Phân tích môi trường doanh nghiệp của đại siêu thị Big C

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Hiện tại, Big C Việt Nam có tổng cộng 10 cửa hàng trên toàn quốc. Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi. « Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. « C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 3.600 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14733 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường doanh nghiệp của đại siêu thị Big C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/Giới thiệu về Big C : 1. Thông tin sơ lược : Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Hiện tại, Big C Việt Nam có tổng cộng 10 cửa hàng trên toàn quốc. Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi. « Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các cửa hàng và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. « C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 3.600 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) : 1. Gian hàng cho thuê 2.Cung ứng hàng hóa 3.Dịch vụ 2.Hệ thống Siêu thị Big C : Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Hành lang thương mại Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại Big C. Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của khách hàng tại Big C. Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại Big C có thể chia ra thành 4 nhóm chính: Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực. Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi. Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử. Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)... 3. Giá trị doanh nghiệp Tầm nhìn Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng Nhiệm vụ Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng. 5 giá trị của Big C : II/PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI : 1. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp : BigC là Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam: (Tốc độ tăng trưởng năm 2007: tăng 25 – 27% (Tốc độ tăng trưởng năm 2008: tăng 55% so với năm 2007 (Tốc độ tăng trưởng năm 2009: tăng 18,6 % so với năm 2008 ( Tốc độ tăng trưởng năm 2010: tăng 25% so với năm 2009.  → Ngành bán lẻ VN đang trong thời kì phát triển Hiện nay ngành bán lẻ tại nước ta đang trong chu kỳ tăng trưởng với mức tăng trưởng vượt bậc. Tính đến tháng 6/2009 Việt Nam đã tăng 2 bậc trong bản báo cáo thươngniên của 211 nền kinh tế của Planet Retail, vượt qua cả Newzealand, phần Lan ,... Điều này cho thấy ngành bán lẻ đang phát triển mạnh mã với nhiều phân khúc ở dạng tiềm năng. Tính hết 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu thị trường bán lẻ đạt 621.416 tỷ đồng, tăng 27,1% so cùng kỳ năm trước (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này vẫn đạt khoảng 16%). Hoạt động phân phối - bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. BigC xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1998. cho tới nay BigC đã có 11 chi nhánh : BigC Thăng Long. BigC Garden. BigC hải Phòng. BigC Phong Phú, BigC Đà Nẵng, BigC Đông Nai, BigC Hoàng Văn Thụ , BigC Miền Đông, BigC An Lạc. BigC Suppercentre, BigC Nam Định. 2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô : a. Yếu tố kinh tế : (Trình độ phát triển của kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, người dân với tình hình tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Hiện nay kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát vượt quá 2 con số, giá trị đồng VND giảm làm cho người dân giảm chi tiêu ccho mua sắm ảnh hưởng tới doanh thu của siêu thị. ( Phân phối thu nhập và sức mua: Thu nhập của người dân Việt nam trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn trước, nhu cầu về các sản phẩm chất lượng , mẫu mã đa dạng,... ngày càng khắt khe,sức mau của người dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày bán ở chợ kém về chất lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ Những năm gần đây, nền kinh tế VN đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao. Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi dần. Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa hay đại lý dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại ( Tỷ lệ tiết kiệm :Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu nhiều hơn, nhưng những người có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống (12% năm 2006 xuống 9% năm 2008) cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của người Việt Nam nói chung. TNS Việt Nam cũng đã thống kê hơn 5.000 thương hiệu sản phẩm mới được tung ra thị trường vào năm 2007. Đồng thời, các nhà sản xuất tin rằng 75% động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho đến năm 2017 là nhờ vào các thương hiệu mới. ( Lạm phát: Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. sự lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày thấp. Chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. Với nguồn tài chính có hạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, do đó sức mua trên thị trường giảm hẳn. điều này tác động không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của BigC. b. Yếu tố chính trị , pháp luật : Chính trị liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Sự ổn định chính trị của nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu,…đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Việc mở cửa thị trường phân phối Việt Nam đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO (tháng 1/2007). Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán. BigC là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép. Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng mở đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối. chính phủ Việt Nam đã ban hành điều khoản về “Thẩm định nhu cầu kinh tế” ( Economic Needs Test – ENT) năm 2007. ENT là những tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài , là rào cản được dựng lên nhằm bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. mặc dù có ENT nhưng BigC vấn nỗ lực sáng tạo và tích cực hơn trong việc thâm nhập vào thị trường VN và lọt vào top những nhà bán lẻ hàng đầu. c. Yếu tố văn hóa xã hội : - Dân số và tỷ lệ phát triển : Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao dộng chiếm đa số , hiện nay dân số việt Nam vẫn tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng caođặc biệt là các mặt hàng về lương thực , đồ dùng gia đình, thời trang. - Tốc dộ đô thị hóa : Các đô thị ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ tầng vật chất , là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị , trung tâm mua sắm. Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi tiêu dùng của con người. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của Việt Nam với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng. Những năm trước đây do kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân chưa cao, người VN chỉ quen sử dụng kênh mua bán truyền thống tại các chợ, cửa hàng hay đại lý gần nhà… Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng, người dân đã chú ý hơn tới kenh mua sắm hiện đại, thói quen tiêu dùng cũng dần thay đổi. Thay vì đi mua sắm ở các khu chợ, họ đã có thói quen dạo qua các siêu thị để mua đồ từ hàng thực phẩm đến quần áo giầy dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm và hàng trăm thứ khác nữa. Văn hóa tiêu dùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thế giới, chính là cơ hội cho phát triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Nhìn nhận rõ cơ hội này, BigC cũng đã không ngừng mở rộng khả năng cung ứng nhằm thảo mán nhu cầu ngày cang cao của ngươi tiêu dùng VN d. Yếu tố công nghệ Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ giúp cho cơ sở của ngàng phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cũng như quy trình đưa hàng háo tới tay người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư chú trọng mạnh tới công tác phát triển công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như : các sản phẩm điện tử điện lạnh,máy điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, máy bán hàng tự động, máy scancer… Hiện nay BigC đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh, mở đầu là BigC Vĩnh Phúc. Đây là thế hệ siêu thị mới của Big C được ứng dụng công nghệ xanh trong quá trình xây dựng vận hành để tiết giảm chi phí cho hệ thống, góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể như: sử dụng những vật liệu chống nóng cho mái, tường nhà, các trang thiết bị bên trong như bóng đèn đều sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống kiểm soát điện năng để phát hiện những nơi phung phí điện để có giải pháp xử lý, gian hàng thực phẩm đông lạnh đã được thiết kế lắp thêm các tấm kính ngăn hơi lạnh thoát ra để không lãng phí điện vào ban đêm lúc siêu thị dừng hoạt động. với việc sử dụng những công nghệ tiên tiến trên, BigC sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho mình Trong thời đại của thương mại điện tử, BigC cũng như các doanh nghiệp khác đều xây dựng cho mình một website riêng để quảng bá, giới thiệu thông tin về bản than doanh nghiệp, về các chính sách, sản phẩm và dịch vụ,… 3. Đánh giá cường độ cạnh tranh : ( Các rào cản ra nhập ngành : BigC là thương hiệu do tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại châu Âu Casino đầu tư vào Việt Nam với số lượng cửa hàng lên tới 9000 cửa.BiGC xuuats hiện lần đâu ftieen vào năm 1998 tại Đồng Nai với phương châm là đưa hàng hóa chất lượng , giá rẻ phù hợp cới mức thu nhập trung bình của người Việt Nam ,với cơ sở hạ tầng hiện đại phong cách trang trọng , lịch sự thu hút khách hàng BigC đã tạo ra rào cản ra nhập lớn đối với các nhà bán lẻ khác Trước hết phải kể tới lợi thế kinh tế theo quy mô của BigC.Big C là 1 đại siêu thị có tới 11 chi nhánh trên toàn quốc , quy mô sản xuất của siêu thị khá lớn , số lượng mặt hàng đa dạng làm cho chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh khác.Các loại hàng hóa ở BigC luôn có giá rẻ hơn so với các siêu thị khác nhu Fivimark, Metro, Hapromark,...Bên cạnh đó BigC thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng.Với một hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc, BigC đẫ cố các chi nhanh ở hầu hết các thành phố lớn trên cả nước, chiếm lĩnh mảng thị trường rộng lớn, với uy tín toàn cầu của hãng bán lẻ Casino,BiG đã trở thành một đại gia trong ngành bán lẻ hiện nay ,là đối thủ lớn đối với các nhà bán lẻ trong nươcs và tạo ra rào cản lớn cho các nhà bán lẻ nước ngoài muốn vào Việt Nam. ( Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng : Với mục tiêu Giá rẻ cho mọi nhà, BigC tuyên cố cam kết bình ổn gía kể cả khi xảy ra khủng hoảng, khả năng tích hợp về phía trước, kiểm soát các nhà cung ứng sản phẩm nên BigC có thể tăng