Phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và TM Việt Thái vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán VN

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển,xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đ• đặt ra cho nền kinh tế nước ta một thách thức to lớn: Việt Nam làm thế nào để thiết lập được các mối quan hệ kinh tế quốc tế ? Làm thế nào để Việt Nam hoà nhập vào xu hướng đó ? Việt Nam có thể dựa vào tiềm năng và thế mạnh gì của mình để phát triển nền kinh tế ? Để vượt qua những thách thức đó, Việt Nam tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Chính thương mại quốc tế là sợi dây kết nối nền kinh tế của các nước tạo ra hiệu quả chung cho quá trình phát triển. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá giữa các nước với nhau,các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển đa dạng hơn. Hay nói cách khác các hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,để có thể quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu, đảm bảo cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu chiến lược: lợi nhuận, vị thế, an toàn. Nhập khẩu hàng hoá là một hoạt động rất cơ bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,nó góp phần thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển hơn nữa. Kế toán hoạt động nhập khẩu đ• và sẽ luôn là công cụ để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kim nghạch nhập khẩu hàng hoá, tình hình thanh toán với nhà cung cấp, đồng thời giám sát việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng vững trên thị trường. Do đó trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu muốn tổ chức hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu được nhiều lợi nhuận thì việc hoàn thiện quá trình hạch toán là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết. Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II :Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. Chương III : Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái. Chương ? Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1. vai trò và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1.1.1. Vai trò của nghiệp vụ nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một mặt quan trọng của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu chính là việc mua hàng hoá ở nước ngoài về để sản xuất, hoặc để bán trong nước cũng như ngoài nước nhằm thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vì vậy nhập khẩu sẽ tác động một cách trực tiếp, quyết định đến sản xuất và đời sống kinh tế x• hội trong nước. Nhập khẩu để bổ xung những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế cho những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có hiệu quả. Cả hai mặt nhập khẩu bổ xung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Vì nền kinh tế nước ta con non kém, kỹ thuật lạc hậu, vốn đầu tư ít, trình độ quản lý còn hạn chế thì việc nhập khẩu máy móc,thiết bị, vật tư,vốn,công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải được bài toán phát triển của nền kinh tế còn lạc hậu, giúp chúng ta có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng nắm bắt được khoa học công nghệ hiện đại,từng bước thu hẹp khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển cảu các nước trong khu vực và trên thế giới.Trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng hoạt động nhập khẩu có vai trò rất quan trọng. - Nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, làm cho hàng hoá phong phú đa dạng hơn, thoả m•n tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống. Đồng thời nhập khẩu làm cho nền kinh tế cân đối do không bị thiếu hụt hàng hoá nên làm cho nền kinh tế ổn định. - Nhập khẩu tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh với sản xuất trong nước. Khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu m• từ đó đưa nền sản xuất nội địa đi lên. - Nhập khẩu để tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng thế mạnh về hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như giao lưu văn hoá nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, đối ngoại tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên thương trường quốc tế. - Nhập khẩu còn là bộ phận cấu thành nên cán cân xuất nhập khẩu. Thông qua cán cân này người ta có thể đánh giá khả năng phát triển kinh tế của một nước. - Nhẩp khẩu tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa đất nước hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. - Nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu,vì nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước thì nhập khẩu càng giữ vai trò quan trọng.

doc71 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và TM Việt Thái vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan