Phương pháp Nghiên cứu khoa học

Hệ nhận thức trong nghiên cứu – Research paradigm 1. Câu hỏi về bản thể học (Ontological question): Bản chất của hiện thực là gì? (What is the nature of reality?) 2. Câu hỏi về nhận thức luận (Epistemological question): Nhà nghiên cứu có mối liên hệ như thế nào đến sản phẩm nghiên cứu (what is the relationship of the knower to the known?) 3. Câu hỏi về phương pháp luận (Methodological question): Cách thức nào để tìm ra tri thức khoa học? (What are the ways of finding out knowledge?)

pdf61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5339 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp Nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp Nghiên cứu khoa học Võ Thị Quý, PhD, CME 1 2Hệ nhận thức trong nghiên cứu – Research paradigm 1. Câu hỏi về bản thể học (Ontological question): Bản chất của hiện thực là gì? (What is the nature of reality?) 2. Câu hỏi về nhận thức luận (Epistemological question): Nhà nghiên cứu có mối liên hệ như thế nào đến sản phẩm nghiên cứu (what is the relationship of the knower to the known?) 3. Câu hỏi về phương pháp luận (Methodological question): Cách thức nào để tìm ra tri thức khoa học? (What are the ways of finding out knowledge?) 3Thực chứng Diễn giải Quan điểm luận Hiện diện một thực tế khách quan Hiện diện đa thực tế Nhận thức luận Độc lập với nhà nghiên cứu Phụ thuộc vào nhà nghiên cứu Phương pháp luận Suy diễn Quy nạp Định lượng─số (numbers) Định tính─chữ (text-no numbers) Thiết lập quan hệ nhân quả Không thể có quan hệ nhân quả Xây dựng lý thuyết dựa trên cơ sở phương sai Xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình Giá trị Tách biệt với nhà nghiên cứu Gắn liền với nhà nghiên cứu Tổng quát hóa Tổng quát hóa Không thể tổng quát hóa Báo cáo kết quả Theo chuẩn mực chung Không theo chuẩn mực nhất định, phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể Nghiên cứu khoa học Kiểm định lý thuyết khoa học Xây dựng lý thuyết khoa học Hai hệ nhận thức – trường phái 4QUY NẠP Định tính Xây dựng Quá trình (process theorizing) Phương pháp luận NCKH SUY DIỄN Định lượng Kiểm định Phương sai (variance theorizing) Phối hợp (triangulation ─mixed methodology) LÝ THUYẾT KHOA HỌC 5Xây dựng lý thuyết khoa học: xây dựng và kiểm định giả thuyết T Lý thuyết R Nghiên cứuXây dựng giả thuyết Kiểm định giả thuyết 6Lý thuyết khoa học  Là một tập hợp những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết được trình bày một cách có hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích mô tả giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học (Kerlinger 1986, p9) 7Giả thuyết I Kh ả nă ng tổ ng q uá t h óa Giới hạn: Giả thuyết về giá trị, thời gian và không gian Thành phần của lý thuyết khoa học Giả thuyết IIGiả thuyết III Khái niệm B Khái niệm A Khái niệm C 8Khái niệm nghiên cứu Giả thuyết lý thuyết Kh ả nă ng t ổn g qu át h óa Giới hạn: Giả thuyết về giá trị, thời gian và không gian Biến quan sát Giả thuyết kiểm định Thành phần của lý thuyết khoa học Biến quan sát Khái niệm nghiên cứu 9 9 Suy diễn và qui nạp: vòng Wallace Giả thuyếtTổng quát hóa Lý thuyết Quan sát Suy diễn Quy nạp Vấn đề nghiên cứu 10 Khe hổng nghiên cứu Lý thuyết/mô hình, giả thuyết Xây dựng thang đo Kiểm định thang đo Kiểm định mô hình, giả thuyết Phương pháp suy diễn: TR T R ? Ph ư ơ ng p há p Ph ư ơ ng p há p lu ận 1111 Nghiên cứu kiểm định lý thuyết • Thiết kế nghiên cứu để thu thập dữ liệu kiểm định giả thuyết • Các dạng dữ liệu – Nhóm I: dữ liệu có sẵn (revealed data) – Nhóm II: dữ liệu chưa có sẵn (survey data) – Nhóm III: dữ liệu chưa xuất hiện (experimental data) 1212 Nhóm I: Dữ liệu có đã có sẵn (revealed data)  Dữ liệu đã được thu thập  Thời gian và chi phí  Mức độ phù hợp?  Mức độ tin cậy của dữ liệu đã thu thập  Công cụ thích hợp: mô hình hồi qui, chuỗi thời gian, logit, probit, SEM, vv. 1313 Nhóm II: Dữ liệu chưa có sẵn (survey data) Dữ liệu có trên thị trường nhưng chưa ai thu thập • Thực hiện các khảo sát (surveys): thời gian, chi phí, kỹ năng • Đo lường và chọn mẫu • Công cụ: Cronbach alpha, EFA, CFA, họ hồi qui, họ logit, MANOVA, MDA, MDS, SEM, MLA, vv. 1414 Nhóm III: Dữ liệu chưa có (stated data) Hiện tại thị trường chưa có dữ liệu này – Thực nghiệm (exprimentation): thiết kế và rút gọn các thực nghiệm, vd. OMEP (orthogonal main effect plan), LMA, tối ưu, vv.) – Đo lường và chọn mẫu – Công cụ: sử dụng mô hình thích hợp, đặc biệt là họ mô hình tuyến tính tổng quát hóa GLMs (generalized linear models) và LCA (latent class models). Nghiên cứu là gì? • Là quá trình thu thập và phân tích thông tin một cách hệ thống để tìm hiểu cách thức và lý do hành xử của sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta. – Nghiên cứu luôn kế thừa công trình của người khác – Nghiên cứu có thể được lặp lại – Nghiên cứu có thể tổng quát hóa 15 Nghiên cứu là gì?.. – Nghiên cứu không được thực hiện 1 cách cô lập • Nó gắn liền với lý thuyết – Nghiên cứu là “có thể thực hiện được” – Nghiên cứu là quá trình tiếp diễn • Nghiên cứu luôn đặt ra các câu hỏi mới – Nghiên cứu mang lại lợi ích • Nghiên cứu cần lấy mục tiêu làm cho xã hội tốt hơn làm mục tiêu tối thượng của mình 16 Nghiên cứu không chỉ là… • … thu thập thông tin. • … chuyển tải các sự kiện từ vị trí này sang vị trí khác. • … việc lục lọi thông tin. • … khẩu hiệu được sử dụng để gây sự chú ý. 17 Nghiên cứu… • là sự khởi đầu với một câu hỏi hay một vấn đề. • yêu cầu một phát biểu rõ ràng vềmục tiêu. • yêu cầu một kế hoạch cụ thể để tiến hành. • thường chia vấn đề nghiên cứu chính thành nhiều vấn đề nghiên cứu phụ. 18 Nghiên cứu… (con’t) • được dẫn dắt bởi một vấn đề nghiên cứu cụ thể, một câu hỏi, hay một giả thuyết. • chấp nhận các giả định chủ yếu. • là, do bản chất của nó, có tính chu kỳ, hoặc một cách chính xác là xoắn ốc (helical). 19 Phân loại Phương pháp nghiên cứu • Thực nghiệm – Thực nghiệm thực – Bán thực nghiệm • Phi thực nghiệm – Mô tả – Lịch sử – Tương quan – Định tính 20 21 Từ ý tưởng - lý thuyết đến giả thuyết Vấn đề→Câu hỏi nghiên cứu → Nghiên cứu lý thuyết → Giả thuyết nghiên cứu Vấn đề Nghiên cứu lý thuyết Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 22 Các bước trong nghiên cứu Xác định vấn đề Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu (giới hạn nghiên cứu) Thiết kế nghiên cứu Lý thuyết, Mô hình, Biến số, giả thuyết, chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập & phân tích dữ liệu Báo cáo Đề cương nghiên cứu (proposal) 23 Vấn đề nghiên cứu (Research Problem) • Là vấn đềmà ta quan tâm hay buộc ta phải nghiên cứu • Ví dụ: – Một Ngân hàng muốn xác định xem số dư tiền mặt trung bình trong dân chúng để đề ra chính sách huy động tiền gửI. – Tại sao lượng du khách viếng thăm một địa điểm du lịch bị sút giảm? 24 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu tốt khi nó: • Định nghĩa cuộc khảo sát cho nghiên cứu • Xác định giới hạn nghiên cứu • Cung cấp định hướng cho nghiên cứu 25 Câu hỏi nghiên cứu Ba dạng câu hỏi nghiên cứu: • Câu hỏi về sự khác biệt – So sánh • Câu hỏi về sự liên hệ – Xác định mức độ liên hệ của các hiện tượng • Câu hỏi mô tả – Mô tả hiện tượng 26 Cách đánh giá câu hỏi nghiên cứu • Có phải câu hỏi này đúng là điều tôi muốn biết? – Câu hỏi có giải quyết vấn đề tôi quan tâm không? – Nó có bị chi phối bởi thiên kiến, nhận định chủ quan của mình không? 27 Cách đánh giá câu hỏi nghiên cứu • Câu hỏi này có đúng là cần cho lĩnh vực này không? – Khám phá sắp thực hiện có quan trọng không? – Nó có mang lại một sự đóng góp khoa học nào không? 28 Cách đánh giá câu hỏi nghiên cứu • Câu hỏi có được thể hiện rõ ràng không? – Thuật ngữ có được định nghĩa rõ ràng không? – Có giả định (assumption) nào chưa được kiểm tra một cách kỹ lưỡng không? 29 Cách đánh giá câu hỏi nghiên cứu • Câu hỏi này có trả lời được không? – Thông tin để trả lời cho câu hỏi này có thể thu thập được không? – Tôi có kỹ năng để tiếp cận và phân tích thông tin trên không? Nếu không, tôi có thể phát triển kỹ năng này không? – Tôi có thể thực hiện nó trong thời gian cho phép không? – Nó có vượt quá ngân sách của tôi không? – Có vấn đề ảnh hưởng đạo đức nào không? 30 Cách đánh giá câu hỏi nghiên cứu • Câu hỏi nghiên cứu này có được chấp thuận không? – Người hướng dẫn, hay người đặt hàng công trình này có nghĩ rằng tôi đang đi đúng hướng đã được yêu cầu không? – Những chuyên gia trong lĩnh vực này có nghĩ rằng câu hỏi nghiên cứu của tôi là thích đáng và khả thi không? 31 Mục tiêu nghiên cứu • Là xác định những kết quả cần đạt để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. – Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ ảnh hưởng của số lượng nhân viên bán hàng đến doanh thu của doanh nghiệp? – Mục tiêu nghiên cứu: • Xác định sự tồn tại mối quan hệ (sự tương quan) giữa số lượng nhân viên bán hàng với doanh thu. • Xác định chiều tác động của số lượng nhân viên bán hàng đến sự thay đổi doanh thu. • Xác định cường độ của tác động của số lượng nhân viên bán hàng đến doanh thu. 32 Giả thuyết • Giả thuyết là một cách diễn đạt khách quan câu hỏi nghiên cứu – Phản ánh vấn đề cơ bản của nghiên cứu – Nêu lại vấn đề cơ bản theo hình thức đủ chính xác để có thể tiến hành kiểm tra – Nó mô tảmối quan hệ giữa các nhân tố (biến nghiên cứu tiềm ẩn) • Nó thể hiện dưới dạng kiểm tra được (chấp nhận hay bác bỏ) – Nếu giả thuyết được chấp nhận => đóng góp vào khám phá của đề tài – Nếu giả thuyết bị bác bỏ => tìm hiểu xem nhân tố nào là quan trọng cần nghiên cứu thêm 33 Giả thuyết Lưu ý: • Vì giả thuyết phải ở dạng ‘kiểm định’ được (testable) nên sẽ không cần thiết nếu: – Câu hỏi nghiên cứu ở dạng mô tả (descriptive) hay khám phá (explorative) – Ta không có các biến được định nghĩa rõ ràng • Ta không chứng minh (prove) cho giả thuyết, nhưng có thể phản biện (disprove) chúng. – Vì nghiên cứu chỉ giúp ta hiểu một phần thế giới, trong một điều kiện nhất định (không phải trong tất cảmọi điều kiện) 34 Giả thuyết Hai loại giả thuyết • Giả thuyết trơ (null hypotesis) • Giả thuyết nghiên cứu (alternative hyppothesis) 35 Giả thuyết Giả thuyết trơ • Lý do: – Thiếu các thông tin để phát triển giả thuyết nghiên cứu • Xuất phát điểm cho nghiên cứu • Thể loại – Cho rằng không có sự khác biệt vềmột tính chất nào đó giữa các đối tượng khảo sát . • VD: Giả thuyết rằng chi tiêu cho thờI trang của nam và nữ không khác biệt nhau. – Cho rằng không có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc • VD: Giả thuyết rằng mức độ chi tiêu cho thờI trang không phụ thuộc vào giới tính. 36 Giả thuyết Giả thuyết trơ Cách thể hiện: • Ho: µ1 = µ2 – Ho: Giả thuyết trơ – µ1: Trung bình lý thuyết của đám đông 1 – µ2: Trung bình lý thuyết của đám đông 2 37 Giả thuyết Giả thuyết nghiên cứu • Khẳng định về sự bất cân bằng (inequality) – VD: Giả thuyết rằng có sự khác biệt vềmức chi tiêu cho thời trang giữa nam và nữ. • Diễn tảmối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc – VD: Giả thuyết rằng mức chi tiêu về thời trang thay đổi theo giới tính. 38 Giả thuyết Giả thuyết nghiên cứu Cách thể hiện • H1: X1 ≠ X2 – H1: Giả thuyết nghiên cứu – X1 : Trung bình lý thuyết của đám đông 1 – X2 : Trung bình lý thuyết của đám đông 2 39 Giả thuyết Giả thuyết nghiên cứu • Giả thuyết nghiên cứu có thể là loại phi định hướng – VD: Mức chi tiêu cho thời trang của nam và nữ là khác nhau • Giả thuyết nghiên cứu có thể có định hướng – VD: Mức chi tiêu cho thời trang của nữ cao hơn mức chi tiêu cho thời trang của nam. 40 Nghiên cứu lý thuyết (Literature Review) • Là tìm kiếm xem vấn đềmà ta đang muốn nghiên cứu đã được nghiên cứu trước đây chưa và kết quả của nó như thế nào. • Đối với đề tài khoa học: Nếu phát hiện đã có người nghiên cứu rồi thì cũng đừng nên chán nãn mà nên chọn những đề tài khác, hoặc phát triển thêm một số vấn đề nghiên cứu từ công trình đã có. • Các chuyên gia đánh giá phần này sẽ dựa vào: – Tính logic trong lập luận của ta – Tính đầy đủ trong các tham khảo của ta ở các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó. – Tính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 41 Nghiên cứu lý thuyết • Cấu trúc của phần này được xây dựng dựa trên khung phân tích (Analytical Framework) của mô hình nghiên cứu • Trong một số trường hợp, mô hình này còn được gọi là Mô hình khái niệm (Conceptual Framework) – Sơ đồ diễn tảmối quan hệ giữa các nhân tố (biến) – Đây là cơ sở để xây dựng các giả thuyết 42 Nghiên cứu lý thuyết • Nhiệm vụ của phần nghiên cứu lý thuyết là dựa vào các lý thuyết hay công trình nghiên cứu trước đây đểmô tả các mối quan hệ này – Mô tả các mối quan hệ này sẽ giúp ta phát triển các giả thuyết nghiên cứu mới dựa vào những gì mà lý thuyết và công trình nghiên cứu trước đây chưa giải thích. – Đó cũng là những mối quan hệmà ta quan tâm nhưng chưa có lời giải thích thỏa đáng. 43 Ví dụ vềmô hình phân tích Mức chi tiêu cho thời trang Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập Biến số độc lập (Independent variables) Biến số phụ thuộc (Dependent variables) 44 Nghiên cứu lý thuyết Lưu ý: • Những giải pháp đã phát hiện không nhất thiết luôn luôn giải thích được các quan sát hiện tại. • Những giải pháp đã khám phá đôi khi cần được điều chỉnh hay thậm chí loại bỏ vì không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. 45 Các thuật ngữ (terms, terminologies) • Các thuật ngữ cần được mô tả rõ ràng – Nó giúp người đọc hiểu các khái niệm theo cách mà ta hiểu – VD: “Thành quả bán hàng” trong bài này được định nghĩa là doanh thu tính bằng tiền thu được của doanh nghiệp khi bán các SP/DV của doanh nghiệp. – Ví dụ trên nói với người đọc rằng, doanh thu tính bằng số lượng SP/DV không được dùng trong trường hợp này. 46 Các thuật ngữ • Thuật ngữ cần được định nghĩa dựa theo các lý thuyết hay các công trình nghiên cứu đã được công bố. – Lý do là vì mọi người đã hiểu các khái niệm này từ trước. Nếu định nghĩa quá khác biệt, người đọc có thể bị bối rối hay nhầm lẫn. 47 Các biến (variables) • Biến là một quan sát – Nó có nhiều giá trị khác nhau – biến số ≠ hằng số (chỉ có 1 giá trị duy nhất, không đổi) – VD1: “Giới tính” là một biến vì giới tính có thể là Nam (gía trị =1) hoặc là Nữ (giá trị = 0) – VD2: “Doanh thu/tháng” cũng là một biến với giá trị thay đổi theo mỗi thời kỳ. 48 Các biến Lưu ý • Giá trị của biến có thể là mặc nhiên (VD giá trị của Doanh thu là $) cũng có thể do ta qui ước (VD: Nam = 1, Nữ = 0 hay ngược lại) • Các biến cần được đo lường chính xác 49 Các biến Hai loại biến (cơ bản) • Biến phụ thuộc – Thể hiện mục tiêu chịu tác động đang được quan tâm – VD: Mức chi tiêu cho thời trang Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập Biến độc