Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng

Khi tham gia vào cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải xác định cho mình mục tiêu và chiến lược cụ thể. Với cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, học hỏi vươn lên để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Do vậy hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chiến lược và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ bù đắp chi phí đem lại lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ khi thành lập cho đến nay đã được 35 năm, trải qua rất nhiều gian nan vất vả nhưng cũng đạt được thành tựu đáng kể. Hiện nay thị trường của công ty đang mở rộng cả trong nước và ngoài nước, sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tình hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định và phát triển góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Khi tham gia vào cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải xác định cho mình mục tiêu và chiến lược cụ thể. Với cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, học hỏi vươn lên để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Do vậy hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chiến lược và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ bù đắp chi phí đem lại lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ khi thành lập cho đến nay đã được 35 năm, trải qua rất nhiều gian nan vất vả nhưng cũng đạt được thành tựu đáng kể. Hiện nay thị trường của công ty đang mở rộng cả trong nước và ngoài nước, sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tình hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định và phát triển góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành. Với mục đích là tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế của doanh nghiệp, sau thời gian 6 tuần xuống cơ sở thực tập để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi sai sót. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô chú anh chị trong công ty may Chiến Thắng mà em đã hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương mại cùng các cô chú anh chị làm việc ở Công ty May Chiến Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em. Hà Nội, Ngày 20 tháng 02 năm 2003 Sinh viên: Thái Thị Thanh Thuỷ PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.Ra đời và lớn lên trong khó khăn (1968-1975) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngày càng trở nên quyết liệt. Bị thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ liều lĩnh leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng cả lực lượng hải quân và không quân. Ngày 05/08/1964 hầu hết các tỉnh miền Bắc phải gánh chịu bom đạn của đế quốc Mỹ, một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng mặc dù chưa bị bom Mỹ trực tiếp đánh phá song hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của nhân dân luôn trong tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Ngày 02/03/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực (thuộc Công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I (Hà Tây), Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội và giao cho Cục Vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo da, áo dệt kim, theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục Vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Ngày 15/06/1968 được coi là ngày ra mắt của Xí nghiệp may Chiến Thắng. Tổng số lao động của xí nghiệp lúc bấy giờ, ở cả Hà Nội và Hà Tây là 325 người (bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp), trong đó có 147 lao động nữ. Có thể nói những năm tháng vất vả nhất của ngày mới thành lập đã dần qua đi. Sản xuất của xí nghiệp đã bắt đầu đi vào ổn định. Tuy nhiên những khó khăn to lớn ban đầu không phải dễ được khắc phục trong một sớm một chiều. Đó là sự phân tán trong hoạt động, sự manh mún về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt máy móc, thiệt bị chuyên dùng… Tháng 05/1971, Xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Đựoc về với đại gia đình các xí nghiệp may, May Chiến Thắng có dịp tiếp xúc với nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và phong cách quản lý công nghiệp của các đơn vị bạn. Các bậc đàn anh đã có truyền thống nhiều năm trong tổ chức sản xuất và may hàng xuất khẩu như May 10, May Thăng Long… là điển hình để công ty may Chiến Thắng học tập đặc biệt về kỹ thuật và năng suất lao động. Cũng trong thời gian này ngoài nhiệm vụ chính của mình, Xí nghiệp còn được giao thêm các nhiệm vụ đột xuất như may comple cho đoàn cán bộ tiếp quản thị xã Quảng Trị, may quần áo tù binh cho phi công Mỹ…Dù nhận bất cứ nhiệm vụ gì, xí nghiệp đều hoàn thành tốt, được cấp trên khen ngợi. Bắt đầu từ năm 1973, sau một thời gian tập dượt, chuẩn bị lực lượng cả về lao động và thiết bị, xí nghiệp bắt đầu làm hàng xuất khẩu . Theo sự phân công trong ngành, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại quần áo bảo hộ lao động, làm theo phương thức gia công từ bông cho khách hàng Liên Xô (cũ). Lúc này để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, thiết bị của xí nghiệp liên tục được bổ sung, các máy đạp chân được thay dần bằng các máy chạy điện, những thiết bị hiện đại, chuyên dùng được đầu tư bổ sung để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mùa xuân năm1975, trong khí thế thắng lợi, cả nước được thống nhất, cán bộ công nhân May Chiến Thắng đã phấn khởi thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 7 năm từ khi thành lập(1968-1975), Xí nghiệp đã có bước tiến bộ vượt bậc, giá trị sản lượng tăng 10 lần, sản lượng sản phẩm tăng hơn 6 lần đạt 1.969.343 sản phẩm. Giá trị xuất khẩu từng bước được nâng lên. Về cơ bản, sản xuất của xí nghiệp đã được khôi phục trở lại, đang đi vào thế ổn định và từng bước được phát triển. 1.2 ổn định và từng bước phát triển sản xuất (1976-1986) Sau khi chiến tranh kết thúc, hoà bình được lập lại, cùng với cả nước,cán bộ công nhânviên May Chiến Thắng lại sôi nổi bắt tay vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh xây chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ sản xuất ngày càng nặng nề hơn, việc may hàng cho quốc phòng vẫn tiếp tục. Thêm vào đó, khối lượng hàng may xuất khẩu cho Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng tăng, không có điều kiện mở rộng mắt bằng sản xuất , xí nghiệp đã tổ chức gia công ở bên ngoài. Các gia đình CBCNV tuỳ theo năng lực có thể nhận thêm việc về làm cho lao động nhàn rỗi như may quần đùi, áo cổ vuông… và nhiều loại quân trang đơn giản khác. Năm 1976, xí nghiệp sản xuất được gần 2 triệu sản phẩm trong đó có gần 600 ngàn sản phẩm xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu đạt gần 6,2 triệu đồng lợi nhuận đạt trên 1,6 triệu đồng. Xí nghiệp được công nhận là lá cờ đầu của ngành may. Bước sang năm 1977, việc gia công làm hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Mẫu mã sản phẩm khá ổn định, chủ yếu là hai mã hàng AS351 và 501A (quần áo bảo hộ lao động cho CHDC Đức) nên năng xuất lao động không ngừng được tăng lên. Nhờ vậy thu nhập của công nhân so với nhiều xí nghiệp trong ngành luôn ở mức khá. Năm 1978, xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại quần áo trẻ em và một số quân trang phục vụ quân đội, Xí nghiệp đã vươn lên sản xuất một số loại hàng xuất khẩu yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Năm 1979 là năm đạt sản lượng cao nhất của Xí nghiệp trong vòng 10 năm trước đó. Xí nghiệp đẫ thực hiện tốt 5 chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, giá trị tổng sản lượng đạt 101,75%, tổng sản lượng đạt 101,05%. Riêng sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1 triệu chiếc, doanh thu xuất khẩu đạt 10,7 triệu đồng lợi nhuận nộp gần 2 triệu đồng. Bước vào năm 1980, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Các thế lực phản động quốc tế tiến hành bao vây kinh tế, cấm vận với Việt Nam. Thêm vào đó là những bất cập xuất hiện trong cách quản lý hành chính quan liêu bao cấp điều đó đẫ gây không ít khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong đó có công ty may Chiến Thắng. Nhiệm vụ ngày càng nặng nề trong khi đó máy móc của Xí nghiệp trong một thời gian dài hầu như chưa có đổi mới gì đáng kể nên chất lượng sản phẩm vẫn ở mức trung bình. Trước những khó khăn trên Đảng uỷ và ban giám đốc quyết tâm động viên quần chúng khắc phục khó khăn. Xí nghiệp chú trọng vào công tác cải tiến quản lý, xây dựng lại định mức lao động , tiền lương trên cơ sở tăng NSLĐ. Phong trào thực hành tiết kiệm hợp lý hoá sản xuất được đẩy mạnh. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là phong trào “hạch toán bàn cắt” . Xí nghiệp cũng cho thành lập những phân xưởng phụ để giải quyết lao động dư thừa. Phát huy các kết quả đạt được, năm 1986, các chỉ tiêu quan trọng về sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tiếp tục đạt khá, Bộ Công nghiệp nhẹ đã tặng cho Xí nghiệp bằng khen “Đơn vị tiên tiến ngành may hai năm 1985-1986” . 1.3 Đổi mới để phát triển bền vững (1987-2003) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới , đồng thời chỉ ra được 3 chương trình phát triển kinh tế của đất nước đó là sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sản phẩm của Xí nghiệp được xếp vào số những sản phẩm được ưu tiên phát triển. Nhưng để xoá bỏ cách quản lý bao cấp thực hiện được quyền làm chủ trong sản xuất kinh doanh Xí nghiệp còn phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Hiện tại Xí nghiệp vẫn chỉ là một đơn vị may gia công cho nước ngoài, không được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Tiến độ sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu phụ liệu của khách hàng. Năm 1992, quyết tâm mở rộng sản xuất từ giai đoạn trước đã bắt đầu trở thành hiện thực. Tại cơ sở số 10 Thành Công, một dây chuyền may đầu tiên với các trang thiết bị hiện đại đồng bộ được đưa vào sản xuất thu hút thêm 300 lao động. Ngày 25/08/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNn-TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty may Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ trong chức năng hoạt động của công ty. Từ đay cùng với việc sản xuất , nhiệm vụ kinh doanh tuy còn mới mẻ nhưng đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp trong cơ chế mới. Ngày 25/03/1994, Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa(số 114 Nguyễn Lương Bằng) thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam được sát nhập vào công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1997, công trình đầu tư ở số 10 Thành Công đã cơ bản hoàn thành bao gồm ba đơn nguyên mỗi đơn nguyên 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13000 m2 đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, một phân xưởng da và một phân xưởng thêu in. 