Phân tích ngành hàng vải thiều Thanh Hà tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Hiện nay cây vải được trồng phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hải dương với tổng diện tích 14.250 ha nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là 2 huyện Thanh hà (47%) và Chí linh (43%). Đối với Thanh Hà, cây vải là cây trồng chủ lực, chiếm 2/3 diện tích canh tác, là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Toàn bộ diện tích vườn tạp ở đây đã được cải tạo để trồng vải, diện tích cây vải ở Thanh hà phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và diện tích hiện nay là 6.745 ha, sản lượng 25.000 tấn. Những năm gần đây, vải thiều được trồng ở nhiều vùng có điều kiện sinh thái khác nhau trên Miền Bắc và cho chất lượng rất khác nhau. Mặc dù vải thiều Thanh hà là một đặc sản đã được nhiều người biết đến và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm này với giá cao hơn các loại vải từ các vùng khác. Tuy nhiên trên thị trường người tiêu dùng khó có thể tìm thấy vải thiều Thanh Hà đích thực do không có căn cứ để phân biệt, do vậy lòng tin vào chất lượng và sự nổi tiếng của vải thiều Thanh hà ngày càng bị suy giảm. Trong khâu lưu thông, vải thiều qua quá nhiều khâu trung gian, do vậy không có khả năng quản lý chất lượng đến tận người tiêu dùng. Chính vì vậy, vải thiều Thanh Hà chịu sự cạnh tranh về giá với vải thiều các vùng khác như Bắc Giang, Chí Linh, . Mấy năm gần đây giá vải giảm xuống rất nhanh: Giá vải năm 1995 tại Thanh Hà là 15.000 đồng/kg, đến năm 2003 chỉ còn 3.500 đồng/kg, năm 2004 xuống càng thấp hơn, 2.500 đồng/kg. Năm 2005 giá vải đã tăng lên 5.500 đồng/kg nhưng sản lượng vải Thanh Hà lại giảm chỉ bằng 40% sản lượng năm 2004. Người sản xuất gặp nhiều rủi ro.

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ngành hàng vải thiều Thanh Hà tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên