Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2005

Công nghiệp hóa là con đường tất yếu để đưa đất nước phát triển, nhất là các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trở thành các quốc gia văn minh hiện đại. Đối với nước ta công nghiệp hóa có vai trò hết sức quan trọng, đựoc Đảng ta xác định là nhiêm vụ trọng tâm của cả thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của công nghiệp hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có kỹ thuật công nghệ hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý. Yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới một nguồn vốn đầu tư lớn để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế xã hội trên thế giới. Nguồn vốn này không thể trông chờ vào nguồn tích lũy nội bộ trong thời gian ngắn của đất nước còn nghèo. Con đường ngắn nhất và nhanh nhất là tranh thủ chớp lấy nguồn vốn từ bên ngoài- đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, rút ngắn thời gian , đưa Việt Nam theo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong công cuộc thu hút, tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài. Phân tích vấn đề này sẽ giúp ta phản ánh được phần nào tình hình thu hút vốn trong đầu tư phát triển. Với ý nghĩa đó trên cơ sửo lý thuyết đã học và sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005”. Nội dung đề tài gồm 4 chương: Chương 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2 : Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005. Chưong 3 : Tình hình hoạt động kinh doanh và mức đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng (1997-2005). Chương 4 : Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (1997-2005) và một số giải pháp nhằm tăng cường thu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng.

doc51 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp hóa là con đường tất yếu để đưa đất nước phát triển, nhất là các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trở thành các quốc gia văn minh hiện đại. Đối với nước ta công nghiệp hóa có vai trò hết sức quan trọng, đựoc Đảng ta xác định là nhiêm vụ trọng tâm của cả thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực chất của công nghiệp hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có kỹ thuật công nghệ hiện đại , cơ cấu kinh tế hợp lý. Yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới một nguồn vốn đầu tư lớn để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế xã hội trên thế giới. Nguồn vốn này không thể trông chờ vào nguồn tích lũy nội bộ trong thời gian ngắn của đất nước còn nghèo. Con đường ngắn nhất và nhanh nhất là tranh thủ chớp lấy nguồn vốn từ bên ngoài- đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế, rút ngắn thời gian , đưa Việt Nam theo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong công cuộc thu hút, tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài. Phân tích vấn đề này sẽ giúp ta phản ánh được phần nào tình hình thu hút vốn trong đầu tư phát triển. Với ý nghĩa đó trên cơ sửo lý thuyết đã học và sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích thống kê tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005”. Nội dung đề tài gồm 4 chương: Chương 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2 : Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2005. Chưong 3 : Tình hình hoạt động kinh doanh và mức đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng (1997-2005). Chương 4 : Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (1997-2005) và một số giải pháp nhằm tăng cường thu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp của thầy cô và các bạn. CHƯƠNG 1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI): 1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư: Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.Vốn đầu tư bao gồm : vốn đầu tư phát triển xã hội và vốn đầu tư phát triển kinh tế. Vốn đầu tư phát triển xã hội là vốn bỏ ra để xây dựng, sữa chữa lớn tài sản cố định và các kết cấu hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt vào công trình, bệ máy và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì tiềm lực, hoạt động của các cơ sở tồn tại, tạo tiềm lực mới cho sự phát triển của xã hội. Vốn đầu tư phát triển kinh tế là toàn bộ chi phí bỏ ra, dành cho việc tái sản xuấtgiản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế, từ đó tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất khác. 1.1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân từ nước ngoài đưa vốn vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước theo các quy định của luật đàu tư nước ngoài của nước sở tại. 1.1.3 Nguyên nhân hình thành FDI Có 5 nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân thứ nhất: do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Cho nên đầu tư nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia khác, nhằm giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận. Thật vậy, mỗi nước trên thế giới có lợi thế khác nhau về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực, về đất đai, về vị trí địa lý dãn tới chi phí sản xuất và chi phí lưu thông hàng hoá khác nhau. Đầu tư nước ngoài nhằm khai thác tối đa các lợi thế của các quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Nguyên nhân thứ hai: xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuậnở các nước công nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” tư bản ở các nước này, cho nên đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nguyên nhân thứ ba: toàn cầu hoá gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. Nguyên nhân thứ tư: đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn định thị trường, nguồn cung cấp, nguyên liệu vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. Nguyên nhân thứ năm: tình hình bất ổn định về chính trị an ninh quốc gia, cũng như nạn tham nhũng hoành hành ở nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống các rủi ro khi có các sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc dấu nguồn gốc bất chính của tiền tệ. 1.1.4 Vai trò của FDI 1.4.1.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hại giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trện thị trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, mà các nước xuất khảu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế của các nước khác nhau, mà tổ chức đầu tư ở nhiều nước khác nhau, qua đó thực hiện “chuyển giá” nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty. Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ vốn dầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế mới. 1.1.4.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư: * Đối với các nước tư bản phát triển: Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách. Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại. Giúp các nhà doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp các nước khác * Đối với các nước chậm và đang phát triển: FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc dộ phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí ngiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế. Thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này. Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất. Ngoài ra thông qua hình thức FDI các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. 1.1.4.3 Đối với Việt Nam: Hơn 18 năm qua kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài ra đời ở Việt Nam (1987-2006) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện qua các mặt : Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế Góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Các dự án đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng trong nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam. FDI thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. Giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động. 1.1.5 Các phương pháp sử dụng để phân tích Đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê như + Phương pháp dãy số thời gian + Phương pháp chỉ số + Phương pháp đồ thị +Phương pháp hồi quy tương quan + Phương pháp số tuỵêt đối +Phương pháp số tương đối Ngoài ra còn sử dụng các phưong pháp khác như : phương pháp toán học, phương pháp kinh tế học và nhiều phương pháp khác. 1.2 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1256,24 km2, chiếm 0,39 diện tích của cả nước. Về hành chính, thành phố có 5 quận, 2 huỵện là Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Đà Nẵng ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ ( quốc lộ 1 A), đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và trong tương lai gần nối với hệ thống xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến vùng Đông Bắc Á. Những năm tới khi thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế rất quan trọng tạo diều kiện cho thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế vơí các tỉnh trong vùng Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm cúa miền Trung. Đồng thời chính yếu tố vị trí địa lý này cũng đặt ra nhữnh thách thức phải vượt qua để phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những ngành mũi nhọn theo thế mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng nói riêng và vùng trọng điểm miền Trung nói chung. Mặc dù thành phố mới được chia tách và thành lập từ năm 1997, phải đương đầu với những khó khăn và thách thức, nằm trong vùng thường chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Với địa hình dốc, sông suối ngắn, lượng mưa thường tập trung từ thánh tám đến tháng mười hai, chiếm 70-80 % lượng mưa cả năm, mùa mưa trùng với mùa bão lớn nên thường gây lũ lụt ngập úng nhiều vùng.Mùa hè mưa ít , nền nhiệt độ cao gây hạn, ở một