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà đảm bảo môi trường tốt cho người lao động. Sau gần 10 năm xây dựng công ty đã có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24836m2 và 1430 loại thiết bị các loại được bố trí ở ba cơ sở: Số 10 Thành Công, số 8B Lê Trực và số 114 Nguyễn Lương Bằng. Sau hơn 35 năm phát triển công ty may Chiến Thắng đã phát triển từ một Xí nghiệp may quy mô nhỏ sản xuất đơn thuần theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước trở thành công ty may Chiến Thắng ngày nay lớn mạnh cả về quy mô năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã trụ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường. 2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác có liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể Công ty chuyên sản xuất 3 mặt hàng chính là: sản phẩm may, găng tay da và thảm len. Công ty may Chiến Thắng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: Nhận gia công toàn bộ: theo phương thức này công ty nhận nguyên liệu của khách hàng theo hợp đồng gia công để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng. Sản xuất hàng xuất khẩu theo giá FOB: ở hình thức này, phải căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng (mua nguyên liệu bán thành phẩm). Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước. Phương hướng trong những năm tới của Công ty phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh thương mại tổng hợp với các chiến lược sau: +Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cộng đồng tăng tỷ trọng mặt hàng bán theo giá FOB và mặt hàng nội địa cơ cấu sản phẩm. + Duy trì và phát triển những thị trường đã có, từng bước khai thác mở rộng thị trường mới cả trong và ngoài nước. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp * Lãnh đạo công ty: 3.1 Tổng giám đốc - Lãnh đạo và quản lý chung toàn diện công tác của công ty - Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, công tác tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng và kỷ luật. 3.2 Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế - Theo dõi và ký kết các hợp đồng dịch vụ, cung ứng nguyên phụ liệu, công cụ vật tư phục vụ cho sản xuất. - Phụ trách về đời sống,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư nguyên liệu, quản lý kho tàng, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm tồn kho. 3.3 Giám đốc điều hành về kỹ thuật - Phụ trách về công tác kỹ thuật: công nghệ, thiết bị, điện - Phụ trách công tác định mức kinh tế kỹ thuật - Chỉ đạo thiết kế sản phẩm mới 3.4 Giám đốc điều hành về tổ chức sản xuất - Theo dõi về công tác kế hoạch, tổ chức điều hành về sản xuất - Công tác đào tạo, nâng cấp nâng bậc cho công nhân - Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp * Các phòng chức năng 3.5 Phòng xuất nhập khẩu - Tham mưu cho tổng giám đốc ký kết các hợp đồng ngoại - Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất và giao hàng - Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán, giao dịch đối ngoại, vận chuyển, ngân hàng, thuế... - Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất 3.6 Phòng tổ chức lao động - Tổ chức quản lý sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh của công ty - Lập và thực hiện kế hoach lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng - Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động - Xây dựng định mức lao động, xác đơn gía tiền lương sản phẩm 3.7 Phòng kế toán tài vụ - Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu chi, vay... - Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh Theo dõi các chi phí sản xuất, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.8 Phòng kinh doanh tiếp thị - Thực hiện các công tác tiếp thị, giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng (nội địa và ngoài nước) giao dịch với khách hàng ngoài nước theo phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm - Thực hiện công tác chào hàng, quảng cáo - Tham gia các cuộc triển lãm trong nước 3.9 Phòng phục vụ sản xuất - Theo dõi, quản lý bảo quản hàng hoá vật tư, thực hiện cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu cho sản xuất - Tham mưu cho PTGĐ về các hợp đồng gia công nội địa, hợp đồng về vận tải, thuê kho bãi, mua máy móc thiết bị phụ tùng - Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận tải, trực tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá vật tư - Thực hiện tổng hợp báo cáo thống kê kế hoạch 3.10 Phòng kỹ thuật công