Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Khái niệm KTTN hay khu vực KTTN hiện nay còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Theo nghĩa rộng, KTTN được sử dụng để phân biệt với KTNN. Theo nghĩa hẹp hơn, KTTN là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX và lưoij ích cá nhân. Trong lịch sử phát triển kinh tế, KTTN đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển KTHH. Trong nền KTTT hiện đại, do đặc điểm của LLSX và QHSX, kinh tế cá thể và DN khu vực KTTN là hai hình thức biểu hiện chủ yếu của KTTN Ở VN, KTTN được hình thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới, quan niệm về KTTN cũng từng bước được thể hiện rõ hơn. Có ba quan điểm về KTTN ở VN: •KTTn là hành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX •KTn bao gồm các loại hình DN hoạt động theo Luật DN •Đại X của Đảng đã khẳng định: KTTN bao gồm hai thành phần kinh tế tư bản tư nhân và cá thể, tiểu chủ Như vậy, ở nước ta hiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế. Ở đây, khái niệm khu vực KTTN được dùng để chỉ các thành phần kinh tế có cùng chế độ sở hữu tư nhân về TLSX.

doc41 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN KTTN Ở VN Tổng quan chung về KTTN Khái niệm KTTN Khái niệm KTTN hay khu vực KTTN hiện nay còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Theo nghĩa rộng, KTTN được sử dụng để phân biệt với KTNN. Theo nghĩa hẹp hơn, KTTN là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX và lưoij ích cá nhân. Trong lịch sử phát triển kinh tế, KTTN đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển KTHH. Trong nền KTTT hiện đại, do đặc điểm của LLSX và QHSX, kinh tế cá thể và DN khu vực KTTN là hai hình thức biểu hiện chủ yếu của KTTN Ở VN, KTTN được hình thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới, quan niệm về KTTN cũng từng bước được thể hiện rõ hơn. Có ba quan điểm về KTTN ở VN: KTTn là hành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX KTn bao gồm các loại hình DN hoạt động theo Luật DN Đại X của Đảng đã khẳng định: KTTN bao gồm hai thành phần kinh tế tư bản tư nhân và cá thể, tiểu chủ Như vậy, ở nước ta hiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế. Ở đây, khái niệm khu vực KTTN được dùng để chỉ các thành phần kinh tế có cùng chế độ sở hữu tư nhân về TLSX. 1.2. Bản chất KTTN Để xác định bản chất KTTN, cần xem xét KTTN trên ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu về TLSX, cơ chế hoạt động và quan hệ trong phân phối sản phẩm. * Về quan hệ sở hữu: sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở tồn tại của KTTN. Sở hữu tư nhân phát triển từ thấp lên cao và bao gồm hai hình thức cơ bản: Một là, sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính cá nhân hay hộ gia đình đó. Hai là, sở hữu cá nhân lớn gắn liền với sự xác lập nền sản xuất lớn, là đại biểu của nền KTHH phát triển đến trình độ cao, của PTSX tư bản công nghiệp. * Về cơ chế hoạt động: KTTN hoạt độngt heo cơ chế “ 4 tự”: tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ. * Về quan hệ phân phối: Trong KTTN, các hình thức tổ chức khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động là hoàn toàn thuộc về chính hộ hay cá nhân đó. Đối với kinh tế tư bản tư nhân, quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu TLSX chiếm phần lớn sản phẩm thặng dư còn người lao động được hưởng một phần sản phẩm tất yếu. Trong nền KTTT hiện đại, các yếu tố khoa học – công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của DN, trình độ của người lao động, thị trường…đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình sản xuất, chủ DN không còn là người sở hữu duy nhất về vốn và TLSX. Hơn nữa, trong điều kiện mới, nhà nước có vai trò quan trọng trong điều tiết quan hệ phân phối. Do vây, quan hệ phân phối trong các Dn trở nên phức tạp hơn. Sản phẩm thặng dư ngoài phần đóng góp cho nhà nước và tích lũy cho tái sản xuat mở rộn, được phân phối lại bằng rất nhiều hình thức khác nhau và cho các yếu tố đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị thặng dư như: lao động, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, vốn cổ phần… Bản chất chung của KTTN là sở hữu tư nhân về TLSX và các nguồn lực sản xuất. . Đặc điểm của KTTN KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân hay hoạt động vì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Đó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. KTTN mà tiêu biểu là DNTN là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao KTTN có quy mô đa dangh và khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất KTTN là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh KTTN hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản KTTN là nền tảng của KTTT . Vai trò của KTTN trong nền KTTT KTTN luôn mang trong mình động lực phát triển mạnh mẽ - động lực cá nhân. Từ kinh nghiệm thế giới có thể khẳng định: không có KTTN thì về thực chất không có KTTT. Vai trò của KTTN biểu hiện: Huy động, phân bổ và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực trong xã hội Quy mô đa đạng nên KTTn có khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức song cho người lao động từ đó giảm các tệ nạn xã hội Góp phần đáp ứng ngày càng cao, đa dạng các nhu cấu của người tiêu dùng Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao trình độ người lao động Góp phần tạo nguồn thu thuế và tăng đóng góp ngân sách nhà nước Thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Là động lực cho quá trình hộ nhập kinh tế quốc tế . Điều kiện tồn tại và phát triển KTTN trong nền kinh tế chuyển đổi Sự hình thành và phát triển KTTN là kết quả tất yếu của sự phát triển LLSX. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, mặc dù có sự điều chỉnh về mô thức phát triển kinh tế nhưng mục đích cuối cùng vẫn là xây dựng thành công CNXH. Bản chất của xã hội XHCN là thực hiện chế độ công hữu về TLSX. Vậy chế độ công hữu được hình thành do đâu? Có phải do ý chí chủ quan của con người? Theo lý luận của Mác, nếu hiểu công hữu là một sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử thì công hữu chính là kết quả tất yếu của sự liên kết tự nhiên của các sở hữu cá nhân. Nói vậy tức là theo Mác, tiền đề xuất hiện công hữu chính là sở hữu tư nhân. Trong nền kinh tế chuyển đổi, trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém hơn so với các nước tư bản phát triển nên phát triển KTTN là cần thiết. Điều kiện để KTTN tồn tại và phát triển: Xóa bỏ rào cản tâm lý Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo môi trương cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Quản lý kinh tế vĩ mô chặt chẽ, hoàn thiện khung pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộn vf thống nhất, tạo sân chơi chung cho tất cả các khu cực kinh tế . Đặc điểm KTTN VN hiện nay Hoàn cảnh ra đời của KTTN VN khác với các nước phát triển khác trên thế giới: KTTN là sản phẩm của công cuộc đổi mới do Đảng khở xướng và được phát triển trong điều kiện nhà nước XHXN KTTN ở nước tar a đời và phát triển trong điều kiện QHSX thống trị trong xã hội không phải là QHSX TBCN KTTN VN ra đời và phát triển trong thời kỳ đất nước đang quá độ lên XHCN từ nền kinh tế chậm phát triển. Từ những điểm khác trên mà KTTN VN có các đặc điểm khác về bản chất so với KTTN ở các nước phát triển khác: Là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ trong nền KTTT định hướng XHCN, phát triển trong khuôn khổ chính sách phát triển nền kint tế nhiều thành phần Ngay từ khi mới ra đời đã mang trong mình những yếu tố XHCN, phát triển theo định hướng mà ĐCSVN đề ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước XHCN Phạm vi hoạt động trải hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế nhưng chủ yếu ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ, những ngành có doanh lợi hấp dẫn, có sẵn thị trường và kinh nghiệm hoạt động. Phần lớn tập trung ở các thành phố và khu kinh tế phát triển - Quy mô các DN còn nhỏ bé, chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, suất đầu tư thấp, kỹ thuật và công nghệ còn nhiều bất cập Hạn chế về vốn và khả năng tích lũy Thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ DNTN với công nhân, người lao động trong từng DN không còn là quan hệ đối kháng Sự phát triển của KTTN góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, yếu tố dân tộc và hình ảnh dân tộc trong cộng đồng quôc tế . Kinh nghiệm phát triển KTTN Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét tương đồng với VN cả về lịch sử phát triển cũng như điều kiện tự nhiên. Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế từ 1978 và đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong phát triển KTTN. * Thay đổi nhận thức, quan điểm về KTTN Phải nói đến đầu tiên đó là bước đột phá trong tư duy lý luận của TQ Quan niệm truyền thống  Xây dựng lý luận mới theo quan niệm cải cách   Lý luận về KTTT - KTTT có thuộc tính chế độ, mang bản chất giai cấp, gắn liền với tư bản và bóc lột - Chế độ công hữu XHCN phải thuần nhất, không dung nạp và không thể kết hợp với KTTT - Phân phối theo lao động là duy nhất  - KTTT vừa phục vụ CNTB, vưa phục vụ CNXH - Chế độ công hữu là chính, các hình thức sở hữu khác cùng phát triển - Phân phối theo lao động là chính, các hình thức phân phối khác cùng tồn tại   Lý luận về CNXH - CNXH mang tính cộng đồng, tính phổ biến - Liên Xô là nước CNXH phát triển nhất, CNXH chỉ có thể học tập Liên Xô  - CNXH vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, có thể đi theo con đường riêng của từng nước - Cần phải vận dụng tất cả những thành tựu của văn minh nhân loại cho sự phát triển   Về chế độ sở hữu XHCN - Tư hữu gắn liền với bóc lột và tư bản - Thủ tiêu tư bản, hạn chế phát triển kinh tế phi công hữu  - Mọi hình thức sở hữu có lợi cho phát triển sức sản xuất XHCN, có lợi cho tăng cường sức mạnh tỏng hợp của nhà nước XHCN, có lợi cho nâng cao đời sống nhân dân (ba lợi) và các hình thức tổ chức kinh doanh phản ánh QHSX XHCN đều có thể mạnh dạn vận dụng   Học hỏi kinh nghiệm phát triển KTTN từ TQ, VN cần thay đổi tư duy, mạnh dạn hơn nữa trong việc nhìn nhận vai trò cũng như vị trí của KTTN: * Xây dựng thể chế, tạo điều kiện cho phát triển KTTN - Thật sự đối xử công bằng và tạo điều kiện bình đẳng về cơ hội - Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển KTTN - Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển KTTN - Xây dựng môi trường tâm lý xã hội cho sự phát triển * Cải cách DNNN - Đổi mới và sắp xếp đồng bộ - CPH và tư nhân hóa 2. Thực trạng phát triển KTTN VN 2.1. Chính sách phát triển KTTN thời kỳ trước đổi mới Dưới góc độ xem xét các chính sách kinh tế, có thể chia thời kỳ này thành những giai đoạn nhỏ với những đặc trưng khác nhau. Thứ nhất: Thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 - 1957) Đây là thời kỳ Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau, trong đó miền Bắc phát triển kinh tế theo đường lối của ĐCSVN. Kinh tế miền Bắc vốn rất lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh với Pháp. Bởi vậy tháng 9/1954, Bộ Chính trị ĐCSVN đề ra kế hoạch 3 năm (1955 - 1957) hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế mà trọng tâm là cải cách ruộng đất. Song song với cải cách ruộng đất, tháng 5/1955, Chính phủ ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất mà trước hết là kinh tế nông dân, bao gồm: 1/ bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất; 2/ bảo hộ tài sản cho nông dân và các tầng lớp khác; 3/ khuyến khích khai hoang phục hoá bằng việc miễn giảm thuế 3 năm cho ruộng đất phục hoá và 5 năm cho ruộng đất khai hoang; 4/ tự do thuê mướn nhân công, trâu bò, tự do vay và cho vay; khuyến khích phát triển hình thức tổ đổi công; 6/ khuyến khích phát triển nghề phụ và nghề thủ công trong nông dân và nông thôn; 7/ bảo hộ, khuyến khích và khen thưởng những hộ nông dân làm ăn giỏi; 8/ nghiêm cấm phá hại sản xuất. Trong bối cảnh nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, những chính sách này rõ ràng đã hướng vào sự phát triển KTTN, coi khôi phục kinh tế nông dân - KTTN - là khâu trọng yếu của khôi phục kinh tế. Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của những chính sách này. Thứ hai: Thời kỳ cải tạo XHCN nền kinh tế (1958 - 1960) Chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời đại, Việt Nam đã sớm lựa chọn con đường phát triển XHCN theo mô hình Liên Xô. Tháng 4/1958, Quốc hội Việt Nam thông qua Kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá. Công cuộc cải tạo XHCN đối với nền kinh tế được thực hiện với mục tiêu biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN với hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể; kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được coi là đối tượng phải cải tạo. Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo là: 1. Quốc hữu hoá các xí nghiệp của chính quyền cũ và tư sản mại bản 2. Cải tạo hoà bình đối với tư bản dân tộc bằng công tư hợp doanh 3. Tập thể hoá nông nghiệp và công thương nghiệp cá thể. Trong toàn bộ công cuộc cải tạo thì việc đưa nông dân vào hợp tác xã được coi là khâu chính. Đến năm 1960, đã có 89,4% nông dân đồng bằng Bắc bộ vào hợp tác xã nông nghiệp. Ở khu Bốn cũ, tỷ lệ này là 87,9%, trung du và miền núi phía bắc là 65,8%. Trong thương nghiệp, 65% trong số 185 ngàn tiểu thương vào hợp tác xã mua bán; các hợp tác xã cũng được lập ra trong nghề cá, vận tải thô sơ. Đi đôi với cải tạo kinh tế cá thể, công việc cải tạo cũng đã tiến hành một cách triệt để đối với tư bản công – thương nghiệp. Tính đến hết năm 1960, đã cải tạo xong 729 hộ tư bản công nghiệp thành 661 xí nghiệp công tư hợp doanh và 68 hợp tác xã; toàn bộ vận tải tư nhân cơ giới với 1602 ô tô và 132 phương tiện vận tải thuỷ thành xí nghiệp công tư hợp doanh; đã chuyển thành công tư hợp doanh 1489 hộ tư sản thương nghiệp (tức là 99,4% số hộ cần cải tạo). Song song với quá trình cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, Nhà nước tăng đầu tư phát triển kinh tế quốc doanh. Kết quả là, trong vài năm, khu vực kinh tế XHCN đã có sự phát triển vượt bậc, lấn át đối với KVTN. Thứ ba: Thời kỳ 1961 - 1975 Tháng 9/1960, ĐCSVN tiến hành Đại hội lần thứ III đề ra đường lối cách mạng XHCN và kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Một trong những quyết định quan trọng nhất lúc này là phải “hoàn thành cải tạo XHCN, làm cho kinh tế miền Bắc trở thành nền kinh tế XHCN”. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bị bỏ dở do Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhưng đường lối kinh tế do Đại hội III đề ra vẫn tiếp tục được triển khai một cách tích cực. Công cuộc cải tạo XHCN được thực hiện với nội dung chủ yếu là hạn chế kinh tế cá thể, chuyển toàn bộ xí nghiệp công tư hợp doanh thành xí nghiệp quốc doanh, phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Trong cải tạo XHCN, hợp tác hoá nông nghiệp vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng với phương thức chủ yếu là chuyển hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô hợp tác xã. Đồng thời, để nâng cao tỷ trọng của kinh tế XHCN, Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng kinh tế quốc doanh ở tất cả các ngành, các vùng, các địa phương trên miền Bắc. Một số chỉ tiêu chủ yếu hai năm 1957 và 1960 (%) Chỉ tiêu  1957  1960   Tổng sản phẩm xã hội Kinh tế XHCN: - Các thành phần kinh tế khác:  100 18,1 81,9  100 66,6 33,4   2. Thu nhập quốc dân Kinh tế XHCN: Các thành phần kinh tế khác:  100 15,7 84,3  100 62,7 37,3   3. Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp Kinh tế XHCN: Các thành phần kinh tế khác:  100 25,2 74,8  100 78,3 21,7   4. Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp Kinh tế XHCN: Các thành phần kinh tế khác:  100 0,3 99,7  100 55,2 44,8   5. Khối lượng hàng hoá luân chuyển Kinh tế XHCN: Các thành phần kinh tế khác:  100 52,5 47,5  100 86,5 13,5   Nguồn: Kinh tế Việt Nam- Chặng đường 1945- 1995 và triển vọng đến năm 2020. Nhà xuất bản Thống kê- 1996. Kết quả là, sau 10 năm chiến tranh (1965 - 1975), kinh tế XHCN dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể đã giữ địa vị thống trị tuyệt đối trong nền kinh tế. Năm 1975, kinh tế XHCN tạo ra 88,4% tổng sản phẩm xã hội, 84,1% thu nhập quốc dân, 95,5% giá trị sản lượng công nghiệp, 97,1% giá trị sản lượng nông nghiệp, 87,5%giá trị sản lượng xây dựng cơ bản, và gần 100% khối lượng hàng hoá luân chuyển. Tình hình này cũng có nghĩa là, tính đến năm 1975, về cơ bản, miền Bắc Việt Nam đã xoá bỏ KTTN như một khu vực kinh tế. Thứ tư: Thời kỳ 1976 – 1985 Ngày 30/4/1975, chiến tranh kết thúc và năm 1976, Việt Nam thống nhất về mặt Nhà nước và tổ chức Đảng. Đại hội lần thứ IV ĐCSVN đã quyết định đường lối cách mạng XHCN cho cả nước và kế hoạch kinh tế 5 năm (1976 - 1980). Tháng 3/ 1977 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra quyết định: hoàn thành về cơ bản cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa trong hai năm 1977- 1978, trước hết là xoá bỏ tư bản thương nghiệp. Thực chất của đường lối và kế hoạch kinh tế này là mở rộng mô hình CNXH dựa trên sở hữu công cộng ở miền Bắc ra phạm vi cả nước. Nhưng, những cố gắng quyết liệt để mở rộng kinh tế XHCN, xoá bỏ KTTN trên phạm vi cả nước đã không thành công. Kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) không thực hiện được hầu hết các chỉ tiêu quan trọng, kinh tế sa sút, sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn. Tháng 9/1979, Hội nghị Trung ương ĐCSVN lần thứ VI đã phải ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động lần đầu tiên được nhấn mạnh và do đó lần đầu tiên đặt ra vấn đề phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc. Tuy nhiên KTTN, kinh tế thị trường vẫn bị coi là các lực lượng phi XHCN cần tiếp đấu tranh và cải tạo. Tháng 3/1982, Đại hội ĐCSVN lần thứ V thông qua kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), đặt vấn đề đổi mới tư duy, điều chỉnh đường lối và chính sách kinh tế. Với quan điểm thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần (3 thành phần ở miền Bắc, 5 thành phần ở miền Nam), ĐCSVN đã đề ra chính sách “kết hợp cải tạo với sử dụng, thông qua sử dụng để cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN”. Chính sách này đã cứu KTTN khỏi nguy cơ bị tiêu diệt, tuy rằng nó chưa được khuyến khích phát triển. Song, nhân tố kích thích khuynh hướng phát triển của KTTN lúc này lại không phải là những quyết định chính sách đối với bản thân nó mà chính là những quyết định chính sách (nhằm cứu vãn) đối với khu vực kinh tế XHCN Có hai quyết định quan trọng thuộc lại này: - Quyết định 25/CP của chính phủ (ngày 21/01/1981) “Về một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của xí nghiệp quốc doanh”. Thực chất, đây là bước điều chỉnh công tác kế hoạch hoá của DNNN, cho phép, ngoài một số chỉ tiêu kế hoạch buộc phải thực hiện, các DN tự tìm kiếm đầu vào và khách hàng, sản xuất và cung ứng theo “giá cả thoả thuận”. - Chỉ thị 100/ CT của Ban Bí thư ĐCSVN (13/11/1981) về việc thực hiện chế độ khoán trong hợp tác xã nông nghiệp. Theo chính sách này, hộ nông dân nhận ruộng khoán của hợp tác xã và được đầu tư vào một số khâu sản xuất, hợp tác xã không nắm quyền kiểm soát chặt chẽ việc bán sản phẩm, cho phép nông dân được tự do trao đổi phần sản lượng vượt khoán. Những quyết định trên đây cùng với cuộc tổng điều chỉnh giá cả và tiền tệ (tháng 10/1985) đã góp phần quyết định làm phân huỷ cơ cấu bên trong khu vực kinh tế XHCN, làm phát triển các quan hệ thị trường tự do, và do đó tạo ra môi trường cho sự bột phát của KTTN. Đến hết năm 1985, khu vực kinh tế XHCN “chỉ còn” chiếm 70,9% tổng sản phẩm xã hội, khu vực kinh tế tư nhân đã chiếm được 29,1%. Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn - kiểm tra hành chính, kiểm soát thị trường, nhưng cho đến giữa thập kỷ 80, KTTN đã phát triển và có xu hướng trở thành một khu vực kinh tế hiện thực. Và vì vậy, việc tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô nói chung, một hệ thống chính sách kinh tế phù hợp với sự phát triển của khu vực KTTN cũng như toàn bộ hệ thống DN là vấn đề đã được đặt ra. 2.2. Chính sách phát triển KTTN trong thời kì đổi mới (từ 1986 đến nay) 2.2.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô: Định hướng cải cách kinh tế và tác động của nó đối với KVTN Đến năm 1985, về hình thức, kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể) vẫn giữ vị trí tuyệt đối trong nền kinh tế. Những cố gắng điều chỉnh trước đó đã đặt kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa của KTTT. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và sa sút nghiêm trọng, lạm phát gia tăng, sản xuất đình trệ, đời sống dân cư rất khó khăn. Đại hội ĐCSVN lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đề ra Cương lĩnh chiến lược và đường lối đổi mới nền kinh tế. Một trong những quyết định quan trọng nhất của Đại hội VI là xác định mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước và phát triển theo định hướng XHCN. Theo mục tiêu này, ĐCSVN chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần như một chiến lược lâu dài và là chính sách cơ bản để dân chủ hoá kinh tế, giải phóng các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ VII và VIII của ĐCSVN đã tiếp tục hoàn thiện các quan điểm được đề xuất từ Đại hội lần thứ VI. Mục tiêu kinh tế của Việt Nam được xác định là: xây dựng nền KTTT (nhiều thành phần) có sự điều tiết của nhà nước và phát triển theo định hướng XHC