số cửa sông bị nước mặn thâm nhập, Đà Nẵng còn chịu ảnh hưởnh nhiều của bão (hầu như năm nào cũng có bão và cứ khoang 2 năm thì có 1 cơn bão lớn). Đặc biệt trong năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính tiền tệ khu vực châu Á làm giảm sút nguồn vốn FDI vào Việt Nam ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy vậy với sự cố gắng và nổ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố, buớc đầu Đà Nẵng có những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế thnàh phố có mức tăng trưởng liên tục trong những năm qua và khá ổn định gắng liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, nâng cao mức sống dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị, cải thiện một bước các loại hình dịch vụ về khoa học công nghệ, y tế giáo dục và đào tạo. Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) trên địa bàn giai đoạn tăng trưởng bình quân10,6%/năm. Công nghiệp Đà Nẵng phát triển mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ nhờ tăng cường đầu tư và đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, thành phố tập trung hỗ trợ sản xuất, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp: Đà Nẵng, Hoà Khánh, Liên Chiểutập trung xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp. Một số sản phẩm dệt may, giày, cao su, thực phẩm, xi măngcó chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, có sức cạnh tranh trên thị trường. Ngành dịch vụ thành phố phát triển khá năng động trong thời gian gần đây, luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP thành phố. Thương nghiệp quốc doanh từng bước điều chỉnh lại phạm vi hoạt động, cơ bản đáp ứng một số nhu cầu của xã hội. Thương nghiệp thành phố giữ vai trò trung tâm phát luồng bán buôn mối về xuất nhập khẩu cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài vai trò là đầu mối xuất phát luồng hàng hoá, thành phố còn là thị trường tiệu thụ hàng hoá khá lớn so với một số nơi khác trong vùng và cả nước. Thương mại quốc doanh giữ vai trò chủ đạo của mình trong cơ chế thị trường. Một số trung tâm thương mại được hình thành, hệ thống chợ trong đó có một số chợ mới được xây dựng, nhiều phố chợ , nhiều cửa hàng, cửa hiệu được phát triển rộng khắp ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Siêu thị Đà Nẵng được thành lậpvà đưa vào hoạt động là dấu hiệu cho thấy ngành dịch vụ Đà Nẵng đang phát triển ngang tầm với các thành phố lớn trong nước. Nằm ở vị trí trên con đường di sản văn hoá thế giới của nước ta, ngành du lịch đạt tốc độ phát triển tốt, đặt biệt là sau khi xuất hiện khủng bố và thảm hoạ sóng thần ở một số nước thì Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho moi du khách quốc tế, số lượng du khách đến với Đà Nẵng ngày càng nhiều. Các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải có bước tiến triển khá. Tình hình hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố đến nay nhìn chung ổn định về giá cả và đáp ứng nhu cầu nhân dân. Ngành thuỷ sản -nông – lâm đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng phù hợp vói ngành công nghiệp, thương mại , dịch vụ và du lịch. Tỷ trọng trong cơ cấu GDP thành phố giảm dần qua các năm. Thuỷ sản là ngành nghề truyền thống của dân cư ven biển, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của thành phố, đã đầu tư thêm công suất tàu thuyền để nâng cao sản lượng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hướng chuyển đổi theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trịng ngành chăn nuôi. Kinh tế thành phố tăng trưởng với nhiệp độ phát triển khá, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Việc khai thác và phát huy nội lực thành phố được đẩy mạnh, sự đầu tư của nhân dân vào sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị cũng được phát triển mạnh hơn. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, chính trị xã hội trên địa bàng được ổn định, an ninh quốc phòng ngày càng được cũng cố. 1.3 Hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Đà Nẵng Trong năm 2005, trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố tiến hành nhiều hoạt động nhằm thu hút các nhà dầu tư trực tiếp nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng, cụ thể như sau: 1.3.1 Tổ chức nghiên cứu , đề xuất về cơ chế chính sách thu hút ĐTNN Trung tâm đã phối hợp với các cơ sở ban ngành liên quan ,đề xuất tham mưu cho UBND thành phố ban hành và bổ sung quyết định 92/2005/QĐ-UB về các chính sách ưu đãi cho các dự án ĐTNN trên địa bàn thành phố. Tham mưu lãnh đạo Sở Kế Hoạch và Đầu tư để phối hợp các sở liên quan tham mưu cho UBND thành phố về cơ chế quản lý và hoạt động của Quỹ xúc tiến đầu tư thành phố. Đề xuất kế hoạch phát triển bền vững năm 2006 của thành phố(lĩnh vực xúc tiến đầu tư) 1.3.2 Đăng ký doanh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đà Nẵng vào danh mục dự án quốc gia gọi ĐTNN thời kỳ 