nghệ - Xây dựng quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật - Thiết kế và sản xuất mẫu chào hàng 3.11 Phòng kỹ thuật cơ điện - Quản lý điều tiết máy móc thiết bị - Sửa chữa máy móc thiết bị 3.12 Phòng quản lý hệ thống chất lượng - Xây dựng các quy trình hệ thống quản lý chất lượng - Nắm bắt, phát hiện kịp thời những yếu tố mới trong quá trình quản lý chất lượng 3.13 Phòng hành chính tổng hợp - Tiếp nhận và quản lý công văn - Thực hiện các nghiệp vụ văn thư lưu trữ, tiếp đón khách - Tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị, hội thảo và công tác vệ sinh công nghệp - Lập kế hoạch sửa chữa và nâng cấp thiết bị nhà xưởng, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất 3.14 Phòng bảo vệ - Xây dựng các nội quy, quy định về trật tự an toàn - Bảo vệ các tài sản công ty - Tiếp đón và hướng dẫn khách hàng ra vào công ty 3.15 Phòng y tế - Thực hiện nghiệp vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ người lao động - Tuyên truyền và thực hiện công tác phòng chống bệnh 3.16 Phòng kinh doanh nội địa - Giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa - Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm - Quản lý các kho thành phẩm, kho đầu tấm phục vụ cho công tác tiếp thị - Giới thiệu các sản phẩm thời trang và thực hiện các đơn hàng thời trang SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG (Nguồn: Phòng tổ chức LĐ) 4. Quy trình công nghệ may Với trang thiết bị tương đối hiện đại, quy trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn cắt may Giai đoạn hoàn thiện Bước 1: Khi nhận được đơn đặt hàng tiến hành may mẫu(thử), tiến hành định mức nguyên phụ liệu và giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng chủng loại vật tư, cân đối NPL) Bước 2: Tiến hành giác mẫu, đây là một công việc khá quan trọng trong quy trình sản xuất, nếu giác mẫu tốt ta sẽ tiết kiệm được số lượng nguyên phụ liệu đáng kể Bước 3: Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh), vải được trải đều trên bàn cắt (khoảng 100 lớp tuỳ theo lượng hàng) tiến hành cắt theo những giác mẫu ở bước 2 Bước 4: Phối mẫu,, ghép những chi tiết đã được cắt để khi ghép lại sẽ tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Bước 5: Đưa những phối mẫu vào dây truyền may Bước 6: Sản phẩm sau khi xong sẽ được tiến hành kiểm tra và nghiệm thu, nếu có lỗi thì đưa trở lại bước 5 Bước 7: Sản phẩm được nghiệm thu đem tiến hành giặt, là, tẩy Bước 8: KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) nếu lỗ thì đưa trở lại bước 5 Bước 9: Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng * Sơ đồ công đoạn gia công một sản phẩm may trên dây truyền gia công Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ may Lỗi Lỗi (Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ) PHẦN II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG 1. Các loại hàng hoá kinh doanh của công ty Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của may Chiến Thắng ngay từ đầu thành lập là kinh doanh sản phẩm may các loại. Song do điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, các mặt hàng của doanh nghiệp còn ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại, kiểu cách, mẫu mã với các sản phẩm chủ yếu là quân trang, mũ vải, găng tay, quần áo trẻ em... Ngày nay do nhu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới cũng như khu vực, sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hoá sản phẩm với nhiều chủng loại mẫu mã, chất lượng tốt. Các sản phẩm chủ yếu của may Chiến Thắng có thể chia thành các nhóm mặt hàng sau: + Các sản phẩm may: Gồm áo jacket các loại, quần các loại, sơ mi các loại, áo váy các loại, khăn tay trẻ em các loại. + Sản phẩm găng tay da: Găng gôn, găng đông găng lót, mác lôgô + Sản phẩm thảm len. + Sản phẩm thêu: sản phẩm may, Mác logo Ngoài các mặt hàng chính trên, trên cơ sở các phế liệu thừa, các nguyên vật liệu tiết liệm được, công ty còn sản xuất nhiều mặt hàng khách hàng khác bán ở thị trường nội địa như: quần soóc, quần thể thao, bảo hộ lao động, bộ taxi, áo yếm, mũ, các sản phẩm phủ ghế, khăn, đồng phục học sinh, găng tay, khăn tay, khẩu trang... 2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 2.1 Các khách hàng chính của công ty Khách hàng của công ty may Chiến Thắng thường là các hãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc. Có một số khách hàng thường xuyên của công ty như: YOUNG SHIN, ITOCHU, HADONG, LEISURE, FLEXCON...và hiện nay có thêm một số khách hàng mới như: NEPAL, ENTER, THALOGA, AMEREX...Trong đó khách hàng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của công ty là hãng ITOCHU và HADONG với số lượng tiêu thụ trên 1 triệu sản phẩm một năm. Nhìn vào bảng số lượng tiêu thụ ta thấy các hãng chủ yếu này tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng ít đi. Vì vậy công ty cần có những chiến lược cụ thể để thu hút thêm nhiều khách hàng mới và kích thích các hãng quen thuộc tăng sức mua lên. Bảng 1: Lượng tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng chủ yếu của công ty Stt  Các khách hàng chính  Số lượng tiêu thụ (sản phẩm )