ký kết ban đầu rất khó để các bên có thể lường trước và quy định cụ thể. Do vậy, trong khi chờ đợi Nhà nước có các quy định cụ thể hơn về giải pháp này, bên bị xâm hại nên khởi kiện ra Trọng tài sớm hơn, thậm chí tận dụng các khoảng thời gian thương lượng thực hiện đồng thời với việc yêu cầu Tòa án can thiệp 1.3. Các vấn đề pháp lý về thoả thuận trọng tài 1.3.1. Hình thức của thoả thuận trọng tài Theo Luật Mẫu về Trọng tài thương mại: “Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”. Luật Trọng tài Anh tiến một bước rất xa trong việc quy định phạm vi thỏa thuận bằng văn bản. Theo đó, có một thỏa thuận bằng văn bản khi: thỏa thuận được lập bằng văn bản (cho dù nó có được các bên ký hay không); thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các thông tin bằng văn bản, hoặc thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong quá trình tố tụng trọng tài hoặc tố tụng tư pháp,nếu nếu một thoả thuận không được xác lập bằng văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi đó tạo thành một thỏa thuận bằng văn bản có giá trị pháp lý . 1.3.2. Nội dung của thoả thuận trọng tài Về nội dung, hầu hết luật các nước đều chỉ đơn thuần quy định điều khoản trọng tài phải thể hiện thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, luật pháp các nước không quy định chi tiết nội dung cụ thể của thỏa thuận trọng tài. Điều đó để các bên tự quyết định, miễn là phải thỏa mãn yêu cầu là một “thỏa thuận” theo luật pháp về hợp đồng của nước có liên quan và phù hợp với yêu cầu của pháp luật nước đó Luật áp dụng đối với TTTT trong trọng tài thương mại quốc tế Ở Việt Nam, khi bàn tới vấn đề luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế, người ta thường chỉ nhắc tới luật điều chỉnh nội dung tranh chấp và luật điều chỉnh tố tụng trọng tài mà chưa dành sự quan tâm đáng kể tới luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài. Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài khác với luật điều chỉnh nội dung tranh chấp (từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) và luật điều chỉnh tố tụng trọng tài. Luật này được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thoả thuận trọng tài như sự giải thích, tính hợp pháp, hiệu lực, phạm vi, và huỷ bỏ thoả thuận trọng tài. Bài viết tập trung trả lời cho câu hỏi: Luật nào sẽ giải quyết vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài? 1. Điều khẳng định trước tiên là, thoả thuận trọng tài phải tuân thủ luật của nước được áp dụng đối với thoả thuận trọng tài (dù là một điều khoản trong hợp đồng hay một thoả thuận được lập ngoài hợp đồng vào thời điểm phát sinh tranh chấp) nếu các bên mong muốn tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài chứ không phải là một phương pháp khác; hơn nữa là, phán quyết trọng tài cuối cùng sẽ có hiệu lực và được bảo đảm thi hành. Trên thực tế, hiệu lực của thoả thuận trọng tài được xem xét trong hai trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Khi xuất hiện một sự phản đối thẩm quyền của trọng tài được đưa ra trước hội đồng trọng tài Đây là trường hợp một khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài được gửi tới hội đồng trọng tài khi hội đồng đang trong quá trình giải quyết vụ việc nhưng chưa đưa ra phán quyết cuối cùng. Khiếu nại về thẩm quyền trọng tài khá đa dạng, đó có thể là sự viện dẫn về sự không rõ ràng trong lựa chọn toà án hay trọng tài của thoả thuận trọng tài, hay lựa chọn một tổ chức trọng tài không có trên thực tế để xét xử tranh chấp v.v.. Để xác định xem trọng tài có thẩm quyền không, lúc này cần phải căn cứ vào thoả thuận trọng tài. Nhìn chung, trong trường hợp này, các trọng tài viên đều tôn trọng luật do các bên thoả thuận lựa chọn điều chỉnh thoả thuận trọng tài để xác định tính hợp pháp của thoả thuận trọng tài. Nếu các bên đã không có bất kỳ sự thoả thuận chọn luật nào như vậy, thực tiễn trọng tài thường đi theo các hướng giải quyết khác nhau. Có ba hướng giải quyết chính sau đây: Thứ nhất, một số trọng tài viên đã đưa ra phán quyết rằng, nếu thiếu vắng sự chọn luật của các bên, thoả thuận trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi luật của nước nơi tiến hành trọng tài (place of arbitration). Nguyên tắc này được thể hiện trong nhiều phán quyết của toà án trọng tài thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Bungari, nó cũng nhận được sự đồng tình của các trọng tài viên thuộc Hiệp hội trọng tài Mỹ AAA. Trong vụ Baques Centroamericanos v. Petroleo SA (1988), Hội đồng đã tuyên rằng: Luật Mỹ sẽ được áp dụng để xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài vì trọng tài đã được tiến hành tại New York. Thứ hai, một số trọng tài lại có quan điểm khác, theo họ, thoả thuận trọng tài được điều chỉnh bởi luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp. Phán quyết 5/9/1977 của Hội đồng trọng tài thuộc Hiệp hội buôn bán dầu, chất béo và hạt chứa dầu Hà Lan ghi rõ: “… luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp cũng được áp dụng đối với việc xem xét hiệu lực của điều khoản trọng tài.” Thứ ba, theo quan điểm khác, một số trọng tài lại tin tưởng vào các quy tắc trọng tài của tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Họ cho rằng, cần phải dựa vào những quy tắc này để điều chỉnh các vấn đề của thoả thuận trọng tài. Vụ việc số 5486 năm 1989 do trọng tài ICC giải quyết là một tranh chấp phát sinh giữa các bê
Luận văn liên quan