lập (Independent variables) Biến phụ thuộc (Dependent variables) 50 Các biến • Biến độc lập – Là các nhân tố tác động vào mục tiêu kể trên • Có thể có nhiều biến độc lập cùng tác động vào mục tiêu. • Chọn biến độc lập nào để quan sát là tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 51 Các biến khác • Biến kiểm soát (control variable) • Biến ngoại vi (extraneous variable) • Biến điều tiết (moderator variable) • Biến trung gian (mediating variable) 52 Các biến khác • Biến kiểm soát: – Có một ảnh hưởng tiềm năng đối với biến phụ thuộc – VD: Ngoài sự tác động của các biến độc lập như đã nêu, biến mức chi tiêu cho thời trang còn có thể chịu ảnh hưởng của “nét thẩm mỹ” của thời trang hiện có trên thị trường. 53 Biến kiểm soát Mức chi tiêu cho thời trang Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập Tính thẩm mỹ của thời trang Biến kiểm soát 54 Biến kiểm soát Nhận xét: • Biến kiểm soát cũng tác động vào biến phụ thuộc như biến độc lập. – Nhưng sự tác động đó không phải là điều mà ta đang quan tâm. – Ta đưa vào mô hình phân tích vì không thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét các tác động của biến độc lập 55 Biến ngoại vi • Có một ảnh hưởng không dự đoán được đối với biến phụ thuộc. • VD: Mức chi tiêu cho thời trang có thể chịu ảnh hưởng của tình hình ổn định về kinh tế của đất nước. • Về hình thức, biến ngoại vi cũng tương tự như biến kiểm soát: không phải mục tiêu ta đang quan tâm nhưng ta tính đến chúng (một cách có chọn lọc) khi nghiên cứu tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. 56 Biến điều tiết • Là loại biến tác động đến quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. • VD Mức chi tiêu cho thời trang Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập Tính thẩm mỹ của thời trangBiến kiểm soát Nơi sinh sống 57 Biến điều tiết Nhận xét • Biến điều tiết có thể làm thay đổi cường độ ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc • Trong trường hợp vừa nêu tác động của giới tính và nơi sinh sống vào chi tiêu cho thời trang sẽ là tích số: (giới tính)*(nơi sinh sống) 58 Biến trung gian • Là loại biến ‘gạn lọc’ tác động của biến độc lập vào biến phụ thuộc Mức chi tiêu cho thời trang Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập Tính thẩm mỹ của thời trangBiến kiểm soát Nơi sinh sống Học vấn 59 Biến trung gian • ‘Thu nhập’ tác động vào ‘mức chi tiêu cho thời trang’ thông qua ‘học vấn’. – Điều này lý giải tại sao những người có cùng thu nhập nhưng trình độ học vấn khác nhau thì có mức chi tiêu cho thời trang khác nhau. • Tác động của ‘thu nhập’ và ‘trình độ học vấn’ vào biến phụ thuộc là tích số: (thu nhập)*(trình độ học vấn). 60 Tóm lược các loại biến số Loại biến số Định nghĩa Các hình thức thể hiện khác Phụ thuộc (Dependent) Một biến số được đo lường để xác định sự tác động (treatment) hay thay đổi (manipulation) của biến độc lập như thế nào •Biến thành quả (outcome) •Biến kết quả (result) •Biến tiêu chí (Criterion) Độc lập (independent) Một biến số được thay đổi để xác định ảnh hưởng của nó đối với biến phụ thuộc •Tác động (treatment) •Yếu tố (Factor) •Biến dự đoán (Predictor) Kiểm soát (Control) Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc, mà sự ảnh hưởng của nó cần phải được loại bỏ •Biến giới hạn (Restricting) Ngoại vi (Extraneous) Một biến số có quan hệ với biến phụ thựôc hoặc biến độc lập, không phải là mục tiêu nghiên cứu •Biến đe doạ (Threatening) Điều tiết (Moderator) Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc hoặc biến độc lập và có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc •Biến tương tác (Interacting variable) 61
Luận văn liên quan