Phân tích tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cũng như sau giải phóng miền Nam 30/4/1975, Nhà nước thực hiện chính sách quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của xã hội trước đó nằm trong tay đế quốc, tư sản mại bản như các nhà máy, cơ sở kinh doanh thương mại v.v…Từ nền tảng vật chất đó nhà nước tổ chức lại phương thức kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá XHCN. Nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp không đảm bảo các nhu cầu xã hội, không thể tiến kịp với các nước văn minh trên thế giới. Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, bước đầu nhà nước ta đã ban hành Nghị định 388- HĐBT ngày 2/11/1991. Ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, tiếp đó có các Nghị định số 12/CP ngày 2/3/1993- Ban hành bản quy định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 và được Chủ tịch nước công bố ngày 9/5/1995. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc quốc doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Để giúp cho việc hiểu rõ và tường tận hơn về vấn đề này nên em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ.”. Bài tiểu luận của em gồm có các phần chính như sau: I. Những nhận thức cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước. II. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Bản Đồ III. Tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ IV. Nhận xét về cách tổ chức và kinh doanh của Nhà xuất bản Bản đồ

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan