Phong cách trà trên thế giới

. Sự hình thành phong cách uống trà. - Lịch sử uống trà của người Nga đã có hơn 300 năm. Năm 1638 trà được đưa từ Mông Cổ vào nước Nga. - Năm 1664 trà được nhập vào nước Anh, từ Ấn Độ. Người Anh uống trà vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và cả trong khi làm việc. Phong cách uống trà của người Anh thực dụng. - Người Mỹ thì người ta thích uống các loại trà hoà tan. - Ở một số nước Bắc phi người ta uống trà thì bỏ thêm đường phèn và uống khi ăn bánh bao và trái oliu. - Tại Áo, người dân ở đây người ta ăn lá chè. - Tại Hà Lan người dân khi uống trà người ta bỏ thêm hoa hồng hoặc lá đào.

ppt20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách trà trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH TRÀ TRÊN THẾ GIỚI Người thực hiện: Nguyễn Văn Dụ Ka Dọp Hoàng Thị Duyên Nguyễn Thị Giác Trần Thị Mến Nguyễn Thị Phượng Huỳnh Thị Thu Thảo Vũ Hà Diễm Thu Nguyễn Văn Toản Nhóm 2 Sự hình thành phong cách uống trà Phong cách uống trà Yêu cầu đối với trà I. Sự hình thành phong cách uống trà. - Lịch sử uống trà của người Nga đã có hơn 300 năm. Năm 1638 trà được đưa từ Mông Cổ vào nước Nga. - Năm 1664 trà được nhập vào nước Anh, từ Ấn Độ. Người Anh uống trà vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và cả trong khi làm việc. Phong cách uống trà của người Anh thực dụng. - Người Mỹ thì người ta thích uống các loại trà hoà tan. - Ở một số nước Bắc phi người ta uống trà thì bỏ thêm đường phèn và uống khi ăn bánh bao và trái oliu. - Tại Áo, người dân ở đây người ta ăn lá chè. - Tại Hà Lan người dân khi uống trà người ta bỏ thêm hoa hồng hoặc lá đào. II. Phong cách uống trà trên thế giới Trên thế giới có 4 nền phong cách uống trà lớn là: -Trà đạo Nhật Bản -Kungfu trà Trung Quốc -Phong trà Việt Nam -Phong cách trà của Triều Tiên. II.1. Phong trà Việt Nam - Việt Nam là một trong những nôi cổ nhất của cây chè của thế giới. - Tục uống chè của Việt Nam có ít nhất cũng từ thế kỉ thứ 9. - Vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Phong cách chè của người Việt thể hiện ở các mặt sau: Ý nghĩa của hương vị, màu sắc nước chè. Cách mời trà. Cách uống trà. Thú uống trà: uống buổi sáng, đối ẩm, quần ẩm, tứ ẩm… Hội uống trà: thưởng trà đầu xuân, hội trà ngũ hương, uống trà thưởng hoa. II.1. Phong trà Việt Nam Người Việt có thể uống trà mọi nơi: trên phản tre, sập gỗ, chiếu cói hay ngồi bờ ruộng, chân đê, trong thư phòng hay một mình một ấm giữa trời. Dù uống trong chén ngọc, chén sành sứt mẻ hay trong cái gáo dừa, chén trà vẫn vậy, vẫn là chất xúc tác giúp con người giao hòa với thiên nhiên, với cuộc đời. Văn hóa trà Việt lan tỏa mọi nơi, dù lầu son gác tía hay mái tranh nghèo đều “bình đẳng” trước trà II.1. Phong trà Việt Nam Chè được nấu trong siêu, hay nấm trong những ấm bình thường, và được đựng trong những ấm tích… II.1. Phong trà Việt Nam Phong trà Việt có thể chia làm hai loại: - Trà bác học: giành cho những người quý tộc. - Trà dân gian: cách uống dân giã bình thường. Không cầu kì, câu lệ. II.1. Phong trà Việt Nam II.2. Trà đạo Nhật Bản - Trà Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 1191 do nhà sư EiSai mang giống từ trung quốc về. Và hơn 500 năm họ chỉ dùng ở dạng bột. - Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Sen no Rikyu hoàn thiện - Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân với hàng loạt tiệm trà mọc lên II.2. Trà đạo Nhật Bản - Trà đạo nhật bản nó giống như bao đạo khác nó có các tín đồ giáo - Trà đạo có các môn: trà thời – trà quán, trà thất – trà cụ - trà hữu – trà nhân… II.2. Trà đạo Nhật Bản Triết lý Trà:Trà đạo của Nhật Bản được xem là nghệ thuật tĩnh tâm, đây là hình thức chỉnh sửa thân tâm phô bày rõ nét, là mang lại sự bình yên, thanh thản cho người uống trà; sự êm dịu của tâm hồn và sự khỏe mạnh của thể xác. Nói đến Trà đạo là nói đến Thiền. Và “khi đã xem Trà đạo là một phương tiện để tu tập Thiền, chúng ta nên biết qua bốn đức tính cao quý của Trà đạo. Đó là: Hòa, Kính, Thanh, Tịch. II.2. Trà đạo Nhật Bản - Trà đạo của Nhật Bản rất cầu kì và có một nghi thức pha trà khuôn khổ, nó cũng là một phương thức chiêu đãi khách, tu tâm dưỡng thần, chuyện trò giao tế, Trà đạo bao gồm những nghi lễ thiêng liêng thấm đượm chất tâm linh tôn giáo, khiến cuộc thưởng trà trở thành một cuộc lễ. II.2. Trà đạo Nhật Bản Nghi thức được bắt đầu cử hành tại một phòng trà đơn giản nhưng trang nhã gọi là “Trà Thất” (Tea House). Trong phòng trưng bày tranh – bàn – trà cụ (Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà). Có 2 hình thức uống trà: một loại là một chén trà mời toàn thể những người tham gia luân lưu nhâm nhi thưởng thức, mỗi người một ngụm; còn một loại là mỗi người một chén. Trong phòng trà, không được nói chuyện ồn ào, không nói chuyện thế tục. Khi cử hành trà đạo, khách chủ ngồi vào chiếu, do trà sư chủ trì nghi thức theo một trình tự pha trà nhất định. Khách uống trà phải dùng hai tay nâng bát trà, đưa bát trà từ trái qua phải một vòng, và nhất định trong vòng ba ngụm phải uống hết. Ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán thưởng khen ngợi II.2. Trà đạo Nhật Bản Nghệ thuật pha trà: - Đun nước nóng bằng bếp lò than (trà nhân cảm nhận nước nóng 600C) – tráng ấm và bỏ trà vào – dùng gáo bằng gỗ châm nước vào hãm vài phút cho trà ngấm – rót vào bình chuyên – rót ra chén. - Gồm bốn giai đoạn. Bước đầu tiên được gọi là “Hoài thạch”. Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách dùng một ít thức ăn điểm tâm (thường là bánh). Bước thứ hai là “Trung lập”. Khách sau khi dùng món điểm tâm xong sẽ đi xuống Trà đình và ngồi nghỉ tại đó. Sau đó là “Ngự tòa nhập”, lúc này khách sẽ được dâng trà đặc. Và cuối cùng là dùng “trà loãng”. Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. II.2. Trà đạo Nhật Bản - Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó. - Nghệ thuật Trà Đạo còn có 7 quy tắc: Trà cần đậm nhạt vừa miệng. Lửa to nhỏ vừa phải. Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo. Hoa cắm trong phòng phải tươi mới. Người đến thưởng trà phải đến sớm. Bất luận trời mưa hay nắng cũng phải mang áo mưa theo. Quan tâm chu đáo đến khách, kể cả khách của khách. II.2. Trà đạo Nhật Bản - Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). III. Yêu cầu đối với trà Uống trà không chỉ có lợi ích cho sức khỏe, giúp chống lão hóa nhanh, cung cấp một số Vitamin (B1, PP…), nhưng còn giúp con người cảm thấy sảng khoái tinh thần, giúp con người tĩnh tâm, thanh thản và giúp con người hướng thiện, lánh xa điều ác. Ngành chè càng ngày càng phát triển và cho thu nhập cao, tạo thêm cơ cấu ngành trong nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân… Chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào ngành này, và cần chú trọng hơn nữa vào chất lượng chè và an toàn chất lượng chè. Trà còn có vai trò giúp chúng ta phòng, ngăn ngừa một số chất phóng xạ, chống bệnh ung thư, một số bệnh đường ruột… Chúng ta nên tuyên truyền lợi ích của trà và tạo thói quen uống trà, đây là thói quen tốt có lợi cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật… Tài liệu tham khảo Trà Đạo, Nguyễn Bá Hoàn, Nxb. Thuận Hóa, 2003. Vũ trung tùy bút. NXB Trẻ, 1989. Onthi.com. Facebook.com/tapchixuavanay. History.com www.traviet.org Chân thành cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của các bạn Chúc các bạn thành công trong cuộc sống
Luận văn liên quan