Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến Công ty cổ phần Vinafco

Vận tải là một trong những lĩnh vực sẽ gặp nhiều cạnh tranh nhất khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế Giơí (WTO). Đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải đường biển. Vận tải biển là một bộ phận rất quan trọng trong kinh tế hàng hải nói riêng và kinh tế biển nói chung. 3 năm qua, vận tải biển nước ta có một bước phát triển nhanh trong việc xây dựng phát triển đội tàu biển và phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển góp phần nâng thị phần vận tải của ngành lên 18,5% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu. Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết mở cửa trên nhiều lĩnh vực đã làm cho nghành vận tải phát triển hơn. Việc nghiên cứu tự do hóa thương mại góp phần nâng cao hiệu quả trong vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển. Trong phạm vi đề tài “Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến Công ty cổ phần VINAFCO” này, tôi đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ vận tải biển của Việt Nam trong quá trình tự do hóa thương mại từ đó đưa ra các vấn đề khắc phục hạn chế, giải quyết tốt hơn các vấn đề thuộc lĩnh vực này.

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến Công ty cổ phần Vinafco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi 2 4. Kết cấu 2 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ. 3 1.1. Đặc điểm của vận tải biển quốc tế 3 1.2. Vai trò của vận tải biển quốc tế 6 1.3. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển khi gia nhập WTO 7 1.4. Ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới với vận tải biển của Việt Nam 8 1.4.1. Tác động thuận lợi đến vận tải biển 8 1.4.2. Tác động bất lợi đến vận tải biển 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO 11 2.1. Giới thiệu chung về công ty 11 2.2. Thực trạng ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại tới công ty cổ phần Vinafco theo hướng thuận lợi và bất lợi 12 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢ PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỒNG THỜI KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT LỢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO. 16 3.1. Giải pháp của chính phủ 16 3.2. Giải pháp của doanh nghiệp 16 KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vận tải là một trong những lĩnh vực sẽ gặp nhiều cạnh tranh nhất khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế Giơí (WTO). Đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải đường biển. Vận tải biển là một bộ phận rất quan trọng trong kinh tế hàng hải nói riêng và kinh tế biển nói chung. 3 năm qua, vận tải biển nước ta có một bước phát triển nhanh trong việc xây dựng phát triển đội tàu biển và phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển góp phần nâng thị phần vận tải của ngành lên 18,5% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu. Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết mở cửa trên nhiều lĩnh vực đã làm cho nghành vận tải phát triển hơn. Việc nghiên cứu tự do hóa thương mại góp phần nâng cao hiệu quả trong vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển. Trong phạm vi đề tài “Phân tích ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến Công ty cổ phần VINAFCO” này, tôi đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ vận tải biển của Việt Nam trong quá trình tự do hóa thương mại từ đó đưa ra các vấn đề khắc phục hạn chế, giải quyết tốt hơn các vấn đề thuộc lĩnh vực này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài là: Phân tích và chỉ ra các ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp theo hướng thuận lợi hay bất lợi. - Nhiệm vụ của đề tài là: + Nêu ra những đặc điểm của ngành dịch vụ vận tải biển + Trình bày các cam kết về thương mại dịch vụ trong WTO của Việt Nam trong quá trình tự do hóa thương mại. + Phân tích được tác động của các nhân tố trong quá trình tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinafco khi thực thi cam kết thương mại trong WTO theo hướng thuận lợi hay bất lợi. + Đưa ra một số giải pháp để tận dụng các điều kiện thuận lợi và hạn chế những bất lợi đối với công ty cổ phần Vinafco. 3. Đối tượng và phạm vi Đối tượng : Thực tiễn về các thay đổi trong quá trình tự do hóa thương mại đến các hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần Vinafco trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Phạm vi : Nghiên cứu ở phạm vi doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010, giải pháp cho doanh nghiệp cho đến năm 2020. 4. Kết cấu Chương I: Đặc điểm chung của ngành vận tải biển quốc tế Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến công ty cổ phần Vinafco. Chương III: Một số giải pháp để tận dụng các điều kiện thuận lợi đồng thời khắc phục những bất lợi cho công ty cổ phần Vinafco. CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ. 1.1. Đặc điểm của vận tải biển quốc tế Với những nước có biển thì vận tải đường biển thường chiếm 80-90% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì nhiều lý do mà ở nước ta vận tải biển mới đạt trên 20%. Đây là điều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng ra thế giới trong bối cảnh giá hàng hóa giảm, cước vận tải đường biển tăng. Vận tải hàng rời đã có sự hồi phục nhiều hơn mong đợi trong năm 2009 sau khi sụt giảm hơn 90% vào cuối năm trước đó; mặc dù vậy, bình quân cả năm 2009, giá cước vẫn giảm hơn 60% so với năm 2008. Về ngắn hạn, khả năng tăng của giá cước hiện là tương đối lạc quan đặc biệt khi Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng dự trữ quặng sắt và than. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc Trung Quốc tăng mạnh dự trữ quặng sắt trong năm trước cũng có thể sẽ khiến nước này giảm bớt phần nào nhập khẩu trong năm 2010 trong khi quặng sắt là loại hàng hóa chính trong vận tải hàng rời. Việc giá nguyên liệu bắt đầu tăng cũng là một lý do cản trở việc tăng dự trữ ở các nước nhập khẩu chính. Tuy nhiên, khi phía cầu mới cho thấy những dấu hiệu hồi phục nhẹ thì sự gia tăng nguồn cung lại đang tạo sức ép lên giá cước vận tải. Từ năm 2000, đội tàu hàng rời thế giới liên tục phát triển với tốc độ bình quân hơn 6%. Sau khi giảm khoảng 7 – 8% năm 2009 do nhiều hợp đồng đóng mới tàu bị trì hoãn, năm 2009, tổng trọng tải đội tàu thế giới vẫn tăng thêm 9.4% đạt gần 460 triệu DWT. Năm 2010, dự kiến số tàu hoạt động sẽ tăng thêm 1.429 tàu tương đương tổng trọng tải khoảng 60 triệu DWT. Như vậy, giá cước tàu hàng rời có xu hướng dao động trong mức trung bình và rất khó có thể có đột biến, tuy nhiên, sự bình ổn và gia tăng chắc chắn của giá cước có ý nghĩa hơn rất nhiều.  Vận tải hàng lỏng (dầu và các sản phẩm dầu) là loại hình vận chuyển mà giá cước ít bị sụt giảm nhất trong số các loại hình vận tải biển chính. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và các sản phẩm năng lượng giảm đi khoảng 5%, đặc biệt ở Mỹ và các nền kinh tế EU trong khi đội tàu vẫn tăng thêm 7%. Năm 2010, sự hồi phục của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu dầu thô như Bắc Mỹ (30% nhu cầu dầu mỏ thế giới), Đông Âu (24%)... sẽ làm tăng nhu cầu. OPEC dự kiến, nhu cầu dầu mỏ thế giới giảm xuống 84,31 triệu thùng/ngày trong năm 2009 nhưng sẽ tăng lên trung bình 85,07 triệu thùng/ngày trong năm 2010. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của ngành, khối lượng hợp đồng đóng mới tàu cũng tăng cao liên tục nhiều năm đang tạo sự đe dọa nhất định cho cân bằng cung – cầu trong tương lai. Mức độ tác động sẽ thấp hơn vận chuyển hàng rời và container do theo quy định của IMO (tổ chức hàng hải quốc tế), từ năm 2010 các tàu chở dầu vỏ đơn hoặc tàu trên 20 tuổi sẽ không được hoạt động trên tuyến quốc tế. Hiện nay khoảng 21% tàu chở dầu là tàu vỏ đơn. Doanh nghiệp vận tải dầu Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đã bắt đầu đi vào hoạt động và khi hoàn thiện sẽ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. Vận tải container: trong năm 2009, các hãng tàu lo ngại lượng cung tàu sẽ tăng quá mức nên cố tình cho tàu nằm chờ hoặc tiêu hủy những tàu cũ, khiến lượng cung tàu bị thắt chặt. Tới cuối năm 2009; 11,4% (1,5 triệu TEU) tàu container tạm ngừng hoạt động. Trong khi đội tàu container năm 2009 vẫn tăng 8% so với 2008 (và 5,8% về trọng tải) thì khối lượng chuyên chở trong năm giảm 6 – 7%. Thị trường vận chuyển container phụ thuộc rất lớn vào sức sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là các loại hàng hóa như quần áo, giày dép, hàng điện tử, đồ chơi…cũng như nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU – thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm của Trung Quốc. Năm 2010 dự kiến sẽ có ít đơn đóng tàu mới do số tàu nằm chờ hàng tại cảng vẫn còn khá nhiều nhưng các tàu đóng mới đến hạn giao trong năm 2010 vẫn là 376 tàu với tổng trọng tải hơn 1,7 triệu TEU. Như vậy, mặc dù thương mại quốc tế dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2,4% thì nguồn cung vẫn vượt hơn cầu và mức giá cước cho các tàu vận tải container vẫn chưa tới mức hòa vốn, dù tình hình có được cải thiện so với năm trước. Hiện nay, vận tải đường biển giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới. Vận tải đường biển là ngành chủ chốt so với các phương thức vận tải khác trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển tăng nhanh qua các giai đoạn. Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy là vì nó có những đặc điểm sau: - Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển rất lớn: phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông qua cảng biển rất lớn. - Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát, và dầu mỏ. - Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản. - Giá thành vận tải biển rất thấp: giá thành vận tải biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cáo. Nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn. - Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít. - Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm, cháy… - Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp 1.2. Vai trò của vận tải biển quốc tế Với những đặc điểm trên, vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia có hoạt động vận tải biển nói riêng. - Trước hết, vận tải đường biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế và vận tải nói chung, vận tải biển nói riêng có mỗi quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải được phát triển trên cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ngược lại, vận tải phát triển sẽ làm giảm giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thương mại, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong buôn bán quốc tế, vận tải đường biển giữ vai trò quan trọng khi chuyên chở những hàng hóa có khối lượng buôn bán lớn, tuyến đường chuyên chở dài. Vận tải đường biển giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa các nước dễ dàng, thuận tiện hơn - Một vai trò quan trọng nữa của vận tải đường biển là thúc đẩy buôn bán quốc tế. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều điều kiện tiềm năng kinh tế của hai nước, sự chuyên môn hóa sản xuất của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện và khả năng vận tải giữa hai nước đó. Chi phí vận tải càng rẻ chuyên chở càng thuận lợi thì dụng lượng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới càng lớn. - Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại mặt hàng trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển góp phần làm thay đổi thị trường hàng hóa, những nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xôi. Ngược lạ, những người nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn. - Vận tải đường biển còn có tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Thu, chi ngoại tệ về vận tải đường biển và các dịch vụ liên quan đến vận tải đường biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Việc phát triển đội tàu biển có tác dụng làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải. 1.3. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển khi gia nhập WTO Thị trường dịch vụ vận tải biển mang lại tính cạnh tranh cao. Tự do hóa thương mại đã đem đến nhiều phương thức kinh doanh cho các nước. Trong cam kết gia nhập WTO của mình, Việt Nam cho phép cung cấp một số loại dịch vụ vận tải hàng hải quốc tế và dịch vụ hỗ trợ ( vận tải hàng hải nội địa chưa được coi là tự do hóa). Công ty vận tải biển nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế(hàng hóa xuất, nhập khẩu) mà không phải chịu bất kỳ hạn chế nào và được đối xử công bằng như các công ty vận tải biển Việt Nam khi vận tải hàng hóa quốc tế. Sau 2 năm kêt từ khi gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh khai thác đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam với phần vốn góp không quá 49% vốn pháp định Cam kết bổ sung về dịch vụ vận tải biển cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế được sử dụng các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam (như hoa tiêu, lai dắt;cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu; thu gom rác thải, nước dằn…) dựa trên các điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử. Cam kết bổ sung này nhằm bảo đảm cho tàu nước ngoài khi vào cảng biển Việt Nam được đối xử công bằng theo nguyên tắc “đến trước được phục vụ trước” Ngoài ra, kể từ khi gia nhập, công ty nước ngoài được phép thành lập liên doanh với 51% vốn nước ngoài và sau 5 năm là công ty 100% vốn nước ngoài để cung cấp một số dịch vụ vận tải biển quốc tế. Số lượng liên doanh tối đa là 5 công ty ở thời điểm gia nhập, cứ 2 năm cho phép thêm 3 công ty, sau 5 năm sẽ không hạn chế số lượng công ty 1.4. Ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới với vận tải biển của Việt Nam Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới làm cho ngành vận tải có chuyển biến quan trọng. Xét ảnh hưởng của nó đến kinh doanh vận tải biển theo hai hướng: tác động theo hướng thuận lợi và tác động theo hướng bất lợi. 1.4.1. Tác động thuận lợi đến vận tải biển - Thương mại quốc tế phát triển mạnh đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của các dịch vụ hàng hải gồm khai thác cảng, kho bãi, dịch vụ kho vận trong 15 năm qua. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt hơn tạo điều kiện cho vận tải biển thay đổi theo hướng tích cực. Vận tải biển ngày càng đa dạng, linh hoạt, nhanh chóng hơn so với trước khi tham gia vào tự do hóa thương mại. - Trong những năm gần đây nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO khối lượng hàng hóa thông qua các cảng đã tăng nhanh chóng. Năm 2006 khối lượng đạt 154,5 triệu tấn, tăng 11,02 % so với năm 2005. - Khuôn khổ pháp lý : Việc tham gia vào các tổ chức thương mại giúp cho chúng ta hoàn thiện dần các thủ tục, tinh giảm số lượng giấy tờ cần phải có khi kinh doanh, các quy định về hoạt động kinh doanh được chặt chẽ và phù hợp hơn. Việc thay đổi, hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh ở nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam được dễ dàng hơn. - Khoa học công nghệ : Khi giao thương giữa các nước dễ dàng hơn thì các nước dễ dàng học hỏi được kinh nghiệm về công nghệ, kỹ thuật.. của các nước phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mua được những khoa học công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải quốc tế. Doanh nghiệp sẽ có thể cải thiện được cơ sở vật chất của mình nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.4.2. Tác động bất lợi đến vận tải biển - Cạnh tranh: do Việt Nam là một đât nước kém phát triển, ngành vận tải biển còn đang yếu kém, do đó việc tự do hóa thương mại có thể làm cho doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. - Công nghệ : Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam nói chung là thấp, lạc hậu hơn các nước khác. Đó là một yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào vận tải quốc tế. Việc tự do hóa thương mại nên khi Việt Nam muốn nhập khẩu các công nghệ của các nước phát triển dễ bị mua phải hàng cũ, già đã sử dụng khoảng 5-10 năm. - Khuôn khổ pháp lý: Việt Nam tham gia vào hệ thống kinh tế thế giới tức là chấp nhận bình đẳng về pháp lý giữa các quốc gia. Do đó, để thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức WTO thì nhà nước phải hoàn thiện các chính sách, thể chế, quy định trước đây. Hệ thống luật pháp của nước ta trước đây còn non kém nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi kinh doanh. Kinh doanh vận tải biển quốc tế là việc buôn bán, trao đổi giữa 2 doanh nghiệp ở 2 nước khác nhau nên có luật pháp khác nhau do đó việc kinh doanh khó khăn hơn vì phải tìm hiểu luật pháp của nước mà minh muốn kinh doanh. Ví dụ như nước Mỹ, khi doanh nghiệp ta ký hợp đồng với doanh nghiệp Mỹ thì hầu như họ không chấp nhận các điều khoản trong incoterm mà hầu hết các nước đồng ý. Do đó, khi ký kết với doanh nghiệp Mỹ thì các doanh nghiệp cần thỏa thuận trước có được sử dụng các điều khoản của incoterm không để tránh tranh chấp trong hợp đồng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFCO 2.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần VINAFCO tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ Giao thông vận tải thành lập năm 1987. Năm 2001, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Trung ương. Năm 2002 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần VINAFCO, tên tiếng Anh VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION, tên viết tắt VINAFCO. Cổ phiếu của công ty cổ phần VINAFCO được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mã chứng khoán VFC và chính thức giao dịch từ ngày 24 tháng 07 năm 2006. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty cổ phần VINAFCO liên tục mở rộng và phát triển. Công ty đang hoạt động trên các lĩnh vực: Vận tải hàng hóa bằng đường biển; Dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế; Kinh doanh kho bãi, Trung tâm phân phối hàng hóa;  Kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, khoáng sản. Ngoài ra, Công ty còn tham gia góp vốn liên doanh liên kết với các đối tác trong nước và ngoài nước, đầu tư trang thiết bị mới để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 1996, cùng với hai đối tác Nhật bản SUMITOMO, SUZUYO và Công ty Điện tử HANEL, VINAFCO đã thành lập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng long (DRACO) để tổ chức vận tải, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2005,  VINAFCO  góp vốn cổ phần vào Công ty cổ phần Khoáng sản Tân Uyên, Công ty cổ phần khoáng sản VINAFCO, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh khai thác khoáng sản Công ty đã đạt chứng chỉ  quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Cam kết của Công ty về chất lượng được thể hiện trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn thể CBCNV đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sự cố gắng và những thành tích đạt được, Vinafco đã nhận được nhiều phần thưởng của Chính phủ. Đặc biệt, năm 2008, Vinafco đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất. VINAFCO đã phát triển nhanh, mạnh và đang phấn đấu phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh về Vận tải biển và Logistics chuyên nghiệp hàng đầu của VIỆT NAM, một địa chỉ tin cậy cho các khách hàng trong nước và quốc tế. 2.2. Thực trạng ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại tới công ty cổ phần Vinafco theo hướng thuận lợi và bất lợi Các nhân tố bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp đều có ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi đến hoạt động của công ty cổ phần Vinafco. Xét các yếu tố: * Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài - Môi trường kinh tế: Các ảnh hưởng của kinh tế có thế làm thay đổi khả năng tạo ra giá trị và thu nhập cho doanh nghiệp. Các nhân tố trong môi trường kinh tế vĩ mô gồm: tỉ lệ tăng trưởng, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát. + Thuận lợi : Tự do hóa thương mại giúp cho các nước mở của với thị trường thế giới do đó phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, kinh tế biển là nguồn thu vô cùng quan trọng cho những quốc gia có đường biển lớn. Kinh tế biển phát triển góp phần làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của quốc gia. + Bất lợi: lãi suất ngân hàng tăng cao làm cho doanh nghiệp khó huy động vốn. Kinh doanh vận tải biển là sự trao đổi buôn bán giũa 2 doanh nghiệp ở 2 quốc gia khác nhau do đó liên quan đên đồng tiền quy đổi chung. Tỷ giá hối đoái thường xuyên biến đổi làm cho doanh nghiệp khó xác định được chi phí , lợi nhuận của doanh nghiệp. - Môi trường cộng ngh