2005-2010 Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phốtrong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2010 , trung tâm đã tham mưu cho UBND thành phố lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn ĐTNN thời kỳ 2005-2010. Ngoài ra trung tâm đã thực hiện việc điều chỉnh bổ sung danh mục dự án gọi vốn FDI của thành phố phù hợp với tình hình mới đồng thời hoàn thành việc lập 10 dự án cơ hội gọi vốn FDI để giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng. 1.3.3 Tuyên truyền quản bá hình ảnh,môi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Trong năm 2005 , trung tâm đã tiến hành biên soạn mới các tài liệu xúc tiến đầu tư gồm sách giới thiệu Đà Nẵng, CD Rom ( phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt) và tập thông tin cơ bản vè tình hình kinh tế - xã hội của thành phốđể giới thiệu với các nhà dầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, phục vụ các cuộc tiếp khách và các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo thành phố và các Sở ban ngành. Tài liệu do trung tâm soạn thảo đảm bảo tính chính xác ,cập nhật và thẩm mỹ đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh té của thành phố và cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội dầu tư tại thành phố cho văn phòng đại diện của Đà Nẵng tại Tokyo , cho các nhà đầu tư và cho các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán khi có yêu cầu. Trang thông tin điện tử chuyên về đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung tâ đã đi vào hoạt động từ đầu quý 2/2005. Hiện nay các website của trung tâm đã được kết nối với website của thành phố Đà Nẵng và được Bộ văn hoá thông tin cấp phép hoạt động chính thức. Thông tin trên website của trung tâm được cập nhật khá thường xuyên, kể cả tiếng Việt và tiếng Anh, phản ánh kịp thời những tin tức sự kiên liên quan đến kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trên địa bàn thành phố, các tỉnh và cả nước. Tính đến ngày 6/5/2005 đã có 8630 lượt người truy cập vào website trung tâm. 1.3.4 Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến vận động đầu tư. Trung tâm thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ với văn phòng UBND thành phố, các sở ban ngành liên quan và văn phòng đại diện của thành phố tại Nhật Bản để tích cực xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể vào thành phố theo cơ chế một cửa. Trung tâm đã hổ trợ Bộ Kế Hoạch và đầu tư và cơ quan phát triển kinh tế Singapo (EDB) tổ chức thành công cuộc họp lần thứ ba của ban chỉ đạo xúc tiến đầu tư Việt Nam – Singapo tại thành phố Đà Nẵng (tháng 2/2005). Nhân dịp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan phát triển kinh tế tổ chức diễn đàn đầu tư vào Việt Nam tại Singapo cuối tháng 9 năm 2005, trung tâm đã giới thiệu về môi trường đầu tư tại thành phố và ký kết với hiệp hội doanh nghiệp Singapo (SBF) trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp Singapo vào Đà Nẵng Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan đối tác của thành phố Deagu (Hàn Quốc)tổ chức thành công hội thảo xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng. Trung tâm đã ký kết tiếp tục hợp tác với ban Queensland về xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch vào cuối tháng 9/ năm 2005. Trung tâm đã phối hợp với Tổng lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức toạ đàm về thu hút đầu tư của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng vào tháng 10/ năm 2005. Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào thành phố Đà Nẵng tại Hà Nội nhân diễn đàn Vietnam Forinvest 2005 vào tháng 11 năm 2005. Trung tâm đã duy trì quan hệ và thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức tiếp và làm việc với hơn 180 đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Đà Nẵng; phối hợp với các sở liên quan đón tiếp và làm việc với một số đoàn khách Nhật do văn phòng đại diện của Đà Nẵng tại Tokyo giới thiệu, đoàn khách của trung tâm Japan- ASEAN , đoàn doanh nghiệp của thành phố Daegu ,Hwaseung( Hàn Quốc), đoàn doanh nghiệp Singapo 1.3.5 Hỗ trợ nhà đầu tư giai doạn trước và sau cấp giấy phép. Trung tâm đã tham mưu cho UBND thành phố và hộ trợ các đối tác địa phương trong quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài trong một số các dự án liên doanh, tham mưu về nội dung của các bản thõa thuận ký kết giữa thành phố vói một số công ty nước ngòai trong các dự án xây dựng khu đô thị, khu du lịch Tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc chủ truơng xúc tiến dự án, xác định địa điểm đầu tư, lập hồ sơ dự án để xin cấp giấy phép đầu tư, triển khai các dự án khi được cấp giấy phép( dự án sân gôn Hoà Ninh, dự án Riverside Tower, dự án tin học ) Trung tâm đã kịp thời hổ trợ một số dự án đang hoạt động giải quyết được những khó khăn, vứớng mắt trong quá trình sản xuất kinh doan
Luận văn liên quan