giá nhưng không quá mức bán trên thị trường nên vẫn tạo cho khách hang tâmthoải mái khi mua hàng tại BigC .Lực lượng nhà cung ứng đang phát triển như vũ bão, trái ngược với lực lượng bán lẻ còn yếu. Và quyền lực thuộc về kẻ mạnh. Các nhà bán lẻ buộc phải tuân theo những quy định cua phía nhà cung ứng. Các nhà cung cấp thường hay đưa ra các quyết định tăng giá, và các siêu thị phải theo, bởi trên thực tế thì các nhà bán lẻ luôn xem nhà cung cấp là đối tác đồng hành. Tuy nhiên, một hệ thống siêu thị như Co.op Mart hay gần đây là Big C đã từ chối yêu cầu tăng giá của các nhà cung cấp (đặc biệt là gần đây, hệ thống siêu thị Big C đang bỏ trống một số quầy hàng do hết hàng hoặc tạm ngưng bán sản phẩm, với các sản phẩm như sữa, bánh kẹo, đồ dùng cá nhân…) dẫn đến việc nhà cung cấp ngừng giao hàng. ( Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : Giá cả tại Big C được niêm yết sẵn nên quyền thương lượng từ phía khách hàng giảm đáng kể.Người tiêu dùng VN ngày càng kĩ tính hơn khi lựa chọn mua hàng. Khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ với mức giá và chất lượng khác nhau. Họ chú ý nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng nhiều hơn. Ví dụ: đối với hàng thực phẩm, khách hàng đặt mục tiêu an toàn thực phẩm lên hàng đầu, mặc dù thực phẩm trong siêu thị tuy có giá cao hơn so với giá ngoài chợ nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì mục tiêu an toàn. ( Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ , số lượng các nhà bán lẻ trong và ngoài nước là rất lớn như BigC. Metro. Coopmart,..., sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ rất mạnh mẽ, các nhà bán lẻ đều cố gắng tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Big C đưa ra chiến lược giá rẻ cho mọi nhà, tiện ích khi mua sắm tại BigC, Với việc bình ổn giá so với các đối thủ khác thì BigC đã thu hút được số lượng khách hàng đông đảo bên cạnh đó có các chương trình khuyến mại giảm giá, tri ân khchs hàng đã kích cầu mua cua khách hàng nên hiện tại có thị phần lớn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các doanh nghiệp khác.Hiện nay ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh. VN là một thị trường tiềm năng thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ trong vài năm trở lại đây, đã có khá nhiều DN nước ngoài gia nhập vào ngành này và đã chiếm được thị phần không nhỏ. Ta có thể thấy các DN nước ngoài tại VN như Parkson, Zen Plaza, Diamon Plaza,.. đều là những đối thủ cạnh tranh lớn của BigC. Bên cạnh đó còn phải kể tới các hang bản lẻ trong nước như: Co.opMart, Vinatext Mart, Hapro Mart,… cũng đang trên đà phát triển mạnh. Như vậy thị trường bán lẻ VN có cường độ cạnh tranh mạnh. ( Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : BiGC nghiên cứu các sản phẩm có thể thay thế cho nhau đưa và cung cấp tại siêu thị dáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng được sự ủng hộ của khách hàng như là mặt hàng cafe , trè, nước ngọt có thể thay thế cho các loại bia , rượu.,..Người dân VN vẫn quen với kênh phân phối truyền thống. do đó “sản phẩm thay thế” ở đây chính là chợ truyền thống, cửa hàng, đại lí bán lẻ,… ( Đe dọa từ các ra nhập mới : Thị trường bán lẻ Việt Nam là miếng bánh ngon mà các nhà bán lẻ nước ngoài cũng không thể bỏ qua, Ví dụ : Tập đoàn Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ, cho biết họ đang cân nhắc việc đặt chân vào khu vực Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam . Đây là một thách thức đối với Big C trong vấn đề cạnh tranh, tăng thị phần.Đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm (Hồng Công) và South Asia Investment (Singapore). ( Cường độ cạnh tranh trong ngành là mạnh mẽ thể hiên ở khả năng cạnh tranh của BigC đối với các doanh nghiệp khác : Sau 4 năm gia nhập WTO, thị trường đã khởi sắc và ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị trí trong kinh tế đất nước, nằm trong top 15 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và bán lẻ là lĩnh vực thu hút đầu tư nhất trên thị trường nội địa với việc bước đầu hình thành thị trường bán lẻ thời hội nhập với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình bán lẻ hiện đại… Các doanh nghiệp phân phối – bán lẻ Việt Nam đã nỗ lực vượt qua suy thoái, làm cầu nối hữu hiệu giữa sản xuất – tiêu dùng và tham gia bình ổn thị trường, tích cực đóng góp vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...các trung tâm mua sắm đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá… và đưa ra điều kiện dễ dàng hơn cho những ai muốn làm thẻ thành viên để thu hút thêm khách. Thị trường bán lẻ chủ yếu nằm trong sự chi phối cua 3 đại gia : BigC, Metro ,G7Mart.Quyền thương lượng của người cung ứng tăng lên,quyền lực thương lượng từ các khách hàng gaimr nhưng rất nhiều doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành bán lẻ tạo mức độ cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ tăng lênvà chính người tiêu dùng là phía được hưởng lợi nhất. Ngành bán lẻ vẫn là một ngành hấp dẫn trong tương lai. Mô hình EFAS của BigC Nhân tố  Độ quan trọng  Xếp loại  Điểm quan trọng  Giải thích   Cơ hội:       Kinh tế Việt Nam phát triển  0.1  4  0.4  Năm 2010 Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6.78% cao hơn kế hoạch đề ra trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% so năm trước ,giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,69% so năm trướ
Luận văn liên quan